Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chùa Trí Nghiêm an bình vùng hắc dịch sâu xa

10/05/202013:14(Xem: 5114)
Chùa Trí Nghiêm an bình vùng hắc dịch sâu xa

CHÙA TRÍ  NGHIÊM
AN BÌNH VÙNG HẮC DỊCH  SÂU  XA


Khi ngày Phật Đản chưa qua hết niềm hân hoan của những người con Phật, hướng tâm thành của mình trong nhiều hạn chế của mùa dịch covid-19, thì  đón nhận tin  vui từ chỉ thị của chính phủ và Ban tôn giáo chính phủ mở rộng các hoạt động tôn giáo. Trong hoàn cảnh nào Phật giáo vẫn luôn đồng hành cùng dân tộc, sánh bước qua từng nhịp vui, buồn với muôn thuở. Do đó niềm hân hoan vẫn  còn nguyên vẹn trong muôn vạn trái tim luôn mang nặng trên vai hai trách nhiệm Dân Tộc – Đạo pháp.

                        Vốn luôn nhạy cảm với tinh thần Phật Đản ở các vùng xa, vùng sâu hẻo lánh, những nơi chuyện hành đạo và hóa đạo của chư Tôn Đức khả kính dấn thân, miệt mài luôn ở trong hoàn cảnh  khó khăn đến nao lòng. Một trong những nơi người viết quan tâm  trong mùa Phật đản vừa qua là chùa Trí Nghiêm ở xã Tóc Tiên ( trước đây là huyện Tân Thành, từ ngày 18/5/2018 chính thức thành thị xã Phú Mỹ- tỉnh BR-VT). Nhớ vì ngôi chùa này nằm sâu trong vùng của người dân tộc Châu Ro mà họ gọi tên là  Hắc Dịch (Theo Thầy Thích Thiện Hòa, Hắc Dịch tiếng Châu Ro là “Hết đường đi” hay “Con đường cùng”), dù ngày nay phát triển khá nhanh, các vùng công nghiệp chung quanh góp phần nâng cấp đường sá hanh thông, nhưng cái tên Hắc Dịch vẫn luôn là địa danh khó phai mờ. Nằm trong khuôn viên chùa Trí Nghiêm, bên cạnh đó còn là Tu Viện Hạnh Nghiêm riêng biệt dành cho chư Ni tu học, do Ni sư Thích Nữ Viên Nhứt Trụ trì. Cho thấy vùng đất này ngày trước còn nhiều hoang sơ và sâu thẳm  xa vùng phố thị. Chùa Trí Nghiêm, Tu viện Hạnh Nghiêm có lẽ cũng ngày trước được chư Tôn Đức khai sơn ngay nơi vốn thừa biết sẽ nhiều gian nan, khó khăn vô lường. Chẳng khác nào ý nghĩa mang   ánh sáng giải thoát Phật đà đến với vùng đất thưa vắng, nghèo khó, chưa hề có bóng dáng một người cư sĩ Phật tử nào sánh bước cùng, để an ủi chút cô đơn giữa vùng xa lạ. Chạnh nhớ ngày trước, những bước chân Phú Lâu Na cũng chấp nhận gian nguy, biết trước khó khăn để du hành và hóa đạo, cũng đến  như vậy chăng?


Chùa trí nghiêm  1 ( tản đá )Chùa trí nghiêm  2 ( cổng tam quan)Chùa trí nghiêm  DKT chụp chánh điện  mở rộng Chùa trí nghiêm  DKT chụp chánh điệnChùa Trí Nghiêm lễ tắm Phật   2564-2020 (2)Chùa Trí Nghiêm lễ tắm Phật   2564-2020 (3)Chùa Trí Nghiêm lễ tắm Phật   2564-2020

                      Có lẽ với hạnh nguyện của chư tăng – Ni nơi này mà  thiết kế không gian trong chánh điện chùa Trí Nghiêm rất khác lạ, nhất là màu xanh da trời  đóng vai trò như nét chủ đạo, làm mát dịu không gian chung quanh và như làm rộng thêm phạm vi trần thế nhỏ hẹp. Đứng lễ Phật với màu xanh trong mát như thế, người ta dễ cảm tưởng mình nhỏ bé hẳn khi đang đứng giữa bầu trời xanh rộng.

                       Trong tâm tưởng ấy, sau ngày Phật Đản, liên lạc hỏi thăm rằng mùa Phật Đản vừa rồi chùa Trí Nghiêm tổ chức ra sao? Được Thầy Thích Bảo Nhật trả lời vẫn bình yên, Phật tử địa phương vẫn nhớ ngày đến dự lễ tắm Phật rất ấm cúng và gởi cho xem chùm ảnh ghi lại không khí Phật Đản trong mùa dịch ở chùa. Như thế cũng đủ làm an dạ những ai từng biết và đến với Trí Nghiêm, khi mà ngày đầu tiên, nền móng Trí Nghiêm được xây trên nhiều lo âu lẫn hoài bão thiết tha. Khi ấy, lý tưởng Phật đà chính là ngọn hải đăng sáng chói  giữa vùng biển đen tối, mà chư Tăng- Ni trẻ đã dùng đến năng lượng từ ái của mình nương dựa để tồn tại và đổ thành công nền móng ngôi chùa Trí Nghiêm  này.

                      Với anh em chúng tôi, nếu là một ngôi chùa như bao nhiêu ngôi chùa khác thì có lẽ biết đến cũng chỉ vì có quan hệ  đó đây. Với chùa Trí Nghiêm thì khác, chính ý nghĩa trưởng thành trong gian khó, chấp nhận gian lao ấy nên anh em chúng tôi tự tìm đến, để được sống cũng như cố chiêm nghiệm những gian lao và lo âu ban đầu mà chư Tăng- Ni nơi này từng trải qua, nhưng chỉ có chung quanh là  những giờ giấc an bình, thanh thản, và muốn được nghe thêm nhiều  hoài bão đáng trân trọng của chư Tăng- Ni trẻ trên khắp các ngả đường tu học, dấn thân vào nẻo đạo với tinh thần Bi-Trí-Dũng đúng nghĩa và tha thiết bao la. Nhưng tất cả trước mắt chúng tôi chỉ là những nụ cười hoan hỷ đến lạ! Trí Nghiêm và Hạnh Nghiêm khó quên trong  mắt anh em chúng tôi chính là thế.

                   Rồi mai đây, sự tu học của chư Tăng- Ni  nơi này lớn dần, những bước chân sẽ tỏa đi muôn nơi, mang theo tinh thần Phú Lâu Na kiên cố, giúp ích cho đạo pháp thêm nhiều lợi lạc to lớn hơn. Xin  nguyện chư Long Thần Hộ Pháp luôn gia hộ cho sở nguyện chính đáng đó được thành tựu viên mãn với thời gian.

 

 

                                                 Mùa Phật Đản lần thứ 2644- PL 2564

                                                              Dương Kinh Thành

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/06/2015(Xem: 6596)
Năm nay hân hoan kính mừng Phật đản sanh , tuy PGVN chúng ta không đăng cai Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc như năm vừa rồi, nhưng cờ Phật giáo cũng đã được tung bay nhiều hơn, nhiều nơi, dù xa thị tứ, xa các chùa và gần…các giáo xứ! Dường như đó là kết quả của những tháng ngày miệt mài vận động, đã tạo nên thói quen bắt đầu từ nền móng chân thành và thánh tâm của những người xứng đáng được mang danh người con Phật .
03/06/2015(Xem: 8186)
Hàng nghìn người rước Phật ở Huế Các tăng ni, Phật tử cùng tham dự nghi lễ rước Phật kéo dài gần 4 km qua nhiều tuyến đường của thành phố Huế trong mùa Phật đản.
03/06/2015(Xem: 6289)
Ngày Phật Đản truyền thống đang về. Mùa Phật Đản đến với nhân loại và quần sanh như mang theo một thế giới thanh tịnh và một bầu trời an lạc trước một điệu sống đầy chao đảo với hiện trạng địa cầu đang nóng lên và sự xung đột chính trị, võ trang giữa các quốc gia và nhóm phái ngày càng nghiêm trọng.
03/06/2015(Xem: 5981)
Ngày 24/05/2015 đã diễn ra buổi Lễ Phật đản PL.2559, Pháp hội Tắm Phật tại Thủ đô Vienna, Cộng hòa Áo do Phật Quang Sơn tổ chức. Đến tham dự lễ có sự hiện diện của Đại sứ Liên Hiệp quốc tại Thủ đô Vienna, Cộng hoà Áo, đức Tổng Giám mục Peter Zurbriggen, các nhà ngoại giao của Tòa thánh Vatican, Đại sứ Sri Lanka tại Vienna, Tổng Lãnh sự Liên Hiệp Quốc, MEM Weninger, Chư tôn thiền đức trụ trì các tự viện địa phương, cư sĩ Evi Zoepnek, Phó Chủ tịch Quốc tế Phật Quang Sơn tại Áo. . .gần 300 người Trung Quốc và các nước khác đồng tham dự Đại lễ Phật đản PL.2559.
02/06/2015(Xem: 14676)
Trước khi ôn lại Tiểu Sử Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, để người đọc nhận định dễ hơn về ngày tháng ghi trong tiểu sử của Ngài, chúng tôi xin nhắc lại là Đức Phật Thích Ca sanh vào năm 624 trước Tây Lịch. Ngài nhập Niết Bàn lúc 80 tuổi vào năm 544 trước Tây Lịch. Sáu trăm hai mươi bốn năm sau, Tây Phương mới bắt đầu chọn năm sinh của Đức Chúa Jesus Christ làm khởi điểm cho Dương lịch. Như vậy tính đến nay là năm 2015 thì Đức Phật đã ra đời được 2,639 năm và chiếu theo Phật lịch khởi đầu từ năm Đức Phật viên tịch (năm 544 trước TL) thì Ngài đã nhập Niết Bàn được 2,559 năm. Việt Nam và các quốc gia thuộc khu vực Đông Á như Nhật Bản, Trung Hoa, Triều Tiên ... từ xưa đều làm Lễ Phật Đản vào ngày mồng 8 tháng Tư Âm Lịch. Tên gọi tắt dành cho ngày Lễ Phật Đản là "Ngày mồng Tám tháng Tư" đã lưu truyền hằng bao thế kỷ, trở thành phong tục tập quán cổ truyền, ghi đậm vào tâm khảm của mọi người kể cả người theo hay không theo Phật giáo.
02/06/2015(Xem: 11848)
Hôm Chủ nhật, ngày 17/05/2015, đã diễn ra Lễ Phật đản PL. 2559 tại Quốc tế Phật Quang Như Lai Tự, gần năm nghìn người tham dự. Buổi Đại lễ đặc biệt có sự hiện diện của Dân biểu William Wu, Bà Dilma Vana Rousseff , Tổng thống Tổng thống Cộng hòa Liên bang Brazil và ban hành Nghị định ngày lễ Phật đản là Quốc lễ, Pháp sư Diệu Diễn tiếp nhận Pháp lệnh, công nhận trong các Lễ hội Phật giáo địa phương.
02/06/2015(Xem: 6647)
Hôm Chủ nhật, ngày 24/05/2015, đã diễn ra Lễ Kính mừng ngày Phật Đản sinh lần thứ 2639, PL. 2559 và chúc Phúc Cát tường cho trẻ em do Pháp sư Vĩnh Phú, Trụ trì Phật Quang Sơn, Ma Cao chủ trì Pháp hội, có 113 trẻ chưa đầy 1 tuổi và các trẻ cùng gia đình gần một nghìn người tham dự. Thượng Ngọ, 10:00 giờ, các bố mẹ ôm hôn các em bé, tiếp theo là búp bê "Siddhartha" phát ra giọng nói như trẻ con: Thiên thượng thiên hạ Duy ngã độc tôn Nhất thiết thế gian Sinh lão bệnh tử.
01/06/2015(Xem: 10393)
Đại lễ Phật Đản tại 5 ngôi chùa mà chúng tôi có duyên đến dự Đại lễ Phật Đản năm nay: Đạo tràng Thôn Yên, thành phố Gilroy, miền Bắc California, tổ chức Đại lễ Phật Đản vào ngày 16 tháng 5 năm 2015. Viện chủ: Hòa thượng Thích Tịnh Từ. Chùa Phổ Đà, thành phố Santa Ana, miền Nam California, tổ chức Đại lễ Phật Đản vào ngày 23 tháng 5 năm 2015. Viện chủ: Hòa thượng Sakya Trí Tuệ. Chùa Quang Thiện, thành phố Ontario, miền Nam California, tổ chức Đại lễ Phật Đản vào ngày 24 tháng 5 năm 2015. Trụ trì: Thượng tọa Thích Minh Dung. Niệm Phật Đường Fremont, thành phố Fremont, miền Bắc California, tổ chức Đại lễ Phật Đản vào ngày 30 tháng 5 năm 2015. Viện chủ: Hòa thượng Thích Thái Siêu. Chùa Phổ Từ, thành phố Hayward, miền Bắc California, tổ chức Đại lễ Phật Đản vào ngày 31 tháng 5 năm 2015. Trụ trì: Thượng tọa Thích Từ Lực.
01/06/2015(Xem: 8322)
Lễ Phật Đản 2639 (2015) tại Chùa Giác Nhiên, Tân Tây Lan
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]