Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chùa Trí Nghiêm an bình vùng hắc dịch sâu xa

10/05/202013:14(Xem: 5064)
Chùa Trí Nghiêm an bình vùng hắc dịch sâu xa

CHÙA TRÍ  NGHIÊM
AN BÌNH VÙNG HẮC DỊCH  SÂU  XA


Khi ngày Phật Đản chưa qua hết niềm hân hoan của những người con Phật, hướng tâm thành của mình trong nhiều hạn chế của mùa dịch covid-19, thì  đón nhận tin  vui từ chỉ thị của chính phủ và Ban tôn giáo chính phủ mở rộng các hoạt động tôn giáo. Trong hoàn cảnh nào Phật giáo vẫn luôn đồng hành cùng dân tộc, sánh bước qua từng nhịp vui, buồn với muôn thuở. Do đó niềm hân hoan vẫn  còn nguyên vẹn trong muôn vạn trái tim luôn mang nặng trên vai hai trách nhiệm Dân Tộc – Đạo pháp.

                        Vốn luôn nhạy cảm với tinh thần Phật Đản ở các vùng xa, vùng sâu hẻo lánh, những nơi chuyện hành đạo và hóa đạo của chư Tôn Đức khả kính dấn thân, miệt mài luôn ở trong hoàn cảnh  khó khăn đến nao lòng. Một trong những nơi người viết quan tâm  trong mùa Phật đản vừa qua là chùa Trí Nghiêm ở xã Tóc Tiên ( trước đây là huyện Tân Thành, từ ngày 18/5/2018 chính thức thành thị xã Phú Mỹ- tỉnh BR-VT). Nhớ vì ngôi chùa này nằm sâu trong vùng của người dân tộc Châu Ro mà họ gọi tên là  Hắc Dịch (Theo Thầy Thích Thiện Hòa, Hắc Dịch tiếng Châu Ro là “Hết đường đi” hay “Con đường cùng”), dù ngày nay phát triển khá nhanh, các vùng công nghiệp chung quanh góp phần nâng cấp đường sá hanh thông, nhưng cái tên Hắc Dịch vẫn luôn là địa danh khó phai mờ. Nằm trong khuôn viên chùa Trí Nghiêm, bên cạnh đó còn là Tu Viện Hạnh Nghiêm riêng biệt dành cho chư Ni tu học, do Ni sư Thích Nữ Viên Nhứt Trụ trì. Cho thấy vùng đất này ngày trước còn nhiều hoang sơ và sâu thẳm  xa vùng phố thị. Chùa Trí Nghiêm, Tu viện Hạnh Nghiêm có lẽ cũng ngày trước được chư Tôn Đức khai sơn ngay nơi vốn thừa biết sẽ nhiều gian nan, khó khăn vô lường. Chẳng khác nào ý nghĩa mang   ánh sáng giải thoát Phật đà đến với vùng đất thưa vắng, nghèo khó, chưa hề có bóng dáng một người cư sĩ Phật tử nào sánh bước cùng, để an ủi chút cô đơn giữa vùng xa lạ. Chạnh nhớ ngày trước, những bước chân Phú Lâu Na cũng chấp nhận gian nguy, biết trước khó khăn để du hành và hóa đạo, cũng đến  như vậy chăng?


Chùa trí nghiêm  1 ( tản đá )Chùa trí nghiêm  2 ( cổng tam quan)Chùa trí nghiêm  DKT chụp chánh điện  mở rộng Chùa trí nghiêm  DKT chụp chánh điệnChùa Trí Nghiêm lễ tắm Phật   2564-2020 (2)Chùa Trí Nghiêm lễ tắm Phật   2564-2020 (3)Chùa Trí Nghiêm lễ tắm Phật   2564-2020

                      Có lẽ với hạnh nguyện của chư tăng – Ni nơi này mà  thiết kế không gian trong chánh điện chùa Trí Nghiêm rất khác lạ, nhất là màu xanh da trời  đóng vai trò như nét chủ đạo, làm mát dịu không gian chung quanh và như làm rộng thêm phạm vi trần thế nhỏ hẹp. Đứng lễ Phật với màu xanh trong mát như thế, người ta dễ cảm tưởng mình nhỏ bé hẳn khi đang đứng giữa bầu trời xanh rộng.

                       Trong tâm tưởng ấy, sau ngày Phật Đản, liên lạc hỏi thăm rằng mùa Phật Đản vừa rồi chùa Trí Nghiêm tổ chức ra sao? Được Thầy Thích Bảo Nhật trả lời vẫn bình yên, Phật tử địa phương vẫn nhớ ngày đến dự lễ tắm Phật rất ấm cúng và gởi cho xem chùm ảnh ghi lại không khí Phật Đản trong mùa dịch ở chùa. Như thế cũng đủ làm an dạ những ai từng biết và đến với Trí Nghiêm, khi mà ngày đầu tiên, nền móng Trí Nghiêm được xây trên nhiều lo âu lẫn hoài bão thiết tha. Khi ấy, lý tưởng Phật đà chính là ngọn hải đăng sáng chói  giữa vùng biển đen tối, mà chư Tăng- Ni trẻ đã dùng đến năng lượng từ ái của mình nương dựa để tồn tại và đổ thành công nền móng ngôi chùa Trí Nghiêm  này.

                      Với anh em chúng tôi, nếu là một ngôi chùa như bao nhiêu ngôi chùa khác thì có lẽ biết đến cũng chỉ vì có quan hệ  đó đây. Với chùa Trí Nghiêm thì khác, chính ý nghĩa trưởng thành trong gian khó, chấp nhận gian lao ấy nên anh em chúng tôi tự tìm đến, để được sống cũng như cố chiêm nghiệm những gian lao và lo âu ban đầu mà chư Tăng- Ni nơi này từng trải qua, nhưng chỉ có chung quanh là  những giờ giấc an bình, thanh thản, và muốn được nghe thêm nhiều  hoài bão đáng trân trọng của chư Tăng- Ni trẻ trên khắp các ngả đường tu học, dấn thân vào nẻo đạo với tinh thần Bi-Trí-Dũng đúng nghĩa và tha thiết bao la. Nhưng tất cả trước mắt chúng tôi chỉ là những nụ cười hoan hỷ đến lạ! Trí Nghiêm và Hạnh Nghiêm khó quên trong  mắt anh em chúng tôi chính là thế.

                   Rồi mai đây, sự tu học của chư Tăng- Ni  nơi này lớn dần, những bước chân sẽ tỏa đi muôn nơi, mang theo tinh thần Phú Lâu Na kiên cố, giúp ích cho đạo pháp thêm nhiều lợi lạc to lớn hơn. Xin  nguyện chư Long Thần Hộ Pháp luôn gia hộ cho sở nguyện chính đáng đó được thành tựu viên mãn với thời gian.

 

 

                                                 Mùa Phật Đản lần thứ 2644- PL 2564

                                                              Dương Kinh Thành

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/05/2018(Xem: 8090)
Nhân dịp đi dự lễ Giỗ Tổ Hùng Vương vừa rồi (mùng 10 tháng 3 âm lịch – 25/4/2018), Các anh chị trong Ban Tổ chức (cấp Quận, Huyện) có giúp một chuyến xe đi và về, người viết tranh thủ nhờ bác tài chở dạo quanh các cửa hàng văn hóa phẩm Phật giáo, để xem năm nay có gì mới lạ được tung ta thị trường, phục vụ mùa Phật Đàn 2562-2018. Các cửa hàng lớn, nhất là có gắn mác siêu thịthì không dám vào vì khả năng tài chánh hạn hẹp. May mà ngồi bên là anh tài xế vui tính, rất tốt bụng, sẵn sàng cho xe tới nơi mình muốn đến dù chiếc xe rất xứng đáng đậu bên ngoài sảnh “siêu thị văn hòa Phật giáo” sang trọng , bề thế hơn. Nhưng đi với mình thì rất thiệt thòi cho thân phận chiếc xe và anh tài xế nhọc công để mắt trông giữa mỗi khi dừng đợi.
03/05/2018(Xem: 6583)
Tôi rất hân hạnh tham gia cùng với quý vị trong dịp kỷ niệm Lễ Vesak, một ngày Lễ thiêng liêng cho hằng triệu người Phật tử trên khắp thế giới. Là Chủ Tịch của Hội Đồng Liên Hiệp Quốc vừa đề cập, chúng tôi đánh dấu sự ra đời, giác ngộ, và nhập Niết-bàn của đức Phật. Trong dịp Lễ trọng đại này, những người Phật tử và không phải Phật tử có thể quán chiếu về cuộc đời của Ngài và rút ra nguồn cảm hứng từ những lời dạy của Ngài.
02/05/2018(Xem: 10893)
Victorian United Nations Day of Vesak Inc. Lễ Phật Đản - Vesak Day - tại Melbourne Town Hall, 12-5-2018
02/05/2018(Xem: 4982)
Khi tiết Xuân trở về trên xứ Âu Châu, tạo nên bầu trời quang đãng, muôn hoa khoe sắc, cành lá xanh tươi, cũng là tín hiệu của mùa Tưởng Niệm Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni Thị Hiện Đản Sanh Cứu Khổ Độ Sanh. Tưởng Niệm Đức Phật Đản Sanh, là nhắc nhở cho hàng con Phật và muôn loài nhớ lại Thông Điệpcủa Đức Thế Tôn đã tuyên bố trong kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa, phẩm Phương Tiện thứ 2như sau: "Chư Phật Thế Tôn chỉ vì một đại sự nhân duyên mà xuất hiện ở đời. Chư Phật Thế Tôn vì muốn khiến chúng sanh được khai mở tri kiến Phật để thanh tịnh mà xuất hiện nơi đời. Vì muốn chỉ tri kiến Phật cho chúng sanh mà xuất hiện ở đời. Vì muốn cho chúng sanh tỏ ngộ tri kiến Phật mà xuất hiện ở đời. Vì muốn cho chúng sanh chứng vào đạo tri kiến Phật mà xuất hiện ở đời".
02/05/2018(Xem: 4224)
Bậc Đại Giác Đấng Từ Tôn Thượng Sĩ Thị hiện đời hoá độ kẻ hữu duyên Mừng Đản Sanh chuyển hoá nỗi ưu phiền Bao hạnh nguyện trải lan cùng tứ chúng .
01/05/2018(Xem: 4290)
Mừng Phật đản - xem lại mình Thôi trồng ganh ghét điêu linh đoạn trường Phật là bản quán hoa hương Là Cha Mẹ trụ tại đường thậm thâm !
01/05/2018(Xem: 7292)
Bồ tát chọn sanh ở cõi trần Vén mây bụt xuống vớt trầm luân Dung nghi tướng hảo trong thai tạng Diện mục căn lành tại pháp thân Bản quán thấm nhuần làn tịnh thủy Quê nhà nương náu phiến tường vân Thế Tôn thị hiện từ muôn thuở Bảy bước an lành độ thế gian
28/04/2018(Xem: 6333)
Cộng đồng Phật Giáo Việt nam tại nước Mỹ không phải chỉ hành lễ Phật Đản trong một ngày, mà chúng ta có một mùa Phật Đản kéo dài hơn tháng. Điều ấy cho thấy nơi châu lục này cần khế thời và thuận lý để Phật giáo, một tôn giáo rất còn xa lạ nơi đây, làm sao được chấp nhận và phát triển. Niềm hoan hỷ vô biên của người đệ tử Phật là tự thân mình tỏa ra Phật chất để cảm hóa người quanh ta. Từ đó giúp họ trở nên người Phật tử mới. Hiện nay các tự viện và hàng cư sỹ của chúng ta đã độ được nhiều người Mỹ. Công đức này lớn lao biết bao trong việc hoằng truyền Phật đạo nơi Châu lục Bắc Mỹ. Cúi xin đức Thế Tôn chứng giám và độ trì, chúng con nguyện một lòng sống Đạo và làm sáng Đạo nơi quê hương mới. Đây cũng là phẩm vật cao quý cộng đồng Phật Giáo Việt chúng con xin dâng lên cúng dường đức Thế Tôn trong mùa Phật Đản năm nay.
22/04/2018(Xem: 6279)
Rằm tháng tư giữa đêm vàng nguyệt bạch Cõi sơn hà phút chốc bỗng nên thơ Đêm lung linh như một thuở ban sơ Bậc du sĩ xuất trần trong quốc độ Đời chìm đắm dòng thời gian cũ kỹ Người đến đây khai mở một con đường Dùng trí huệ, hiểu biết và yêu thương Đem ánh sáng xua tối tăm u ám Đêm tháng tư nguyệt hằng viên mãn Muôm loài hỷ hoan cất tiếng ca vang
08/03/2018(Xem: 7184)
Từ xưa, hình tượng Thái tử Tất Đạt Đa đản sanh tại vườn Lâm tì ni đã được cách điệu, phổ quát thành nghệ thuật hội hoạ, điêu khắc là một đồng tử, tôn trí phụng thờ trong các ngôi chùa trên đất nước Việt Nam. Ngày nay, thường được chuẩn hoá làm hình tượng trung tâm của các lễ đài kỷ niệm ngày Phật Đản. Hình ảnh một anh nhi thánh hạnh, khuôn mặt tròn đầy phước tướng, biểu hiện ứng thân Đức Phật Thích Ca giáng sanh dưới nhành hoa vô ưu với bảy bước chân đầu đời, mỗi bước một hoa sen nâng đỡ, với câu nói đầu tiên chớm nở trên đôi môi hồng tươi tắn của một Em Bé: “Trên trời dưới đất, chỉ ta độc nhất”. Hình ảnh ấy được nhất quán mô tả qua kinh điển, hình ảnh ấy từng được Đại Sĩ Mã Minh (As’vaghova. 100 – 160 TL) thi hoá vào Trường ca Phật Sở Hành Tán: An tường hành thất bộ Ung dung bảy bước đi Túc hạ an bình chỉ An bình in rõ dấu Bích triệt du thất tinh Bảy sao sáng khác gì Thú Vương sư tử bộ Uyển chuyển bước sư tử
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]