Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thông Điệp Của Sự Hạnh Phúc (Điều ngự tử Tín Nghĩa)

08/05/202008:33(Xem: 4539)
Thông Điệp Của Sự Hạnh Phúc (Điều ngự tử Tín Nghĩa)

phat dan 2020-to dinh tu dam

Thông Điệp Của Sự Hạnh Phúc

Điều ngự tử Tín Nghĩa

 

Hằng năm cứ vào ngày trăng tròn mà cách nay đã 25 thế kỷ hơn, toàn thể nhân loại đã đón mừng một bậc vĩ nhân xuất hiện, đem ánh sáng vi diệu để cứu khổ ban vui ; Đó là Thái tử Tất Đạt Đa, sau khi tu hành đắc đạo thành Phật có hiệu là Thích Ca Mâu Ni.

Ngài thác sinh vào cung vua Tịnh Phạn, trước Tây lịch. Cuộc đời ngài từ khi sinh ra cho đến ngày nhập diệt là một tuyệt tác đầy ý nghĩa và không thể diễn tả. Ngài đã nhập diệt, nhưng đức tính, trí tuệ và lòng từ bi vẫn mãi mãi còn ở trong lòng nhân loại, trong cuộc đời.

Cứ mỗi lần hoa phượng nở, ve cất tiếng kêu vang là báo hiệu cho nhân loại chuẩn bị kỷ niệm đóa hoa ưu đàm nở, xóa tan tất cả những mây mù còn tồn đọng với nhân gian ; đó là nhắc nhở cho chúng ta thực hành đạo giải thoát của ngài bằng tứ vô lượng tâm :từ, bi, hỷ, xả ; tức là thực hành con đường tự lợi và lợi tha đúng ý nghĩa. Muốn thực hành con đường đức Phật để lại là giữ gìn tịnh giới. Bởi trong giới là có đủ tất cả. Giữ tịnh giới cho chính mình là đã tự thực hành về hạnh nguyện lợi tha. Giáo pháp của ngài thường răn dạy : Muốn tự lợi, trước phải cầu lợi tha và ngược lại. . . Bởi vì, trước khi đức Phật nhập niết bàn, ngài đã dạy : Giới luật là thọ mạng của Phật pháp, giới luật còn là Phật pháp còn.

Trong lúc cả nhân loại đang nghiệt ngã với bệnh dịch Covid-19, dù là đệ tử của Phật hay không cũng đều đang quằng quại gánh chịu nghiệp quả dưới nhiều hình thức khác nhau ;Tuy có sự sai khác đó là do biệt nghiệp của mỗi một chúng sanh, nhưng vẫn cọng nghiệp là cùng chịu cảnh đau thương đó.
Nhân Ngày Đản Sanh lần thứ 2564 về, người con Phật phải làm gì để nhớ ơn Phật ? Tức là phục vụ chúng sanh cúng dường chư Phật. Trong phương thức cúng dường cũng có những cách khác nhau, tức là vừa tự lợi nhưng cũng vừa lợi tha. Đức Phật đã hy sinh cho nhân loại, Ngài day : Ta ra đời chỉ vì một đại sự nhơn duyên, đó là muốn tất cả chúng sanh đều được thành Phật như Ngài. Ngài sợ chúng sanh nghi ngờ, ngài dạy tiếp : “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành”, nếu cố gắng tu tập chơn chánh, thánh thiện, . . . Đức Phật đã trao cho chúng sanh một chiếc gươm, đó là gươm trí tuệ, qua bốn đức tính từ bi hỷ xả, nên ngài dạy : “Nước mắt của mọi người cùng mặn, máu của mọi người cùng đỏ, tâm của mọi người cùng có tánh sáng suốt và tình thương”. Bàn tay, khối óc với lương tâm tốt đẹp chính là lưỡi gươm sắc bén ấy để phá tan những chướng ngại làm cản trở con đường thánh thiện tiến bộ để đi đến giải thoát giác ngộ. Ngược lại với bàn tay và khối óc không lương tâm thì đưa đến khổ đau, lầm than và chết chóc cho nhân loại như bệnh dịch Covid-19 hôm nay tràn đầy cả thế giới. . . Bởi vậy, bậc Cổ đức cũng mô tả chữ (Lương) tâm như sau : “Tam điểm như tinh tượng, hoành câu tợ nguyệt tà ; phi mao tùng thử đắc, tố Phật giả do tha”, nghĩa là : Ba điểm giống sao đêm, móc câu trăng lưỡi liềm ; làm cầm thú do Tâm, làm Phật Tổ cũng do Tâm. Kinh Hoa Nghiêm dạy “Tâm, Phật, Chúng sanh tam vô sai biệt”, nghĩa là : Tâm, Phật và Chúng sanh cả ba đều không sai khác.  Chỉ có sai khác chăng là do mê ngộ mà thôi. Khi đã ngộ thì chúng sanh dự Phật đồng, . . . Khoa học cũng xác nhận :“Science sans conscience n’est que ruine de l’âme” nghĩa là Khoa học mà không lương tâm thì chỉ làm bại hoại tâm hồn là vậy.

Do vậy, đứng trước sự nghiệt ngã của nhân loại đang gánh chịu như hiện nay, những người mang danh Khoa học chế ra loại vi trùng độc hiểm ấy thử hỏi có lợi gì cho chính người đã chế ra nó, chứ đừng nói đến chuyện cứu nhân độ thế, hay chỉ để lại những lời nguyền rũa của thế nhân ? . . .
Người con Phật thì lại khác. Chúng ta phải có bổn phận đối với đồng loại như hiện nay. Cộng Đồng Người Việt, không ai bảo ai đã nhất tề đứng lên góp một bàn tay, chung một tấm lòng cùng nhauphát nguyện cứu giúp theo khả năng của mình, . . . chư Tăng Ni và Phật tử cũng chung lòng chung sức với Cộng Đồng, không nài khó nhọc, không nềgian lao cũng đồng tâm hiệp lực, đồng lao cọng khổ phụ vào việc hỗ trợ tùy theo vùng sinh hoạt, . . . mà chúng tôi đã có bài trên trang nhà Tổ Đình Từ Đàm Hải Ngoại với  tựa đề : “Những Tấm Lòng Vàng Con Dân Việt Ở Hoa Kỳ . . .”, cỏ cả hình ảnh khắp đó đây. Thật vô cùng ý nghĩa đúng thời điểm Đức Phật gián trần độ chúng sanh.

Nhờ lời Phật dạy thấm sâu vào lòng chúng ta. Năm thứ hương giới định huệ giải thoát và giải thoát tri kiến đã xông ngát cõi lòng, với lời cầu nguyện thiết tha, với tâm niệm vị tha vô ngã ; Tất cả đó, thế nào tai ươn dịch nạn cũng sẽ sớm dứt trừ ; đồng thời, chúng ta cũng cầu nguyện cho những người mang tâm thù hận thấy được sự tai hại đã tạo ra cũng sẽ sớm tỉnh thức và xóa bỏ những cừu thù chấp đối, mở mắt ra đều thấy toàn là anh em một nhà, . . . cùng bắt tay nhau để xây dựng lại những đỗ vỡ ấy, thế giới sẽ thanh bình và nhân loại được an cư lạc nghiệp, . . . Nhìn vào Kinh Pháp Cú, đức Phật dạy : “Phóng túng là dơ bẩn của sự nghiệp. Keo lẫn là dơ bẩn của sự hy sinh, Lầm lẫn là dơ bẩn của hành động. Giả sử thế gian này không dơ bẩn và đáng sợ, thì ta đã không xuất hiện ở cõi đời nay”.

Đặc biệt mùa Phật đản năm nay 2020, không ai bảo ai mà đồng bộ Tăng Ni hải ngoại nhất tề An cư Kết hạ một thời gian khá dài mà trước đây ở hải ngoại chưa từng có, tụng kinh bái sám ; lại đồng tâm hiệp lực cầu nguyện cho đại nạn bệnh dịch Covid-19 sớm qua đi ; đồng thời, cầu nguyện cho những bệnh nhân bị mắc phải được gặp thầy gặp thuốc, sớm bình phục ; những người không may phải mất đi mạng sống thì cầu nguyện cho họ được thanh thản trong niềm tin với cảnh giới hằng ngày họ cầu nguyện. Đây cũng là một điểm son kính quý.

 
Mùa đại dịch Covid-19, April 30, 2020 – Phật đản 2564

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/05/2024(Xem: 2324)
Thế là ngày sinh nhật Phật lại đến với chúng ta, mọi người hân hoan nao nức mừng ngày đản sanh của đấng cha lành. Rằm tháng Tư hoa nở chim ca, muôn loài tươi mới, khắp nơi dâng hương hoa cúng dường. Trong tâm tưởng hàng Phật tử chúng ta còn “thấy” chư thiên rải hoa mạn thù sa, mạn đà la cúng dường đức Thế Tôn.
10/05/2024(Xem: 1936)
Chuông chùa nhè nhẹ ngân trong sớm Loan báo tin mừng Phật đản sinh Hương Từ dìu dịu niềm vui chớm Nở đẹp trên môi khắp hữu tình.. - Thức dậy đi em Phật đản về! Ánh hào quang rạng giữa đời mê Cỏ cây, sông núi.. bừng khai hội Một ngày an lạc khắp sơn khê.
10/05/2024(Xem: 1438)
Sáng ngày 12/5/2024, Chùa Đức Sơn, Bothwell, Tasmania đã long trọng tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 với sự chứng minh của Ni Sư Thích Nữ Tâm Vân, Trụ Trì Tu Viện Như Ý, tiểu bang Kentucky, Hoa Kỳ và Ni Sư Thích Nữ Nguyên Khai, Trụ Trì Niệm Phật Đường An Lạc Hạnh, tiểu bang Victoria, Úc Đại Lợi.
08/05/2024(Xem: 12514)
Tháng Tư vào khoảng ngày Rằm Khắp nơi chùa viện hương trầm tỏa lan Cờ hoa đèn lộng trang hoàng Tăng Ni Phật tử nghiêm trang lễ thành Nhớ ngày Đức Phật Đản Sanh Hoa vô ưu nở điềm lành hiện ra Hai dòng nóng lạnh chan hòa Tắm thân Thái tử ý là rửa đi
08/05/2024(Xem: 2442)
Tôi xin mạo muội giải thích công án này, trong kiếp nhân sinh cuối cùng lịch sử của Đức Thế Tôn: Như Lai đã có chủ định rất minh bạch, và với mục đích chính yếu, chọn ngay xứ Ấn Độ để tái sinh, đầu thai trong hoàng tộc. Nên lưu ý, kiếp cuối cùng của Đức Thế Tôn là hiện thân của Đức Phật lịch sử. Tuy nhiên, Ngài đã đắc đạo trong nhiều kiếp trước. Chính từ kim khẩu của Đức Thế Tôn, Ngài đã từng giảng pháp cho chúng sinh ngay cả chư thiên, trong những tiền kiếp, có thể còn trong hiện tại, và ngay cả tương lai, ở những khoảng không thời gian nào đó, mà tôi sẽ chứng minh trong một chủ đề pháp luận khác trong tương lai rất gần, dựa vào cả hai kinh điển của Đại Thừa và Nguyên Thủy.
06/05/2024(Xem: 1586)
Bắt đầu ngày mới lúc bốn giờ sáng, mỗi ngày đều lập đi lập lại bao nhiêu việc ấy đến là nhàm chán và vô vị. Không biết bao lần tôi tự nhủ: “Cứ như thế này mãi sao? Không lẽ đời chỉ có ăn ngủ cày kiếm cơm rồi già và chết sao?”. Đời mà! Không thể nào khác được! Người mà! Ai cũng phải thế thôi! Cũng có đôi khi tôi tự phản tỉnh: “Được voi đòi tiên, cứ xem bao nhiêu người không nhà cửa, không tài sản, không công ăn việc làm hay những con người đang thống khổ ở những vùng thiên tai địch họa, chiến tranh kia kìa! Người ta mong ước có được cuộc sống bình yên, một mái ấm, một bữa cơm tươm tất mà không có được! Sướng quá sanh quỡn!”
04/05/2024(Xem: 1466)
Ra đời hóa độ cả trần gian Pháp dẫn lòng ngay toả kệ vàng Lộc Uyển gieo mầm an khắp ngã Lâm Tỳ hiện cõi ánh đường quang Thương vì cảnh viễn soi tìm đạo Bởi thấy người mơ đã lật trang Nghĩa đức muôn trùng yên vạn nẻo Thăng trầm khổ lụy sẽ dần tan
04/05/2024(Xem: 1278)
Cúi đầu đảnh lễ thắp đèn hương Hoa quả dâng lên nguyện cúng dường Năm sắc cờ bay khơi phúc lạc Ba hồi trống rước mở tâm lương Trầm xông bảo điện trang nghiêm tượng Đức toả càn khôn tịch tĩnh đường
04/05/2024(Xem: 2354)
Phật về sen nở vườn xanh Chim kêu ríu rít trên cành vô ưu Thiên thượng thiên hạ nhất như Độc tôn duy ngã, giác từ chính ta Thương chúng sanh cõi Ta bà Thị hiện truyền dạy Phật là chân tâm Sinh tử do bởi mê lầm Chấp thân này thật, chấp tâm vô thường
27/04/2024(Xem: 1608)
Thông Bạch Phật Đản 2648 PL 2567-2024 của Giáo Hội Âu Châu
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]