Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhân lễ Phật Đản 2644 tìm lại ý nghĩa thiêng liêng của hai chữ Khánh Đản

01/05/202008:36(Xem: 4967)
Nhân lễ Phật Đản 2644 tìm lại ý nghĩa thiêng liêng của hai chữ Khánh Đản

Duc Phat Dan Sanh-4


Nhân lễ Phật Đản 2644

tìm lại ý nghĩa thiêng liêng của hai chữ Khánh Đản
của bậc Đại Đạo Sư trong tâm linh người Phật tử.



Phải đợi đến hơn 10 lần tham dự lễ Phật Đản , và năm nay tự thiết lễ một mình tại tư gia tôi mới nhận ra được trong tôi có sự chuyển hoá lớn .
“Tình thương của Phật bao la và vĩ đại thì một người mang danh Phật tử đáp lại cũng phải rộng mở đối với mọi loài chúng sinh và ngày ngày phải cảm nhận được Đức Phật đã cùng sống trong ta từ vô thỉ “ hãy vui mừng như ngày hội lễ Khánh Đản mỗi ngày vì sự biểu trưng của Đấng Toàn Giác bằng sự ra đời nơi thế gian .

Thì ra tuổi nào cũng cần phải học từ một chuyện thật bình thường nhưng nếu còn vô minh che lấp thì những căn bản phiền não ( tham, sân, si, mạn,nghi, ác kiến ) vẫn luôn nằm đó và tật xấu nào trong ta vẫn mãi mãi còn đấy và kết quả đừng hỏi tại sao phải trôi lăn trong luân hồi sinh tử.
Chưa bao giờ tôi nghe lòng mình dạt dào và rung động lạ kỳ như lúc này để đọc lại những lời xưng tán Đức Phật của triệu triệu những bậc đạo sư trên khắp thế giới nhân ngày Khánh Đản của Ngài, có lẽ vì có thời gian đọc lại những tác phẩm của các bậc danh tăng mà trong đó các Ngài đã dâng trọn lòng ngưỡng mộ và kính phục tột cùng đối với Đấng Đạo Sư siêu việt và từ từ đã thấm dần và lan tỏa trong tôi .
Hãy nghe bốn câu thơ trong bài Đêm Phật Đản của Cố Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ :
“Ôi đau thương đây thế giới Sa Bà
Cực Lạc Niết Bàn cũng là đây hiện thực
Ánh Đạo rọi giữa lòng tôi sáng rực
Bao ưu phiền trút sạch tựa mây tan ...”
Phải thành thật thú tội cùng các bạn mới hôm qua thôi không hiểu sao cả ngày mùng tám tôi cứ thẩn thờ leo lên phòng thờ ngắm nhìn ảnh tượng Đấng Thế Tôn rồi lại đi xuống , cứ như vậy 4, 5 lần có lẽ vì ngày này rơi vào ngày 30/4 dương lịch vậy đó sao ?
Để tránh tình thần bị chi phối tôi liền mở YouTube nghe các kinh nhạc Phật Giáo với loa (speaker )để tiếng vang thật lớn hầu mọi chúng sinh hữu hình hay vô hình cùng nghe ( một thói quen từ khi sống cô độc một mình ) và để tạm gọi là thiết lễ Phật Đản tại tư gia cho long trọng .
Thế nhưng trong tôi vẫn còn chút gì u hoài man mác và để đổi không khí phải nhờ đến nhạc tình cảm Abba, nhưng lạ kỳ thay chỉ nhìn vào bản nhạc với tựa đề “The day before you came “ thì dường như tôi thấy
không cần nghe nữa , tôi đã hiểu được tôi ... Và bao ký ức lại gợi về từ ngày chưa biết đạo và chưa bao giờ biết bất cứ ngày lễ trọng đại nào của Đấng Thế Tôn , bao nhiêu u mê vô minh từ ngàn kiếp đã che lấp ...

“Tuổi đã trung niên, tâm linh mờ mịt ,
Còn mẹ già gầy yếu chốn quê nhà
...Vẫn cầu danh đua đòi vật chất xa hoa .
Dù tha hương xứ người bao vất vả!

Thời gian qua ...khi vô thường quật ngã ...
Người thân yêu cứ lần lượt ra đi
Hụt hẵng tìm nương dựa bớt sầu bi
Từ dạo ấy, Đức Thế Tôn xuất hiện !”

Từ dạo ấy, nhận ra điều mầu nhiệm
Giáo lý Ngài dần khơi mở ...giống ẩn tàng
Tận đáy sâu, nhiều lớp bụi kéo màn
Nay luồng gió mạnh thổi vào bay tức khắc !

Lễ Phật Đản lần tham dự đầu tiên gợi nhắc ...
Tắm Phật chính là gội sạch nhiễm ô
Chuyển hoá dần mọi hành động tục thô
Tìm lại được bản chất xưa từng có !
Đảnh lễ Phật , kính đa tạ điều dạy rõ !!!!
( thơ HH)


Bài kệ tắm Phật cho ngày lễ Phật Đản hằng năm lại hiện ra trong đầu
“Ngã kim quán mộc chư Như Lai
Tịnh trí trang nghiêm công đức tụ
Ngũ trược chúng sanh linh ly cấu
Đồng chứng Như Lai tịnh pháp thân
Già Da thành lý bất tằng sanh
Ta la thọ gian bất từng diệt
Bất sanh bất diệt lão Cù Đàm
Viễn ly huyễn tưởng vô ngôn thuyết”

Và tôi lại ao ước mình nên đón mừng ngày sinh nhật của Đức Từ Phụ mỗi ngày để rửa sạch những nhiễm ô đã thâm căn chất chứa nhiều đời để tự xoay về nội tâm mình quán chiếu và dùng nước thanh tịnh để tắm cho ông Phật pháp thân của chính mình.

Thật ra truyền thuyết cho rằng, khi đức Phật ra đời, cung trời Phạm Thiên có mưa thơm tắm Phật. Do noi theo truyền thuyết đó, mà hằng năm trong ngày đại lễ Phật Đản, có cử hành nghi thức tắm Phật. Và nghi thức nầy đã trở thành một tục lệ truyền thống nhưng một khi học Đạo thì phải biết rằng : Đã là Phật pháp thân thì làm gì có hình tướng để chúng ta tắm rửa? Bởi Phật pháp thân vốn thanh tịnh sáng suốt, có cấu bợn gì đâu mà phải tắm? Đây quả là mang một ý nghĩa biểu trưng, tức nương “Sự” để hiển “Lý” hay ngay nơi “Tướng” mà nhận lại “Tánh”. Nương ngón tay để thấy mặt trăng ( lời trong bài viết của một vị Thầy )

Cũng nhân lúc này tôi mới chợt nhận ra từ lâu tánh tham và muốn chiếm đoạt dành cho riêng mình vẫn hiển hiện một vài lần trong năm thoảng qua trong các sinh hoạt và nhất là càng rõ rệt hơn trong đạo tràng tu học khi mình không được ưu ái như các bạn đạo thâm niên kỳ cựu.
Nhưng bây giờ tôi mới hiểu rằng các bậc Thầy đã không thiên vị bất cứ một đệ tử nào mà có chăng là các Ngài đã thấu rõ căn cơ duyên phận của người đệ tử đó trong nhiều kiếp. Và lòng tôi trở nên bình yên và tĩnh lặng như đã tìm ra một điều gì thỏa đáng cho câu hỏi vẫn từ lâu ấp ủ...


Phật Đản 2644 đã giúp tôi tìm lại được ý nghĩa thiêng liêng về ngày sinh nhật, Khánh tuế của những bậc trưởng thượng cao tăng và sự có mặt của các Ngài nơi thế gian này phải chăng đã là một dấu ấn cho lịch sử trong Phật Giáo và các Ngài đã tiếp tục truyền đăng nối tiếp mạng mạch từ cội nguồn .


“ Kính mừng Khánh Đản Đấng Thế Tôn siêu việt
Ánh đạo thiêng đã chiếm trọn hồn con
Hai sáu bốn bốn năm thế giới hân hoan
Đón chào Bậc Toàn Giác Vĩ Đại hiện diện

Giáo lý Ngài truyền khắp năm châu bốn biển
Khoa học ngày nay chưa sử dụng được câu :
DUY NGÃ ĐỘC TÔN huyền nghĩa quá thâm sâu
Nên chiến tranh, ngục tù vẫn còn mãi !

Kính ngưỡng mong một ngày nào lời Phật dạy
Thâm nhập vào tâm khảm mọi công dân
Để hoà bình an lạc được quý trân
Như Ngọc Ma Ni diệu kỳ như ý ....

Huệ Hương




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/06/2015(Xem: 6989)
Lễ Phật Đản 2639 tại Chùa Long Quang, Sydney
10/06/2015(Xem: 5562)
Phật Đản đã qua, khởi đầu cho mùa an cư, nhưng dư âm mùa Đại lễ 2639 vẫn còn lưu lại khá sâu trong tâm của người Phật tử. Trên thế giới, những nước có mặt Phật giáo đều long trọng tổ chức đón mừng Khánh đản từ phụ Thích Ca Mâu Ni mà 2559 trước đó được gọi là Thái tử Sĩ Đạt Ta.
09/06/2015(Xem: 5526)
Vào ngày 30/05/2015, Phật Quang Sơn Tây Ban Nha tổ chức Đại Lễ Phật đản PL. 2559, cử hành Pháp hội Tắm Phật do Pháp sư Diệu Huấn, Giám Tự Phật Quang Sơn Tây Ban Nha, Trưởng ban Tổ chức, Pháp sư Diệu Diễn, Giám tự Phật Quang Sơn Bồ Đào Nha đồng tổ chức. Sự kiện thu hút cộng đồng Đài Loan, Tây Ban Nha cùng đến tham dự lễ có sự hiện diện của Cư sĩ Chu Kiện, Tham tán Cục lãnh sự quán nước Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) ở Tây Ban Nha, Cư sĩ Loan Phong, Đại sứ nước Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) ở Tây Ban Nha, Cư sĩ Từ Tùng Hoa, Hội trưởng Hội Xúc tiến Hòa bình Thống nhất Tây Ban Nha, Cư sĩ Lý Nhữ Long, Cố vấn Hội Quốc tế Phật Quang Sơn Thủ đô Madrid, Tây Ban Nha, Cư sĩ Ngô Kim Lan. . . 500 người tham dự lễ trong bầu không khí trang nghiêm trọng thể.
07/06/2015(Xem: 9090)
Đại Lễ Phật Đản Và An Vị Phật Tại Chùa Bảo Thành Koblenz Ngày 06.06 Đến 07.06.2015. Mỗi năm hoa Vô Ưu lại nở một lần, những người con Phật sống trên trái đất nói chung và ở nước Đức nói riêng, mọi người đều hân hoan, như muôn triệu con tim cùng hòa chung một nhịp đập, hân hoan kỷ niệm ngày Đản sinh của đức Từ Phụ. Hình ảnh của đức Thế Tôn là một bài ca bất tuyệt. Năm nay 2015 tại Grafen Str 2 Koblenz Chùa Bảo Thành do Ni Sư Thích Nữ Minh Hiếu Trụ trì, phát tâm kiến lập ngôi Tam Bảo mặc dù chưa được hoàn tất nhưng Ni Sư cũng tranh thủ tổ chức đón mừng Đại Lễ Phật Đản, và An Vị Phật tại chùa. Trong 2 ngày đại lễ 06.06.2015 đến 07.06.2015 có Hòa Thượng Thích NHư Điển Phương Trượng chùa Viên Giác Đức quốc chứng minh, có Thượng Tọa Thích Tâm Huệ trụ trì chùa Trúc Lâm Thụy Điển và Sư Bà Thích Nữ Diệu Tâm, Ni Trưởng chùa Bảo Quang cùng Ni chúng chùa Bảo Quang Hamburg. Có Thượng Tọa Thích Giác Trí, các Sư Cô chùa Viên Giác, trên năm trăm (500) Phật tử tại địa phương và v
07/06/2015(Xem: 16133)
Lễ Phật Đản & Lễ Hoàn Nguyện Chùa Giác Hoàng, Victoria
07/06/2015(Xem: 7352)
Lễ Phật Đản lần thứ 2639 tại Tăng Xá Bắc Linh, Nam Úc, Chủ nhậ, 7-6-2015
07/06/2015(Xem: 10603)
Vào sáng chủ nhật ngày 07 tháng 6 năm 2015 (ngày 21 tháng 4 năm Ất Mùi), chùa Bảo Phước tọa lạc tại 270 Senter Road, thành phố San Jose đã tổ chức trang nghiêm, trọng thể Đại lễ Phật Đản Phật lịch 2.559. Đông đảo chư Tôn đức Tăng, Ni và các thiện nam, tín nữ, Phật tử ở thành phố San Jose và nhiều thành phố ở cả hai miền Bắc, Nam tiểu bang California về dự lễ. Đại lễ bắt đầu bằng tiếng pháo tưng bừng, tiếng trống lân rộn ràng của đoàn lân dẫn đoàn cung thỉnh chư Tôn đức Tăng, Ni quang lâm lễ đài.
06/06/2015(Xem: 6829)
Hình ảnh Lễ Phật Đản 2639 (2015) tại Nha Trang
04/06/2015(Xem: 6370)
Cách đây hơn 10 năm tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, các thành viên của Liên Hiệp Quốc đã đồng thuận mỗi năm lấy ngày Vesak của Đức Phật làm ngày Phật Đản của thế giới. Theo truyền thống của các xứ Phật Giáo Nam Tông thì Vesak có nghĩa là lễ Tam Hợp, kỷ niệm cả ngày Đản Sanh lẫn ngày Thành Đạo và nhập Niết Bàn của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Đây là một điều rất đáng tán dương và ca ngợi, không phải chỉ riêng cho người Phật Tử mà cho cả toàn thể nhân loại hơn 6 tỷ người hiện có mặt trên quả địa cầu nầy. Tuy quá trễ vì Đức Phật đã ra đời tại Ấn Độ, tính từ đó đến nay đã hơn 25 thế kỷ rồi, trong khi đó những Tôn Giáo khác có mặt trễ hơn, nhưng đã được thế giới nhìn nhận sớm hơn. Nếu không nhờ các nước thành viên Phật Giáo như Tích Lan, Thái Lan, Bhutan, Miến Điện v.v... can thiệp, đề nghị với Liên Hiệp Quốc, thì chắc rằng ngày sinh ra đời của Ngài cũng chỉ có giới Phật Tử biết đến mà thôi.
04/06/2015(Xem: 5829)
Phật đản năm nay (2015-2639), tuy chủ trương của Giáo hội không tổ chức xe hoa, vì đang xây dựng Việt Nam Quốc Tự, hẳn nhiên phần lớn quần chúng không ai tán thành quyết định nầy, nhưng rồi cũng phải tuân hành.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]