Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phụng sự viên đa nhiệm và tình người ấm áp tại Vesak 2643 (2019)

17/05/201907:34(Xem: 7372)
Phụng sự viên đa nhiệm và tình người ấm áp tại Vesak 2643 (2019)

Phụng sự viên đa nhiệm

và tình người ấm áp tại VESAK 2019

Ngày 14.5.2019 Đại lễ Phật đản LHQ VESAK lần thứ 3 tổ chức tại Việt Nam đã bế mạc tại chùa Tam Chúc, tỉnh Hà  Nam. Đoàn chúng tôi với đại diện đến từ 2 đơn vị là Công ty CP Sách Thái Hà và CLB Yêu Sách Thái Hà mang tên Vườn Yêu Thương đã hoàn thành nhiệm vụ của mình sau 4 ngày phụng sự liên tiếp. Là một trong 4 thành viên tham gia phụng sự, tôi tự nhận thấy rằng, sự kiện trọng đại này đã để lại trong tôi cực kỳ nhiều ấn tượng và những bài học sâu sắc.

Quý vị đã theo dõi trên các phương tiện thông tin đại chúng với nhiều bài viết, phóng sự nên chắc chắn đã biết rằng những kỷ lục trong đại lễ VESAK 2019 tại Việt Nam bao gồm Đại lễ Phật đản quốc tế lớn nhất, Hội thảo Phật giáo quốc tế lớn nhất, Chương trình biểu diễn nghệ thuật Phật giáo quốc tế lớn nhất, Lễ hội thắp đèn Hoa đăng cầu nguyện hòa bình thế giới có số lượng người tham gia đông nhất và nhiều những kỷ lục khác.

Tuy nhiên, tôi muốn đề cập đến VESAK 2019 ở một khía cạnh khác. Đó là những con người đằng sau những kỷ lục đó.

Phụng sự viên đa nhiệm

Nằm trong Tiểu Ban Triển lãm cổ vật thuộc ban Văn hóa TW GHPG VNvới không gian trưng bày tại điện Quán Âm, tôi được may mắn tận mắt chứng kiến nỗ lực của toàn bộ những con người ngày đêm làm việc hết công suất cho một triển lãm thành công.

Để có thể đưa đến cho hàng chục ngàn người tham gia chiêm ngưỡng 3 chủ đề: Văn hóa Phật giáo Việt Nam (ngôn ngữ, pháp phục, kiến trúc, di sản); Văn hóa Phật giáo thế giới; Văn hóa Phật giáo qua sưu tập tem, những  cá nhân tham gia ban tổ chức đã phải di chuyển các cổ vật từ khắp mọi miền tổ quốc, đặc biệt là từ Đà Nẵng. Tất cả phải được đóng gói, vận chuyển, bảo vệ hết sức cẩn trọng và công phu. Có những bức tượng Phật có đến 2000 năm tuổi cực kỳ quý giá.

Trước và trong đại lễ, tôi được kể lại rằng, toàn bộ công việc đều được triển khai cả ngày lẫn đêm, 24/7, không hề nghỉ ngơi. Mọi phụng sự viên cùng thay nhau làm việc để hoàn thiện khâu chuẩn bị, kịp với tiến độ đã đề ra từ trước.

Mặc dù được phân công từng nhiệm vụ cụ thể, tuy nhiên với lượng người tham gia đông nhất từ trước đến nay, ngay từ ngày 12/05, tất cả phụng sự viên chúng tôi đều trong tâm thế có thể làm mọi việc. Chúng tôi trở thành những hướng dẫn viên cho du khách và đã cố gắng hết mình.

Khi đeo lên mình tấm thẻ của Ban Tổ Chức là chúng tôi đã thành một nơi hướng dẫn cho khách tham quan và trả lời hầu như mọi thắc mắc, mọi câu hỏi. Ví dụ như đơn giản nhất là những câu hỏi: Pho tượng này có niên đại từ bao giờ? Chất liệu là gì? Triển lãm này có bao nhiêu phần? Nên bắt đầu xem từ đâu? Trên tường những bức tranh làm bằng gỗ hay bằng đá? Ngoài ra là các câu hỏi tổng thể như Đại lễ VESAK khi nào khai mạc và hôm nào bế mạc? Hôm nay có những sự kiện gì? Ở đâu và khi nào?

Chúng tôi cũng đã trở thành phiên dịch rất thú vị. VESAK 2019 thu hút nhiều du khách quốc tế nên để thể hiện một quốc gia đăng cai chu đáo và thân thiện, đôi khi phụng sự viên cũng phải biết giao tiếp, hướng dẫn tương tác bằng ngoại ngữ nữa. Nhiều cuộc trao đổi, kể cá với báo chí, truyền hình, chúng tôi đã thể hiện tốt nhất vai trò của phiên dịch.

Cong qua Vesak 2019 (1)Cong qua Vesak 2019 (2)Cong qua Vesak 2019 (3)Cong qua Vesak 2019 (4)Cong qua Vesak 2019 (5)Cong qua Vesak 2019 (6)Cong qua Vesak 2019 (7)Cong qua Vesak 2019 (8)Cong qua Vesak 2019 (9)Cong qua Vesak 2019 (10)Cong qua Vesak 2019 (11)Cong qua Vesak 2019 (12)Cong qua Vesak 2019 (13)Cong qua Vesak 2019 (14)Cong qua Vesak 2019 (15)Cong qua Vesak 2019 (16)Cong qua Vesak 2019 (17)Cong qua Vesak 2019 (18)Cong qua Vesak 2019 (19)Cong qua Vesak 2019 (20)Cong qua Vesak 2019 (21)Cong qua Vesak 2019 (22)Cong qua Vesak 2019 (23)Cong qua Vesak 2019 (24)Cong qua Vesak 2019 (25)

Mọi phụng sự viên chúng tôi luôn thấm nhuần trách nhiệm đảm bảo cho triển lãm an toàn đối với cả khách tham quan lẫn cổ vật. Thực tế xảy ra là khách thập phương vẫn có thói quen thích nhìn tận mắt và sờ tận tay. Sờ tay vào hiện vật là không nên trong bất kỳ triển lãm nào. Do vậy sự nhanh nhẹn và cách giao tiếp nhẹ nhàng, hoan hỉ là rất quan trọng đối với tất cả các thành viên trong BTC chúng tôi. Chúng tôi đã thật sự cố gắng để đảm bảo không có tổn thất cho triển lãm mà vẫn đảm bảo sự hài lòng của khách tham quan.

Một việc làm khác khá quan trọng là chăm sóc cho bản thân và chăm sóc cho người khác. Dù nhiều việcnhư vậy nhưng chúng tôi luôn phải ý thức giữ sức khỏe cho bản thân cũng như chăm sóc những người cùng tham gia. Thường đêm chúng tôi kết thúc rất khuya. Nhiều bạn phải ngủ ngay tại hiện trường. Khách tham quan rất đông mà số lượng phụng sự viên không nhiều nên chúng tôi phải chăm sóc lẫn nhau để đảm bảo sức khỏe và tinh thần.

Rất nhiều côg việc không tên đòi hỏi sự ứng biến ngay lập tức như quét dọn, cắm hoa, chuẩn bị sắp xếp cho thời gian thăm của Thủ tướng và các lãnh đạo cấp cao hay các nghi lễ. Nhiều công việc hoàn toàn không có trong kịch bản và không được chuẩn bị trước.

Chúng tôi còn thêm một vai nữa là phóng viên ghi hình và viết bài. Sau mỗi sự kiện chúng tôi, các phụng sự viên của đoàn Thái Hà đều về và chia sẻ lại những gì mình đã trải qua. Chúng tôi chia sẻ trên mạng xã hội. Tôi thì quyết định viết bài này để thật nhiều người có thể cảm nhận cùng. Mỗi thành viên phải tự mày mò, nghiên cứu để biết cách chụp ảnh cho đẹp, học cách quan sát và tổng hợp thông tin như một nhà báo.

Đa nhiệm như vậy nhưng cũng rất ấm tình người

Điểm thú vị là các phụng sự viên đến từ nhiều cơ quan và tổ chức khác nhau. Chúng tôi chưa từng gặp nhau trước đây nhưng sự quan tâm lẫn nhau trong quá trình làm việc làm cho chúng tôi thật sự gần nhau, đều coi nhau như người thân từ lâu.

Chúng tôi quan tâm cho nhau từ bữa ăn đến giấc ngủ. Có hôm vì công việc nhiều quá và khuya quá, chúng tôi ngủ luôn tại triển lãm. Thế là các bạn nam cùng đoàn ngay lập tức nhường cho chị em chúng tôi chiếc màn để tránh muỗi. Thật là cảm động. Rồi nhiều khi có chút mệt hay đói, một hộp cháo hay vài miếng trái cây thôi mà sức lực quay trở lại ngay lập tức và lại khỏe như thường.

Tôi nhớ nhất ngày cuối cùng tại chùa, có cậu em người Đà Nẵng có nói với chúng tôi: “vài tiếng nữa là các chị về rồi, em phải ăn cùng chị bữa cơm này mới được”. Nghe thế thôi mà tôi vừa buồn cười lại vừa xúc động.

Chỉ có vài ngày phụng sự VESAK thôi mà dường như năng lực cá nhân của tất cả chúng tôi trong đó có đoàn Thái Hà đã được nâng cao rất nhiều. Những trải nghiệm thực tế thật quý giá. Tuy có vất vả, có đêm chỉ được ngủ 3 tiếng, nhưng những gì chúng tôi nhận được là vô cùng quý giá. Chúng tôi không những có cơ hội đóng góp chút sức lực cho sự kiện lớn được tổ chức tại Việt Nam mà còn học được vô cùng nhiều bài học, nhận được những tình cảm ấm áp của những anh chị em trong đoàn. Chúng tôi đang rất nhớ đến anh Trí, anh Xuân, anh Thuật, em Đông, em Nam,…

Do quy mô của VESAK 2019 lớn nên có thể trong khâu tổ chức có những điều còn thiếu sót, nhưng là người tham gia một phần vào chương trình, chúng tôi đã cố gắng hết sức. Chúng toi thật sự hết mình và mong sự kiện cũng tạo tiếng vang lớn không chỉ tại Việt Nam mà ra cả thế giới, góp phần giúp Phật giáo ngày càng phát triển mạnh mẽ và lan tỏa giá trị tuyệt vời vào đời sống người dân.

Lê Thị Thanh Mai – Chủ nhiệm CLB yêu sách Thái Hà

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/12/2010(Xem: 6180)
Khi đức Phật đản sinh, trên trời có chín rồng phun hai dòng nước ấm mát tắm rửa cho Ngài, cùng lúc ấy, chư thiên tung hoa trời, trổi nhạc trời chúc mừng thái tử.
01/12/2010(Xem: 7853)
Lễ tắm Phật là một trong những nghi thức phổ biến của lễ hội Phật đản hằng năm trong nhiều truyền thống Phật giáo khác nhau. Nghi thức này vốn đã xuất hiện khá lâu tại Ấn Độ, Trung Á và Trung Hoa...
24/11/2010(Xem: 12291)
Bộ Ảnh về Cuộc Đời Đức Phật, Bộ hình phác họa về lịch sử, cuộc đời đức Phật do một họa sĩ người Thái Jamnuon Jhanando thực hiện. Những lời giải thích do cá nhân chúng tôi chú thích, nếu có sai sót xin nhờ quý vị chỉnh sửa dùm cho đúng. Kính tri ân…
24/11/2010(Xem: 4320)
Phật giáo Việt Nam trong nước cũng như ngoài nước đã không như hôm nay nếu không có cuộc vận động tự do tín ngưỡng và công bằng xã hội do Phật giáo phát động ở Miền Nam năm 1963.
20/10/2010(Xem: 6103)
Nó là một đứa bé miền quê, mà người trong làng hay gọi là thằng Moi. Có lẽ vì hồi nhỏ nó hay moi đất sét để nắn cái này cái kia cho nên, mới có cái biệt hiệu đó. Nó nhớ hồi đó, có lần nó nắn tượng mấy ông Phật mà nó thấy trong chùa, bị mẹ nó la cho một trận tơi bời khói lửa, nói là không nên làm vậy vì thất kinh với Phật. Trong đầu óc nó không biết làm như vậy là thất kính với Phật, nó chỉ biết thấy ông Phật trong chùa như thế nào thì nắn lại như vậy. Mà mẹ nó nói cũng đúng. Nó nắn tượng Phật xấu hoắc, không có tướng hảo quang minh gì cả, chỉ làm xấu đi hình tượng phước trí trang nghiêm của Phật mà thôi.
11/10/2010(Xem: 12715)
Hòa cùng với niềm hoan hỷ của hàng trăm triệu người con Phật trên thế giới đón mừng ngày đản sinh của đức Thích Ca Mâu Ni, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ và các Chùa, các Tự Viện tại miền Nam California, sẽ long trọng tổ chức Đại Lễ Phật Đản Phật Lịch 2558 vào ngày thứ Bảy 3 tháng 5 năm 2014 tại Trường Trung Học Bolsa Grande, 9401 Westminster Avenue, Garden Grove, CA 92844, Orange County, California, Hoa Kỳ.
10/10/2010(Xem: 7381)
Cách đây 2638 năm tại kinh thành Ca Tỳ La Vệ xứ trung Ấn Độ, giữa loài người chúng ta và trên trái đất xinh đẹp này, một Đức Phật đã ra đời đó là Đức Thích Ca Mâu Ni. Theo truyền thuyết thái tử Tất Đạt Đa khi đản sinh đã bước đi bảy bước có hoa sen đở chân, cùng lúc ấy chư thiên tung hoa trời, trổi thiên nhạc đón mừng thái tử ra đời, trên không trung có chín rồng phun nước ấm mát tắm cho thái tử.
09/10/2010(Xem: 7853)
Mùa Phật Đản lại về. Cùng với Phật Giáo đồ trên toàn thế giới, cũng vào ngày giờ này, chúng ta thành kính đón mừng lễ Đản Sanh của Đức Từ Phụ trong niềm hân hoan và lòng biết ơn vô hạn đối với Ngài, đối với đạo lý giải thoát như thật do Ngài vạch ra. Trong niềm hân hoan và biết ơn vô hạn đó, tôi xin gửi đến chư tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tang Ni và đồng bào Phật Tử trong cũng như ngoài nước, lời cầu chúc an lành, lời kêu gọi hòa hợp và tiến tu.
08/10/2010(Xem: 6768)
Người ta luôn hỏi câu này, Phật đã đi đâu và hiện nay ngài đang ở đâu? Đây là một câu hỏi rất khó trả lời cho những ai không có một sự tu tập về đời sống tâm linh. Bởi vì người đời thường nghĩ về cuộc sống theo cách của thế gian. Họ khó có thể hiểu được khái niệm một vị Phật. Vài nhà truyền giáo nào đó tiếp cận các Phật tử và nói rằng Phật không phải là một vị thần mà chỉ là một con người. Ngài đã chết và không còn nữa. Vậy thì làm sao người ta có thể tôn sùng một người cũng đã chết? Những chúng ta phải hiểu rằng, Đức Phật được tôn xưng là Thiên Nhân Sư, vị thầy của chư thiên và loài người. Bất cứ khi nào chư thiên có gặp khó khăn, họ đều gặp ngài để xin lời khuyên. Thế rồi họ nói rằng vị chúa tể của họ vẫn hằng sống, và đó là lý do tại sao người người cầu nguyện với Ngài.
21/09/2010(Xem: 5968)
Mỗinăm đến ngày Phật Đản, nhìn hình tượng đức Phật Sơ Sinh tôi có cảm giácrằng sự kiện lịch sử ấy xảy ra dường như không xa lắm. Mớimột ngày nào trong vườn Lâm Tỳ Ni nơi thành Ca Tỳ La Vệ nước Nepal (mộtvương quốc của Ấn Độ), đức Từ phụ của chúng ta vì lợi ích của chúng sanh mà một lần nữa trở lại cõi đời này với hình ảnh một con người bình thường, một thoáng thời gian mà đã 2625 năm trôi qua, nhưng hình ảnh bậcvĩ đại đó vẫn còn sống mãi với dòng thời gian bất tận, và tồn tại mãi trong con tim của người phật tử chúng ta...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]