Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trường Ca Phật Đản (thơ)

07/05/201905:52(Xem: 4097)
Trường Ca Phật Đản (thơ)
duc phat dan sanh-2

Trường Ca Phật Đản
Thi Sĩ Vũ Hoàng Chương
 
Đã chín trăm ngàn kiếp phù du trôi qua

Từ phút Tình thương nhập thể chói loà.
Trên giòng Thời gian
     hợp tan bao nhiêu đời tinh đẩu;
Tới nay: thế kỷ Hai mươi sáu
Vừa Tám tuổi phương phi.
Lũ chúng con ngửa mặt chắp tay quỳ
Hướng nẻo sông Hằng nước Phật,
Cất tiếng niệm ngân vang chín tầng trời đất:
Nam mô Bổn sư Thích ca Mâu Ni!

...
[thiếu một đoạn]
...

Cây núi Ngự kết ngôi vàng Phật ngự
Nước sông Hương mùi đạo ngát hương đưa
Một lời chuông gọi
Muôn ngàn tiếng thưa.
Nắng Trường Sơn đồng vọng
Hồi thanh Bến Hải mưa.
Từ khắp chốn, vượt dầu sôi lửa bỏng
Về nơi đây, mừng tủi mấy cho vừa!
Cầu Bạch Hổ nhịp vang gió sóng
Chợ Đông Ba đằm vị muối dưa;
Vút cánh dơi bay, này quá khứ gửi âm thừa!

Hơi đất mồ hoang về, lời lời ẩm ướt;
Lằn roi ngực lạnh về, tiếng tiếng u ơ.
Và một giọng cười điên lảo đảo
Xoay ngược Địa cầu trở lui vòng quỹ đạo,
Dốc thời gian đổ ngược hướng huyền cơ...
Chúng con chợt tơi bời tâm não
Nghe trong da thịt sững sờ.
Máu khóc xương kêu
     trời ơi kìa: bàn tay ai bão táp?
Cho loài kim nghiến răng
     bánh xe chà đạp,
Tám chồi măng rụng xuống
     đêm ngàn thu bơ vơ...
Ôi, bây giờ tưởng bấy giờ;
Vui thành công lại hồn thơ nghẹn ngào!

Dĩ vãng chúng con: chuỗi hình nhân què quặt;
Mà Tương lai, mà Hiện tại...
     e còn nguyên nước lửa gươm đao!
Bên tai như thét như gào
Những giây phút, những tháng năm tàn tật,
Lũ mê muội hiểu gì đâu lẽ còn lẽ mất,
Rồi đây nhân loại ra sao?
Lạy đấng Thế Tôn, xin trỏ đường vào
Thế giới của Tình Thương Đích Thật!
Cảnh giả thân hờ lây lất
Xa vời bến Giác chừng bao?

Thoắt đâu vầng nhật
Bè mây nâng cao;
Tiếng nổ chớp giật
Mười phương hải trào.
Nghe dội xuống tận lòng sâu trái Đất,
Tung ra hoà tấu khúc thần giao;
Và ức triệu rễ Bồ đề
     tự muôn cành phơ phất
Rủ xuống trần tâm
     đang mừng tủi nao nao;
Lòng chúng con; sa mạc khát mưa rào!
Kể đã ba mươi ngàn bảy trăm tuần
Trăng đầy Giác hải, nguyệt tròn Pháp luân,
Nay ánh sáng lại đêm rằm ngọt mật.
Cõi Ta bà: thấy chăng ngày đản Phật.
Tám nguồn công đức thuỷ
     dâng về thanh khiết băng trinh?
Tám chồi măng: tám hành tinh
Nổi trên bọt sóng, hồi sinh huy hoàng.

Đâu còn vết máu,
Chỉ thấy hào quang!
Lòng tin mấy thuở đi hoang
Đã đến lúc về ngôi: Chín tầng Tháp Báu.
Thiền nguyên, thế kỷ Hai mươi sáu
Vừa tám tuổi hôm nay,
Giữa khoảng trời Nam Đất Việt này!
Lời tụng niệm vượt âm giai cao nhất
Nam mô Bổn sư Thích ca Mâu Ni Phật!
Đón dư âm ngừng núi lở sông bồi...
Càn khôn treo nhịp Luân hồi
Chầu quanh một bóng Phật ngồi từ bi.

Vũ Hoàng Chương
Huế, tháng 5, T.L. 1964

***

(Kính bạch Thầy,Con không có bài thơ Phật Đản đó của Thi hào Vũ Hoàng Chương, Thầy ạ.
Xin kính gởi đến Thầy bài Trường Ca Phật Đản của Thi hào Vũ Hoàng Chương sáng tác tại Huế năm 1964 rất cảm động.
Kính bái, Nguyên Toàn TVL)



***
(Xem bài cùng tác giả)
vuhoangchuong
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/05/2013(Xem: 3598)
Đức Phật xuất hiện giữa cõi đời, không như những vị thần linh và không hề mặc khải cho ai và cũng không hề để cho ai mặc khải, mà Ngài xuất hiện giữa cõi đời với tư cách của một bậc Giác ngộ hoàn toàn, nội hàm đầy đủ hai chất liệu đại trí và đại bi, đến và đi duyên theo đại nguyện.
18/05/2013(Xem: 5908)
Trong kinh điển Pāli không có dấu hiệu nào cho thấy Đức Phật đã từng biết đọc biết viết cả(26)của H.W. Schumann, là một luận điểm võ đoán, nếu không nói là chưa phản ánh đúng sự thật lịch sử. Gần mười năm trước, lần đầu tiên tiếp cận tác phẩm Đức Phật lịch sử(1)của H.W. Schumann qua bản dịch của cô Trần Phương Lan, cảm giác đầu tiên của chúng tôi là sự kính phục về độ uyên bác của tác phẩm cũng như sự dấn thân khoa học của bản thân tác giả. Lời giới thiệu tác phẩm của HT.Thích Thiện Châu trong bản dịch tiếng Việt cũng đồng quan điểm này, khi ngài cho rằng: H.W. Schumann đã dày công nghiên cứu và xây dựng hình ảnh của Đấng Giác Ngộ như một người sống thật trong khung cảnh thật của Ấn Độ cổ đại, với những nhận xét khách quan của một học giả nghiên cứu có hệ thống rõ ràng theo phương pháp khoa học. Cái nhìn của học giả H.W. Schumann về Đức Phật có vẻ khác lạ với quan niệm về Đức Phật của Phật tử Việt Nam, nhưng đó chính là điều bổ ích làm tăng giá trị của quyển sách trong sự đóng góp vào
10/04/2013(Xem: 4659)
Chúng ta kỷ niệm đại lễ Phật Đản, tức là chúng ta làm lễ kỷ niệm ngày ra đời của Đấng Thích Ca Mâu Ni, Đức từ phụ của chúng ta. Ngày ra đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ở trong cõi Diêm Phù Đề này có những ý nghĩa trọng đại và sâu xa như sau...
10/04/2013(Xem: 7332)
Trong các buổi lễ tụng kinh cầu an, chư Tăng cũng như những người cận sự nam - nữ không thể thiếu bài kệ "Jayamangalagàthà - Bài kệ Hạnh phúc thù thắng". Bởi vì bài kệ này tán dương, ca tụng oai lực của Ðức Phật đã cảm thắng tám trường hợp xảy ra vô cùng khó khăn. Mỗi trường hợp Ðức Phật vận dụng mỗi pháp, không những để đối trị mà còn làm cho đối phương cảm phục phát sanh đức tin xin quy y nơi Tam bảo.
08/04/2013(Xem: 7080)
Nói đến hạnh nhẫn nhục thì có lẽ không ai trên cõi đời này - nhất là giới giàu sang phú quý, thanh thế uy quyền- nhẫn nhục bằng đức Phật khi còn tại thế. Ngài nhẫn nhục chỉ vì mục đích tối thượng là tìm ra chánh đạo, giải thoát sanh tử cho mình và cho mọi người, mang lại thanh bình, an lạc cho chúng sanh. Nhẫn nhục ở đây không mang ý nghĩa ráng sức chịu đựng hay cố đấm ăn xôi nhằm đạt đến mục tiêu danh vọng của riêng mình.
08/04/2013(Xem: 10906)
Hằng năm cứ mỗi độ cuối đông, toàn thể Phật giáo đồ trên khắp năm châu bốn bể, đều long trọng tổ chức lễ kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo (vào ngày mùng tám tháng mười hai âm lịch).
08/04/2013(Xem: 4488)
Người ta luôn hỏi câu này, Phật đã đi đâu và hiện nay ngài đang ở đâu? Đây là một câu hỏi rất khó trả lời cho những ai không có một sự tu tập về đời sống tâm linh. Bởi vì người đời thường nghĩ về cuộc sống theo cách của thế gian.
27/01/2013(Xem: 5451)
Hôm nay, nhân mùa Phật Đản, quý phật tử đạo tràng Trúc Lâm Sen Trắng Đà Nẵng trở về Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã tu tập hai ngày một đêm. Đêm rồi quý vị đã được tụng kinh, ngồi thiền. Khuya nay quý vị cũng đã ngồi thiền rồi và mới tụng kinh Lễ Phật Đản xong. Bây giờ đến thời sinh hoạt đạo lý. Ngày lễ Phật Đản, chúng ta cúng dường Đức Phật theo mấy cách? Kỷ niệm mừng ngày Đức Phật giáng sanh, chúng ta có rất nhiều cách để cúng dường lên Ngài. Cụ thể, trong Kinh dạy chúng ta có ba cách cúng dường.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567