Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bất Kính và Tôn Kính Tam Bảo

22/05/201809:04(Xem: 8179)
Bất Kính và Tôn Kính Tam Bảo

 le tamhop

 

 

BẤT KÍNH VÀ TÔN KÍNH TAM BẢO

TK  Giác Nguyên

(Giảng tại lớp Kinh Tạng Vietheravada, Paltalk)

Một lần nọ Đức Phật dạy rằng, trong bao nhiêu năm hoằng đạo, trong tấm thân này ta chỉ nói hai điều: Khổ và con đường diệt khổ. Hai vấn đề này vô cùng quan trọng, đó chính là vấn đề cốt tủy của đạo Phật. Sự có mặt của mình trên đời này, dù làm một vị đại đế trên nhân gian hay là một con chó, con heo; dù là một thiên thần, tiên ông hay tiên nữ rồi xuống làm con này con kia ở dưới 18 tầng địa ngục, hễ có mặt là khổ. Thân tâm của mình từng phút giây trôi qua là bị khổ bởi nhân xấu và quả xấu. Nhân xấu thì phiền não cứ dập tới dập lui, quả xấu thì hết chuyện bất toại này đến bất toại khác. Phải có học đạo, phải có hành trì, hành trì này không phải là cạo đầu, lên núi, mà là sống chánh niệm, có sống chánh niệm mới thấy mình từ sớm đến chiều đau khổ triền miên, khổ do nhân xấu và khổ do quả xấu. Khổ do nhân xấu tức là khổ do tham, sân, si; khổ do quả xấu là những chuyện bất toại, không như ý. Suốt ngày cứ như vậy. Một khi mình đã thấm thía tới nơi tới chốn cái gọi là khổ rồi thì tự dưng mình có lòng tôn kính, tri ơn đối với Đức Phật. 

Chú giải nói tôn kính Đức Phật là tôn kính pháp tánh của Ngài, biết rõ Ngài đã từ vô số kiếp do bi, trí, dũng mà quên mất bản thân để hành Ba-la-mật, vì đời, vì Phật đạo, kiếp cuối thành Phật rồi thì Ngài không có một ngày một giờ nào không nghĩ đến chúng sinh. Kẻ nào không hiểu được ba hạnh lành căn bản của Phật (cái gì Ngài cũng biết, ai Ngài cũng thương, đức lành  nào Ngài cũng có), không hiểu được trong trăm ngàn muôn triệu tỷ tỷ đại kiếp mới có một người như vậy ra đời, con người đó khi ra đời rồi, dù người ta không gặp Ngài trực tiếp, chỉ chút ít lời dạy của Ngài cũng cứu chuộc bao nhiêu mảnh đời tang thương máu lệ của trần gian này, không tìm hiểu về ân đức của Bậc Đạo Sư cũng là một kiểu bất kính.

Khi Thế Tôn còn tại thế, tất cả tăng ni và cư sĩ khắp mọi phương trời chỉ cần họ là người thờ Phật thì trong chỗ ở riêng tư hoặc trong nhà của họ luôn luôn có một chỗ rất trang trọng luôn được lau dọn quét tước sạch sẽ trải sẵn chỗ ngồi. Dù họ tu trên núi cao rừng thẳm hang động ở Pakistan hay Tích Lan cũng luôn luôn có một chỗ ngồi rất trang trọng bởi biết đâu chiều nay, đêm nay, sáng sớm ngày mai Thế Tôn sẽ xuất hiện ở đây. Dù chuyện đó có thể không có, nhưng vì biết Ngài còn là họ chuẩn bị sẵn cho Ngài một chỗ ngồi xứng đáng. Khi tin buồn từ Kusināra loan đi rằng Đức Thế Tôn không còn nữa thì từ ngày ấy chỗ ngồi ấy mới không còn. Dần dần 6 thế kỷ sau, chỗ ngồi ấy được thế bằng cái bàn thờ có hoa, có nước cúng dường rồi từ từ có tượng khi người Hy Lạp vào Ấn Độ. Phải đến thế kỷ thứ VI sau khi Phật viên tịch thì mới có tượng.

Kính Phật là hiểu Phật và tôn kính cả những dấu vết của Ngài, dù đó là ảnh vẽ hay tranh tượng. Vô chỗ thờ phụng, đền tháp, mà có sự bất kính cũng là bất kính với Bậc Đạo Sư. Từ lâu lắm rồi, tôi rất là khó chịu nếu thấy mình nằm cao hơn cuốn kinh, cao hơn tượng Phật. Có chỗ, tôi ngủ hẳn lên sàn trên một tấm nệm. Nhiều khi đọc sách chất chồng chồng, nằm mà liếc thấy cuốn kinh nằm thấp hơn, mình còn khó chịu, nói gì là tượng Phật. Đến nhà Phật tử hay người quen mà nhắm góp ý được tôi cũng nói, có nhiều nhà có cái trang thờ trên cao nhưng có nhiều nhà không có trang thờ, họ thờ Phật ngay trên đầu tủ. Khi mình đứng mà tượng Phật cao ngang hông mình, đối với tôi đó là sự vô phép, rất là bất kính, rất là phạm thượng. Tối thiểu cái chỗ ngồi của tượng Phật phải là từ ngực mình trở lên.

 

Đã tôn kính và tri ơn đối với Đức Phật thì không thể nào xem nhẹ lời dạy của Phật. Xem nhẹ nghĩa là học một cách không cẩn trọng, suy tư không cẩn trọng, ghi nhớ không cẩn trọng và hành trì không cẩn trọng. Tôi thấy nhiều người cứ học sơ sài, tưởng là đủ rồi, tới hồi kể lại trật lất. Nghe giảng như vậy đó, vậy mà tối về chép ra chữ post lên facebook, trật lất. Như vậy là thiếu tôn kính pháp. Quí vị tâm đắc với Phật pháp một vấn đề giáo lý nào đó, nếu có ghi chép, có truyền thừa, có giảng dạy lại cho người khác thì làm ơn cẩn thận một chút.

Đức Phật từng dạy rằng: Này các tỳ kheo, giống như con sư tử khi bắt mồi dù đó là con mồi lớn như con trâu rừng, hay con mồi nhỏ xíu như con chồn con cáo con thỏ,  một khi tung mình bắt mồi thì nó luôn luôn cẩn trọng. Cũng vậy, này các tỳ kheo, khi Như Lai thuyết giảng chánh pháp dù cho trước đại chúng hàng ngàn người hay chỉ thuyết pháp cho một người thì ta luôn luôn thuyết giảng một cách cẩn thận. Không phải là đại khái sơ sài cho qua, lấy lệ, cho có.

Với nhận thức của phàm phu cộng với khuynh hướng suy tư của mình, mình không thấy chuyện đó là quan trọng; mình thấy thôi cứ đại khái là được rồi. Nhưng có điều, như vậy là lòng tôn kính Pháp của mình không có nhiều như Đức Phật. Vì sao? Vì hơn ai hết Đức Phật biết rõ chánh pháp là cái gì, tác dụng hiệu năng của chánh pháp ra sao. Chính chánh pháp đã thay đổi cục diện của toàn vũ trụ. Một lần có vị Chánh Đẳng Giác ra đời là có sự thay đổi rất lớn trong thế giới của chư thiên, nhân loại. Từ đâu mà ra như vậy? Là do sức mạnh của chánh pháp. Chính các ngài thấy rằng trở thành vị Chánh Đẳng Chánh Giác cũng phải nhờ chánh pháp. Với trí tuệ của vị Chánh Đẳng Giác các ngài biết rằng trước mắt mình tuy chỉ là một người mà thôi nhưng đây là một vị Bồ tát tương lai, đây là một vị hoàng đế tương lai, đây là một con người tiếng tăm tương lai, đây là một cá nhân mà nếu hôm nay họ nghe được đàng hoàng thì họ sẽ hành trì đàng hoàng và họ sẽ trao truyền lại cho người khác một cách rất đàng hoàng. Khi bản thân họ ghi nhớ lắng nghe, gặm nhấm tiêu hóa một cách đàng hoàng thì họ sẽ hành trì đàng hoàng, trao truyền lại cho người khác một cách đàng hoàng, thì lúc bấy giờ buổi giảng một thầy một trò hôm nay sẽ để lại một dây chuyền lợi lạc không ước lượng được. Chỉ cần có một người đắc quả Tu-đà-hoàn thôi thì vô lượng vũ trụ sẽ được vô lượng lợi ích. Vì sao? Vì chỉ cần một người đắc đạo thì thế giới sẽ mất đi bao nhiêu Hitler, Pol Pot, Mao Trạch Đông. Một con dòi trước mặt mình hôm nay, mai này nó tiếp tục luân hồi làm Pol Pot, Mao Trạch Đông hay Hitler thì cũng dễ hiểu không có gì lạ. Vấn đề không phải chỉ một mình Hitler, Pol Pot hay Mao Trạch Đông mà vấn đề là cứ mỗi kẻ cầm đầu, lãnh đạo gian ác thì sẽ để lại một di hại khôn lường cho xã hội, nhân quần. sự có mặt của một tên gian hùng đại ác là đại họa cho chúng sinh. Một con dòi mà khi nó đầu thai trở lại làm kẻ đứng đầu đất nước thì có phải là đại họa cho người ta hay không. Chính vì vậy cho nên học pháp cẩn thận, giảng pháp cẩn thận, suy tư cẩn thận, hành trì cẩn thận để có ai đó được nghe lại, họ hiểu họ nhớ họ hành trì đúng thì thế giới bớt đi một cái họa. Chính từ chỗ này nên Đức Phật dạy rằng: Khi giảng cho một người thì cũng giảng rất cẩn thận y như giảng cho một triệu người nghe trên cõi Trời Đao Lợi.

 

Tăng chính là những vị thực hành những lời dạy của Phật. Không phải cạo đầu đắp y là tăng mà là những vị có thực hành. Có 5 hạng Tăng: Hạng thứ nhất là ‘Sotāpannapatipannaka’: phàm phu đang tu tập để chứng Sơ quả, cộng thêm bốn tầng thánh nữa thành 5 hạng Tăng bảo. Sotapannapatipannaka là phàm phu đang tu tập dốc lòng chứ không phải là sáng tọa thiền tiếng rưỡi, đi kinh hành tiếng rưỡi rồi vô trùm mền ngủ, chiều đi shopping… Phải là hành giả tinh chuyên miên mật, dốc lòng, đổ máu phơi xương phơi thịt để tu thì mới gọi là hạng Sotapannapatipannaka.

Nếu đối với Phật, Pháp, Tăng mà coi không có gì thì chắc chắn dẫn đến thối đọa. Những người không có niềm tin Phật pháp, những người đạo Chúa, đạo Hồi… nghe giảng như thế này thì nói rằng “Tại vì người ta theo đạo Phật nên mới nói vậy”. Xin thưa, thực ra, nếu mình hiểu Phật là gì, Pháp là gì, Tăng là gì thì sẽ thấy ở đây không hề có vấn đề tôn giáo mà chỉ có vấn đề chân lý, chỉ có vấn đề điều thiện. Không hề có gắn những thứ khói nhang, chùa miểu vào đây. Khi ta yêu kính được Phật, yêu kính được chánh pháp, yêu kính được chúng tăng thì có nghĩa là ta đang yêu điều thiện. Nếu quả thật trên đời này có hỏa ngục thì chỗ đó dành cho người không yêu được điều thiện. Phật pháp là đại biểu cho điều thiện ở đời, nếu không thiết tha yêu kính điều thiện thì chúng ta đi đâu? Theo khoa học thì rất là cụ thể, mỗi vùng có những thứ động vật, thực vật, khoáng vật phân bố tùy theo điều kiện tương ứng với thổ nhưỡng của vùng đó, cũng vậy, khi ta yêu điều thiện hay yêu điều ác thì tâm tư của chúng ta thích hợp với một phương trời, một không gian nào đó tương ứng với tâm tư đó, nếu có tái sanh thì tâm tư đó đẩy chúng ta về một vùng đất tương ứng với kiểu tâm tư đó. Hiểu được những điều này thì chúng ta dốc lòng tôn kính Tam Bảo, tôn trọng pháp học pháp hành và cẩn trọng trong đời sống.

Nhị Tường (lược ghi từ bài giảng Kinh Thập Thượng)




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/05/2020(Xem: 4340)
Cuộc khủng hoảng hiện nay, là thời điểm thích hợp để chúng ta suy ngẫm lại lời dạy quý báu của Đức Phật, đây có thể là ánh quang minh từ bi, trí tuệ, hùng lực, tự do, bình đẳng soi đường dẫn bước cho một thế giới đang tìm kiếm hòa bình, hòa hợp và bền vững.
10/05/2020(Xem: 5068)
Khi ngày Phật Đản chưa qua hết niềm hân hoan của những người con Phật, hướng tâm thành của mình trong nhiều hạn chế của mùa dịch covid-19, thì đón nhận tin vui từ chỉ thị của chính phủ và Ban tôn giáo chính phủ mở rộng các hoạt động tôn giáo. Trong hoàn cảnh nào Phật giáo vẫn luôn đồng hành cùng dân tộc, sánh bước qua từng nhịp vui, buồn với muôn thuở. Do đó niềm hân hoan vẫn còn nguyên vẹn trong muôn vạn trái tim luôn mang nặng trên vai hai trách nhiệm Dân Tộc – Đạo pháp.
09/05/2020(Xem: 7832)
Vào ngày 07 tháng 5 năm 2020, nhằm ngày Rằm tháng 4 năm Canh Tý, Tu viện Huyền Không tọa lạc tại số 14335 Story Road, thành phố San Jose, tiểu bang California, Hoa Kỳ đã trang nghiêm cử hành Lễ kỷ niệm ngày Phật Đản lần thứ 2644, Phật lịch 2564. Nhằm an toàn cho Phật tử trong mùa đại dịch Covid-19, Ni sư trụ trì cùng Ni chúng cử hành lễ tại tu viện và phát hình trực tiếp trên trang facebook “Huyền Không Monastery”; quý Phật tử ngồi tại nhà kính cẩn cùng tham dự lễ từ 10h-12h sáng và 15h-17h30 chiều.
08/05/2020(Xem: 4676)
Tối ngày Rằm tháng 4 năm Canh Tý, tại Tổ đình Tường Vân đã trang nghiêm diễn ra Lễ Tắm Phật nhân ngày Đản sinh của đức Từ phụ Bổn sư Thích Ca Mâu Ni, PL. 2564 - DL. 2020 và Lễ Khánh tuế Hòa thượng Thích Chơn Tế, Trưởng Môn phái Tường Vân, trú trì Tổ đình Tường Vân - Huế. Quang lâm chứng minh buổi lễ có Hòa thượng Thích Chơn Tế, Giáo phẩm chứng minh BTS GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế, Trưởng Môn phái Tường Vân, trú trì Tổ đình Tường Vân, Thượng tọa Thích Lương Nguyên, Tri sự Tổ đình Tường Vân cùng Tăng chúng bổn tự và đông đảo quý đạo hữu Phật tử các giới về tham dự buổi lễ.
08/05/2020(Xem: 4515)
Hằng năm cứ vào ngày trăng tròn mà cách nay đã 25 thế kỷ hơn, toàn thể nhân loại đã đón mừng một bậc vĩ nhân xuất hiện, đem ánh sáng vi diệu để cứu khổ ban vui ; Đó là Thái tử Tất Đạt Đa, sau khi tu hành đắc đạo thành Phật có hiệu là Thích Ca Mâu Ni. Ngài thác sinh vào cung vua Tịnh Phạn, trước Tây lịch. Cuộc đời ngài từ khi sinh ra cho đến ngày nhập diệt là một tuyệt tác đầy ý nghĩa và không thể diễn tả. Ngài đã nhập diệt, nhưng đức tính, trí tuệ và lòng từ bi vẫn mãi mãi còn ở trong lòng nhân loại, trong cuộc đời. Cứ mỗi lần hoa phượng nở, ve cất tiếng kêu vang là báo hiệu cho nhân loại chuẩn bị kỷ niệm đóa hoa ưu đàm nở, xóa tan tất cả những mây mù còn tồn đọng với nhân gian ; đó là nhắc nhở cho chúng ta thực hành đạo giải thoát của ngài bằng tứ vô lượng tâm :từ, bi, hỷ, xả ; tức là thực hành con đường tự lợi và lợi tha đúng ý nghĩa. Muốn thực hành con đường đức Phật để lại là giữ gìn tịnh giới. Bởi trong giới là có đủ tất cả. Giữ tịnh giới cho chính mình là đã tự thực hành về
07/05/2020(Xem: 5005)
Vesak thường là thời điểm của lễ kỷ niệm đặc biệt dành cho quý Phật tử trên khắp thế giới. Đó là thời gian để cầu nguyện và suy tư yên tĩnh, lòng bao dung và sự tận tụy. Tuy nhiên, năm nay dịp lễ sẽ rất khác vì tất cả chúng ta đang trải qua một cuộc khủng hoảng dịch cúm toàn cầu. Quả thật đây là cuộc khủng hoảng chưa từng có trong lịch sử nhân loại một trăm năm qua.
07/05/2020(Xem: 4413)
Tôi gởi lời chúc mừng nồng nhiệt nhất đến đồng bào Phật tử ở tại Úc Châu nhân ngày kỷ niệm Vesak. Lễ kỷ niệm quan trọng nhất trong lịch Phật giáo nơi Phật tử trên khắp thế giới dành kỷ niệm ngày Phật Đản Sanh, Thành đạo và Nhập Niết bàn. Ngày lễ Vesak của người Phật tử Úc phụng sự có nhiều cách, bao gồm trang trí tại các ngôi chùa và nhiều Tự Viện, tham dự cung nghinh và cầu nguyện hoặc dành cả ngày trong chùa, tu viện để thiền định và quán chiếu tịch tịnh.
06/05/2020(Xem: 6457)
Bạn biết không, hằng năm cứ đến mùa Phật Đản là lòng người con Phật đang hướng về bậc cha lành từ phụ Thích Ca, dâng trọn tâm thành kính tưởng niệm đến ngài, bậc cha lành từ phụ ngài luôn dang tay từ bi tế độ cho chúng hữu tình,lầm đường lạc lối,quay về chánh đạo một cách chân chánh.
06/05/2020(Xem: 5069)
Lạy Phật ....con không có Pháp danh Không chay trường như các đệ tử Mặc áo xám, áo đà đi lễ Gõ mõ, tụng kinh sáng, trưa, chiều
06/05/2020(Xem: 6294)
Chúc Nguyện Thư Phật Đản lần thứ 2644 (PL 2564) của Viện Tăng Thống (Tỳ Kheo Thích Tuệ Sỹ)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]