STATEMENT BY H.E. MR. MIROSLAV LAJČÁK, PRESIDENT OF THE 72ND SESSION OF THE UN GENERAL ASSEMBLY, AT COMMEMORATION OF THE INTERNATIONAL DAY OF VESAK. Bài phát biểu của Ngài Miroslav Lajcak, Chủ Tịch Liên Hiệp Quốc trong kỳ Tổng Nghị Hội lần thứ 72, nhân dịp Lễ Hội Quốc Tế Vesak. (bản dịch của Thích Quảng Ba)
Mr. Secretary-General, Excellencies, Ladies and gentlemen,
Thưa Ngài Tổng Thư Ký, quý Ngài Đại sứ, quý Ông Bà,
I am pleased to join millions around the world in celebrating International Day of Vesak. I thank the Missions of Sri Lanka and Thailand for organising this commemoration at the United Nations.Tôi rất hoan hỷ được cùng hàng triệu người khắp thế giới đón mừng Ngày Lễ Hội Phật Đản Quốc Tế. Tôi cảm ơn 2 Phái đoàn Thường trực của Tích Lan và Thái Lan đã đứng ra tổ chức buổi lễ kỷ niệm nầy tại trụ sở Liên Hiệp Quốc.
This day we remember the Buddha’s birth, enlightenment and passing. And, his teachings. Because they remain a source of inspiration and guidance. And for us, here, at the United Nations, many of these principles are more appropriate than ever.Hôm nay là ngày chúng ta tưởng nhớ đến 3 sự kiện: Đản sinh, Thành đạo và Niết bàn của đức Phật. Và, nhất là để tôn vinh Giáo pháp của Ngài, vì những Giáo pháp ấy vẫn mãi là nguồn khích lệ và hướng đạo cho mọi người. Đối với riêng chúng ta, tại đây, Liên Hiệp Quốc, rất nhiều những lời dạy quan yếu của đức Phật là tương thích hơn bao giờ hết.
And I want to highlight three that we must think specially about now.Do đó tôi muốn nhấn mạnh tại đây 3 điểm mà tôi cho là rất đặc biệt trong hiện tại.
The first is on “the middle way”. The Buddha knew both: a life of extravagance and a life of want. He stressed that the extremes were not the way to enlightenment. Instead, he taught that moderation was the required path: the middle way.Thứ nhất là giáo lý Trung Đạo. Đức Phật từng trải nghiệm tận tường cả 2 thái cực: lối sống xoa hoa vương giả và cuộc đời thiếu thốn khổ hạnh. Ngài nhấn mạnh rằng cực đoan không thể là lộ trình đưa đến giác ngộ. Thay vào đó, Ngài dạy chính sự trung dung, vừa phải [và lối sống tri túc thiểu dục] mới chính là con đường mà ai cũng mong tìm.
And in so many areas of our own work, we see this played out again and again. Red lines and hard positions. Extreme views and perspectives. But, when we meet each other in the middle, we make genuine progress.Trong nhiều lĩnh vực công tác của Liên Hiệp Quốc, chúng ta chứng kiến các cực đoan xảy ra liên tục: nào là mức báo động, lập trường quá cứng nhắc, và cácquan điểm và quan niệm cực đoan, v.v... Chỉ khi nào chúng ta gặp nhau ở khoảng giữa, thì sự việc mới tiến bộ đúng đắn.
This is the essence of diplomacy, of multilateralism. We even see this middle way reflected in one of our Sustainable Development Goals – on sustainable consumption and production.Chính cái lập trường dung hợp nầy mới là rất thiết yếu cho những quan hệ ngoại giao và chủ nghĩa đa phương. Chúng ta cũng [vận dụng và] thấy rõ đường lối Trung Đạo nầy phản ánh trong Các Mục Tiêu Phát Triển Bền Vững của Liên Hiệp Quốc: các mục tiêu ấy chỉ có thể thành tựu với cung cách mà con người tiêu dùng và chỉ tiêu mà con người sản xuất phải thể hiện được tính hiệu ứng bền vững [sao cho nhân loại có thể còn được tồn tại lâu dài].
I encourage us all of us to choose the middle way more often.Tôi khuyến nghị tất cả chúng ta chọn áp dụng [cả sự suy tư và nếp sống] “trung đạo” nầy cách thường xuyên hơn.
The second is embodied in the Dhamma – metta and karuna. The Buddha taught that loving kindness and compassion are essential. All living things are connected. And one’s well-being depends on the well-being of all.Giáo pháp Thứ Hai của đức Phật bao hàm trong 2 từ ngữ: Từ và Bi. Ngài dạy rằng lòng thương cảm rộng rãi và hành động nhân ái là rất quan yếu. Mọi loài chúng sinh tương quan, tương duyên nhau cách rất chặc chẽ. Nên sự an lànhhạnh phúc của một người rất tùy thuộc theo sự an lành hạnh phúc của mọi người khác.
I can see this replicated in our common quest to uphold human dignity; our commitment to sustainable development; and our work to promote peace.Tôi thấy rõ ràng là các giáo lý Từ và Bi nầy đang tái hiện trong mọi nổ lực bình nhật của chúng ta để bảo vệ phẩm cách cao quý của mọi người, và trong những cam kết cho sự phát triển bền vững, và cả trong mọi hành hoạt xây dựng hòa bình của Liên Hiệp Quốc.
Indeed, it is accepted that we must reach the most vulnerable and leave no one behind. This teaching of the Buddha serves as a constant reminder of why we do what we do.Đúng vậy, điều tất yếu đã được chuẩn thuận là Liên Hiệp Quốc không thể bỏ sót ai, mà phải lưu tâm đến tất cả những người bất hạnh nhất và yếu đuối nhất [trên hành tinh nầy].
And last, the fundamental equality of all people. The Buddha taught that the journey to enlightenment was open to all. Regardless of status, or circumstances, or characteristics.Cuối cùng, giáo lý quan trọng thứ Ba của đức Phật là về tính bình đẳng tuyệt đối giữa tất cả mọi người. Ngài dạy rằng đạo lộ dẫn đến giác ngộ hiển lộ trước mắt tất cả mọi người, không phân biệt giai cấp, hoàn cảnh và bản sắc cá nhân.
These same values are enshrined in our Charter. Non-discrimination and inclusivity are fundamental principles by which we work to meet our ambitious goals. And that is why we must reinforce them every day, everywhere.Những giá trị nhân luân ấy đã được thể hiện rỡ ràng trong Hiến Chế Liên Hiệp Quốc. Chúng ta đang hành động để quyết tiến đến các mục tiêu rất khó khăn đầy ước vọng ấy dựa trên 2 nguyên tắc cơ bản của Liên Hiệp Quốc: Không Kỳ Thị và Mọi Người Phải Được Quan Tâm Đến. Và để thành công, chúng ta phải nhấn mạnh, tôn trọng các nguyên tắc ấy mỗi ngày và bất cứ ở đâu.
The United Nations was not born from any religion – no. However, the timeless principles of Buddhism remain important, to the work we do, in these Halls.Liên Hiệp Quốc không do bất cứ một tôn giáo nào khởi xướng, dứt khoát không. Tuy nhiên những nguyên tắc cơ bản của đạo Phật với giá trị vượt thời gian mãi giữ tính quan yếu ấy chính là những gì Liên Hiệp Quốc đang hoạt dụng, ngay trong các Sảnh Đường nầy.
MIROSLAV LAJČÁK
President of the UN General Assembly[Ngài Miroslav Lajcak, là Chủ Tịch của Tổng Nghị Hội Liên Hiệp Quốc]
Excellencies, Ladies and gentlemen,
Thưa quý Đại sứ, quý Bà và quý Ông,
The United Nations was not born from any religion – no. However, these timeless principles remain important, to the work we do, in these Halls.Liên Hiệp Quốc không do bất cứ một tôn giáo nào khởi xướng, dứt khoát không. Tuy nhiên những nguyên tắc cơ bản của đạo Phật với giá trị vượt thời gian mãi giữ tính quan yếu ấy chính là những gì Liên Hiệp Quốc đang hoạt dụng, ngay trong các Sảnh Đường nầy.
They offer insights and ideals on improving the condition of the planet; they show us the way to a more sustainable future. They remind us to recognise the inherent dignity of all people. They shine a light on the path to peace – peace among nations, and peace within people.Những lời dạy của đức Phật cống hiến minh tuệ và các kiến giải giúp chúng ta cải thiện trạng huống của trái đất: Phật pháp chói ngời hiển bày cho chúng ta cách thế để được tồn tại vững chắc hơn trong tương lai. Phật Pháp nhắc nhở chúng ta ghi nhận Phật tính cao quý tiềm ẩn trong mỗi người. Giáo lý vi diệu ấy soi sáng lộ trình tiến đến hòa bình: hòa bình giữa các quốc gia và hòa bình giữa mỗi dân tộc.
Now, we confront challenges as a global community. The message of Vesak reminds us to overcome them through solidarity. And I trust we will all act on these truths.Với tình hình là, nhân loại đang cùng nhau như một tập hợp tòan cầu để kháng cự quá nhiều các thách đố. Và thông điệp học được từ ý nghĩa của muà Lễ Hội Vesak hằng năm sẽ nhắc nhở chúng ta phải lướt thắng các thử thách đó trong chân tình đoàn kết nhân loại. Tôi quyết tín là chúng ta sẽ cùng nhau hành động dựa vào các chân lý cao cả mầu nhiệm nầy.
I wish you a Happy Vesak Day.Kính chúc quý vị một ngày Vesak hết sức an lạc hoan hỷ.
Thank you.Một lần nữa, cin cảm ơn tất cả quý vị.
https://www.un.org/pga/72/2018/05/01/commemoration-of-the-international-day-of-vesak/