Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đi tìm hình, tượng Phật sơ sanh

04/05/201807:46(Xem: 7143)
Đi tìm hình, tượng Phật sơ sanh




Phat so sinh-3
Lại một mùa Phật Đản

ĐI TÌM HÌNH – TƯỢNG PHẬT SƠ SANH


 

Nhân  dịp  đi dự lễ  Giỗ Tổ Hùng Vương  vừa rồi (mùng 10 tháng 3 âm lịch – 25/4/2018), Các  anh chị trong Ban Tổ chức  (cấp Quận, Huyện) có  giúp  một chuyến xe đi và về, người viết tranh thủ nhờ bác tài chở dạo quanh các cửa hàng  văn hóa phẩm Phật giáo, để xem  năm nay  có gì mới lạ được tung ta thị trường, phục vụ mùa  Phật Đàn 2562-2018. Các cửa hàng lớn, nhất là có gắn mác siêu thịthì  không dám vào vì  khả năng  tài chánh  hạn hẹp. May mà ngồi bên là anh tài xế vui tính, rất tốt bụng, sẵn sàng cho xe tới nơi mình muốn đến dù chiếc xe rất xứng đáng đậu  bên ngoài sảnh “siêu thị  văn hòa Phật giáo” sang trọng , bề thế hơn. Nhưng đi với mình thì rất thiệt thòi cho thân phận chiếc xe và anh tài xế  nhọc công để mắt trông giữa mỗi khi dừng đợi.


 Đây là công việc  lẽ ra của  các quý vị cán bộ văn hóa Phật giáo vá các ban ngành liên quan, nhưng do nhiều năm qua, liên tục mình  đã góp tiếng nói  về những hình và tượng Phật sơ sanh , với đủ sắc thái và có xuất xứ  nhiều nơi khác nhau. Chính vì tự cho mình cái trách nhiệm  “vác tù và” ấy nên lần này, dù đuợc hổ trợ phương tiện tận tình, vẫn không đạt kết quà  như mong muốn. Lại quay vế tay không , chỉ mua được  vài ba thước cờ dây để  về treo trước ngõ xóm đạo nhà mình  với mấy cái lồng đèn năm cũ đem ra xài lại.Phật Đản mọi năm với mình chỉ có thế. Làm không ai biểu,  đẹp không ai khen, cứ lặng lẽ âm thầm như xưa nay  lạc lõng giữa rừng người gọi là hân hoan Kính Mừng Phật Đản .


 

                       Vẫn một số tượng  theo mẫu mã cũ, lồng đèn thì chưa thấy có  hình dạng mới, đẹp hơn. Trong khi giá cả thì cỡ như mình cũng ngại  móc túi ra trước  chủ cửa hàng đang thao thao giới thiệu  sản phẩm…Phật ! Có một vài vị chủ cửa hàng nhận ra, đon đả mời chào  uống nước để lắng nghe  ý kiến. Khi mình hỏi sao nhiều năm qua  mình không nhập về  các mẩu tượng  sơ sanh theo mô típ búp bê của Đài Loan hoặc Hồng Kông rất đẹp với đôi mắt sáng tròn dễ mến (ảnh 1); với mẫu tượng này ngay cả màu da cũng  thuyết phục ánh mặt mọi người, chỉ tiếc là bộ tóc chưa hợp lý lắm. Mầu tượng thứ hai chấp nhận được – có lẽ là sản xuất tại Việt Nam của một cơ sở nào đó,  mang dáng vẽ rất  Á Đông  với gương mặt gần gũi tạng người Việt Nam chúng ta. Mẫu tượng này có mái tóc rất thật ( ảnh 2). Các chủ cửa hàng  khi được hỏi và  đưa ý kiến như vậy đều trả lời chửa cháy rằng “Có , cửa Hàng  chúng tôi có bán nhưng đã hết rồi”. Thú thật mình vốn không thích  cái không thật lòng như vậy và cũng không muốn  nói gì thêm vì biết chắc rằng hoàn toàn không có , lấy đâu mà bán, lấy đâu mà hết ! Một cửa hàng thuộc loại lớn, có quan người viết sau khi  trả lời giá cả các loại lồng đèn thì nói “ Chưa có hàng, những cái treo đó là hàng mẫu”.  các bạn thử nghĩ đi, hôm ấy đã là mùng mười tháng ba âm lịch rồi chứ nào còn xa xôi gì nữa mà vẫn  chưa có động thái  cồ xúy tinh thần hân hoan của mọi người. Có lẽ - nói như một  vị nữ cửa hàng là “ Khách không mua cũng không ế, có đâu mà sợ !” Mình rút lui lẹ. Bà chủ này nói không sai vì  khi đứng ra kinh doanh những mặt hàng  văn hóa phẩm Phật giáo, thường không sợ lỗ, sợ ế vì trước hết khách háng  phần lớn là tăng, ni và cỏn lại là Phật tử lẻ tẻ cỡ như mình. Cho nên  họ không cần phải chạy theo mẫu mã hay thị hiếu của khách hàng đặc biệt này. Có gí bán nấy, không ai chết cả.

                          Trở lại mẫu tượng  Phật sơ sanh, trước hết chúng ta  không dám có ý kiến gì về các loại tượng thuộc dạng cổ xưa, nếu chưa thuộc hàng di tích cần bào vệ thì cũng  có  dấu ấn bàn tay, làn hơi của chư tôn đức  bản tự từng kính ngưỡng. Còm lại giữa thời đại công nghệ phát triển, giới tu học đa dạng , tùy thuận để nhiếp hóa cũng là   trách  nhiệm quan trọng,  cho phép chúng ta đi tìm cái đẹp , tuy chưa hoàn hào thì cũng  ở mức  chấp nhận được  ở  ý nghĩa hợp lý nhất. Thí dụ tượng Phật sơ sanh, chúng ta cừ  làm theo   lối cũ, tức là  tạo mái tóc xoắn  của một vị Phật khi đã thành  chánh giác, điều này  chưa hợp lý, cần phải tạo ra mái tóc gần gũi với đời thường hơn, cho mọi người dễ cảm nhận hơn là sợ sệt khi bái lạy. Theo tìm hiểu riêng, mình được biết  một bộ phận  tăng, ni – đặc biệt  Ni giới rất không mấy thích  tượng Phật sơ sinh có mái tóc  như  trẻ con  đời thương. Họ cho rằng  phải có bộ tóc của Phật (dù ngài đã đi tu và thành đạo đâu !) là để phân biệt Phật sơ sanh và trẻ em ngoài đời, và còn cho rằng  khi đó họ lạy là lạy  Phật sơ  sanh chứ không phải một em bé ! Về việc này, phải chăng mẫu tượng Phật sơ sanh  dạng búp bê mình thích nhất  (ảnh 1) lại có mái tóc… Phật ? Tuy vậy, mình vẫn bảo lưu ý kiến lâu nay là nếu chọn , xin chọn  mẫu tượng này và mẫu tượng số 2.  Sự gần gũi trong tôn kính  tạo ra nhiều thú vị cho những người đến  dự lễ mộc dục như chúng ta đã thấy, trẻ em khi được các bạc cha mẹ cầm tay hướng dẫn múc nước tắm Phật đều rất thich thú! Chúng ta cần hình ảnh đó hay là  cần sự xa cách, nhất là trẻ em ,với một vị mà các em sẽ phải biết rằng  là người mang đến ánh sáng  Phật pháp cho mình, cho cuộc sống  con người mai này ? (ảnh 3)


Phat so sinh-3
(Hình 1)

Phat so sinh-1
(Hình 2)

Phat so sinh-2
(Hình 3)
Phat so sinh-6
(Hình 4)

Phat so sinh-5
(Hình 5)


                         Tượng đã vậy thì thiệp cũng tương tự,  cũng may mà vài năm trở lại đây nhiều nơi đã lấy mẫu tượng Phật sơ sanh dạng búp bê  in  thiệp chúc mừng Phật đản. Đây là  điểu đáng mừng vì yếu tố  mỹ thuật và hợi lý đã được  chú ý. Như chúng ta đã  thấy, ở hình  tranh vẻ thí thú thật lộn xộn và tùy tiện hơn nhiều bên cạnh một vài mẩu tượng vẻ khá đẹp, chấp nhận được, như ảnh này (tuy lại cũng có bộ tóc Phật)(ảnh 4).Một mẫu tượng đối nghịch với cái đẹp này là “râu ông nọ cắm cằm bà kia” và cắm một cách hết sức  vô lý, khó chấp nhận, đó là  dùng photosop lấy chiếc đầu của một  em bá Ấn Độ, ghép vào thân hình của mẫu tượng  số 4 ) mà chúng ta mới vừa khen đẹp đây! Vô lý ở chỗ này : nếu  mái tóc Phật đã gây   nên sự vô lý ở mẫu tượng ( số 1) nhưng vẫn chấp nhận được vì khoảng cách từ sơ sanh đến thành đạo cũng vẫn là một chiều dài  cuộc đời đức Phật; còn ở đây, lầy từ  góc độ  một em bé sơ sanh, cho dẫu là  con nhà quyền quý đi chăng  thì việc  trang điểm  mái tóc cầu kỳ với nhiều trang sức rối rắm như vậy liệu có kịp trong khoảnh khắc ra đời ấy không ? (ảnh 5).

                        Có thể tạm nêu lên vài  quan điểm  mỹ thuật vá ý nghĩa như trên để hy vọng con đường  chúng ta tìm đến nét đẹp chung của hình và tượng Phật sơ sanh được tương đối hợp lý hơn, dễ chấp nhận hơn và dễ gần gũi với đời thường mà trong đó trẻ con là đối tượng  trước tiên phải được hưởng sự gần gũi ấy  bên cạnh tượng sơ sánh , mỗi lần tắm tưởng như mình đang tắm cùng Phật !Không còn sợ sệt Phật “trừng phạt” vì dám gần gũi và  bất kính theo ý người lớn  ! Chúng ta thấy rồi đấy,  dường như bây giở các tượng thờ được sơn phết mà mè, sặc sở nhiều hơn, bất chấp  ý nghĩa ya áo  ra sao. Đây cũng là xu hướng mỹ thuật  nhưng  không ai dám đàm bào rằng đó là xu hướng  tử tế và đàng hoàng trong sự tôn kính đức Phật, và cái xu hướng đó đang xé toạt  chiếc ý đơn giản  trên mình tượng Phật để  hở ngực, “hở body”  vòng một cho giống thế tục và nói theo  vài ý kiến  bức xúc khác là để “quyến rũ” trần thế  hơn ! ? Mình chỉ biết ngậm ngùi lặng lẽ đứng nhìn mà buồn cho  đạo Phật mình ngày càng sặc sở nhưng chẳng dám nhìn lâu !

                       Năm sau, Việt nam chúng ta lại được nhà nước  chấp thuận cho đăng cai đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc, liệu những dòng  này có góp được phần nào  thanh âm nghe được, để hướng vọng đến chư thiên, chư hộ pháp  tuyệt vời nhất của Phật giáo Việt Nam hai ngàn năm ?

 

Mùa  Phật đản 2642 – PL 2562

DƯƠNG KINH THÀNH








Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/04/2014(Xem: 10171)
Tháng tư về đó – Em ơi ! Vàng trong ánh ngọc, Sạch ngời tuyết mây. Bốn phương Trời tạnh mưa bay Hoa ưu đàm nở, Phương nầy nguyệt viên.
26/04/2014(Xem: 10665)
Cha lành, Phật Tổ Thích Ca Giáng trần cứu khổ, Ta Bà trầm kha Lời Cha ban bảo thiết tha: “Nước mưa một vị, Pháp Ta nhiệm mầu” “Ai ai tín nguyện tu mau”
24/04/2014(Xem: 4596)
Là một trong những vị thầy, bậc đạo sư sống và hành động tốt về giáo lý của Đức Phật, ở miền Đông Tây Tạng, đó là Za Patrul Rinpoche, Ngài đã có lời phát biểu đến với chúng ta rằng : “ Chúng ta cần hiểu rằng: chúng ta đã có phước đức được sanh trong một thế giới nơi đã có một Đức Phật đến và dạy Pháp, và chúng ta đã gặp một vị thầy tâm linh và những giáo huấn của Ngài. Bấy giờ là lúc chúng ta phải dùng cuộc đời làm người quí báu nầy để tiến bộ trên con đường giải thoát.”
23/04/2014(Xem: 5343)
Nhân ngày lễ Đản Sanh của bậc đại giác Thế Tôn, chúng tôi trang trọng gửi đến quí Ngài cùng quí vị lời cầu chúc an lành, thành tựu đạo quả giác ngộ, để cùng nhau kiến tạo nền hòa bình thật sự cho nhân loại và quần sanh.
13/04/2014(Xem: 13718)
Vui thay ! Phật ra đời ! Cho người được làm Người Cho Người cùng làm Phật Du hí thần thông ơi !
13/04/2014(Xem: 12184)
Kính mừng Đại lễ VESAK Phật lịch 2558 Do Tổ chức Văn Hóa Giáo Dục Liên Hiệp Quốc tỗ chức tại Việt Nam Ngày Phật Đản ngày người được sống Từng phút giây thanh tịnh bình yên Từng hơi thở trời xanh cao rộng Tự thân mình giới thể trang nghiêm.
13/04/2014(Xem: 16035)
Hôm nay Phật Đản trở về Ta Bà hiện cảnh hoàng quê năm nào Từ trời Đâu Xuất trên cao Hộ Minh Bồ Tát nguyện vào Phật (ứng) thân. Ma Gia mộng ứng điềm lành Voi ngà sáu chiếc hóa sanh Thánh hiền Bảy đóa sen quý kim liên Ưu đàm một đóa Thánh hiền Đản sanh.
10/04/2014(Xem: 9991)
Vào ba ngày Tết của người Thái, các bức tượng Phật được đặt bên ngoài hiên chùa để người dân đến làm lễ tắm Phật, dâng hương và cầu may mắn.
22/03/2014(Xem: 15153)
Lá Thư Phật Đản Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Kính bạch Chư Tôn Thiền Đức Kính thưa quý đồng hương Phật Tử, quý thân hữu, quý ân nhân thân mến, Cách đây 2638 năm tại vườn Lâm Tỳ Ni, dưới chân dãy Hy Mã Lạp Sơn, thuộc Miền Trung Ấn Độ (nay là Nepal), Thái Tử Tất Đạt Đa, con của Vua Tịnh Phạn và Hoàng Hậu Ma Da, đã giáng trần. Thái tử được sinh ra và lớn lên trong cung vàng điện ngọc, có đầy đủ mọi thứ xa hoa vật chất, cao sang quyền quý nhất trần gian, nhưng Ngài cảm nhận tất cả mọi thứ trên thế gian này cuối cùng rồi cũng theo lẽ vô thường, thành, trụ, hoại, diệt, tan rã theo thời gian.
19/03/2014(Xem: 6535)
Thư mời Lễ Phật Đản Quốc Tế tại Straßburg, Pháp Quốc cũng như lễ cầu nguyện cho quốc nạn và pháp nạn tại quê nhà nhân ngày lễ nầy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567