Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật Lịch và Phật Đản

01/05/201707:45(Xem: 5248)
Phật Lịch và Phật Đản


Duc Phat Dan Sanh-1


Phật Lịch và Phật Đản

(Buddhist Era and Buddha's Birth Year)

 

 

Nhiều Phật tử hỏi người viết về sự khác biệt giữa hai con số 2561 và 2641 trên các thông báo trong Mùa Phật Đản năm 2017 nên người viết xin được trình bày vắn tắt vấn đề này để phân biệt hai con số đó.  Thật ra  không có gì mâu thuẫn giữa năm Đức Phật đản sinh 2641 BE và năm Đức Phật niết bàn 2561 BE cả, nhưng trước hết cần phân biệt vài chữ viết tắt về niên đại.

BE là Buddhist Era, niên đại Phật giáo, Phật lịch tính từ khi Đức Phật đản sinh.

CE là Common Era, niên đại Dương lịch, đồng nghĩa với CE là Christian Era, niên đại Thiên Chúa giáo tính từ khi Chúa Jesus giáng sinh.

BC là Before Christ, trước Chúa Jesus giáng sinh.

BCE là Before Christian Era, Before Common Era, trước Tây lịch

 

Phật Đản (Buddha's birthday) căn cứ vào năm Đức Phật đản sinh cộng với năm dương lịch, tức là Ngài đã đản sinh 2641 năm trước: 624 BCE + 2017 CE = 2641 BE.  Theo Sử học thì ngày sinh của một vĩ nhân đã mở ra một thời đại mang tên tuổi của vị vĩ nhân đó; do vậy Phật Lịch (BE / Buddhist Era) được tính từ ngày Đức Phật đản sinh.  Nhưng một số nước Đông phương, nhất là Trung Hoa và ba nước “đồng văn dị chủng” là Nhật Bản, Nam Bắc Hàn quốc, và Việt Nam lại có truyền thống văn hóa lấy ngày từ trần làm ngày kỷ niệm và tưởng nhớ người quá vãng.  Chính vì thế mà đôi khi người ta thấy một số tự viện dùng niên đại Đức Phật niết bàn để tính Phật Lịch, tức là lấy năm Đức Phật đản sinh trừ đi 80 năm trụ thế của Ngài: 624 BCE - 80 = 544 BCE.  Tính ra Dương lịch thì Đức Phật đã niết bàn 2561 năm trước: 544 BCE + 2017 CE = 2561 BE.  Cách tính Phật Lịch này lý luận rằng khi Đức Phật đã thành Phật rồi thì mới tính Phật Lịch chứ khi mới sinh thì Thái tử Siddartha Gautama vẫn là người bình thường.  Nếu nói như thế thì phải căn cứ vào ngày Đức Phật thành tựu giải thoát và giác ngộ mới đúng, tức là ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo khi Ngài 35 tuổi.  Ngài xuất gia năm 29 tuổi để đi vào rừng tu tập trong 6 năm và giác ngộ qua con đường Trung Đạo sau 49 ngày thiền định.

 

“ Sáu năm khổ hạnh rừng già,

“ Bảy thất nghiêm tinh thiền tọa.

 

Tóm lại, có ba niên đại cần để ý và phân biệt là ngày Phật Đản, ngày Phật Thành Đạo, và ngày Phật Niết Bàn, trong đó Phật Lịch phải căn cứ vào ngày Đức Phật Đản Sinh mà thôi.

Phật Đản và Phật Lịch: 624 BCE + 2017 CE = 2641 BE.

Phật Thành Đạo: 624 BCE - 35 = 589 BCE và 2641 BE - 35 = 2606 BE.

Phật Niết Bàn: 624 BCE - 80 = 544 BCE và 2641 BE - 80 = 2561 BE.

 

Lại có Phật tử muốn biết tại sao có nơi, có sách viết  Đức Phật đản sinh năm 563 BCE và niết bàn năm 483 BCE?  Sự khác biệt 61 năm này là do hai nguyên nhân.

 

Một là, theo niên đại truyền thống của Phật giáo thì Đức Phật đản sinh năm 624 BCE và niết bàn năm 544 BCE.   Niên đại này căn cứ vào những chiếc lá bối ghi lại ngày và nơi sinh của Đức Phật còn được một số tu sĩ Phật giáo Tích Lan lưu giữ.

 

The birth date given here (26 April 624 BCE (-623)) is based on "palm leaves in possession of certain Ceylonese priests" [tu sĩ SriLankan, tu sĩ người Tích Lan] which allegedly state that "the Buddha was born in Kaliyuga 2478, on the Full Moon day of the lunar month of Vaisakha, Tuesday, at about midday" (B.V. Raman, "Notable Horoscopes", 1991(6), pp. 9ff., footnote).

 

Nhưng theo truyền thống Nam Truyền Theravada thì Đức Phật đản sinh năm 563 BCE và niết bàn năm 483 BCE (Theravada Buddhist Chronology).  Niên đại này, 563 BCE và 483 BCE, được căn cứ vào cột đá do Vua A-Dục thiết lập tại nơi Đức Phật đản sinh Lâm Tỳ Ni trong giữa thế kỷ thứ 3, và vào Kinh Đại Bát Niết Bàn (Mahāparinibbāṇa Sutta), kinh thứ 16 trong Trường Bộ Kinh (Digha Nikaya / Collection of Long Discourses), nói về những lời dạy cuối cùng của Đức Phật trước khi Ngài niết bàn, và sự cung nghinh xá lợi Đức Phật của các vương quốc trong nước Ấn Độ vào thời đó.

 

Hai là, trong khi hầu hết các nước thì năm Đức Phật đản sinh đều được ghi  là năm thứ nhất (1) trong khi đó Lịch Sri Lanka ghi là năm zero (0) thành thử chúng ta có hai con số cách nhau một năm.

Lịch Sri Lanka: Đức Phật đã đản sinh năm 563 BCE và niết bàn năm 483 BCE.

Lịch Thái Lan: Đức Phật đã đản sinh năm 564 BCE và niết bàn năm 484  BCE.

Trong bài viết "Simple Buddhist-Christian Era Conversion Forms.  May 2011" cũng ghi rõ về sự cách biệt 1 năm và 61 năm đó như sau.

 

According to the traditional dating the Buddha was born in 624 BC, attained Awakening 35 years later in 589 BC and entered Paribbāna in 544 BC. It is from the latter date that we take the Buddhist Era (Thailand dates it as year 1, Sri Lanka as year zero).

Most scholars now think that the actual dates should be set approx. 100 years later (there is much difference in opinion), but the dates in any case should not be taken as hard and fast, but rather as agreed times for the purposes of celebrations, etc.

Christians may not realize [realize]that the same situation applies to Christ as there was a miscalculation in the early Church and it is now believed Jesus was born between 2 and 7 years before Christ.

 

Thật ra ngày giờ cùng năm tháng đản sinh của Đức Phật còn có nhiều dị biệt mà nguyên nhân chính là do các tổ chức Phật giáo tại mỗi địa phương của nhiều quốc gia chọn ngày cử hành Lễ Đức Phật Đản Sinh tùy theo thời tiết và ngày trăng sáng trong quá khứ khi mà sự giao thông liên lạc giữa các địa phương còn quá khó khăn trong lịch sử nhân loại hơn hai ngàn năm trước.  Ngày nay Liên Hiệp Quốc đã tuyên xưng ngày đản sinh của Đức Phật trong Lễ Vesak như là một ngày kết hợp cả ba ngày lễ quan trọng nhất của Phật giáo gồm các ngày Đức Phật đản sinh, thành đạo, và niết bàn (The Day of Vesak commemorates Buddha’s birth, enlightenment, and death), và Liên Hiệp Quốc cũng ghi nhận Đức Phật đản sinh năm 624 BCE và xem năm đó là năm khởi nguyên cho Phật Lịch.  Phật Giáo thế giới cũng đã đồng thuận như một quy ước năm Đức Phật đản sinh là 624 BCE, tức là 2641 BE trong năm 2017.

 

Người viết xin được đề nghị và ước mong tất cả các tự viện Phật giáo Việt Nam trong và ngoài nước thống nhất ngày Đức Phật đản sinh là ngày khởi nguyên Phật lịch, 624 BE hay 2641 BE của năm 2017. 

 

Trần Việt Long

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/05/2014(Xem: 7038)
Hiện nay Phật giáo có tiếng nói vô cùng quan trọng đối với Liên hiệp quốc, vì đã đánh thức được lương tri, lương tâm con người. Đạo Phật có tính ưu việt đồng thời mang tính minh triết và tồn tại gần 26 thế kỉ. Đức Phật đã truyền thông điệp giác ngộ và giải thoát xuyên suốt lịch sử trong quá trình hình thành và bây giờ truyền bá khắp thế giới. Vào thời đại văn minh, người ta sống không phải dễ tin bất cứ một điều gì nên chúng ta cần khơi gợi lại những điểm sáng của đạo Phật để có niềm tin không phai mờ. Cũng chính điều đó mà đạo Phật khác hẳn các tôn giáo áp đặt niềm tin.
06/05/2014(Xem: 21258)
Vừa đản sanh chín rồng phun nước tắm Mang an vui mát mẻ đến trần gian Xóa khổ đau an ủi kẻ nghèo nàn Vì chỉ rỏ mỗi tâm đều có Phật
02/05/2014(Xem: 15434)
Đêm Thiêng Thể lung linh Đâu Suất Vệt chân dài liễu thế cưu mang Thẳm từng cao vào lên chất ngất Êm như mơ rót ngọc cung vàng
02/05/2014(Xem: 14359)
Rằm tháng tư ngày Phật giáng trần Ba nghìn thế giới kết hoa vân Đông phương hào khí soi đường sáng Ấn Độ tư duy dẫn đạo chân
01/05/2014(Xem: 15768)
Quảng Đức Tu Viện hôm nay Rộn ràng tấp nập mừng ngày Đản Sanh Thích Ca Từ Phụ Cha Lành Giáng trần cứu khổ, sáng danh Đạo Vàng Thầy trò Tu viện Đạo tràng Thành tâm thiết lễ lập đàn cung nghinh
01/05/2014(Xem: 6858)
Tôi xin bày tỏ lời chào hỏi của tôi đến những người tham dự lễ kỷ niệm thứ 11 và Hội nghị PG quốc tế vào ngày Liên hiệp quốc Vesak 2014, được tổ chức bởi Tăng đoàn PG VN (NVBS). Đối với Phật tử khắp nơi trên thế giới, Vesak là một ngày mà chúng ta không những thể hiện lòng tôn kính, và cử hành lễ Phật Đản, sự giác ngộ, và Đại Bát Niết Bàn mà còn tự nhắc mình một điều quan trọng là sống sao cho phù hợp với những lời dạy cao quý của Ngài.
01/05/2014(Xem: 8036)
Nhờ Hồng Ân Tam Bảo và sự phát tâm cúng dường của đồng hương Phật tử, Chùa Di Lặc đã tạc xong 4 pho tượng Phật bằng đá Hoa Cương với chiều cao 4 mét và sẽ an vị các tôn tượng tại Chùa Di Lặc. Chùa xin kính mời quý đồng hương Phật tử về tham dự Lễ An Vị Tôn Tượng Bổn Sư vào lúc 2.00PM đến 8.00PM Chủ Nhật ngày 04 tháng 05. Nhân dịp này Chùa Triển Lãm và Chiêm Bái Tượng Phật Ngọc Từ Bi từ ngày 04 tháng 05 đến ngày 11 tháng 05. Pháp Hội Ðại Bi, Lương Hoàng Sám sẽ diễn ra từ Thứ Hai ngày 05 đến Thứ Sáu ngày 09 tháng 05 (từ 10.00AM - 8.00PM): Bao gồm trì Tụng Bộ Lương Hoàng Sám, Lạy Sám Hối, Nghe Thuyết Pháp, Dùng Cơm Chay, Trì 108 biến Chú Ðại Bi)
01/05/2014(Xem: 9258)
Lịch sử Phật giáo nói rằng: Vừa sinh ra, Thái tử Tất Đạt Đa đã đi bảy bước, dưới mỗi bước chân nở một đóa sen nâng gót. Đến bước cuối cùng một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất, Ngài dõng dạc cất cao tiếng sư tử hống rồi nói bài kệ: Thiên thượng thiên hạ Duy ngã độc tôn Vô lượng sanh tử Ư kim tận hỷ. Dịch là: Trên trời dưới trời Ta là người duy nhất Kiếp này là kiếp cuối cùng của ta Vì không còn sinh tử nữa.
01/05/2014(Xem: 7036)
Em ơi! Ngày đại hỉ Tưng bừng khắp quê ta Vang vọng khúc tâm ca Cung đón mùa Vesak.
30/04/2014(Xem: 8330)
KÍNH ĐẠO THIÊNG ứng hiện chùa BÁI ĐÍNH MỪNG ĐẠI LỄ VESAK lần thứ HAI PHẬT TỔ NHƯ LAI quang giáng lễ đài ĐẢN SANH hai tay chỉ … đi bảy bước Vườn LÂM TỲ NI Ánh Vàng đưa rước
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]