Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bước Sơ Tâm

28/04/201709:40(Xem: 4598)
Bước Sơ Tâm


phat-dan-sanh

BƯỚC SƠ TÂM

 

Vĩnh Hảo

 

 

Bước sơ tâm là bước đi như thế nào, vào lúc nào?

—    Là khi tâm rộng mở một phương trời, khởi động cho bước chân ban đầu. (1)

Bước chân ban đầu vì thế, là bước chân vừa chấn động đại địa, vừa rung chuyển thiên không.

Bước chân ban đầu là bước chân quan trọng, khi chân vừa dợm cất lên, chưa đặt xuống; khi đất trời lay chuyển quần tụ vào một điểm, chờ đợi nâng bàn chân; khi đóa sen cung kính trân trọng, không muốn bàn chân thanh khiết phải chạm vào thực tế ô nhiễm của trần gian.

Bước chân ban đầu là bước chân khai mở con đường vượt thoát những phiền não, ràng buộc của kiếp sống; giải trừ những vọng chấp đảo điên từng dìm đắm thế nhân trong khổ lụy.

Bước chân ban đầu là bước chân định hình cảnh giới ly sinh-diệt (2), tịch lặng vô vi, không đến không đi, không tăng không giảm, không dơ không sạch… Nhờ vậy, bước chân sẽ chạm vào cõi đời năm trược (3) mà không nhiễm, đi qua cõi sinh-diệt mà không sinh-diệt, đến với trần gian mà không hề đến, lìa khỏi trần gian mà không hề đi… (4)

 

Ai có thể cất được bước chân như thế? — Đức Phật, và tất cả chúng sinh; vì chúng sinh là Phật sẽ thành. Có điều, Đức Phật có thể thị hiện trọn vẹn bảy bước dài qua bảy chi phần của giác ngộ (5); còn chúng sinh, hay những người xuất gia ban sơ phát tâm bồ-đề, vẫn thường bị lung lay ngay sau bước chân ban đầu. Những bậc tuệ căn thượng thừa thì bước xa hơn, nhưng vẫn cứ bị khập khiểng, lừng khừng ở bước thứ sáu, không làm sao bước qua được bước thứ bảy. Con đường cao đẹp từ đó chỉ phản ảnh những mộng tưởng, được sơn phết bằng màu sắc và thanh âm rỗng tuếch, vô vị của cõi đời uế trược. Hệ lụy nhân sinh từ thiền môn hay thế trần, nào khác nhau chi mấy.

Trần gian có lắm con đường. Sinh ra ở đời nầy, cũng phải bước đi thôi. Không thể nói “đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt” (6). Quan trọng là bước chân ban sơ, đã quyết định, chọn lựa như thế nào. Giờ nầy, chân đã đi, và đi quanh đã nhiều. “Bụi đường dài gót mỏi đi quanh” (7). Có thể nào trở về chốn cũ để cất lại bước chân ban đầu không? Có thể lắm. Nhưng chốn cũ là chốn nào? Thực ra không có thời gian và nơi chốn nào thực sự hiện hữu như là thời điểm và địa điểm ban đầu, ban sơ. Không có sự dừng nghỉ của thời gian và nơi chốn. Không có vị trí cũ, thời gian cũ. Những gì vừa thoáng sinh, đã thoáng diệt. Đừng mong cầu một cái gì cố định, dù là thời gian hay không gian.

Chỉ có thể lặng tâm, ngay nơi khoảnh khắc hiện tiền nầy, buông xả tất cả — tức là hãy khởi sự bước đi bằng bước chân thứ bảy: xả! Hãy đánh sập, đánh đổ, vứt bỏ hết những con đường, những phương thức, những thành tựu hay thất bại, những vẻ vang rạng rỡ nào đó của danh vọng từng làm mình hãnh diện, những sai lầm nào đó từng làm mình ê chề xấu hổ… Hãy trút bỏ hết, và ngồi yên, trong tịch lặng.

Và rồi, nào, hãy hồn nhiên như trẻ thơ, vô tư như một chú tiểu: hãy cất bước chân đi như một vị Phật sơ sinh.

 

 

California, Mùa Phật Đản 2017

Vĩnh Hảo

(www.vinhhao.net)

 

______________

 

(1) “Phát túc siêu phương,” cất bước thì muốn vượt tới phương trời cao rộng (Quy Sơn Cảnh Sách Văn - HT. Thích Trí Quang dịch).

(2) “Thế gian ly sinh-diệt,” thế gian vốn chẳng sinh-diệt (Kinh Lăng Già).

(3) Cõi đời có năm điều uế trược: 1. Kiếp trược: đời sống đầy tai ương, tật bệnh. 2. Phiền não trược: đời sống đầy tham, sân, si, nhiều phiền não. 3. Kiến trược: con người đầy những tà kiến, biên kiến, nhận thức sai lầm, điên đảo. 4. Chúng sinh trược: chúng sinh mọi loài sống trong vô minh, bản năng, thù oán, tổn hại lẫn nhau. 5. Mạng trược: phước kém, đời sống ngắn ngủi.

(4) “Như lai giả, vô sở tùng lai diệc vô sở khứ, cố danh Như Lai,” nghĩa Như Lai ấy là không từ đâu đến, cũng chẳng đi đâu, nên gọi là Như Lai (Kim Kim Cang, đoạn 29, Uy nghi tịch tĩnh).

(5) Thất Giác Chi, hay Thất Bồ Đề Phần: trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, niệm, định, và xả.

(6) Một câu trong “Một Cõi Đi Về,” nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn.

(7) Một câu trong bài “Không Đề,” thơ Tuệ Sỹ.




Bao Chanh Phap so 66

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/05/2017(Xem: 4789)
Mùa hoa Vô Ưu lại trở về, những người con Phật khắp nơi trên thế giới, cùng với muôn loài đang hân hoan chào đón ngày Đức Từ Phụ Thíc Ca Mâu Ni giáng trần cứu độ chúng sanh. Hòa chung với niềm vui ấy, nhóm Phật Tử Việt Nam tại Chùa Phật Giáo Quốc Tế Darwin xin trân trọng kính mời quý vị cùng đến tham dự Lễ Phật Đản, Phật lich 2561 do Đại Đức Thích Hạnh Phẩm, trụ trì Tu Viện Từ Ân, Melbourne về chủ lễ vào ngày Thứ Bảy 6-5-2016 ( nhằm ngày 11 tháng 4 năm Đinh Dậu),theo Chương trình sau: - 9:30 am: Phật Tử tề tựu- trang nghiêm đại tràng -10:00 am: Lễ Chính Thức Cung thỉnh Đại Đức quang Lâm chánh điện Tuyên bố lý do- Giới thiệu thành phần tham dự Diễn Văn Khai Mạc của Ban Tổ chức Thông Bạch Phật Đản của Hòa Thượng Hội chủ GHPGVNTHHN UDL &TTL Đạo từ của Đại đức chứng minh (ĐĐ Thích Hạnh Phẩm) Nghi thức Phật Đản ( Có chương trình riêng) Thọ Trai -12:30pm: Cúng Mông Sơn Thí Thực
06/05/2017(Xem: 7778)
Hàng xóm sát vách nhà cao Nhà mình thấp bé cúi chào khiêm cung Bốn bên kiên cố nhiều tầng Cúi nhìn nhà bé sáng trưng hoa đèn Ngạt ngào bảy bước hoa sen Cờ giăng ngũ sắc thiêng liêng Đạo Vàng
05/05/2017(Xem: 8261)
“Tôi xin gởi lời chào mừng trân trọng nhất đến với tất cả quý Phật tử đang kỷ niệm ngày Vesak để tôn vinh sự ra đời của Đức Thế Tốn. Mọi người có thể rút ra những cảm hứng đẹp đẽ từ cuộc hành trình của Đức Phật. Chào đời vốn đã là một hoàng tử được bảo vệ, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã đến với cuộc đời này, đối mặt và vượt lên trên những khổ đau của kiếp người. Như kinh điển PG có nói: "Vì tất cả chúng sinh đều bị bệnh khổ, Ta (Đức Phật) cũng đã trải qua bệnh khổ". Thông điệp từ bi này là vô tận. Trong thế giới ngày nay của chúng ta, không có hòa bình thật sự trong khi người khác đang gặp nguy hiểm; Không có an toàn rốt ráo trong khi người khác bị tước đoạt; Không có một tương lai vững chắc cho đến khi nào tất cả các thành viên trong gia đình nhân loại này có thể tận hưởng được các quyền con người của họ. Nhân dịp kỷ niệm Lễ Vesak này, tất cả chúng ta hãy tán dương ánh sáng trí tuệ của Đức Phật ngang qua những hành động của mình vì người khác với tinh thần tương thân mạnh mẽ “.
05/05/2017(Xem: 9600)
Tôi thấy Phật ngự trong từng tia nắng, khi vườn tâm yên ắng những buồn lo
01/05/2017(Xem: 13011)
Come and join us for this multicultural celebration of the Buddha’s Birth Enlightenment and Passing Its a Free Event - All Welcome Vesak Procession & Commemoration in the City of Melbourne. 10am - 3.30pm, Saturday 27 May Come along to celebrate one of the most important days in the Buddhist Calendar and together commemorate the Buddha’s universal peace message for the world. Vesak Celebrations:
01/05/2017(Xem: 3206)
Trầm Tư về Tính Nhân Bản về ngày Vesak
01/05/2017(Xem: 4598)
Nhiều Phật tử hỏi người viết về sự khác biệt giữa hai con số 2561 và 2641 trên các thông báo trong Mùa Phật Đản năm 2017 nên người viết xin được trình bày vắn tắt vấn đề này để phân biệt hai con số đó. Thật ra không có gì mâu thuẫn giữa năm Đức Phật đản sinh 2641 BE và năm Đức Phật niết bàn 2561 BE cả, nhưng trước hết cần phân biệt vài chữ viết tắt về niên đại. BE là Buddhist Era, niên đại Phật giáo, Phật lịch tính từ khi Đức Phật đản sinh.
30/04/2017(Xem: 5106)
Đỉnh rằm ánh tỏa muôn nơi Rủ rơm vàng nhả thơm rơi quanh làng Sông quê rực biếc hào quang Đan xen sóng kết đèn dâng cúng dường
30/04/2017(Xem: 9069)
Điều Ngự Trượng Phu xuất thế gian, Vô ưu mừng rỡ tỏa non ngàn. Tỳ Ni thị hiện sen nâng bước, Lộc Uyển quảng khai đạo khởi lan.
29/04/2017(Xem: 4790)
Sông Hằng một dải trôi mau; Vận đời đôi ngã bạc đầu Vương gia. Tuyết sơn phất ngọn trăng già, Bóng Người thăm thẳm vượt qua chín tầng. Cho hay Bồ tát hậu thân, Chày kình chưa chuyển tiếng vần đã xa. Sườn non một bóng Đạo già Trầm tư năm tháng bên bờ tử sinh. Nhìn Sao mà ngỏ sự tình: Ai người Đại Giác cho minh quy y? Năm chầy đá ngủ lòng khe; Lưng trời cánh hạc đi về hoàng hôn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567