Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Người dân châu Á mừng lễ Phật Đản

10/06/201506:06(Xem: 5514)
Người dân châu Á mừng lễ Phật Đản

Tu Vien Quang Duc_Le Phat Dan 2015 (111)

Người dân châu Á mừng lễ Phật Đản

Phật Đản đã qua, khởi đầu cho mùa an cư, nhưng dư âm mùa Đại lễ 2639 vẫn còn lưu lại khá sâu trong tâm của người Phật tử.

Trên thế giới, những nước có mặt Phật giáo đều long trọng tổ chức đón  mừng Khánh đản từ phụ Thích Ca Mâu Ni mà 2559 trước đó được gọi là Thái tử Sĩ Đạt Ta.

Singapore, Malaysia, Trung Quốc, Indonesia.Myanmar.Đài Loan.Hàn quốc.Srilanka.Hồng Công,  Mỹ…đều đón mừng đại lễ theo tập quán truyền thống và khả năng của mỗi địa phương khác nhau; điểm chung là sự trang nghiêm, tôn kính và sắc màu đa dạng. Tại Singapore, Thủ Tướng Lý Hiển Long cũng tham dự. Các báo đài đều viết bài đưa tin khá chi tiết; tuy nhiên, một vài bài báo dùng từ chưa chuẩn xác, thí dụ: cúng dường mà gọi là bố thí- bài báo chú thích: Tại Indonesia, các nhà sư đi nhận bố thí ở Magelang, thay vì nói: “các nhà sư đi hóa duyên hoặc các nhà sư đi nhận của cúng dường”.

 

Trang của VOA viết:

Nhân mùa Phật đản 2560, nghĩ về con đường giải thoát chúng sinh của Đức Phật…. Gọi là Mùa Lễ Phật Đản mà không gọi là Ngày Lễ Phật Đản, là vì không có một ngày lễ Phật Đản nhất định chung trên tòan thế giới như ngày Lễ Giáng sinh của Thiên Chúa giáo hay một số tôn giáo khác, mà tùy theo giáo hội địa phương, sẽ chọn ngày giờ thích hợp để mừng Đản sinh Đức Phật, nên có nhiều ngày lễ khác nhau được tổ chức vào hạ tuần tháng 5 và thường kéo dài đến đầu tháng 6 dương lịch.

 

Tác giả thắc mắc là đúng nhưng chưa đúng hoàn tòan vì chưa hiểu tiến trình của mùa Đản Sanh. Theo lịch sử Ấn Độ, đức Phật sanh ra nhằm ngày trăng tròn tháng hai lịch Hindu Ấn độ, trùng tháng tư âm lịch hoặc tháng 5 Tây lịch. Truyền thống Nam tông gọi là Vesak để chỉ cho lễ Tam Hợp: Đản sanh-Thành đạo và nhập Niết Bàn. Rằm tháng hai Ấn Độ nhằm mùng 8 tháng tư âm lịch theo Trung Hoa, Nhật, Đài Loan, Hàn và Việt Nam xa xưa. Nên xưa kia chư Tổ lấy ngày mồng 8 tháng tư để kỷ niệm Đản sanh.  

Tại Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên, tại ColomboTích Lan, 25 tháng 5 đến 8 tháng 6 năm 1950, các phái đoàn đến từ 26 quốc gia là thành viên đã thống nhất ngày Phật đản quốc tế là ngày rằm tháng Tư âm lịch. Ngày 15 tháng 12 năm 1999, theo đề nghị của 34 quốc gia, để tôn vinh giá trị đạo đức, văn hóa, tư tưởng hòa bình, đoàn kết hữu nghị của Đức Phật, Đại Hội đồng Liên Hiệp quốc tại phiên hợp thứ 54, mục 174 của chương trình nghị sự đã chính thức công nhận Đại lễ Vesak là một lễ hội văn hóa, tôn giáo quốc tế của Liên Hiệp Quốc, những hoạt động kỷ niệm sẽ được diễn ra hàng năm tại trụ sở và các trung tâm của Liên Hợp quốc trên thế giới từ năm 2000 trở đi, được tổ chức vào ngày trăng tròn đầu tiên của tháng 5 dương lịch.

Tại Việt Nam, kể từ sau đại hội Phật giáo thế giới tại Colombo, Phật giáo thống nhất chọn ngày rằm tháng tư làm lễ chính thức, Tuy nhiên, một số tự viện theo truyền thống cổ vẫn chọn ngày mồng 8 tháng tư âm lịch.Sau khi thành hình GHPGVN vào năm 1981, Giáo hội trung ương và Tỉnh Thành cử hành lễ vào ngày rằm, các quận huyện vào ngày 14, vì thế , các chùa trong quận huyện, xã phải chọn những ngày còn lại để tránh trùng khớp. Vì vậy gọi là mùa Phật đản chứ không phải Phật giáo không có ngày thống nhất như các tôn giáo khác mà tác giả bài báo nhận xét.

Tuy có những nhận xét và dùng từ chưa chuẩn xác, dù sao đó cũng là hiện tượng cho thấy thế giới quan tâm đến ngày trọng đại của nhà Phật. Hy vọng, tinh thần Từ Bi và Trí tuệ của Phật giáo sẽ thấm nhuần vào nhân loại để bớt đi bạo lực và đau khổ do con người đem lại cho nhau.

                                                       
  MINH MẪN

  09/6/2015

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/01/2012(Xem: 5845)
Chuyến bay đáp xuống Nội Bài lúc 11,20, mãi nửa giờ sau mới ra khỏi đường băng để vào đến nhà ga. Bên sân ga quốc tế, ban tiếp nhận khách mời làm việc khá nhộn nhịp, các tình nguyện viên còn quá trẻ, chưa quen việc nên có lúc luộm thuộm khi sắp xếp khách về các khách sạn. Trước ngày khai mạc Vesak, tại sân bay vẫn chưa có bản hiệu, cờ. Trên đường về TP Hà Nội, thỉnh thoảng vài đoạn đường giăng cờ lưa thưa do một vài chùa tại địa phương tổ chức. Vào tới TP Ninh Bình, cách Bái Đính 20km, không khí Vesak bắt đầu khởi sắc.
21/01/2012(Xem: 16737)
Tập sách nhỏ này, là một tập tài liệu vô cùng quí giá, do sự tham khảo các kinh sách của Đức Thế Tôn để lại với các tài liệu tác giả đã sưu tầm và tham quan tại một số địa phương...
18/01/2012(Xem: 7612)
Lễ Phật Đản 2641 (2017) tại Chùa Pháp Vân, Canada
29/07/2011(Xem: 4597)
Cây bồ đề được coi là một trong những biểu tượng của nhà Phật. Nơi Đức Phật thiền định để tìm ra nguồn gốc mọi khổ đau, con người phải hứng chịu. Gỗ của cây bồ đề được dùng làm tràng hạt sử dụng trong các buổi trì chú hoặc tụng kinh. Xâu chỗi tràng hạt thường có 108 hạt.
20/06/2011(Xem: 4672)
Lời người dịch: Bài này được trích dịch từ quyển Vietnamesische Lehrjahre (Những năm dạy học tại Việt Nam), Suhrkamp Verlag, Taschenbuch Ausgabe, st 73, Germany, 1972, trang 129-142 với tên tác giả Georg W. Alsheimer, bút hiệu của Bác sĩ người Đức Erich Wulff. BS Wulff dạy tại trường Đại học Y khoa Huế 1961-1967, trong khuôn khổ viện trợ giáo dục của Tây Đức. Vì một sự tình cờ, tác giả đã chứng kiến biến cố tại Đài Phát thanh Huế đêm 8/5/1963 làm 8 Phật tử bị chết một cách thê thảm và đã trình bày sự kiện này trước Ủy ban điều tra đàn áp Phật giáo Việt Nam của Liên hiệp quốc vào tháng 9/1963.
19/06/2011(Xem: 5679)
Đức Phật ra đời là để khơi mở tuệ giác cho hết thảy chúng sinh: - Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh, tất cả chúng sinh đều có trí tuệ...
26/05/2011(Xem: 7802)
Drop Banner Phật Đản
23/05/2011(Xem: 10300)
Chủ đề chính của bài này là những hình ảnh đẹp được chụp ở một số nước châu Á trong dịp Lễ Phật Đản. Mời anh em cùng xem qua.
18/05/2011(Xem: 4463)
Tuyết lạnh cổng chùa đóng Trong chùa ấm hương thiền Phật tâm ai cũng có Phật Đản thấy chân tâm.
17/05/2011(Xem: 4733)
Đức Phật là đấng Giác ngộ, sống đời sống giải thoát, an lạc hoàn toàn, nhưng vì thương chúng sinh, nên Ngài thị hiện giữa cuộc đời này...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]