Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

20. An Tịnh Trong Ngục Tối

19/03/201407:46(Xem: 29370)
20. An Tịnh Trong Ngục Tối
blank

An Tịnh Trong Ngục Tối


Trong thời gian đức Phật nghỉ dưỡng thương, thánh y Jīvaka dâng cúng vật thực hằng ngày. Ông còn cho đức Phật biết tin là đức vua Bimbisāra đã bị ông vua con giam vào ngục tối; và các vị lão thần thân tín của đức vua đều bị thủ tiêu một cách bí mật. Thế là tội ác của Devadatta và Ajātasattu đã không còn thuốc chữa, càng ngày càng lún sâu vào địa ngục!

Do nhờ sự chỉ dẫn và mưu kế của thánh y Jīvaka, thái hậu Videhi đã hóa trang, ngồi trong chiếc xe bít bùng đến vườn xoài hội kiến đức Phật. Đôi mắt bà sưng húp do khóc nhiều và khuôn mặt xanh xao vàng võ chưng tỏ thiếu ăn, thiếu ngủ. Vừa thấy mặt đức Phật, thái hậu quỳ sụp xuống đất và khóc ròng rã.

Đức Phật cứ để yên cho thái hậu khóc, một hồi, ngài mới nói:

- Thái hậu đã quá thương cảm, điều ấy cũng đúng thôi! Nhưng hãy tỉnh táo, kể lại cho Như Lai nghe về tình trạng của đức vua ở trong ngục hiện giờ như thế nào?

Thái hậu lau ráo lệ.

- Bạch Thế Tôn! Tình trạng ngày càng tệ. Hắn đã nghe lời xúi giục của tên ác tăng Devadatta bắt vua cha giam vào ngục tối, lại còn cho quân ngục canh gác rất cẩn thận. Ba bốn hôm đầu, đệ tử còn được phép vào thăm và mang theo vật thực cho đức vua dùng, nhưng sau đó, hắn đã táng tận lương tâm, chỉ cho đệ tử vào thăm nhưng không được mang theo thức ăn nữa. Đệ tử bèn nghĩ cách là giấu thức ăn trong búi tóc rồi cột khăn quàng đầu lại trông rất tự nhiên nên chúng chẳng nghi ngờ gì. Được sáu bảy ngày, chúng thấy sao đức vua bị bỏ đói lâu ngày mà thần sắc vẫn tươi tỉnh nên chúng nghi ngờ, lục soát rất kỹ, bắt xõa tóc thì vắt cơm rơi ra. Và chúng còn bảo, đó là lệnh trên, chúng không dám không tuân, xin lệnh bà thứ tội!

- Vậy thì bệ hạ bị bỏ đói mấy hôm rồi?

- Thưa, đã ba hôm!

- Sau đó như thế nào nữa, thái hậu?

- Sau đó, đệ tử nghĩ kế khác. Đệ tử đã nấu cơm, tẩm thêm sữa, đề hồ, mật ong rồi nghiền chúng thật nhuyễn. Sau khi tắm rửa, kỳ cọ thân thể sạch sẽ, đệ tử phết chất nhuyễn hỗn hợp thứ ăn ấy lên người rồi mặc xiêm bào mới vào rồi tự nhiên đi đến ngục. Bọn quân ngục lại lục soát rất kỹ cũng không tìm thấy. Thế là với phương cách ấy, đệ tử cạo lột chất nhuyễn ấy cho đức vua dùng, và cũng chỉ mới được ba hôm thôi, bạch Thế Tôn!

- Cách này cũng không được lâu, khi chúng thấy đức vua nhịn đói hoài mà vẫn mạnh khoẻ, chúng sẽ không cho thái hậu vào thăm nữa!

Rồi đức Phật dịu dàng cất tiếng hỏi:

- Quan trọng nhất là tinh thần! Tình trạng tinh thần của bệ hạ ra sao, thưa thái hậu?

- Tinh thần của đức vua thì rất tốt. Khi đệ tử khóc vì không còn mang được thức ăn vào nữa thì đức vua mỉm cười, nói với đệ tử rằng: Không sao đâu bà, không ăn cũng có cái tốt của không ăn. Bây giờ, nhờ không ăn, thân tâm rỗng rang, ta đã hành thiền rất tốt đấy! Đức vua trấn an đệ tử như thế đó, bạch Thế Tôn!

- Điều đó là đáng mừng nhất, thưa thái hậu. Mỗi người ai cũng có nghiệp của mình, phải bị trả quả. Nhưng cái quả dữ bị giam vào ngục tối, bị bỏ đói mà tâm trí đức vua vẫn sáng suốt và an tịnh. Cái quả dữ kia đã được đức vua vô hiệu hóa rồi đó, thái hậu đừng quá sầu não nữa.

Thái hậu như đã bình tĩnh trở lại:

- Có điều kỳ lạ là đức vua không tỏ vẻ một chút nào là thù hận Devadatta cũng như đứa con bất hiếu, ông còn thương cảm sự vô minh và si mê của chúng nữa, bạch đức Thế Tôn!

- Vâng, đấy là tâm của bậc thánh giả!

- Đức vua còn nói rằng, ta có thể nhịn đói, an tịnh như thế này mà ra đi cũng được, bà đừng lo lắng và thương cảm cho ta. Nhờ ngục tối, nhờ cô đơn, ta chiêm nghiệm sâu xa về giáo pháp của đức Tôn Sư; và bây giờ ta mới thực sự hiểu thế nào là vô thường, vô ngã và rỗng không của thế gian pháp! Ông ta đã nói như thế đó, bạch Thế Tôn!

- Đức vua nói đúng sự thực đấy, thưa thái hậu! Và dường như đức vua chỉ lo lắng một điều...

- Vâng, phải, quả vậy, bạch Thế Tôn! Đức vua nói, ta chỉ lo lắng một điều, là đứa con ngu si lại gây ra nạn chiến tranh can qua với nước này, nước nọ - sinh ra cảnh đầu rơi, máu chảy của muôn dân vô tội mà thôi!

- Đúng vậy, đấy là sự lo lắng chính đáng! Nhưng xin thái hậu hãy nói với đức vua là ngài hãy yên tâm trong lúc này – tất cả hãy để cho nhân duyên và quả nó làm việc.

Chợt thái hậu có vẻ hốt hoảng:

- Nguy rồi, bạch Thế Tôn! Đệ tử đã mật truyền cho một vị quan trẻ thân tín về Sāvatthi, tâu trình sự việc lên đức vua Kosala, là nhờ ông vua anh trừng phạt thằng cháu bất hiếu! Ôi! Nguy rồi! Lệnh đi rồi làm sao rút lại được?

Đức Phật mỉm cười:

- Thái hậu an tâm! Vị quan trẻ ấy không thể có thần lực đi đến Sāvatthi nhanh hơn ông đệ nhị đại đệ tử của Như Lai đâu! Như Lai đã bảo Mahā Moggallāna nói với đức vua Kosala hãy cố gắng kềm chế cơn tức giận trong trường hợp như dầu sôi, lửa bỏng nầy! Thái hậu hãy tường trình lại với đức vua như vậy để cho ngài khỏi phải lo lắng nữa.

Thái hậu Videhi quỳ sụp xuống:

- Vô vàn tri ân đức Thế Tôn!

Sau hôm đó, đức Phật và chư vị trưởng lão trở lại Trúc Lâm được mấy hôm thì thánh y Jīvaka đến cho biết tin là đức vua Bimbisāra đã qua đời, trong tình trạng rất thanh thản và an bình.

Đức Phật hướng tâm một lát rồi tuyên bố với đại chúng :

- Đức vua Bimbisāra đã ra đi! Thế là ông hưởng thọ được sáu mươi bảy năm, trị vì quốc độ thanh bình và thịnh vượng năm mươi hai năm, là một vị minh quân hiếm có trên cuộc đời, là ân nhân của bá tánh và cũng là bậc hộ pháp cho giáo hội. Hiện giờ, ông đã hóa sanh lên cõi trời Tứ Đại thiên vương, là một vị thiện yakkha(1)nhiều thần lực, có tên là Janavasabha, làm người tùy tùng thân cận đức Vessavaṇa (Tỳ-sa-môn thiên vương)(2).

Chuyện đức vua hiền thiện Seniya Bimbisāra qua đời trong ngục tối, khi chư tăng biết thì toàn thể kinh đô đều biết. Muôn dân phẫn nộ và âm thầm nguyền rủa đứa con bất hiếu. Lại nữa, chuyện ác tăng Devadatta cho cung nỏ giết Phật, lăn đá hại Phật cũng đã được loan truyền đi khắp nơi. Như vậy, sự bất mãn, sự chống đối, sự căm ghét Ajātasattu và Devadatta như những cơn sóng ngầm lan tỏa trong lòng mọi người, nếu không có ai kiềm chế thì có thể biến thành trận lửa cháy nội loạn chăng?


(1)Yakkha: Dạ Xoa, nhưng là Dạ Xoa thiên, thiện, có thần lực.

(2)Theo Dictionary of Pāḷi Proper Names – Q.2, trang 287.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/04/2017(Xem: 11261)
Kính mừng Phật Đản - Nhạc Võ Tá Hân - Thơ HT Thích Viên Lý
18/04/2017(Xem: 11186)
Thiêng liêng mầu nhiệm ánh dương tràn , Ban rải tình thương đến muôn vàn, Diễn giảng kinh vàng lan khắp chốn, Hoàng dương chánh pháp dứt kêu than.
16/04/2017(Xem: 13715)
Bảy đóa sen vàng nâng gót ngọc Ba nghìn thế giới đón Như Lai. Thật vậy, lại một lần nữa mùa Phật Đản lại trở về với những người con Phật tha hương tại Úc Châu. Đức Thế Tôn với hình ảnh đản sinh quen thuộc trên bảy đóa sen là một thông điệp khai thị về hành trình vượt thoát luân hồi sinh tử.
04/04/2017(Xem: 11983)
Đại Lễ Phật Đản Phật Lịch 2561 Miền Nam California do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ cộng tác với các chùa tại địa phương tổ chức vào ngày chủ nhật 23.04.2017 tại Mile Square Park, 16801 Euclid Street, Fountain Valley, CA 92708; (714) 973-6600
04/04/2017(Xem: 4293)
Mỗi hàng năm Phật Đản về vạn nẻo Chư Tăng, Ni, Phật Tử lễ kính mừng Hào quang Ngài chiếu tỏa khắp, sáng trưng “Phật Tri Kiến” Ngài “Khai Thị Ngộ Nhập” Vì thương chúng sanh, mãi hướng ngoại tìm cầu, để chìm đắm hoài trong luân hồi sinh tử, nên Phật mới “thị hiện” xuống trần, với mục đích duy nhất là: ‘Mở bày chỉ cho chúng sanh, nhận thấy rõ và sống được với Chân Tâm Phật Tánh của mình’. Tức là nhắc nhở cho chúng sanh hãy “quay về với chính mình”.
04/04/2017(Xem: 4145)
Xin chắp tay hướng về Mùa Phật Đản năm nay Nguyện cầu cho thế giới Hoà bình giữa nắng mai .
01/04/2017(Xem: 4379)
Đấng Pháp Vương bậc xuất trần thượng sĩ Vượt cổng thành vào rừng núi xuất gia Ngài chẳng màng chức tước vị vương gia Bỏ tất cả mong tìm phương lối thoát .
14/03/2017(Xem: 5341)
Trong kinh Hoa nghiêm, Đức Phật dạy rằng: “Ai thọ và trì Phật giới tức nhập chư Phật vị”. Phật giới nghĩa là giới do Đức Phật chế ra cho cả chúng xuất gia và tại gia. Do giữ giới sẽ đưa chúng ta thành thánh hiền, đạt quả Phật, đặc biệt Năm Giới, Thập Thiện và Bồ Tát Giới sẽ là nấc thang, là hạt giống giúp quý Phật tử giữ mãi “chất Phật hiền lương” của chúng ta trong hôm nay và nhiều kiếp vị lai. Đây là nếp sống thánh hiền và khả năng thánh thiện mà người cư sĩ tại gia dù cuộc sống còn nhiều ràng buộc, vẫn có thể trì giữ, để hạnh phúc mãi mãi. Do công năng vô cùng đó, chùa Hương Sen sẽ tổ chức truyền Năm Giới, Thập Thiện và Bồ Tát Giới nhân dịp mừng lễ Phật đản lần thứ 2641, Phật lịch 2561 này. Chương trình như sau:
18/06/2016(Xem: 6616)
Lũ trẻ lại tụ tập ở đầu xóm. Cuối tuần rảnh việc chúng nó vẫn thường hẹn gặp nhau ở đây. Khoảnh đất hẹp chỉ có mấy trăm mét vuông còn lại giữa hai xóm sau thời gian xây dựng chung cư hạng sang kế bên cái xóm nghèo này coi vậy mà được việc. Tuy không phải là công viên nhưng cũng còn vài lùm cây, là nơi tụ họp của cư dân trong cả hai xóm. Sáng sớm thì mấy ông bà lớn tuổi đến tập thể dục, tập dưỡng sinh, sau đó mấy tiểu thư nhà giàu bên kia dắt chó đi dạo. Rồi sau giờ học là nơi chơi đùa của đám con nít. Chơi u mọi, vật lộn nhau hoài cũng chán, tự dưng có một đứa, rồi cả bọn, cùng ngồi dùng tay gom những miếng đất s
30/05/2016(Xem: 8002)
Cùng với những người con Phật khắp nơi trên thế giới hân hoan chào mừng ngày đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni giáng trần cứu độ chúng sanh, vào sáng ngày chủ nhật 29 tháng 5 năm 2016, Ni chúng cùng Đạo tràng Phật tử Tu viện Huyền Không tại thành phố San Jose, tiểu bang California đã tổ chức Đại lễ Phật Đản long trọng và trang nghiêm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]