Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

33. Một Doanh Gia Thành Đạt

15/03/201410:31(Xem: 31066)
33. Một Doanh Gia Thành Đạt

mot_cuoc_doi_bia_3




Một Doanh Gia Thành Đạt






Do nhu cầu nghe pháp, tại Kỳ Viên, đức Phật phải thuyết thêm hai thời pháp nữa, riêng cho hai hàng cận sự nam nữ. Nhân dịp này, đức Phật khuyến khích mọi người nên thọ trì bát quan trai giới mỗi tháng hai ngày, bốn ngày hay sáu ngày.

Cuối thời pháp, có một người thanh niên, tướng người cao lớn, phương phi, ăn mặc có vẻ thương gia - xin được sống đời xuất gia.

Đức Phật biết rõ nhân, biết rõ duyên, biết rõ người ấy là ai, nhưng ngài cũng hỏi:

- Dòng dõi, xuất thân, sở học, nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình của ông như thế nào? Và nguyên nhân bởi đâu mà ông lại lựa chọn đời sống xuất gia không cửa, không nhà?

Người thanh niên kể:

- Con sinh ra trong một gia đình vệ-xá (thương gia, các công nghệ) tổ tiên, dòng dõi làm ăn buôn bán nhiều đời. Do gia đình khá giả, con được học hành tương đối vững chắc từ thuở ấu thơ. Lớn lên, con kế nghiệp thân phụ đi buôn bán đường xa. Các quốc độ ven hai bờ sông Gaṅgā, sa mạc miền Tây Bắc cho chí các bờ biển phương Đông, phương Nam chẳng có đâu mà không có vết chân của con. Làm giàu là châm ngôn của tổ tiên, dòng họ; con trai vệ-xá là phải biết chịu thương, chịu khó, chấp nhận mọi gian khổ; không tạo ra được sản nghiệp bằng mồ hôi, nước mắt, bằng bàn tay và khối óc của mình thì không xứng đáng là con trai dòng dõi thương nhân. Và suốt mười năm qua, con đã không hổ thẹn mang dòng máu của tổ tiên.

Bạch đức Thế Tôn! Biết bao nhiêu lần bị sự thúc hối của cha mẹ, nhưng con không muốn lập gia đình. Con biết rõ giới cấp của con. Họ là những người có nghị lực và ý chí. Bạc tiền đối với họ là mục đích tối thượng trên cuộc đời. Sau những chuyến hàng đường trường gian khổ, đôi khi thiếu củi, thiếu nước, thiếu lương thực! Đôi khi bị bọn cướp, thổ phỉ hoặc các sắc tộc săn đầu người trang bị vũ khí tấn công. Chết là chuyện thường, sạt nghiệp cũng chuyện thường mà bỏ mạng dọc đường cũng là chuyện thường! Phải nói là họ đánh đổi mạng sống để kiếm tiền. Hàng mua một họ bán mười, có món lời gấp trăm! Do vậy, họ ăn chơi, hưởng thụ đôi khi còn hơn cả con vua, cháu chúa! Gian khổ, kiếm tiền và hưởng thụ - nó là một vòng tròn loanh quanh luẩn quẩn không bao giờ thoát ra, không bao giờ có thể thoát ra. Con và họ có đời sống tương tợ nhau. Chỉ có điều con khác họ là con có suy tư, có đăm chiêu, có chiêm nghiệm; đôi khi còn tự vấn, tự đáp lặng lẽ trong lòng mình. Còn họ thì không. Họ thỏa mãn, sung sướng, tự hào và hãnh diện. Con khác họ điều thứ hai nữa là khi bán lấy lời quá nhiều là con cảm thấy áy náy, khó chịu vô cùng. Ôi! Cái tiền bạc này nó có cái gì như dơ bẩn, như ma quỷ chứ không trong sạch, tốt đẹp chút nào. Cuối cùng, là sau mỗi cuộc hưởng thụ, ăn chơi phù phiếm ấy, con đều cảm thấy chán nản, ghê tởm. Chán nản, ghê tởm cái bề trái của cuộc đời, và chán nản, ghê tởm cả với con thú ở ẩn trong lòng mình nữa!

Bạch đức Thế Tôn! Cha mẹ con là đại phú gia, họ có hạnh phúc đâu? Cha con năm thê, bảy thiếp. Các bà vợ luôn luôn gấu ó, cắn xé nhau. Những người con trai con gái luôn luôn dòm ngó của cải, tài sản. Sự chân tình và sự thương yêu thật sự không có mặt! Các gia đình bạn hữu phú gia của con cũng tương tợ thế: Là tan hoang, trần trụi một đời sống vật chất, bản năng! Nếu ai có tín ngưỡng thì tin bậy, tin bạ vào trăm cái ông thần quỷ quái chỉ ưa hiến tế đồng nam, đồng nữ, đầu và máu súc vật vô tội! Không nơi đâu có được chút bình an và bình lặng tâm hồn. Cứ mỗi một năm, đôi khi hai năm, về nhà, thấy tình cảnh ấy, con lại ra đi! Và ra đi, lại gian khổ, lại kiếm tiền, lại hưởng thụ, rồi con lại bị rơi vào cái vòng xích bế tắc cũ, không có lối thoát!

Bạch đức Thế Tôn! Con nghe danh đức Thế Tôn đã lâu qua các dặm trình xuôi ngược. Con đã nghe thoảng giáo pháp giác ngộ giải thoát của ngài. Con đã từng thấy bóng dáng của những vị sa-môn áo vàng, chỗ này và chỗ kia trên nhiều quốc độ. Con chưa rõ họ tu tập ra sao, nhưng đập vào mắt con là ai tóc râu cũng sạch sẽ, ai y áo dù cũ rách hay nhiều tấm vá nhưng trông đều tươm tất. Không ai có vẻ lập dị hoặc đóng bộ ta đây là người tu hành! Cái ấn tượng nhất là rất nhiều vị trưởng lão, rất già, nhưng đi đứng khoan thai, tự tại, trong lòng dường như không vướng bận điều gì, không dính mắc điều gì! Nhìn họ, con cảm giác rất quen thuộc, dường như đời sống này con đã từng sống qua!

Bạch đức Thế Tôn! Mấy ngày hôm nay, mấy trăm xe hàng của con và bạn hữu đang từ sa mạc tây bắc đi xuống, đang dừng chân tại kinh đô này. Thấy mỗi chiều chiều, rất đông đồng bào các giới mang hương hoa, dầu đèn, lễ phẩm tấp nập đổ về Kỳ Viên. Con đã đoán là đức Thế Tôn có lẽ đang thuyết giáo ở đó. Trong lúc bạn hữu đang tìm nơi du hí thì con theo họ đến đây. Con đã nghe được ba thời pháp. Thời pháp nào cũng thấm thía. Thời pháp nào con cũng hoan hỷ. Thời pháp nào cũng dường như đưa con hướng đến một đời sống tinh thần cao đẹp. Và con biết chắc, tin chắc là con đã lựa chọn đúng đắn - khi con muốn sống đời xuất gia phạm hạnh, bạch đức Thế Tôn!

Trình bày tóm tắt nhưng khá đầy đủ, khúc chiết về nhân và quả, trí và tâm, về cuộc đời của mình, thanh niên thương gia phủ phục xuống với năm vóc sát đất rất mực cung kính.

Đức Phật nói:

- Này Puṇṇa(1)! Trong quá khứ, ông đã có một nhân duyên rất tốt đấy! Nhờ nhân duyên ấy ông mới có được những nhận thức như thực về bản chất của đời sống, và rồi nó đưa ông đến đây!

Rồi đức Phật kể:

- Mới cách đây thôi, sau khi giáo pháp đức Phật Kassapa tiêu hoại, ông sinh ra trong một gia đình trưởng giả bà-la-môn, thụ hưởng một đời sống ngũ dục rất sung mãn. Thời gian sau, ông chán chê, ghê tởm ngũ dục nên đã từ bỏ tất cả, nên non cao, dựng một am thất sống đời xuất gia đạo sĩ. Tại sườn núi bên cạnh có một vị Độc Giác Phật đang tĩnh cư. Hôm ngài nhập diệt, ánh sáng tỏa khắp một vùng do vị ấy trú quang định trước khi chấm dứt hơi thở. Thấy ánh sáng diệu kỳ, ông tìm đến, thấy một đạo sĩ già ngồi xếp bằng, an nhiên thị tịch. Khởi tâm kính mộ, ông đã chịu khó lặn lội khắp cả khu rừng, tìm lấy tất cả mọi loại gỗ thơm rồi hỏa táng nhục thân của Phật Độc Giác. Nhờ phước báu ấy, mà cũng nhờ nhân duyên ấy, ông tái sanh, hóa sanh nhiều kiếp trời và người. Kiếp này, ông lại được sinh ra trong một gia đình cự phú, tại xứ Sunāparanta, nơi một bến cảng sầm uất, tên là Suppāraka, có phải vậy không, Puṇṇa?

Đức Phật vừa mới hé mở một chút quá khứ đã làm cho tâm tịnh tín của chàng thanh niên Puṇṇa càng thêm được củng cố, tăng trưởng.



(1)Puṇṇa này quê ở tận Pagan - Myanmar bây giờ - khác với Puṇṇa cháu của tôn giả Koṇḍañña, con của bà Mantānī nên có tên là Puṇṇa-Mantānīputta ở tại Kapilavatthu - vị này (vị sau) đã đắc quả A-la-hán vào hạ thứ hai của đức Phật, nổi danh đệ nhất thuyết pháp.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/08/2024(Xem: 6790)
Ở Hoa Kỳ, có ngày Father's Day và Mother's Day, là những ngày mà người con tỏ lòng biết ơn cha mẹ. Vào những ngày này, họ có thể mang một bình hoa đến mộ, mua một món quà, và đặc biệt là tổ chức một bữa ăn mời cha mẹ. Nhưng câu nói mà người Mỹ không quên trong ngày đó là "con thương cha, con thương mẹ" khi họ ôm cha mẹ vào lòng. Ngày Lễ Vu Lan của Phật giáo Việt Nam cũng là ngày mà con cái biểu tỏ lòng biết ơn đấng sinh thành, dù họ còn sống hay đã ra đi.
19/06/2024(Xem: 2757)
Khi nói tới chuyện trao truyền y bát, chỉ là sử dụng một kiểu ngôn ngữ ước lệ. Nơi đây, chúng ta muốn nói tới một thẩm quyền sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn. Nghĩa là, một thẩm quyền tối hậu để nương tựa. Khi dò lại kinh, chúng ta sẽ thấy câu chuyện phức tạp hơn. Vì có nơi Đức Phật nói rằng sau khi ngài nhập Niết Bàn, tứ chúng hãy chỉ dựa vào Chánh pháp. Kinh lại nói rằng tứ chúng chỉ nên dựa vào Kinh và Luật. Mặt khác, Đức Phật nói rằng có những kinh cần giải nghĩa (tức là, hãy nhìn mặt trăng, chứ đừng chấp vào ngón tay, và từ đây mở đường cho các bộ Luận và Kinh Đại Thừa). Có lúc Đức Phật chia đôi chỗ ngồi và trao y cho ngài Ca Diếp. Có kinh ghi lời Đức Phật trao pháp kế thừa cho ngài A Nan. Và có kinh ghi lời Đức Phật ủy thác quyền lãnh đạo cho Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên. Thế rồi, một hình ảnh thơ mộng từng được kể qua truyện tích Niêm Hoa Vi Tiếu, rằng Đức Phật lặng lẽ, cầm hoa lên, và ngài Ca Diếp mỉm cười. Tích này kể lời Đức Phật nói rằng ngài có một pháp môn vi diệu, không dự
14/06/2024(Xem: 1773)
Mỗi mùa xuân đến, hoa mai hoa đào đua nhau nở, pháo nổ tưng bừng chào đón những ngày mới của năm. Từ người lớn đến trẻ nhỏ, ai cũng xúng xính trong bộ quần áo mới, quây quần bên mâm bánh chưng bánh tét, chúc tết, tặng nhau phong bì lì xì may mắn (lucky money) màu đỏ, đó là lúc chúng ta rất vui vì ai cũng được thêm một tuổi và trưởng thành hơn.
10/06/2024(Xem: 2430)
Hình ảnh Lễ Phật Đản 2648 (Sunday 09/06/2024) tại Tu Viện Từ Ân, Narren Warren, Victoria, Úc Châu
05/06/2024(Xem: 857)
.. Mùa Phật Đản con về bên đức Phật Lắng nhìn tâm.. nở đẹp đóa sen lòng.. Mùa Phật đản đường trần thôi tất bật Ngắm Từ Tôn.. con bước chậm thong dong..
04/06/2024(Xem: 1073)
Thời gian: 10:00 tối thứ 6 giờ Việt Nam (7:00 sáng thứ 7 giờ Cali) bắt đầu học trong 2 tiếng, 2 tuần học một buổi. Dự kiến học trong 3 tháng (nếu có nghỉ buổi nào thì học bù buổi đó) Thời gian bắt đầu: ngày 29 tháng 06 năm 2024 (June 29th) Địa điểm: học online ( qua Google Meet hay Zoom, etc.) Học phí: miễn phí (nhưng người học tự mua giáo trình sách giấy hay sách điện tử hay sách nói, chỉ một cuốn) Giáo trình chính: sách Nguồn Gốc Phật Giáo: Bối Cảnh Hình Thành Những Giáo Lý Ban Đầu của tác giả Richard F. Gombrich giáo sư Phật học Đại học Oxford. Giảng viên: theo hình thức gần như học cùng nhau nên không có một giảng sư chính. Tuy vậy, vẫn có một nhóm nòng cốt điều phối lớp. Có thể học theo hình thức thuyết trình. Tỳ kheo Pháp Cẩn (thạc sĩ Phật học ở Graduate Theological Union, Berkeley, California, Hoa Kỳ) sẽ cùng tham gia học và chia sẻ với lớp.
04/06/2024(Xem: 4019)
Cùng toàn thể giới tử thọ trì Bát quan trai giới một ngày một đêm tại trú xứ Tăng già-lam Phước duyên, thành phố Huế, hiện diện quý mến. Một ngày một đêm quý vị ở trong Tịnh giới với niềm tin thanh tịnh, kiên cố, bất hoại đối với Tam bảo. Nhờ niềm tin này mà quý vị không để cho Giới pháp của mình bị sứt mẻ ở trong đi, ở trong đứng, ở trong nằm, ở trong ngồi, ở trong sự nói năng, giao tiếp. Quý vị có được niềm tin này là nhờ quý vị nuôi lớn sáu tính chất của Tam bảo, khiến cho ba nghiệp của quý vị được an tịnh, an tịnh về thân hành, an tịnh về ngữ hành, an tịnh về ý hành. Sáu tính chất của Tam bảo, quý vị phải thường quán chiếu sâu sắc, để thể nhập và tạo ra chất liệu cho chính mình, ngay đời này và đời sau. Sáu tính chất của Tam bảo gồm:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]