Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

28. Mùa An Cư thứ năm

15/03/201406:00(Xem: 20861)
28. Mùa An Cư thứ năm
Mot cuoc doi bia 02

MÙA AN CƯ THỨ NĂM

(Năm 583 trước TL)

Ổn Định Ni Chúng






Sau khi ni giới được thành lập, dư luận quần chúng xôn xao, bàn tán từ nơi này sang nơi khác. Một số đông sương phụ tỳ-khưu hân hoan vui mừng vì họ sẽ có cơ hội xuất gia theo chồng. Một số thành phần trí thức trong xã hội cảm kích vì đức Thế Tôn đã giải phóng cho nữ giới, rộng tay mở cửa nhân, thiên và Niết-bàn với tâm bình đẳng, thoát khỏi sự ràng buộc, phân biệt, coi thường nữ giới có được từ luật Manu của bà-la-môn giáo đã hằng ngàn năm trước. Tuy thế, đa phần là chống đối, do truyền thống trọng nam, khinh nữ đã ăn sâu trong tâm thức nhân gian, trên mọi sinh hoạt xã hội.

Đức Phật và chư vị thượng thủ A-la-hán mỉm cười, chấp nhận chuyện đương nhiên sẽ xảy ra. Tội nhất là các vị tỳ-khưu trẻ, lúc đi trì bình khất thực thường bị các cô gái trẻ chọc ghẹo. Nào là, “ông đi thì bà cũng đi, có đôi có cặp rứa thì dễ tu”. Nào là, “sa-môn xin hãy đợi em, không duyên tơ tóc thì duyên trọc đầu!” Chuyện phiền phức không chỉ có chừng ấy. Các công nương cành vàng lá ngọc vốn là những cô gái xinh đẹp. Dẫu là cung nhân, cung nữ hoặc sương phụ các chàng trai Sākya thì đều là thành phần quý tộc, cao sang đã được tuyển chọn theo kiểu lựa vung úp nồi! Bây giờ dẫu họ đã cạo đầu, mặc y màu hoại sắc, cũng không giấu hết nét xuân sắc, diễm kiều. Chỉ trong vòng mươi hôm khi các vị tỳ-khưu-ni đi trì bình khất thực trong thành phố hoặc các thôn làng là dường như ở đâu cũng gặp các chàng trai đủ mọi thành phần giai cấp tụ năm, tụ ba dòm ngó, chỉ trỏ. Do tôn kính và hàm ơn đức Phật và tăng chúng đã tận tình cứu thoát nhân dân qua ba đại nạn thảm khốc; họ chưa có thái độ gì sàm sỡ quá đáng, nhưng cũng gây trở ngại ít nhiều cho một số tỳ-khưu-ni bản chất mềm yếu và cả thẹn. Chưa thôi, cứ hễ chiều đến là rất đông thanh niên, trai tráng đến tụ tập lác đác xung quanh khu rừng, có lẽ một phần do tò mò, một phần để lộ sự dòm ngó bất chánh. Biết chuyện ấy, các vị trưởng lão đã cho một số tỳ-khưu thuộc dòng Sākya, sau khi trì bình khất thực về, tìm chỗ nơi các hang động, miếu hoang, cội cây xung quanh ni viện để bảo vệ, canh chừng. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp tình thế, nhất thời. Do mùa mưa luôn luôn là sự trở ngại cho chư tỳ-khưu. Lại nữa, ai mà có thể vừa canh chừng kẻ gian vừa thiền định, thiền quán có hiệu quả cho được?

Đức Phật biết mọi chuyện xảy ra, nên hôm kia, cùng với các vị đại trưởng lão, ngài qua khu rừng tỳ-khưu-ni, ban bố một số giới điều quan trọng vào buổi đầu(1), thứ nhất là đem lại sự an toàn cho ni giới, thứ hai là để cho đời sống trong ni viện có nền nếp, kỷ cương, thứ ba là tạo môi trường lành mạnh để tấn tu, hỗ trợ cho phạm hạnh. Đây được xem như nội quy, thanh quy cho ni viện:

- Ban đêm không được đi ra khỏi cửa rừng hoặc ra ngoài rừng cây.

- Khi có việc phải đi, không được đi một mình mà phải có hai người.

- Chiều tối không được đi đến nhà thí chủ hoặc nhà người quen.

- Đi trì bình khất thực không được đi riêng lẻ mà phải đi từng nhóm, từ hai người trở lên.

- Không được đi, đứng hoặc ngồi trước mặt vị tỳ-khưu.

- Không được mang dù dép, ngoại trừ bị bệnh; không được ngồi xe, ngồi kiệu.

- Đến nhà thí chủ không được ngồi hay nằm tại chỗ của gia chủ; phải ngồi đúng chỗ chỉ định, xong công việc không được la cà chuyện này chuyện kia.

- Không được đem chuyện trong ni viện để kể lại với tỳ-khưu hoặc với hàng cư sĩ; không đem chuyện ngoài đường về kể lại cho tỳ-khưu-ni bạn hữu.

- Không được ngủ chung với nhau; hai tỳ-khưu-ni không được ngủ đắp chung một tấm chăn tăng-già-lê.

- Khi có việc phải gặp tỳ-khưu, nam cư sĩ... lúc nói chuyện phải có bạn bên cạnh, tối thiểu phải có người thứ ba.

- Phải chia tổ, chia chúng để quản lý sinh hoạt. Mọi yêu cầu, thỉnh thị ý kiến, có công chuyện gì phải trình qua ni trưởng Gotamī.

- Không được tự ý đi tìm y, bát chỗ này chỗ kia. Không được gợi ý thí chủ dâng cúng vật này vật nọ.

- Mặc y nội, ngoại phải đúng quy định, không được tự cắt may, chế tác giống như áo váy của người đời. Màu phải hoại sắc, nhuộm bằng rễ cây, vỏ mít... nhạt đậm từ màu cọng rơm đến màu cánh gián.

- Không được tự ý đi hỏi đạo bất kỳ một vị tỳ-khưu nào. Việc giáo giới tỳ-khưu-ni sẽ có hai vị đại đệ tử và các trưởng lão thay đổi nhau.

- Khi đến đức Phật để nghe pháp, có thể chỉ đứng (nếu không có chỗ) hoặc ngồi (nếu có chỗ) theo kiểu xếp chân một bên, không được ngồi bán già hay kiết già!(1)

- Ngoại trừ trong phòng riêng, hễ bước ra khỏi phòng là phải mặc y kín mình.

- Lúc có kỳ(1)phải ở lại tịnh xá, được thọ dụng vật thực dự trữ thường để dành cho người ốm, người bệnh hoặc bạn đạo đi giúp hai bát.

- Những tỳ-khưu-ni không được tìm cách chà xát, xoa bóp cho nhau.

- Không được sử dụng nước hoa, vật thơm; không được tắm nước có hòa bột hương, dầu hương, bã mè, xác hoa, vật thơm...

- Không được đeo mang bất kỳ loại trang sức nào ở cổ, ở tay, ở tai, ở đầu – kể cả hoa, tràng hoa...

- Không được nuôi chim, thỏ, sóc, chó, mèo... trong ni viện, trong cốc liêu..

21 điều ấy, đức Phật vừa giáo giới xong là đã được tôn giả Sāriputta đúc kết lại. Tôn giả Ānanda có trí nhớ tốt, tuyên đọc lại ba lần cho hội chúng tỳ-khưu-ni dễ nhớ, dễ thuộc.

Ni trưởng Gotamī chợt hỏi:

- Bạch đức Thế Tôn! 21 điều ấy là rất tốt, rất chính xác – nhưng nếu có người vi phạm thì sao?

- Hãy tùy nghi, hãy linh động, này ni trưởng! Hội chúng tỳ-khưu-ni hiện nay đa phần là người có học thức, đã được sống nhiều năm trong kỷ cương đạo đức, có lẽ chưa xảy ra chuyện gì hệ trọng quá đáng đâu. Vậy thì ni trưởng và các vị giáo thọ hãy xử phạt; ví dụ như quét rác, dọn rửa phòng tắm, nhà vệ sinh, múc nước, gánh nước hoặc chăm sóc người bệnh, lao động nhẹ các công việc vườn tược, rừng cảnh cho sạch sẽ, khang trang...

Ni trưởng Gotamī lĩnh ý, sau đó lại thưa hỏi về việc thâu nhận người nữ xuất gia phải cần có điều kiện, trình tự thủ tục, giới điều như thế nào?

Đức Phật đặc biệt lưu ý về điều này, ngài nói:

- Trong giai đoạn này, ở đây, chưa nên nhận người xuất gia thêm vì có nhiều vấn đề phức tạp. Ni chúng vừa mới thành lập còn quá mới mẻ. Phải đợi đến lúc di mẫu và các vị tỳ-khưu-ni ở đây nắm hết căn bản pháp học, pháp hành, có đời sống luật nghi thanh tịnh, ổn định, vững chắc – lúc ấy mới tính đến việc ấy(1). Hiện giờ phần việc cho nữ giới xuất gia tỳ-khưu-ni là do Như Lai và chư vị trưởng lão tăng đảm trách(2).

Ni trưởng Gotamī hỏi về một số người nữ đến xin làm công quả, học tu thì phải làm thế nào?

Đức Phật dạy:

- Điều ấy cũng khá phức tạp. Tục lệ tảo hôn của xã hội ta, đôi nơi con gái 8 tuổi đã gả chồng. Vậy người nữ đến xin học tu đã được sự đồng ý của cha mẹ hoặc người chồng hay chưa? Nếu được sự chấp thuận của gia đình – thì được phép. Vị ni trách nhiệm giáo thọ phải kèm cặp, giáo giới kỹ càng sau hai hoặc ba năm, có thể cho xuất gia sa-di-ni. Lúc ấy, Như Lai sẽ chế định, ban hành học giới cụ thể.

Như vậy, rõ là đức Phật và chư vị trưởng lão tăng còn quá nhiều việc phải làm. Riêng ni chúng sẽ còn phát sanh hằng trăm hàng ngàn chuyện lớn, nhỏ trong tương quan giữa nhau cùng cộng đồng xã hội.

Điều ni trưởng thưa trình với đức Phật là đúng, vì thời gian không lâu sau, người nữ đủ mọi thành phần, giai cấp trong xã hội đến xin học tu rất đông. Một vài trường hợp ngoại lệ, chỉ có đức Phật mới quyết định cho xuất gia tỳ-khưu-ni hay không; còn đa phần, họ đều phải tuân hành mấy chục giới điều (chưa phải luật) khá khái lược ở trên, để chuẩn bị cho ni giới tự điều hành và quản lý sau này.



(1) Lúc này chưa ban bố Tứ thanh tịnh giới, chưa có giới bổn Pātimokkha.

(1)Chú giải nói là để tránh tình trạng phàm ni tự kích thích mình!

(1)Kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.

(1)Thời điểm này chưa có quy định Hòa thượng ni tối thiểu đủ 12 mùa hạ lạp.

(2)Sau hạ thứ 20, đức Phật mới quy đinh: Tỳ-khưu 10 hạ, tỳ-khưu-ni 12 hạ mới đủ tiêu chuẩn làm thầy thế độ cho giới tử thọ đại giới.




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/05/2015(Xem: 5532)
Có rất nhiều những bài học tươi đẹp, chấn động và những bài học làm thay đổi cả cuộc đời, những câu nói được đọc mà tôi đã tiếp thu từ đạo Bụt. Ngày hôm nay, tôi muốn chia sẻ 25 bài học tươi đẹp đó đến các bạn. ‘Nếu ta có thể thấy sự nhiệm mầu của một đóa hoa thì cả cuộc đời ta sẽ thay đổi.’ [-Bụt Thích Ca.] Sau đây là 25 bài học làm thay đổi cả cuộc đời từ Bụt: 1. Yêu quý hết thảy muôn loài "Hận thù không thể hóa giải bởi hận thù mà bằng tình yêu; đây là chân lý muôn đời." 2. Con không là những gì con nói mà là những gì con làm. "Một người không thể gọi là khôn ngoan vì anh ta biết nói hay; nhưng nếu anh ta có bình an, tình yêu thương, và sự dũng cảm thì anh ta mới thật sự được gọi là khôn ngoan."
07/05/2015(Xem: 6060)
Trong giờ phút trang nghiêm tưởng niệm ngày Đản Sanh của Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni, chúng con xin nhất tâm đê đầu đảnh lễ xưng tán sự thị hiện hy hữu của bậc Đại Giác Thế Tôn giữa trần gian khổ lụy này. Thay mặt Hội Đồng Giáo Phẩm Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ thành tâm kính chúc chư tôn Trưởng Lão, chư tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa Đại Đức Tăng, Ni cùng quý nam nữ Phật tử được pháp lạc vô biên trong ngày Khánh Đản của đức Phật. Năm nay, ngày đại lễ Đản Sanh của Đức Thế Tôn lại về trong bối cảnh đầy bất an và khổ não của nhân loại trước hiểm nguy trùng trùng của thiên tai và nhân họa, từ ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu đưa tới bão lụt, hạn hán, dịch bệnh, mùa màn thất thoát, thực phẩm thiếu thốn, đến nạn khủng bố hoành hành gây hoảng sợ khắp nơi, chiến tranh bùng nổ nhiều chỗ trên thế giới lấy đi sinh mạng của hàng ngàn người dân vô tội.
29/04/2015(Xem: 6614)
Được làm con Phật là điều vừa đơn giản, vừa hy hữu. Đơn giản, vì sinh ra trong một gia đình Phật giáo thì tự động theo cha mẹ đi chùa, lễ Phật, tin Phật ngay từ bé. Hy hữu, vì biết lấy Phật giáo làm lý tưởng đời mình và chọn sự thực hành Phật Pháp như là sinh hoạt nền tảng hàng ngày—không phải ai sinh ra trong gia đình đó cũng đều tin Phật từ nhỏ đến lớn, và nếu tin Phật, cũng không gì bảo đảm là hiểu Phật, thực hành đúng đắn con đường của Phật để gọi là con Phật chân chính.
24/04/2015(Xem: 12661)
" Phật về mở cửa vô minh Khơi dòng suối mát nối tình chúng sanh Phật về cho đất thêm lành Cho cây thêm nhụy, cho cành trổ bông." Nhờ Phật lực gia hộ, nhờ năng lực chú nguyện của chư Tăng và sự ủng hộ của Phật tử xa gần, Chùa Hội PhướC tọa lạc tại địa chỉ : 8624 Zuni Rd SE, Albuquerque, NM 87108 đã được Tiểu Bang và Liên Bang cấp giấy phép Nonprofit. Chùa được Thành Phố chính thức cấp giấy phép xây dựng để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tâm linh và các khóa tu học Phật Pháp. Hòa trong không khí hân hoan của người con Phật, Bổn tự sẽ long trong tổ chức Đại lễ Phật Đản Phật Lịch 2559 vào Chủ Nhật ngày 24 tháng 05 năm 2015: Dưới sự chứng minh và chủ lễ của HT Thích Nguyên Trực, HT Thích Nguyên Trí, HT Thích Nhuận Hải cùng chư tôn đức Tăng Ni, quý Cư Sĩ Phật tử Thành Viên GHPGVNTNHK với chương trình như sau:
16/04/2015(Xem: 8864)
Kính thưa Quý Đồng Hương Phật Tử, Thiện Nam Tín Nữ xa gần, Sáng nay là mồng tám tháng tư Cung vua Tịnh Phạn sinh Tất Đạt Chín rồng phun nước ngoài trời đến Đón mừng giáng thế bậc Thánh nhân. Nam Mô Đẩu Xuất Giáng Trần, Lâm Tì Ni Thị Hiện, Ta Bà Giáo Chủ, Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Ô hay! Một mùa Phật đản nữa đang đến với mọi người con Phật chúng ta. Khắp nơi tưng bừng rộn rã đón mừng Bậc Thánh Nhân xuất hiện ở thế gian. Ngài đã mang ý nghĩa của Khai, Thị, Ngộ, Nhập Tri Kiến Phật, mở đường đi vào nếp sống thánh thiện từ bi, trí tuệ, để tất cả chúng ta nhận ra mình là Phật sắp thành. Nhân ngày Đại Lễ Kỷ Niệm Sinh Nhật lần thứ 2559 của Ngài, Chư ni chùa Hương Sen chúng con xin trân trọng kính mời quý đạo hữu Phật tử và đồng hương về tham dự Một Ngày Tu Học Cúng Dường Đức Từ Phụ và tham dự ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN tại bổn tự với chương trình như sau:
15/04/2015(Xem: 8524)
Mãi cho đến tháng 12 năm 1999 mới được công nhận và tuyên bố Đại lễ Phật Đản Quốc tế (lễ Vesak – Tam hợp) tại trụ sở Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, New York City (Hoa Kỳ) vừa qua.
27/03/2015(Xem: 14050)
Tiệc Chay Gây Quỹ 2015 Buổi tiệc chay gây quỹ tại chùa Quang Minh được tổ chức để hổ trợ cho việc cử hành Đại Lễ Tam Hợp Đa văn hóa Vesak theo Liên Hiệp Quốc tại Victoria. Ngày Đức Phật Thích Ca Đản Sanh, Thành Đạo và Nhập Niết Bàn Xin Chào đón tất cả mọi người - Với giá vé $25 Thứ Bảy 04 Tháng Tư. Bắt đầu lúc 6.30pm (Cửa mở lúc 6.15pm) Tại Chùa Quang Minh, Hội Trường Quán Tự Tại, Số 18 Burke St, Braybrook Victoria Với tinh thần hổ trợ Đại Lễ kỷ niệm Vesak, một thực đơn ngon đặc biệt được chuẩn bị do các đầu bếp trẻ tại chùa Quang Minh . Hãy đến tham dự , làm quen với nhiều bạn mới cùng tìm hiểu xem chương trình tuyệt diệu của ngày Đại Lễ Vesak nâm nay, nhằm ngày 23 tháng Năm 2015 ở vài địa điểm tại Trung Tâm Thương Mại của Thành phố Melbourne. Vé bán tại cửa vào. Email cho chúng tôi nếu bạn cần đặt nguyên bàn Để biết thêm chi tiết xi
27/03/2015(Xem: 10880)
Lễ Hội Vesak tại Melbourne city ngày 23-5-2015, Frank Carter, Julian Bamford, Steve Lowe, Ranjith Soysa and Van Binh Thieu. Vesak Multicultural Procession Organising Team 2015.
24/12/2014(Xem: 15996)
Bộ tranh cuộc đời Đức Phật Buddha life story
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567