Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

02. Niết-Bàn (Nirvana) là gì?

16/01/201202:11(Xem: 11711)
02. Niết-Bàn (Nirvana) là gì?

TÔN GIÁO VÀ DÂN TỘC
Tuệ Minh Đạo Nguyễn Đức Can

CHƯƠNG II
NIẾT BÀN LÀ GÌ?

Diệt Đế (Nirodha Dukkha) tức là Niết Bàn.

Trong kinh Niết Bàndạy: “Các phiền não diệt gọi là Niết bàn, xa lìa các pháp hữu vi cũng gọi là Niết bàn”. Niết bàn hay Niết-bàn-na hay Nê-Hoàn là do dịch âm chữ Phạn Nirvana mà ra, Niết bàn có nhiều nghĩa như sau:

- NIẾT (Nir) là ra khỏi; BÀN (vana) là rừng mê, Niết bàn là ra khỏi rừng mê.

- Niết là chẳng; Bàn là dệt. Còn phiền não thì còn dệt ra sanh tử, không phiền não thì không còn dệt ra sanh tử. Vậy Niết bàn là không dệt ra sanh tử luân hồi. Chữ Bàn cũng có nghĩa là không ngăn ngại, Niết bàn còn có nhiều nghĩa khác nữa, nhưng không ngoài ba nghĩa: “Bất sanh, giải thoát và tịch diệt”.

Bất sanh, nghĩa là không sanh ra, không sanh các thứ mê lầm tội lỗi.

Giải thoát, nghĩa là thoát ra ngoài sự ràng buộc, không mắc vào các huyền ngã, huyễn pháp.

Tịch diệt, nghĩa là vắng lặng, dứt sạch. Vắng lặng, an lành, dứt sạch tất cả nguồn gốc mê lầm.

Trong kinh Đại Niết Bàn viết: “Đây là sự bình yên. Đây là sự bình yên tối thượng” (Kinh Đại Niết Bàn tập 1, ấn hành năm 1994, trang 122-181). “Ý thức vị kỷ hay sự chấp ngã chấm dứt” “Nghĩ rằng mình không có linh hồn thường trú, kẻ ấy thoát được những kiêu mạn, vị kỷ do ý niệm “Tôi là - thể hiện”. Như vậy đạt được Niết Bàn, con người an lạc, tự tại, hạnh phúc, thanh tịnh, bất nhiễm, giải thoát. 

Vì hai chữ Niết Bàn có nhiều nghĩa như thế nên trong kinh thường để nguyên âm mà không dịch nghĩa. Để diễn tả thêm cho rõ nghĩa hai chữ Niết Bàn, theo Kinh Đại Niết Bàn chia ra làm hai thứ:

1.- Hữu - dư - y Niết - Bàn: (Niết bàn chưa hoàn toàn) Từ quả vị thứ nhất Tu-đà-hoàn đến quả vị thứ ba A-na-hàm, tuy đã đoạn trừ tập nhân phiền não, nhưng chưa tuyệt diệt, tuy đã vắng lặng an vui, nhưng chưa viên mãn. Sự an vui chưa hoàn toàn, vì phiền não và báo thân còn sót lại, nên gọi là Niết bàn Hữu-dư-y. Vì phiền não còn sót lại nên phải chịu quả báo sanh tử trong năm bẩy đời; song ngã chấp đã phục, nên ở trong sanh tử mà vẫn được tự tại chứ không bị ràng buộc như chúng sanh.

2.- Vô-dư-y Niết-bàn:(Niết bàn hoàn toàn) - Đến quả vị A-La-Hán, đã đoạn hết phiền não, diệt hết câu sanh ngã chấp, nên hoàn toàn giải thoát cả khổ nhân lẫn khổ quả. Sự sanh tử không còn ràng buộc vị này được nữa, nên gọi là Niết bàn Vô-dư-y. Đây là quả vị tột đỉnh của hàng thanh văn. Đến đây ngọn lửa dục vọng đã hoàn toàn tắt hết, và trí vô ngại hiện ra một cách đầy đủ, không khi nào còn trở lại tâm khởi chấp ngã nữa. Vì thế nên được tự-tại giải thoát ngoài vòng ba cõi: Dục, Sắc, và Vô sắc giới.

Như vậy Niết bàn là tận diệt vô minh hay tri kiến sai lầm về thực tại, tận diệt ái dục hay mọi tham đắm do vô minh đưa lại. Niết bàn là chấm dứt tham, sân, si, chấm dứt vòng sinh tử luân hồi do vô minh và ái dục dẫn dắt. Niết bàn là tuệ giác về thực tại, là sự giác ngộ viên mãn, là chấm dứt dòng lưu chuyển gây đau khổ và sự bám víu vào tri kiến sai lầm.

Trong Kinh Tạp A Hàm viết: “Niết bàn là gì hỡi đạo hữu, sự tận diệt tham, tận diệt sân, tận diệt si. Đó, này đạo hữu gọi là Niết bàn” (Đức Phật và Phật pháp ấn hành 1994, tr 467).

- Sir Edwin Arnorl cũng viết: “If any teach Nirvana is to cease, say unto such they lie, if any teach Nirvana is to live, say unto such they err, not knowing this. From a metaphysical stanpoint Nirvana is deliverance from suffering. From a psychological standpoint Nirsana is the eradication of egoism. From an ethical standpoint Nirvana is destruction of lust, hatred, and ignoranca” (The light of Asia or The Great Renunciation By Sir Edwin Armorl London 1948, tr, 153).

Tạm dịch: Nếu có ai dạy Niết Bàn là chấâm dứt, hãy nói rằng họ đã lừa dối. Nếu có ai dậy Niết Bàn đang sống đó, hãy nói rằng họ đã sai lầm. Không biết điều này. Về phương diện siêu hình Niết bàn là sự giải thoát khỏi khổ đau. Về phương diện tâm lý Niết bàn là tiêu diệt lòng ích kỷ. Về phương diện đạo đức, Niết bàn là diệt bỏ tham, sân, si.

Phật giáo gồm có Tiểu-thừa và Đại-thừa mà Niết bàn là danh từ chung cho cả 2 thừa ấy. Trên đây đã nói đến Diệt-đế, hay Niết-bàn của Tiểu-thừa, nhưng chưa nói đến Niết bàn của Đại-thừa. Nói như thế, không có nghĩa là Niết-bàn của Tiểu-thừa và Đại-thừa khác nhau về tính chất. Nếu có khác thì khác về phạm vi rộng hẹp, rốt ráo hay chưa rốt ráo mà thôi. Theo kinh sách của Phật Giáo thì Đại-thừa cũng có hai loại khác nhau để diễn tả tính chất rốt ráo của Đại-thừa như sau:

1.- Vô-Trụ-Xứ Niết-bàn

Đây là Niết-bàn của các vị Bồ Tát, các vị A-La-Hán, do tu nhân giải thoát mà chứng được quả giải-thoát; nhưng chưa biết được nguồn gốc của nhân quả, còn chấp có thực pháp phải tu, quả vị phải chứng, nên chưa được hoàn toàn tự tại. Các vị Bồ-tát thì trái lại, đã hiểu rõ “Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức”, pháp tánh bình đẳng như như; không thấy một pháp nào cố định, một vật gì chắc thật, biệt lập, chỉ thấy chúng là hình ảnh giả dối, do đối đãi với thức tâm, tạo thành bởi thức tâm. Các vị Bồ tát không có tâm địa đảo điên sai lầm, không gán cho sự vật một giá trị nhất định, như tốt, xấu, khổ, vui, nên không sanh ra những thái độ oán, thân, bỉ, thử, ưa, ghét. Hễ có tri kiến sai lầm đó là bị chướng ngại khổ đau. Các vị ấy tu hành chứng theo tự tánh bình đẳng, đem tâm hoà đồng cùng sự vật mà làm việc lợi tha. Tuy làm việc lợi tha, mà vẫn ở trong chánh quán. Quán các phép như huyễn như hóa, không có thật sanh tử, không có thật Niết bàn, không bao giờ trụ trước (vô-trụ). Do đó, Bồ tát thường ra vào sanh tử, lấy pháp lục độ để độ sanh, mà vẫn ở trong Niết-bàn tự tại.

2.- Tánh-tịnh Niết bàn:

- Đây là một thứ Niết-bàn tự tánh thường vắng lặng mà thường sáng suốt, thường sáng suốt mà thường vắng lặng ra ngoài tâm lượng hẹp hòi của phàm phu và trí thức hữu-hạn của Nhị-thừa ngoại đạo. Nó thường bộc lộ sáng suốt nơi chư Phật, mà vẫn thường sẵn có nơi mọi loài chúng sanh. Trong kinh có khi gọi là Phật-tánh, là chân-tâm, là Như-lai Tạng v.v...

Nếu chúng sanh tự tin mình có tánh Niết-bàn thanh-tịnh, và khởi tâm tu hành theo tự tánh ấy, tức có thể thành Phật không sai. Mang tự tánh Niết bàn mà để cho Phiền Não cấu trần che lấp, thì làm chúng sanh trầm-luân trong bể khổ.

Trái lại ngộ tự tánh Niết bàn mà hết vọng tưởng mê lầm là thành Phật, và có đầy đủ bốn đức: “thường, lạc, ngã, tịnh.” “Thường” nghĩa là không bị chi phối bởi tánh vô thường, khi nào cũng như khi nào, không lên bổng xuống trầm, không có già trẻ, chết sống, đổi thay. “Lạc” nghĩa là không còn khổ não, lo buồn. “Ngã” được hoàn toàn tự chủ, không bị nội tâm hay ngoại cảnh chi phối. “Tịnh” là không còn ô nhiễm, luôn luôn thanh tịnh, trong sáng. Chúng ta đừng lầm tưởng tánh “Chơn-thường” này với điều thường hằng của thế gian; tánh “Chơn-lạc” với sự vui thích tương đối là sự vui thích còn che đậy mầm mống đau khổ bên trong; tánh “Chơn-ngã” với sự tự chủ trong nhất thời, tự chủ ngày nay bị động ngày mai; tánh “Chơn-tịnh” với sự trong sạch tương đối ở thế gian, sự trong sạch vật chất, sự tướng bên ngoài, chứ bên trong vẫn còn nhiễm ô.

Vì tánh cách quí trọng, cao cả tuyệt đối của bốn đức: “Thường, lạc, ngã, tịnh” nên tánh tịnh Niết-bàn là thứ Niết-bàn cao quí tột đỉnh của đạo Phật, và người Phật tử Đại-thừa trong khi tu hành, đều phát nguyện rộng lớn, quyết tâm chứng được thứ Niết-bàn ấy mới thôi.

Nói một cách tóm tắt dễ hiểu, Niết-bàn của đạo Phật là sự thể nhập vào bản thể sáng suốt, thanh tịnh, đầy đủ các đức: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh. Bản thể ấy không phải chết lặng mà là sống động, có đủ công năng, một sự sống động trong vắng lặng, mà kinh thường gọi là: Vắng thường soi, soi mà thường vắng, (“Tịch nhi thường chiếu, chiếu nhi thường tịch”).

Như thế, Niết-bàn không phải là một lối không-tưởng, viễn vông không thực hiện được. Miễn là tự tin mình có tánh Niết-bàn và cố gắng tập sống theo tự tánh ấy, thì Niết-bàn là một kết quả rất thiết thực. Mê muội không tự tin mình có tánh Niết bàn là chúng sinh; phải tự tin mình có tánh Niết-bàn và làm phát triển tánh ấy là Thánh giả. Để cho phiền não tham, sân, si, vô minh, chấp ngã làm chủ, là luân hồi. Gạn lọc cáu bẩn phiền não vô minh nơi tâm thức cho hết sạch, như gạn bỏ bùn nhơ nơi nước, cho đến khi ly nước hoàn toàn trong suốt, ấy là Niết-bàn hiển hiện.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/05/2024(Xem: 2331)
Thế là ngày sinh nhật Phật lại đến với chúng ta, mọi người hân hoan nao nức mừng ngày đản sanh của đấng cha lành. Rằm tháng Tư hoa nở chim ca, muôn loài tươi mới, khắp nơi dâng hương hoa cúng dường. Trong tâm tưởng hàng Phật tử chúng ta còn “thấy” chư thiên rải hoa mạn thù sa, mạn đà la cúng dường đức Thế Tôn.
10/05/2024(Xem: 1938)
Chuông chùa nhè nhẹ ngân trong sớm Loan báo tin mừng Phật đản sinh Hương Từ dìu dịu niềm vui chớm Nở đẹp trên môi khắp hữu tình.. - Thức dậy đi em Phật đản về! Ánh hào quang rạng giữa đời mê Cỏ cây, sông núi.. bừng khai hội Một ngày an lạc khắp sơn khê.
10/05/2024(Xem: 1446)
Sáng ngày 12/5/2024, Chùa Đức Sơn, Bothwell, Tasmania đã long trọng tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 với sự chứng minh của Ni Sư Thích Nữ Tâm Vân, Trụ Trì Tu Viện Như Ý, tiểu bang Kentucky, Hoa Kỳ và Ni Sư Thích Nữ Nguyên Khai, Trụ Trì Niệm Phật Đường An Lạc Hạnh, tiểu bang Victoria, Úc Đại Lợi.
08/05/2024(Xem: 12518)
Tháng Tư vào khoảng ngày Rằm Khắp nơi chùa viện hương trầm tỏa lan Cờ hoa đèn lộng trang hoàng Tăng Ni Phật tử nghiêm trang lễ thành Nhớ ngày Đức Phật Đản Sanh Hoa vô ưu nở điềm lành hiện ra Hai dòng nóng lạnh chan hòa Tắm thân Thái tử ý là rửa đi
08/05/2024(Xem: 2444)
Tôi xin mạo muội giải thích công án này, trong kiếp nhân sinh cuối cùng lịch sử của Đức Thế Tôn: Như Lai đã có chủ định rất minh bạch, và với mục đích chính yếu, chọn ngay xứ Ấn Độ để tái sinh, đầu thai trong hoàng tộc. Nên lưu ý, kiếp cuối cùng của Đức Thế Tôn là hiện thân của Đức Phật lịch sử. Tuy nhiên, Ngài đã đắc đạo trong nhiều kiếp trước. Chính từ kim khẩu của Đức Thế Tôn, Ngài đã từng giảng pháp cho chúng sinh ngay cả chư thiên, trong những tiền kiếp, có thể còn trong hiện tại, và ngay cả tương lai, ở những khoảng không thời gian nào đó, mà tôi sẽ chứng minh trong một chủ đề pháp luận khác trong tương lai rất gần, dựa vào cả hai kinh điển của Đại Thừa và Nguyên Thủy.
06/05/2024(Xem: 1589)
Bắt đầu ngày mới lúc bốn giờ sáng, mỗi ngày đều lập đi lập lại bao nhiêu việc ấy đến là nhàm chán và vô vị. Không biết bao lần tôi tự nhủ: “Cứ như thế này mãi sao? Không lẽ đời chỉ có ăn ngủ cày kiếm cơm rồi già và chết sao?”. Đời mà! Không thể nào khác được! Người mà! Ai cũng phải thế thôi! Cũng có đôi khi tôi tự phản tỉnh: “Được voi đòi tiên, cứ xem bao nhiêu người không nhà cửa, không tài sản, không công ăn việc làm hay những con người đang thống khổ ở những vùng thiên tai địch họa, chiến tranh kia kìa! Người ta mong ước có được cuộc sống bình yên, một mái ấm, một bữa cơm tươm tất mà không có được! Sướng quá sanh quỡn!”
04/05/2024(Xem: 1476)
Ra đời hóa độ cả trần gian Pháp dẫn lòng ngay toả kệ vàng Lộc Uyển gieo mầm an khắp ngã Lâm Tỳ hiện cõi ánh đường quang Thương vì cảnh viễn soi tìm đạo Bởi thấy người mơ đã lật trang Nghĩa đức muôn trùng yên vạn nẻo Thăng trầm khổ lụy sẽ dần tan
04/05/2024(Xem: 1281)
Cúi đầu đảnh lễ thắp đèn hương Hoa quả dâng lên nguyện cúng dường Năm sắc cờ bay khơi phúc lạc Ba hồi trống rước mở tâm lương Trầm xông bảo điện trang nghiêm tượng Đức toả càn khôn tịch tĩnh đường
04/05/2024(Xem: 2403)
Phật về sen nở vườn xanh Chim kêu ríu rít trên cành vô ưu Thiên thượng thiên hạ nhất như Độc tôn duy ngã, giác từ chính ta Thương chúng sanh cõi Ta bà Thị hiện truyền dạy Phật là chân tâm Sinh tử do bởi mê lầm Chấp thân này thật, chấp tâm vô thường
27/04/2024(Xem: 1628)
Thông Bạch Phật Đản 2648 PL 2567-2024 của Giáo Hội Âu Châu
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]