Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

09. Con người, Thiện và Ác

16/01/201202:11(Xem: 8851)
09. Con người, Thiện và Ác

TÔN GIÁO VÀ DÂN TỘC
Tuệ Minh Đạo Nguyễn Đức Can

CHƯƠNG I
CON NGƯỜI, THIỆN VÀ ÁC

Dân tộc Việt Nam từ ngày lập quốc, đã trải bao thế hệ. 18 đời Vua Hùng Vương đã tạo dựng Đinh, Lê, Lý, Trần... để bảo vệ và phát huy nền văn hóa cho các từng lớp nhân dân, mà con người là “Linh ư vạn vật”. Trời, Phật đã ban cho con người có bộ óc siêu việt, chúa tể muôn loài, Trời, Phật lại ở trong lòng ta. Phật tại Tâm, người là một vũ trụ thu gọn, nên ông bà ta thường nói: “Vũ trụ giai bị ư ngã, phản thân nhi thành lạc mạc đại yên”. Tức là Vũ Trụ ở trong ta mọi việc đều an vui.

Bản chất thật của con người vốn chí thành, ông bà ta thường nói “Chí thành thông thánh”. Lại nói: “Thành giả thiên chi đạo giả”, tức thành là đạo Trời Phật vậy. Khi tôi còn thơ ấu, cắp sách đến thầy Đồ Nho, đó là ông Bác, anh của Bố tôi. Ông thường dậy tôi rằng: Làm người phải sống cho ra người, đói cho sạch, rách cho thơm. Người như ngọc, nhưng ngọc mà không dũa cũng trở thành vô dụng, tức là người tuy là “Linh chi vạn vật” nhưng người phải được giáo dưỡng mới ra con người. Đạo làm người là căn bản cho nền giáo dục, không theo được đạo làm người thì cũng không thể theo được các Đạo Phật, Đạo Cao Đài, Hòa Hảo, Thiên Chúa, Tin Lành...

Thầy tôi còn dậy: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Có học mà không có hạnh con người cũng vô dụng. Phải học lễ phép trước, biết tôn sư học đạo, biết các lễ nghi gia giáo, biết tôn ty trật tự, tổ tiên, ông bà, cha mẹ, anh em... Cho nên các cụ thường nói phải “Kính trên nhường dưới, kính lão đắc thọ, ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn, con chim có tổ, con người có tông”. Nền giáo dục của Á Đông và nhất là đối với dân tộc Việt Nam là như vậy. Đó chính là đạo làm người vậy. Không thể viện dẫn bất cứ một lý do nào đó, để tự hủy diệt nền văn hóa của tiền nhân để lại.

Nền giáo dục là căn bản để tạo cho con người phải biết có TÂM và THÂN, hay thể xác và tinh thần, vì con người ngoài tính người hay được gọi là nhân tính, thiên tính, còn có xã hội tính, hợp quần tính và dân tộc tính. Giáo dục là tu luyện hoàn hảo của con người để hướng thượng. Đức Phật Thích Ca đã tu thành Phật, nhưng ngài lại trở lại nhân gian với hạnh Bồ Tát, để cứu giúp chúng sanh, truyền bá đạo pháp của ngài, để giáo dục con người ác độc trở thành con người có bản ngã lương thiện, biết tu tâm, tích đức, làm lành, lánh dữ. Đức Phật cũng đã dậy cho ta rằng: "Lấy ân báo oán thì oán tiêu tan, lấy oán báo oán thì oán chồng chất” hay Khổng Tử cũng đã truyền lại cho ta rằng “Oan oan tương báo, ác giả ác báo” Thiện ác đáo đầu chung hữu báo.

Lão Tử: Về hiện tượng học, Lão Tử đã dậy rằng:

“Người Đức cao” là người đạt Đạo, là chính Đạo, Đức là sự thực hiện Đạo. Người Đức cao có Đạo trong mình và không cần thực hiện Đạo hay “không có Đức”. Nhưng chính vì thế ông có Đức; Đức nằm sẵn trong ông rồi.

“Người Đức thấp” chưa hoàn toàn làm một với Đạo, nên cần phải có Đức hay thực hiện Đạo. Ông chưa có Đức nằm sẵn trong lòng Ông.

Người đức cao không làm, và không có gì để làm.
Người đức thấp làm, và có cái để làm.
Người nhân cao làm, và không có gì để làm.
Người nghĩa cao làm, và có cái để làm.
Người lễ cao làm, và không được đáp ứng, cho nên xắn tay áo bắt người ta theo.

Lão Tử phân biệt và mô tả tiến trình sa đọa từ người có Đức cao đến người có lễ cao.

Người Đức cao không làm, và không có gì để làm. Ông làm một với Đạo và không có gì để làm nữa.

Người Đức thấp còn làm hay thực hiện Đạo và thấy có chỗ để thực hiện Đạo. Ông chưa thấy Đạo với mình là một.

“Người nhân cao làm”. Làm ở đây là thực hiện Đức nhân hay Đạo. Ngài thấy đời thiếu Nhân và muốn đem Nhân vào đời. “Và không có gì để làm”: Ngài không có những cái thuộc lãnh vực vật chất để làm. Người ta hay cắt nghĩa “Không có gì để làm” là “làm theo ý riêng tư”. Nhưng đâu là ý riêng tư của người Nhân?

Người nghĩa cao làm là làm theo những qui luật đạo lý của xã hội. Ai không theo sẽ bị người lễ cao xắn tay áo bắt phải làm theo. Lão Tử không nói người lễ cao, người nghĩa cao, người nhân cao, người Đức thấp là xấu. Họ tốt nhưng chỉ không tốt bằng người Đức cao. Cho nên sau khi mất Đạo, người ta tìm đến Đức.

Sau khi mất Đức, người ta tìm đến Nhân.
Sau khi mất Nhân, người ta tìm đến Nghĩa.
Sau khi mất Nghĩa, người ra tìm đến Lễ.
Lễ là cái vỏ mỏng của Trung Tín và là cái đầu của loạn.

Như vậy Lão Tử xếp theo thứ tự từ trước đến sau như: “Đạo, Đức, Nhân, Nghĩa, Lễ”. Đức là Đạo thể hiện nơi hành vi của con người và ở dưới Đạo. Khi nói đến Đức là nói đến thực hiện Đạo. Có mất Đạo mới nói đến việc thực hiện Đạo. Nhân, Nghĩa, và Lễ, Lão Tử xếp sau Đức. Con người đã sa đọa từ Đạo đến Lễ. Khi Trung Tín không còn nữa, người ta nói đến Lễ. Khi loạn lạc bắt đầu người ta nói đến Lễ.

“Biết trước” là hoa (vẻ đẹp bên ngoài) của Đạo, và là khởi thủy của dốt nát.

Cho nên bậc đại trượng phu ở chỗ hậu hĩ chứ không ở chỗ đạm bạc, “ở chỗ quả chứ không ở chỗ hoa”.
Cho nên ngài bỏ cái ở ngoài, mà giữ cái ở trong. 
“Biết trước” là sự biết về sự vật. Lẽ dĩ nhiên phải có Đạo xuất hiện, người ta mới biết về sự vật. Nhưng tự nhiên con người biết về sự vật mà không cần suy tư. Đó là sự biết trước khi suy tư. Sự biết về sự vật đặt nền tảng trên sự biết về Đạo. Vì thế nói sự biết trước là hoa, hay vẻ bề ngoài của Đạo. Nó là khởi thủy của dốt nát, vì nó trở nên sự biết duy nhất, người ta vì nó bỏ quên mất Đạo. Những người trượng phu hay người hiểu biết đích thực cư ngụ nơi chỗ hậu hỹ hay qủa (Đạo) chứ không ở chỗ đạm bạc hay hoa (sự vật).

Trên đây tôi trích một đoạn hiện tượng học của Lão Tử để quí độc giả suy nghiệm và liên hệ đến đời sống hàng ngày của mình mà tu tập hầu cải tiến cho phù hợp với đời sống cá nhân, gia đình và xã hội mà mình hiện đang sống. Mọi người chúng ta nên luôn luôn ghi nhớ là “Đạo Đức” là kim chỉ nam cho cuộc đời của chúng ta, nếu con người không có Đạo Đức thì con người sẽ trở nên độc ác và tàn bạo, chỉ với lòng tham lam, sân hận và si mê, cho nên Mạnh Tử đã phát huy học thuyết Khổng Tử và khuyên dậy cho chúng ta rằng: “Đạo bất viễn nhân, nhân chi vi đạo nhi viễn nhân”. Đạo không thể xa người, người không thể xa Đạo.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/09/2010(Xem: 7657)
Mùahoa Ưu Ðàm nở, ngày Ðức Phật đản sanh lại về trong tâm tư người con Phật khắp nơi trên thế giới. Hàng triệu-triệu tấm lòng nhất tâm tưởng niệm và trang trọng cử hành đại lễ Khánh đản. ÐứcPhật thị hiện nơi đời bằng bi nguyện độ sinh, Ngài đã thể hiện nhân cách siêu việt qua tình thương yêu muôn loài, tôn trọng sinh mạng của hết thảy chúng sanh. Sự hiện hữu của Bậc Ðại Giác Thế Tôn chính là bứcThông Ðiệp Hòa Bình gởi đến mọi loài chúng sinh trong tam giới...
17/09/2010(Xem: 5890)
Hằng năm, cứ mỗi độ mùa Phật đản về – thì khắp nơi khắp chốn –ở đâu – hình ảnh đức Phật hiện hữu, ngự trị ở đó không khí càng vui tươi, nhộn nhịp. Đó là tất cả những người con Phật hân hoan đón mừng ngày Phật đản. Kỷ niệm Phật đản là tưởng nhớ, ôn lại và tri ân về sự rađời vĩ đại của đức Phật... Sự xuất hiện của một vị Phật – hay nói một cách rõ hơn, một chúng sinh từ thân phận phàm phu, muốn đạt đến quả vị Phật, phải trải qua lộ trình bảy bước hoa sen ấy.
10/09/2010(Xem: 58514)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
28/08/2010(Xem: 61329)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
28/08/2010(Xem: 58071)
Sau khi sinh hoạt của hội chúng đã tạm thời đi vào quy củ, nền nếp; đức Phật thấy thời tiết có nắng nhẹ, trời không lạnh lắm, thuận lợi cho việc du hành nên quyết định rời Gayāsīsa, đến kinh đô Rājagaha, đường xa chừng sáu do-tuần. Thấy đoàn sa-môn quá đông, khó khăn cho việc khất thực, đức Phật gợi ý với ba anh em Kassapa cho chúng đệ tử phân thành từng nhóm,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]