Mùahoa Ưu Đàm nở, ngày Đức Phật đản sanh lại về trong tâm tư người con Phật khắp nơi trên thế giới. Hàng triệu-triệu tấm lòng nhất tâm tưởng niệm và trang trọng cử hành đại lễ Khánh đản.
ĐứcPhật thị hiện nơi đời bằng bi nguyện độ sinh, Ngài đã thể hiện nhân cách siêu việt qua tình thương yêu muôn loài, tôn trọng sinh mạng của hết thảy chúng sanh. Sự hiện hữu của Bậc Đại Giác Thế Tôn chính là bứcThông Điệp Hòa Bình gởi đến mọi loài chúng sinh trong tam giới.
Hiệnthân của Đức Phật là ánh sáng chân lý, giải bày Phật tánh, chân tâm đểcho con người từ địa vị phàm phu chuyển thành Thánh giả. Hình ảnh mộtvị Hoàng Tử sơ sinh bước đi trên bảy đóa sen hồng nâng tròn gót ngọc, tướng hảo uy nghi, đĩnh đạt, siêu phàm, đã khiến cho tất cả các hàng chư Thiên và loài người đều nghiêm thân khể thủ, tôn vinh là bậc Thầy của ba cõi.
ĐứcPhật thị hiện trong thế gian, từ một chúng sinh như mọi người, Ngài đãkhai phóng và dẫn khởi con đường tu chứng, tạo niềm hỷ lạc và an lành vĩnh cửu cho muôn loài. Chính vì lòng bi mẫn, hướng thượng, thiện tâm, mang niềm hạnh phúc và lợi ích cho tất cả mà Đức Phật đã ân cần giáo huấn:“Tất cả mọi sự sống đều phải được tôn trọng, tôn trọng mạng sống của chính mình cũng như mạng sống của vạn loại sinh linh”.
Bứcthông điệp Hòa bình được xây dựng trên tinh thần tu chứng của Đức Như Lai, Bậc Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác đã làm thăng hoa giá trị sống thánh thiện cách nay gần 3000 năm vẫn còn vang vọng trên đỉnh Hymalaya (Hy Mã Lạp Sơn) làm phương châm cho chúng nhân thiên ngưỡng mộ. Đó chính là:
“ĐứcPhật Thế Tôn chỉ do một nhân duyên lớn mà hiện ra nơi đời. Các Đức Phật Thế Tôn vì muốn cho chúng sinh khai tri kiến Phật, để được thanh tịnh mà hiện ra nơi đời; vì muốn cho chúng sinh tỏ ngộ tri kiến Phật màhiện ra nơi đời; vì muốn cho chúng sinh chứng vào đạo tri kiến Phật màhiện ra nơi đời.”
Vìmột nhân duyên lớn như vậy, nên đức Phật đã quyền bày phương tiện, thiết lập những hệ giáo pháp cho mỗi trình độ căn cơ. Là người cư sĩ tại gia, Đức Phật giảng dạy giáo pháp xây dựng một đời sống hiện thực, hạnh phúc gia đình, an bình quốc gia xã hội. Tự mỗi người nỗ lực thanhlọc thân tâm và sống đúng như thật. Tự mỗi người phải có bổn phận, trách nhiệm trong cộng đồng liên đới: Sự tương giao tốt đẹp giữa cha mẹvà con cái; giữa thầy và trò; giữa bạn bè và bà con láng giềng; giữa chủ và nhân viên cộng tác; giữa cư sĩ và tu sĩ ... tất cả được bắt nguồnvà khơi dậy bằng ý thức tự phát.
Ngaycả đến những vì Vua chúa, cũng đã được Đức Phật giáo huấn những phươngpháp kiến tạo một chính quyền tốt đẹp vì dân và cho dân: “NhàVua phải độ lượng, đạo đức, nhân ái, không vô cớ giết người theo ý muốn cá nhân; nỗ lực xây dựng nền hòa bình chân chính; không tạo dựng chiến tranh gây hấn với lân bang; phải biết nhẫn nhục và lắng nghe ý kiến của quần chúng, sống thuận với lòng dân...”
Là người tu sĩ xuất gia, Đức Phật dạy phải nỗ lực thực tập thiền định, trên bốn phạm trù: “Quánthân trên thân; quán thọ trên thọ; quán tâm trên tâm và quán pháp trênpháp để giữ tâm tĩnh giác, trên lộ trình giác ngộ giải thoát...“đức Phật còn đi xa hơn nữa, Ngài huấn thị các hàng thánh chúng đệ tửhãy mang tinh thần hóa độ cho tất cả; cho từng cá nhân, từng gia đình,từng quốc gia xã hội chứ không chỉ lo tu tập và chứng đắc cho riêng mình. Tinh thần hóa độ đó Đức Phật dạy: “Vì lòng thương tưởng cho đời vì hạnh phúc của chư Thiên và nhân loại, các Thầy hãy đi giáo hóa, đi vì hạnh phúc muôn nơi; gieo rắc hương vị giải thoát đến khắp mọi nẻo đường, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, vua chúa hay quần chúng bình dân... hãy lên đường bằng hành trang của người giác ngộ.”
ĐứcPhật đã thiết lập và kiện toàn phương tiện giáo pháp, để cho tất cả mọi người có được chiếc bè giác ngộ vượt khỏi sông mê. Đó là tiêu đíchtối hậu và cũng là ý nghĩa minh nhiên của ngày Phật Đản.
Hômnay, những người con Phật chúng ta trang trọng cử hành kỷ niệm ngày Đại Lễ Khánh Đản là soi rọi lòng mình, trắc nghiệm thâm tâm, nguyện nỗ lực tu tập đem lợi ích cho tự bản thân và tha nhân. Xin hãy chắp tay nguyện cầu cho quê hương Việt Nam chan hòa ánh sáng đạo mầu. Người dânthoát cảnh lầm than cơ cực và thực sự sống trong thanh bình, tự do, noấm. Được như vậy, ngày vui Khánh Đản sẽ thêm đậm nét trong tận cùng tâm khảm mỗi người.
Dẫurằng nơi đây hay khắp nơi trên thế giới, tất cả những người con Việt chúng ta đều chí thành, qui hướng về ngày vui ánh sáng, mà qua hơn hai thiên niên kỷ, từ ngày hình ảnh người giác ngộ hiện thân dưới gốc cây vô ưu trong vườn Lâm Tỳ Ni, khởi đầu chặng đường giúp cho tất cả chúng sanh cũng như hàng Chư Thiên đi qua bến bờ giác ngộ. Đó là thành quả hóa độ của Đức Phật hơn hai ngàn năm trước. Giờ đây, thế giới đã đi vào thiên niên kỷ thứ ba; thế kỷ của sự cảm thông, khoan dung; của lòngnhân từ và nhân bản. Của giá trị tình nhân loại được thắt chặt và rộng mở tinh thần bao dung, tư duy và liễu giải mọi hẹp hòi, ngăn cách. Vì rằng con người ngày càng văn minh tiến bộ. Khoa học ngày một phát triển, nâng cao sự suy tư chân thực, giải bày tự tướng của thiên nhiên,tự nhiên và tất nhiên của vũ trụ vạn hữu. Thiên niên kỷ thứ ba là thiên niên kỷ của đời sống tâm linh và tôn giáo, của lòng từ bi được trang trải sâu xa trong ánh sáng trí tuệ, được soi rọi tận cùng tâm khảm để từ đó mọi người được gần gũi nhau hơn với sự cảm thông sâu sắc,đúng với tinh thần giáo pháp: “Lấy pháp giới chúng sinh làm nhà, lấy chúng sinh làm cha mẹ”.
“Thế Kỷ 21 Là Thế Kỷ của Hòa Bình và Nhân Ái” đó là lời củaĐứcĐạt Lai Lạt Ma đã nhắn nhủ khi thế giới bước vào thiên niên kỷ mới, tất cả mọi người chúng ta hãy góp nhặt và xây dựng từng viên gạch rắn chắc và tráng lệ vào ngôi nhà cộng đồng thế giới, để bảo vệ nền hòa bình thực hữu, tôn trọng quyền làm người và tự do trên mọi lãnh vực. Một khi phần đất tâm linh được rạng rỡ, đạo tình con người được sống động để thăng hoa và hướng thượng đạo lý mầu nhiệm thì khi ấy và nơi đólà hiện thân ánh sáng ngày Đức Phật Đản sinh.
Khixưa, nơi miền Thánh địa, bảy bước chân của Thái Tử Tất Đạt Đa hiện thành bảy đóa sen hồng ngọc, trong khu vườn Lum Bi Ni (Lâm Tì Ni), dấu tích đó còn hiển hiện tới nay. Dù bây giờ hay ngàn sau nữa, mãi mãi hiển hiện làm dấu chân đi cho muôn vạn kiếp người.