Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

03. Tu Phật thất

16/01/201202:11(Xem: 9886)
03. Tu Phật thất

TÔN GIÁO VÀ DÂN TỘC
Tuệ Minh Đạo Nguyễn Đức Can

CHƯƠNG I
TU PHẬT THẤT

Phật thất, hai chữ này rất mới lạ đối với Phật tử Việt Nam chúng ta. Có người khi nghe hai chữ này thường nhầm lẫn là nhập thất. Vậy Phật thất và nhập thất nó khác nhau ở chỗ nào? Phật thất là 7 ngày niệm Phật, chữ thất này là số 7. Còn nhập thất là vào ở trong một căn nhà tu tập, chữ thất này là nhà. Phật thất mang tính cộng tu, nhập thất mang tính biệt tu. Phật thất cũng gần giống như tu Bát Quan Trai, nhưng khác nhau là Phật thất tu 7 ngày đêm, Bát Quan Trai tu một ngày đêm. Phật thất không thọ 8 giới mà mỗi người phải tự giữ giới của mình đã thọ và chấp hành đúng nội qui khoá tu đặt ra. Phật thất cũng có thể xem là đoản kỳ xuất gia (Xuất gia ngắn hạn). Bởi lẽ trong 7 ngày tu tại tự viện, họ phải sống đời phạm hạnh giống như tu sĩ.

Phật thất bắt nguồn tại Trung Quốc, được tổ chức từ lúc nào chúng tôi chưa có tài liệu để biết chính xác. Về nguyên nhân tổ chức Phật thất thì chắc chắn do các bậc Tổ sư Trung Quốc đã căn cứ vào Kinh A Di Đà. Kinh văn khuyên người chí thành niệm Phật từ một ngày đến 7 ngày, niệm đến nhất tâm bất loạn. Kết quả hiện tại thân tâm tịnh lạc, vị lai vãng sanh Phật Quốc. Do đó, các vị Tổ sư đã tổ chức Phật thất ở Trung Quốc gọi là đả Phật thất, cố giúp cho hàng Phật tử tại gia có điều kiện thuận lợi cắt bớt trần duyên, đến chùa thúc liễm thân tâm, tinh tấn niệm Phật. 

Về pháp tu, khoá tu Phật thất chuyên trì danh hiệu Phật A-Di-Đà, được chia ra làm 3 cấp tu, tuỳ theo khả năng tu tập của mỗi người mà chọn lựa. Cấp một gọi là Tín tâm niệm Phật, cứ 15 phút ngồi và 15 phút kinh hành, niệm Phật ra tiếng. Cấp hai gọi là chuyên tâm niệm Phật, ngồi niệm 30 phút, kinh hành 15 phút, niệm thầm. Cấp ba gọi là nhất tâm niệm Phật, ngồi từ một giờ đến hai giờ, niệm thầm. Thời khoá công phu mỗi ngày là 7 giờ chia làm năm thời. Ngoài thời khoá chính thức này, thì mở băng niệm Phật để Phật tử lúc nào cũng nhiếp tâm vào câu niệm Phật.

Để cho việc tu và học đạt kết quả tốt, mỗi ngày có một giờ pháp thoại do các vị giảng sư đảm trách. Thầy hướng dẫn cũng cần đặt ra năm tiêu chuẩn tu tập để Phật tử theo đó mà hành trì, được thể hiện qua câu lục bát:

Lục hòa, nghiêm tịnh, tinh cần
Nhất tâm an lạc trọn phần khoá tu.

Trong khóa tu, cần chú trọng đến bốn oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi. Khi đi lên chánh điện công phu, đi ăn cơm đều phải xếp hàng trang nghiêm, đi phải khoan thai, ngồi phải thẳng lưng, kinh hành phải đúng nhịp chân và đúng vị trí ngay hàng thẳng lối. Trong lúc ăn cơm phải im lặng giữ chánh niệm. Đứng lên ngồi xuống phải nhẹ nhàng không nên kéo ghế gây tiếng động. Ngoài ba bữa ăn ra, không được ăn phi thời, không được ngủ nghỉ phi thời. Đặt ra nội qui nghiêm ngặt như thế nhằm mục đích giúp cho Phật tử thúc liễm thân tâm, trau dồi giới đức. Khi tâm nhiếp vào câu niệm Phật, thân có oai nghi tế hạnh thì ba nghiệp sẽ thanh tịnh. Nhờ sống bẩy ngày trong thiền môn qui củ, họï mới cảm nhận được giá trị của đời sống phạm hạnh, mới có đủ thời gian để rèn luyện oai nghi sửa đổi thói hư tật xấu. Do cách tổ chức khóa học, nội qui nghiêm ngặt, thời khoá công phu tu học hợp lý. Sau bẩy ngày tu học, Phật tử nhận được kết quả rất viên mãn cho thân và tâm. 

Cuối năm 1998, Người đầu tiên là Thầy Thích Chân Tính, ở chùa Hoằng Pháp Hóc Môn VN, sang Đài Loan tham quan các chùa có ghé thăm Phật Quang Sơn. Sáng hôm sau Thầy thấy một đoàn người hơn 600 vị, cả xuất gia lẫn cư sĩ đi hàng đôi vào trai đường. Một hàng người mặc hậu đen và y đen, một hàng người mặc đồ lam và áo tràng lam, giầy vớ đồng mầu đồng kiểu. Trong trai đường, từ khi họ vào đến khi ngồi xuống ăn uống đều trang nghiêm im lặng, ăn trong chánh niệm, không có tiếng động mạnh. Hôm sau quí Thầy đến chùa Linh Nham của Hoà Thượng Diệu Liên. Lúc đến chùa khoảng 19 giờ. Tại chánh điện có gần 1.000 Phật tử đang niệm Phật kinh hành. Tiếng niệm Phật trầm bổng như một bản nhạc hoà tấu nhịp nhàng. Đặc biệt các động tác đứng lên, ngồi xuống, kinh hành được thực hiện một cách thuần thục.

Với mô hình tu tập như trên hiện đã và đang được thực hiện tại một số chùa ở Việt Nam và ở hải ngoại, nhất là tại Hoa Kỳ cũng đang được quí Thầy tổ chức tại một số tự viện hầu tạo điều kiện cho các Phật tử tại gia có cơ hội tham gia tu tập với ước mong làm bớt căng thẳng tinh thần ở một đất nước mọi người đang chạy theo thời gian tranh đua về vật chất. Tôi hy vọng mọi người Phật Tử nên dành thời gian đi tham gia các khoá tu tập Phật Thất để cho tinh thần được thanh thoát và tinh tấn.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/05/2024(Xem: 986)
Trong nền phát triển rực rỡ của kỹ thuật công nghệ trên khắp năm châu, khoảng cách văn minh của nhân loại ngày càng thu hẹp lại hơn. Cho dù chúng ta sống ở đất nước nào đi chăng nữa, nhưng nếu có mạng lưới internet thì chúng ta cũng có thể biết được những gì đang xảy ra trên toàn thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển tốt đẹp đó, cũng còn đâu đây những hệ lụy của kiếp nhân sinh. Lòng tham, sự thù hận, đố kỵ, chiến tranh… vẫn còn. Giáo lý của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thực sự là một giáo lý sống vì lòng từ bi, vô ngã, vị tha, khơi nguồn cho một nếp sống thanh bình, bất bạo động, làm vơi bớt nỗi khổ đau cho mọi người.
24/05/2024(Xem: 1508)
Đêm nay rằm tháng tư Ánh trăng tròn vằng vặc Soi sáng cả bầu trời Nơi khung trời xứ Đức Cơn gió nhẹ nhàng thổi Lòng con sao bình an Nhìn về Quê hương con
23/05/2024(Xem: 614)
Ngoài trời mưa lất phất bay Bóng ai thấp thoáng dưới cây mận già Chim kêu buồn não ruột ra Sầu vương thương nhớ người xa chạnh lòng Mẹ già tóc bạc bên song Chiều mưa ảm đạm mong con mỏi mòn
23/05/2024(Xem: 735)
Chấp tay thành đóa hồng liên Nguyện cầu trăm họ mọi miền an vui Hôm nay là Khánh Đản rồi Hoa Từ Bi nở rạng ngời tâm ta Cầu mong khắp cõi ta-bà Đời phù vân bớt trầm kha miên trường
22/05/2024(Xem: 1566)
.. Con xin tắm Phật trong con Lặng nhìn nghiệp chướng theo dòng nước trôi Tâm là gốc tạo luân hồi Tâm là nhân của thảnh thơi Niết bàn.
22/05/2024(Xem: 2567)
Trân trọng kính chào toàn thể nhân dân và gửi lời chào thân mến đến quý cộng đồng Phật giáo trên cả nước. Bằng tất cả tấm lòng của mình, tôi xin chúc mừng Đại lễ Phật đản PL.2568 - DL. 2024. Từ ngài Trưởng lão Hòa thượng Jinwoo (진우스님), Tổng vụ trưởng Thiền phái Tào Khê đời thứ 37 đến chư Tôn đức Tăng già Phật giáo Hàn Quốc đã luôn cho tôi những bài học tuyệt vời, tôi trân trọng tri ân quý Ngài.
21/05/2024(Xem: 816)
Nắng lung linh, Hồ tịnh trong Suối Hoa bát ngát, Xanh dòng Huyền Vi. Tưởng như trời biển thầm thì Kinh vô ngôn đẹp lối về Giác Hoa Không còn thơ chẳng còn ta Tịnh không như huyễn... la đà khói sương ...
21/05/2024(Xem: 3618)
Phật Việt ngót hai ngàn năm Đương cơn pháp nạn lạc lầm truyền thông Dẫu rằng sương khói mênh mông Cũng xin tỏ rõ đục trong nơi mình. Tháng tư mừng Phật đản sinh Nước thơm rưới tắm tơ tình trong ta Mỗi thời khắc, dứt bôn ba Thân-khẩu-ý tịnh: Phật đà hiện thân.
21/05/2024(Xem: 1143)
Hình ảnh Lễ Phật Đản 2648 (Sunday 19/5/2024) tại Chùa Việt Nam, Nhật Bản
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]