Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

01. Mười bốn điều răn của Phật

16/01/201202:11(Xem: 11777)
01. Mười bốn điều răn của Phật

TÔN GIÁO VÀ DÂN TỘC
Tuệ Minh Đạo Nguyễn Đức Can

CHƯƠNG I

MƯỜI BỐN ĐIỀU RĂN CỦA PHẬT

1.- Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình.
2.- Ngu dốt lớn nhất của đời người là dối trá.

3.- Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại.

4.- Bi ai lớn nhất của đời người là ganh tỵ.

5.- Sai lầm lớn nhất của đời người là đánh mất mình.

6.- Tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu.

7.- Đáng thương lớn nhất của đời người là tự ty.

8.- Đáng khâm phục lớn nhất của đời người là vươn lên sau khi ngã.

9.- Phá sản lớn nhất của đời người là tuyệt vọng.

10.- Tài sản lớn nhất của đời người la sức khỏe, Trí Tuệ.

11.- Món nợ lớn nhất của đời người là tình cảm.

12.- Lễ vật lớn nhất của đời người là khoan dung.

13.- Khiếm khuyết lớn nhất của đời người là kém hiểu biết.

14.- An ủi lớn nhất của đời người là bố thí.

Trích lời kinh Phật
Hòa Thượng Kim Cương Tử



GHI CHÚ CỦA BAN BIÊN TẬP TVHS:

"14 điều răn của Phật"trên là tên của một bản văn được truyền tụng không có nguồn gốc rõ ràng. Theo Đại đức Thích Nhật Từ, 14 điều này vốn được lưu truyền tại chùa Thiếu Lâm, Trung Quốc. Không có bài kinh nào trong các bộ Kinh tạng Pa-li, A-hàm kinh và kinh Đại Thừa chứa đủ 14 điều này. Tác giả có thể là các nhà sư chùa Thiếu Lâm và họ đã biên tập, trích dẫn ý tưởng từ các bản kinh, và tập hợp lại theo trật tự mình đặt ra. Việc truy tìm lại nguyên gốc các câu riêng lẻ từ kinh Phật là điều rất khó. Các bản dịch tiếng Việt đã có một số điểm lệch so với nguyên tác. Ví dụ, "điều răn" là cách dịch không chính xác từ giới (nguyên ngữ Śīla trong tiếng Phạn với nghĩa "giới" của Phật giáo, hay "điều khoản đạo đức"). Trong nhiều bản in "14 điều răn của Phật" được phổ biến tại Việt Nam có chữ ký của hòa thượng Kim Cương Tử (1914-2001) ở dưới như là người phát hiện và sưu tầm . (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)

Nghiên cứu nội dung cái gọi là "14 điều răn của Phật" này, tác gỉa Đoàn Đức Thành trong một email phổ biến trên mạng cho biết nó tương tự như bản văn "Nhân Sinh Thập Tứ Tối" (14 Cái Hay Nhất của Đời Người) của Trung Quốc, chỉ khác 2 điều: (1) Điều 6 Trung Quốc viết là: “Tội lỗi lớn nhất của đời người là lừa dối chính mình”, (2) Điều 10, Trung Quốc viết là “tài sản lớn nhất của đời người là sức khoẻ". Tác giả cũng đề nghị nên thay tiêu đề "14 ĐIỀU RĂN CỦA PHẬT" bằng "14 CÁI HAY NHẤT CỦA ĐỜI NGƯỜI" và bỏ dòng "TRÍCH LỜI KINH PHẬT". 

Dưới đây là phóng ảnh bản của Trung quốc:

muoibondieuphatday-02

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/04/2011(Xem: 4438)
Thời điểm linh thiêng nhất của ngày và đêm là giờ phút Ngài thị hiện, thực sự đã trở thành ngày trọng đại với người Phật tử, nhất là với người Phật tử làm thơ.
25/04/2011(Xem: 7146)
Nguồn gốc của lễ tắm Phật bắt nguồn từ sự tích đức Phật đản sinh, Tương truyền khi Phật giáng sinh, có chín vị rồng tới phun nước tắm rửa cho Ngài. Cùng với nước là hương hoa do các vị trời rơi xuống làm thanh tịnh thân Phật.
22/04/2011(Xem: 5034)
Đức Phật xuất hiện ở cõi đời, đem ánh sáng đến với cõi đời, và ánh sáng đó được những đệ tử của Ngài trao truyền cho nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác...
18/04/2011(Xem: 4445)
Một mùa Phật Đản nữa lại đang đến gần chúng ta, đến với những người con Phật của một đất nước có bề dày hơn hai ngàn năm Phật giáo.
17/04/2011(Xem: 4387)
Tháng Tư mùa Hạ, cũng như toàn thể cộng đồng Phật giáo trên thế giới, Tăng Ni, Phật tử Việt Nam hân hoan bước vào mùa Phật đản, chào mừng ngàytrăng tròn của tháng, ngày xuất hiện trên đời của Đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni, đấng Hy hữu Đại Pháp Vương.
16/04/2011(Xem: 10409)
Có một vị Thánh nhân tên là Siddhartha đã thị hiện ra đời cách đây 2634 năm để tiếp nối hạnh nguyện cứu độ muôn loài vượt qua khổ ải sanh tử, đưa đến bờ Giác...
14/04/2011(Xem: 5717)
Nhân dịp Đại Lễ Phật Đản Sinh, Ban Biên Tập chúng tôi kính giới thiệu đến chư Tôn Đức Tăng Ni, Phật Tử trong và ngoài nước hình ảnh lịch sử Đức Phật theo truyền thuyết của Phật Giáo BắcTông. (đây là bản quyền của TT.Thích Đồng Văn chùa Viên Giác cung cấp).
14/04/2011(Xem: 5269)
ĐứcThích Tôn xuống phàm trần vì một niềm tin không gì lay chuyển nổi, vì Ngài tin rằng hết thảy chúng sanh đều có Phật tánh và đầy đủ tất cả các tính năng có thể thành Phật, chỉ cần có người khai đạo thì tính năng thành Phật ấy lập tức thành tựu và một vị Phật trong tương lai bắt đầu cuộc hành trình tìm lại cội nguồn của chính mình, từng bước lấy lại những khả năng thành Phật của mình đã đánh mất, tự mình hoàn thiện, cụ túc các duyên thành Vô Thượng Giác, cho nên trong Kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa Phật dạy: "Đức Phật ra đời vì một nhân duyên lớn, đó là khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến".
11/04/2011(Xem: 7501)
Có những nước Á Châu như nước Xilanca, vào ngày Phật Đản không có ai bị đói bụng hết. Tại vì nhà nào cũng để mâm cơm ở trước cửa và bất cứ ai đói bụng cũng đều được mời ăn cơm đó. Trong ngày Phật Đản không có ai bị đói vì nhà nào cũng cúng dường cơm, chùa nào cũng cúng dường cơm. Đây là một truyền thống có từ mấy ngàn năm trước, từ thời Đức Thế Tôn.
11/04/2011(Xem: 19970)
Phật Đản người ơi Phật Đản về Cho lòng nhân loại bớt tái tê Chiến tranh thù hận mau chấm dứt Từ bi tỏa sáng khắp lối về.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]