Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

01. Cuộc đời Đức Phật

12/05/201103:48(Xem: 10053)
01. Cuộc đời Đức Phật


TUYỂN TẬP THƠ PHẬT ĐẢN

Cuộc đời Đức Phật

Đức Phật Thích Ca

Từ Đâu Suất giáng trần

Nước CaTỳ La Vệ

Vào RằmTháng Tư

Hoa Vô Ưu bừng nở

Tại vườn Lâm Tỳ Ni

Trái đất sáu lần rung động

Nhạc trời trỗi khúc hoan ca

Thần dân vui khắp mọi nhà

Chúc mừng Thái tử Tất Đạt Đa

Tịnh Phạn vua cha

Rời hoàng cung đi đón

Hoàng hậu Ma Gia

Sinh raNgài bảy ngày thì đã quy thiên

Kiều Đàm Di mẫu, thay thế mẹ hiền

Nuôi Thái tử cho đến ngày khôn lớn

Tất ĐạtĐa thông minh xuất chúng

Thiên tư cốt cách siêu phàm

Sở học không thể nghĩ bàn

Bao nhiêu thái sư cũng đều bái phục

Xuyên suốt cổ kim, không còn gì dạy nữa

Lớn lên, lời A Tư Đà, Vua Cha chợt nhớ

Mượn tay nguyệt lão kết tóc se tơ

Công chúa Gia Du kiều diễm như mơ

Để cột chân trong lâu đài nhân thế

La Hầu La, tiếng bí bô con trẻ

Mở mắt chào đời, tập nói tiếng Mẹ Cha

Ngài muốn nhìn nhân tình thế thái gần xa

Nên dạochơi ngoài bốn cửa thành : đông tây nam bắc

Thấy cảnh sanh già bịnh chết

Ngài liền quyết chí xuất gia

Vào nửakhuya Mồng Tám Tháng Hai

Sa Nặc ơi, đưa ta vượt khỏi hoàng thành

Xa lìa cung vàng điện ngọc

Xa lìa vợ đẹp con ngoan

Vì chúng sanh, ta ra đi quyết tìm ngôi báu

Tới dòng A Nô Ma

Ngài tựtay xuống tóc

Sa Nặc ơi, thôi, ngươi hãy lui về

Trở về thưa với phụ thân

Và nhắnlời của ta từ biệt

Còn riêng ta

Đến khinào, tìm ra đạo thì mới trở về

Bằng ngược lại, thì xem như ta đã mất

Từ đó, giữa trùng trùng Lạp Sơn Hy Mã

Đêmngày gội tuyết nếm sương

Sáu nămkhổ hạnh khôn lường

Vẫn chưa tìm ra Ánh Đạo

Bao nhiêu đạo sĩ, quyền cơ tuyệt xảo

Bao nhiêu pháp thuật, huyền vi tuyệt trần

Nhưng còn chỗ kẹt, không phải toàn chân

Ngài lại một mình, đi tìm chân lý

Bên cạnh dòng sông, Ni Liên Thuyền ý vị

Đan cỏ làm tòa, rồi khẳng quyết một câu

Chính nơi đây

Nếu không thành đạo

Thì ta quyết không rời chỗ nầy

Dù cho bụi đá trơ cây

Dù cho xương tan thịt nát

Thất thất tham thiền nghiêm mật

Cuối cùng chứng đắc đạo ca

Vô Thượng Chánh Đẳng Phật Đà

Bồ Đề Đạo Tràng, sen báu nở hoa

Vào ngày trăng tròn, tháng mười hai âm lịch

Bốn mươi lăm năm trường vân du hóa độ

Hơn ba trăm hội chuyển pháp thuyết kinh

Hàng hàng lớp lớp đệ tử đảnh lễ nghiêng mình

Sáu nẻoba đường rợp bóng Đạo Vàng siêu tuyệt

Thuận thế vô thường

Có sinhphải có diệt

Có diệtphải có sinh

Nhưng đạo lý chơn thường

Băng ngang dòng sinh diệt

Tại rừng Sa La

Đấng Cha Lành đã tám mươi năm tuổi già

Bảy chúng đệ tử cùng quây quần câu hội

Ngài bảo các con có còn gì muốn hỏi

Những gì ta dạy xưa nay

Đại chúng im lặng tỏ bày

Nếu chúng con đã thông suốt

Thì ta có mấy lời Di Giáo

Giới luật làm Thầy, đó là bậc nhất

Giáo pháp Ba Thừa, đó là vô song

Khai thông vô thỉ vô chung

Mở đường vô sinh vô tử

Các conchớ có quên mình, gìn giữ

Đólà lời cuối cùng của Đức Như Lai

Tu chỉ một đường, không một không hai

Phật tánh muôn đời, không thêm không bớt

Mỗi mỗichúng con, hãy chuyên tâm tu tập

Cuộc đời, không có gì bằng đạo lý từ bi

Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi

Ta từ giã các con, nơi Sa La Song Thọ

Rừng núi hoang vu, im bặt tiếng gió

Ngân hànín thở, rơi rụng trăng sao

Rằm Tháng Hai âm lịch, trăng thắm lệ đào

Đức Từ Phụ Bổn Sư an nhiên niết bàn nhập diệt

Đại chúng cất lên Thích Ca Mâu Ni tha thiết

Núi rừng hòa vọng âm vang

Lan xa thế giới ba ngàn

Vượt qua mười phương tam thế

Vũ trụ càn khôn nhỏ lệ

Hướng về thế giới Ta Bà

Hộ trì đạo lý Thích Ca

Ngưỡng nguyện phổ chiếu Phật Đà

Hằng hàpháp giới châu sa

Nhất nhất chấp tay đồng Niệm Phật:

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Rằm Tháng Tư – năm Canh Dần 2010

TNT Mặc Giang

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/05/2014(Xem: 9468)
Thời đại của chúng ta là thời đại khoa học, văn minh của nhân loại đã tiến bộ vượt bậc. Nền khoa học tiên tiến phát triển với tốc độ vũ bão tại các nước văn minh. Khoa học phát triển đã chứng minh được những điều Phật dạy. Nếu chúng ta đến với đạo Phật thuần túy bằng đức tin thì chỉ là bước đầu, bởi vì bản chất của đạo Phật là giác ngộ. Giác ngộ của đức Phật dưới cội bồ đề đã khai sinh ra Đạo giác ngộ, nên Phật tử càng không phải là người mê tối.
07/05/2014(Xem: 7031)
Hiện nay Phật giáo có tiếng nói vô cùng quan trọng đối với Liên hiệp quốc, vì đã đánh thức được lương tri, lương tâm con người. Đạo Phật có tính ưu việt đồng thời mang tính minh triết và tồn tại gần 26 thế kỉ. Đức Phật đã truyền thông điệp giác ngộ và giải thoát xuyên suốt lịch sử trong quá trình hình thành và bây giờ truyền bá khắp thế giới. Vào thời đại văn minh, người ta sống không phải dễ tin bất cứ một điều gì nên chúng ta cần khơi gợi lại những điểm sáng của đạo Phật để có niềm tin không phai mờ. Cũng chính điều đó mà đạo Phật khác hẳn các tôn giáo áp đặt niềm tin.
06/05/2014(Xem: 21216)
Vừa đản sanh chín rồng phun nước tắm Mang an vui mát mẻ đến trần gian Xóa khổ đau an ủi kẻ nghèo nàn Vì chỉ rỏ mỗi tâm đều có Phật
02/05/2014(Xem: 15391)
Đêm Thiêng Thể lung linh Đâu Suất Vệt chân dài liễu thế cưu mang Thẳm từng cao vào lên chất ngất Êm như mơ rót ngọc cung vàng
02/05/2014(Xem: 14311)
Rằm tháng tư ngày Phật giáng trần Ba nghìn thế giới kết hoa vân Đông phương hào khí soi đường sáng Ấn Độ tư duy dẫn đạo chân
01/05/2014(Xem: 15723)
Quảng Đức Tu Viện hôm nay Rộn ràng tấp nập mừng ngày Đản Sanh Thích Ca Từ Phụ Cha Lành Giáng trần cứu khổ, sáng danh Đạo Vàng Thầy trò Tu viện Đạo tràng Thành tâm thiết lễ lập đàn cung nghinh
01/05/2014(Xem: 6850)
Tôi xin bày tỏ lời chào hỏi của tôi đến những người tham dự lễ kỷ niệm thứ 11 và Hội nghị PG quốc tế vào ngày Liên hiệp quốc Vesak 2014, được tổ chức bởi Tăng đoàn PG VN (NVBS). Đối với Phật tử khắp nơi trên thế giới, Vesak là một ngày mà chúng ta không những thể hiện lòng tôn kính, và cử hành lễ Phật Đản, sự giác ngộ, và Đại Bát Niết Bàn mà còn tự nhắc mình một điều quan trọng là sống sao cho phù hợp với những lời dạy cao quý của Ngài.
01/05/2014(Xem: 8023)
Nhờ Hồng Ân Tam Bảo và sự phát tâm cúng dường của đồng hương Phật tử, Chùa Di Lặc đã tạc xong 4 pho tượng Phật bằng đá Hoa Cương với chiều cao 4 mét và sẽ an vị các tôn tượng tại Chùa Di Lặc. Chùa xin kính mời quý đồng hương Phật tử về tham dự Lễ An Vị Tôn Tượng Bổn Sư vào lúc 2.00PM đến 8.00PM Chủ Nhật ngày 04 tháng 05. Nhân dịp này Chùa Triển Lãm và Chiêm Bái Tượng Phật Ngọc Từ Bi từ ngày 04 tháng 05 đến ngày 11 tháng 05. Pháp Hội Ðại Bi, Lương Hoàng Sám sẽ diễn ra từ Thứ Hai ngày 05 đến Thứ Sáu ngày 09 tháng 05 (từ 10.00AM - 8.00PM): Bao gồm trì Tụng Bộ Lương Hoàng Sám, Lạy Sám Hối, Nghe Thuyết Pháp, Dùng Cơm Chay, Trì 108 biến Chú Ðại Bi)
01/05/2014(Xem: 9249)
Lịch sử Phật giáo nói rằng: Vừa sinh ra, Thái tử Tất Đạt Đa đã đi bảy bước, dưới mỗi bước chân nở một đóa sen nâng gót. Đến bước cuối cùng một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất, Ngài dõng dạc cất cao tiếng sư tử hống rồi nói bài kệ: Thiên thượng thiên hạ Duy ngã độc tôn Vô lượng sanh tử Ư kim tận hỷ. Dịch là: Trên trời dưới trời Ta là người duy nhất Kiếp này là kiếp cuối cùng của ta Vì không còn sinh tử nữa.
01/05/2014(Xem: 7012)
Em ơi! Ngày đại hỉ Tưng bừng khắp quê ta Vang vọng khúc tâm ca Cung đón mùa Vesak.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]