Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hạnh Phúc Thay Đức Phật Ra Đời

26/04/201204:37(Xem: 5301)
Hạnh Phúc Thay Đức Phật Ra Đời

Dong Dai Tu (46)

Sự xuất hiện của đức Thích Ca Mâu Ni trong cõi đời này là sự thị hiện vĩnh hằng cho đời sống hạnh phúc. Hơn bao giờ hết, cuộc sống của nhân loại nếu vắng bóng hạnh phúc, thì cuộc sống ấy không còn giá trị tồn tại và cũng không mang lại niềm vinh quang cho muôn ngàn quan điểm hình thành trong tinh cầu vạn hữu. Chính vì thế, đức Phật ra đời mang theo cả một biển hạnh phúc vô biên mà không cần nói, chúng ta vẫn thừa hưởng một kho tàng vô giá trong tuyệt tác của loài người.

Đến và đi trong khung trời huyễn mộng này, chúng ta luôn chạm trán với hai lãnh vực hạnh phúc và khổ đau, nhưng hạnh phúc luôn luôn là điều mà nhân loại cần và khẳng định rõ chính mình để thấy mình tồn tại dù bất cứ trên phương diện nào của cuộc sống. Bản chất của hạnh phúc vốn không màu, không mùi, không vị nhưng nó đã thể hiện rõ trong từng sát na của sự sống. Cõ lẽ do nhận thấy đây là nền tảng căn bản không thể thiếu của nhân loại, nên đức Thích Ca từ cung trời Đâu Suất thị hiện về để xoa dịu nỗi đau của trần thế bằng thông điệp “hạnh phúc” qua ba tạng giáo điển. Thông điệp “hạnh phúc” ấy vang dội khắp muôn nơi, thấu suốt từng chân tơ kẻ tóc của sự đời còn nhiều oan trái đồng thời len lỏi tận cùng ngõ hẻm của giấc mơ muôn trùng thế kỉ để chuyển hóa khổ đau mà nhân loại đã và đang gánh chịu trên nghiệp cảm của tự thân. Như vậy, đức Phật thị hiện dưới nhiều hình thức để cảm hóa chúng sanh qua thông điệp “hạnh phúc” và liên tục chuyển biến trong quá trình vận hành của vũ trụ. Nếu có một ai đó xuất hiện ở đời với năng lực siêu nhiên vô bờ có thể dời sông lấp bể, an bang tế thế, chắc chắn rằng không thể sánh kịp với đức Thế Tôn khi mà mọi biến cố của nhân sinh còn đắm chìm trong khổ ải. Cái khác biệt của đức Phật với các vị giáo chủ khác là ngài không bao giờ cho mình là kẻ siêu nhiên hay đến trong đời là vì huyền cơ của thượng đế, mà ngài đến là theo điều kiện nhân duyên phù hợp với ước mơ của triệu triệu trái tim đang khát tìm đời sống hạnh phúc.

Hồi còn tại thế, đức Phật thường xuyên sống trong định tỉnh quán sát những ai rơi vào trạng thái khổ đau để ngài từng bước nhẹ nhàng đến đó, đem thông điệp hạnh phúc ban tặng cho họ nhằm chuyển hóa nỗi đau mà họ đang gặp phải. Ngài luôn luôn lắng nghe và thấu hiểu mọi bi ai của kiếp người để tùy thuận hoàn cảnh mà gieo rắc thông điệp “hạnh phúc” cho mọi người. Ngài không hề oán thán từ nan, hay tự ti mặc cảm với bất cứ ai, miễn sao nhân loại sống trong hạnh phúc là ngài yên tâm rồi. Với hạnh nguyện cao cả vô biên ấy, ngài đã dấn thân trọn vẹn cho cuộc thế mà không hề câu nệ bất cứ điều gì. Ngài thổi ngọn gió của hiểu biết thương yêu để cho thông điệp “hạnh phúc” mãi mãi lưu tồn trong vô biên của sự thế, gieo rắc thấm nhuần trong từng ngỏ nghách của thế giới hiện tượng và nội tại. Tâm nguyện ấy, mãi mãi đến nghìn sau vẫn vang vọng như chưa hề gián đoạn khi mọi cảm nhận còn vương víu chúng sanh nơi bến bờ tư tưởng. Hơn hai ngàn năm trăm năm qua, thông điệp ấy vẫn chiếu soi rạng rỡ trên muôn màu khổ đau để chuyến hóa dòng đời quay về với nẻo chánh. Chính ngay nơi dòng biến hiện của khổ đau, đức Phật về đây cho đượm nét hưng quang tuy rất đỗi bình thường và giản dị.

Một chiếc áo cà sa bạc màu cùng năm tháng, một chiếc bình bát cũ kĩ không lấy gì làm hãnh diện, ngài vân du từ đông sang tây trên phương trời của xứ Ấn với một thông điệp “hạnh phúc” mà cả nhân loại đang cần ngài tiếp sức cho sự sống không còn tẻ nhạt buồn chán. Thân thể gần ốm, dáng vóc trơ xương, nhưng một ý chí quật cường mãnh liệt mang thông điệp ấy vung rải khắp nơi đem an vui hạnh phúc cho toàn thể nhân loại. Phương trời nào đó, nếu có bóng dáng ngài đi qua, thì mọi phiền muộn đều vắng bặt trong sự định tỉnh của đời sống cao thượng. Tất cả mọi biến cố đau thương trong đời, nếu gặp ngài, thì hầu như đều phủ phục và quy kính trong yêu thương vô hạn. Ngài không là thần thánh, cũng không phải là người có quyền lực siêu nhiên, nhưng mọi oán ghét và thù hận luôn luôn gần gũi muốn làm bạn với ngài để chuyển hóa khổ đau. Ngay cả một người lang thang cơ nhỡ trong đời không nơi nương tựa, không chỗ trú thân, không cơm ăn áo mặc v.v, nhưng ngài vẫn từ tốn chia sẽ từng hạt cơm đi xin được của trần thể và thuyết giảng đạo lý cho anh ta sống đời sống có hạnh phúc thực sự. Đối với một kẻ cướp giết người không gớm tay, ngài nhẹ nhàng đi từng bước trong sâu thẳm của bến bờ tư tưởng để chuyển hóa anh ta buông dao sống đời phạm hạnh. Sự thị hiện của ngài là sức mạnh lớn lao kết tinh bằng chất liệu yêu thương và hiểu biết. Cuộc đời còn quá nhiều đau thương bất hạnh, ngài về đây cho nhân loại vui mừng.

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, thông điệp “hạnh phúc” ấy của ngài ban tặng cho đời vẫn mãi mãi sáng ngời bất diệt.

Hôm nay đức Phật xuống trần

Ba ngàn thế giới tần ngân đón mừng

Môi cười, mắt lệ rưng rưng

Trần gian ngóng đợi qua từng phút giây

Ngài về xoa dịu nơi đây

Một vùng đau khổ kéo vây nhân tình

Hạnh phúc, thông điệp uy linh

Ngài đem ban rãi chúng sinh muôn loài.

Trên bước đường hành đạo của ngài, không phút giây nào bị xao lãng trong hiện hữu của kiếp người. Ngài luôn vận dụng những thiện pháp để trao tận tay từng cá thể thông điệp “hạnh phúc” này. Hơn ai hết, ngài thấu hiểu chỉ có hạnh phúc mới xoa dịu nỗi đau của nhân thế từ quá khứ đến vị lai. Các pháp vốn hòa hợp trong tương quan tương duyên, ngài thị hiện trong biển đời ô trược với trung dung vạn hữu chứ không hề cách biệt xum la vạn tượng. Do vậy, mọi phiền não nhơ uế của nhân sinh tuy sát cánh bên ngài nhưng không bao giờ gây nhiễm ô cho ngài. Ngài cũng không có ý niệm phải chế ngự chúng theo kiểu cách của một bậc thánh với quyền năng siêu nhiên, ngược lại, ngài bình thản đón nhận chúng như những người bạn thâm giao để chuyển hóa chúng qua thông điệp “hạnh phúc”. Một khi mọi phiền não được chuyển hóa, nhân sinh được sống trong yên bình an lạc. Nếu tâm con người trở nên tỉnh lặng, thì thế giới này tràn nghập an vui, không có thù hận và chiến tranh. Vì thấu đạt sự tình như vậy, ngài vân du khắp chốn bất kể nắng mưa để tuyên giảng thông điệp “hạnh phúc”.

Nói chung, sự hiện thân của đức Từ Phụ Thích Ca làm cho thế giới đang rưng rưng lệ bỗng hóa thành nụ cười rạng ngời trên khuôn mặt của vạn hữu. Ngài về đem cả niềm hạnh phúc vô biên cho toàn thể chúng sanh đang ghánh chịu nhiều khổ não. Ngài thấu hiểu được khổ, nguyện nhân của khổ mà tất cả muôn loại phải vướng mắc do sự tạo tác của chính họ, nên ngài khởi bi tâm giáng trần để chỉ dạy phương cách thoát khổ cho họ đi đến bến bờ hạnh phúc. Bất cứ nơi đâu còn tồn tại khổ đau, ngài đều dấn thân để chuyển hóa. Sự chuyển hóa ấy vang dội cả ba ngàn đại thiên thế giới và đặc biệt như chưa từng có sự kiện nào vĩ đại hơn trong lịch sử loài người.

Hôm nay, ngài lại về với chúng sanh để chia sẽ những buồn đau trong cõi đời ô trược này, cũng thêm một lần nữa nhân loại reo mừng kính đón ngài trong hạnh phúc vô biên. Đâu đó trên hành tinh, những chúng sinh vất vưởng lang thang vô định hướng lại có dịp để hàn huyên tâm sự với ngài nhằm chuyển hóa khổ đau.

“Bảy đóa sen vàng nâng gót tịnh

Ba ngàn thế giới đón Như Lai”.

Thật hạnh phúc thay, đức Phật ra đời mang lại bình yên cho toàn thể muôn loài trong tinh cầu nhỏ bé này. Thông điệp “hạnh phúc” của ngài bây giờ đã bay bổng trên mọi nẻo đường của trần thế, không bị chi phối bởi không gian bao la và thời gian vô tận. Dù trải qua hàng ngàn năm lịch sử, thông điệp ấy vẫn hiện hữu để tiếp sức cho cuộc đời thêm tươi thắm tình yêu thương, và mãi mãi ngàn sau cũng thế.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/05/2012(Xem: 5167)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã đản sinh như một hoàng tử của bộ tộc Thích Ca ở Ấn độ. Ngài đã giác ngộ và thành đạo ở tuổi 36 và nhập niết bàn ở tuổi 81. Có 3 sự kiện trọng đại xảy ra cùng một ngày hơn 2.500 về trước, mà hôm nay chúng ta kỷ niệm đại lễ Tam hiệp của mùa Vesak.
09/05/2012(Xem: 4711)
Phật đản sanh nhân thế hân hoan mừng vui vì Phật là chân, là thiện, là an lạc. Phật hiền thiện an lạc nên ai nghĩ tưởng đến Phật tức là an lạc trong lòng.
07/05/2012(Xem: 10385)
Chùa Phật Đà - San Diego, California tổ chức Đại Lễ Phật Đản PL.2556 ngày 5/6/2012
05/05/2012(Xem: 7099)
Trong thông điệp của mình, Tổng thư ký khẳng định chính Phật giáo đã làm thay đổi bản chất của con người, mang đến nhận thức sâu sắc nhằm cải tạo các điều kiện của hành tinh và cư dân Trái đất. Sau đây là thông điệp của Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon nhân mùa Phật đản năm nay:
04/05/2012(Xem: 5235)
Vui thay Đức Phật ra đời chỉ con người mọi việc đều xuất phát từ duyên khởi rồi dẫn tới nhân quả. Một chiếc lá rụng ở đây biết đâu là ngọn gió từ ngoài biển...
04/05/2012(Xem: 5434)
Lâm Tỳ Ni ngày Thế Tôn đản sanh thật huy hoàng, tráng lệ. Trên trời, chư thiên trỗi nhạc, tung hoa. Mặt đất rúng động. Chim chóc ca hát. Cây cối nở hoa. Lòng người vô cùng hoan hỷ.
02/05/2012(Xem: 5699)
Sáng lập đạo Phật là đức Bổn Thích Ca Mâu Ni, Ngài Đản sanh vào ngày trăng tròn tháng Vesak Ấn Độ, tức là tháng tư theo lịch Tàu. Vào năm 624 trước Tây lịch, ở xứ Trung Ấn Độ, bây giờ là nước Nepal, ven sườn núi Hy Mã Lạp Sơn, một dãy núi hùng vĩ cao nhất thế giới. Ngài là thái tử Tất Đạt Đa, tên Ngài có nghĩa là mọi sở nguyện đều thành tựu, Ngài đi tu nên người đời tôn xưng là Mâu Ni, dòng họ Cù Đàm thuộc chi phái Thích Ca. Phụ vương Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma Da là những người có đức hạnh lớn, xứng đáng làm cha mẹ muôn dân.
02/05/2012(Xem: 8663)
Hằng năm, cứ vào dịp đến những ngày tháng tư âm lịch, lòng tôi lại dâng lên một niềm hân hoan khôn tả; niềm vui ấy chính là khoảnh khắc đón chờ đến ngày Phật đản...
01/05/2012(Xem: 7783)
Ngày Phật đản là ngày cho toàn thể tăng tín đồ cùng hướng về đức Bổn sư Thích ca Mâu ni để tổ chức lễ hội, tư duy, thiền quán... Đặc biệt năm nay, Giáo hội tổ chức Lễ Hội Phật Đản Quốc Tế với sự tham gia của các cộng đồng Phật giáo tại Hoa Kỳ. Sự kiện này nói lên đà phát triển của Đạo Phật trên đất nước đa sắc tộc, tín ngưỡng và văn hóa. Trải qua nhiều thập niên, những người di dân mang tín ngưỡng Phật giáo đã nỗ lực và cống hiến những gì có thể mang đến cho cư dân Hoa Kỳ về hiểu biết, hành thiền và sự sống an lạc từ giáo pháp của Như Lai.
01/05/2012(Xem: 4602)
Được sống và chứng kiến hai mùa Đại lễ Phật đản ở hai thời điểm khác nhau, hai cách tổ chức cũng khác nhau, nhưng có điểm chung nhất là Đại lễ Phật đản trang nghiêm, hoành tráng, đầy niềm tự hào, thật không thể nào quên. Đó chính là mùa Phật đản PL.2508 (1964) tổ chức tại TP Sài Gòn và mùa Phật đản Vesak 2008, PL.2552 tổ chức tại Hà Nội.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]