Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tiếp xúc và cúng dàng Phật đản

17/05/201116:10(Xem: 4728)
Tiếp xúc và cúng dàng Phật đản


image

 

Tiếp Xúc Với Tâm Và Nguyện Bồ Đề:

Là đệ tử Phật, chúng ta tiếp xúc với sự ra đời của Đức Phật Bổn Sư ThíchCa Mâu Ni của chúng ta là chúng ta có cơ hội tiếp xúc với tâm Bồ đề nơiNgài và ở nơi mỗi chúng ta.

Nếu Đức Phật không có tâm Bồ đề, thì Ngài đã và sẽ không có mặt với chúng ta. Vì Ngài đến với chúng ta bằng tâm và nguyện Bồ đề, nên Ngài cótự do trong khi đến và có tự do trong khi đi. Chúng ta đến với Ngài cũng bằng tâm và nguyện Bồ đề, nên Ngài mãi mãi có mặt ở trong mỗi chúngta và chúng ta cũng mãi mãi có mặt ở trong Ngài.

Học hỏi và nghiên cứu các hệ thống kinh điển đã giúp cho ta biết rằng, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã phát Bồ đề tâm hành Bồ tát đạo rất lâuxa. Lâu xa đến nỗi không thể dùng những con số của toán học để ước lượng hay tính đếm và cũng không thể nào dùng tri thức của con người để trắc lượng hay suy tưởng. Và cũng vì vậy mà Ngài đã thành Phật lâu lắm rồi, chứ không phải chỉ mới có đời nầy.

Đức Phật xuất hiện cách đây hơn 26 thế kỷ, tại vườn Lâm tỳ ni, nước Nepal chỉ là vì bản nguyện độ sinh mà Đức Phật thị hiện đó thôi. Nên chuyện ghi lại ở trong các kinh điển, Bồ tát Tất đạt đa tức là tiền thâncủa Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời bên hông phải của hoàng hậu Maya, đi bảy bước trên bảy hoa sen và nói:

Thiên thượng, thiên hạ, duy ngã độc tôn”, có chư Thiên trỗinhạc cúng dàng và dùng những vòi nước hoa để phun rửa, khi Bồ tát Tất đạt đa ra đời là chuyện hoàn toàn có thật, chứ không phải là huyền thoại.

Có thật, vì Ngài xuất hiện giữa cõi đời nầy với tư cách của một vị Bồtát Nhất sinh bổ xứ, có đầy đủ đại bi, đại trí, đại nguyện và đại hạnh của tâm bồ đề, qua hình thức của một người phàm, mà không phải phàm, để đem lại lợi ích cho cuộc đời, chứ không phải là chuyện của một người phàm bình thường khi sinh ra giữa cuộc đời.

Nên, những đặc điểm khi Bồ tát Tất đạt đa xuất hiện được ghi chép ở trong kinh điển là chuyện có thật. Có thật, vì đó là chuyện của một vị Bồ tát Nhất sinh bổ xứ giáng trần, mà không phải là chuyện của một ngườithường. Và đó là chuyện có thật mà không phải là huyền thoại, vì mọi việc làm và biểu hiện của một người lớn trong đôi mắt trẻ thơ đều là khóhiểu và đều trở thành huyền thoại đối với chúng cả!

Chúng ta vì nghiệp lực mà sinh ra, nên chúng ta không có được cái vinh hạnh đó như Bồ tát. Vì vậy, chúng ta không thể dùng con mắt phàm phu để mà nhìn Bồ tát, hoặc so sánh về một bậc Giác ngộ.

Nếu ta đem con mắt phàm phu, con mắt của nghiệp lực mà nhìn những biểu hiện của bậc Giác ngộ là chúng ta không thể nào hiểu nổi và hiểu hết. Do không hiểu nổi và hiểu hết bằng khả năng tri thức của con người,nên chúng ta cho là huyền thoại.

Nhưng, đúng với phẩm chất của một vị bồ tát có đầy đủ hạnh và nguyện lớn của tâm bồ đề, khi xuất hiện giữa thế gian, để đem lại lợi ích cho cuộc đời hay cho đa số, thì việc Bồ tát Tất đạt đa, khi ra đời từ hông phải của hoàng hậu Maya, đi bảy bước trên bảy hoa sen, tay chỉ lên trời,tay chỉ xuống đất và tuyên bố; “Thiên thượng, thiên hạ duy ngã độc tôn” là sự kiện chẳng huyền thoại chút nào.

Nên, những biểu hiện khác thường trong ngày đản sinh của Đức Phật, nếu chúng ta trầm tĩnh một chút là chúng ta có thể thấy, hiểu và tiếp xúc được. Chúng ta hãy tiếp xúc với những sự kiện đặc thù trong ngày ĐứcPhật đản sinh ấy, bằng tâm hạnh và nguyện bồ đề, chứ không nên tiếp xúcvới những sự kiện ấy với tâm và hạnh mang đầy tham dục và tri thức ngã tính.

Nếu chúng ta tiếp xúc với những sự kiện ấy bằng tâm đầy tham dục và tri thức ngã tính, thì cái thấy và cái biết của chúng ta sẽ chuyển tải đến cho chúng ta những chất liệu đầy vô minh. Chúng ta sẽ hiểu Phật Đản theo cách hiểu vô minh của chúng ta và chúng ta sẽ hành hoạt theo vô minh trong ngày Phật Đản.

Thị Hiện Mà Không Phải Buộc Ràng:


Đức Phật là đấng Giác ngộ, sống đời sống giải thoát, an lạc hoàn toàn, nhưng vì thương chúng sinh, nên Ngài thị hiện giữa cuộc đời này, rồi cũng phải vào thai mẹ để nằm, chúng ta nằm chín tháng mười ngày, còn Ngài thì ở trong bụng mẹ đến mười tháng. Nằm mười tháng là biểu tượng cho viên mãn hạnh nguyện độ sinh của Ngài trong mười pháp giới và có khảnăng đưa chín pháp giới nhập vào nhất chân pháp giới là Phật giới.

Ngài nằm trong bụng mẹ với bản nguyện của bồ đề, nên Ngài thấy hạnh phúc, còn chúng ta nằm trong bụng mẹ bằng nghiệp lực, nên mất tự do và đau khổ.

Không những chúng ta nằm trong bụng mẹ chín tháng mười ngày mới khổ, mà chỉ nằm một ngày thôi, một giờ thôi, cũng đã thấy khổ rồi, vì sao? Vìcái khổ của chúng ta là cái khổ do nghiệp bẩm sinh.

Đức Phật nói rằng, cái khổ bị sinh là sự thật của khổ và lại là cái khổ bậc nhất trong mọi cái khổ. Đức Phật thương cái khổ bị sinh của chúng sinh, nên Ngài mới thị hiện giữa cuộc đời này đề dạy dỗ chúng sinh, hướng dẫn cho chúng sinh, cách sống thế nào để thoát ly cái khổ donghiệp bảm sinh ấy.

Chỉ vì chúng sinh không nghe hoặc nghe mà không hiểu, không thực tập để sống, không chịu thực hành xả ly, cứ bám víu hết cái này đến cái khác, nên bị khổ đau mãi hoài; và cũng vì thương cái khổ của chúng sinh,nên Đức Phật cũng phải kham nhẫn để giáo hóa chúng sinh, dưới nhiều hình thức và nhiều thời kỳ khác nhau.

Vì vậy, ở trên đời không ai thương chúng ta bằng Phật thương chúng ta. Cha mẹ chỉ thương chúng ta một đời và có thể giúp ta thoát khỏi khổ cơm áo, còn Phật thương chúng ta nhiều đời và có rất nhiều phương tiện giúp cho chúng ta thoát khỏi khổ đau sinh tử, đến chỗ an toàn.

Kinh Pháp Hoa có dạy: Khi Phật giảng kinh Pháp hoa, có năm ngàn vị Thanh văn bỏ ra về. Phật thương họ, nhưng không cản. Vì Ngài biết nhân duyên của họ chưa đủ để tiếp nhận diệu pháp trong thời điểm nầy. Nhưng sau đó, Ngài cũng tìm đủ mọi cách giáo hóa và đưa họ về với Phật đạo, đểtu tập và đều thọ ký cho họ thành những bậc Giác ngộ trong tương lai.

Ngài nói với các vị đó rằng: tôi đã từng giáo hóa các thầy khi các thầy là những vị Bồ tát, còn tôi là Sadi thời Đức Phật Đại Thông Trí Thắng Như Lai, vào thời ấy, vì quý vị ham chơi, nên quí vị mãi trôi lăn cho đến bây giờ. Quý vị cũng đã từng biết ít cho là đủ, bỏ điều cao quí,thỏa mãn với những thành quả tầm thường. Giờ đây, tôi đã thành Phật và tiếp tục giáo hóa cho các vị và tôi không hề bỏ quí vị, vì quí vị là những người rất đáng thương và cần phải quan tâm để dìu dắt.

Chúng ta thấy tình thương của Đức Phật đối với chúng sinh là cao cả và hiếm có trong đời. Tình thương của Đức Phật do đâu mà có? Do từ nơi tâm bồ đề mà có; từ nơi trí tuệ mà hiện khởi và từ nơi hạnh kham nhẫn màtựu thành. Vì tâm và hạnh của Ngài như vậy, nên Ngài đã được chư thiên và loài người ca ngợi là đấng Đại Từ, Đại Bi đối với chư thiên, loài người và hết thảy muôn loài.

Vì vậy, cúng dàng Phật Đản là chúng ta tiếp xúc cho được ý nghĩa cao quí đó nơi tâm và hạnh Bồ Đề của Ngài và mỗi Phật tử chúng ta cũng phải thực tập hạnh thị hiện và kham nhẫn của Ngài để cúng dường Ngài nhân ngày Phật Đản.

Thuận Theo Chính Pháp:

Tại sao Đức Phật đản sinh từ hông phải của mẹ là Hoàng hậu Maya? Sinh raphía hông phải là tượng trưng cho sự có mặt của Ngài là thuận theo chính pháp và dìu dắt chúng sinh đi theo chính pháp.

Chính pháp là pháp nêu rõ sự thật về khổ, sự thật về nguyên nhân sinhkhởi khổ, sự thật về khổ chấm dứt và sự thật về con đường thoát khổ.

Sự thật về khổ là nhân quả của khổ luôn luôn cùng nhau tiếp diễn trong đời sống của mỗi chúng sinh dưới nhiều hình thức biến hoại và sinhthành luân chuyển khác nhau.

Sự thật nguyên nhân sinh khởi khổ là tham sân si, vô minh và chấp ngã.

Sự thật về khổ chấm dứt là sự an lạc của Niết bàn.

Sự thật về con đường thoát khổ, chính là Bát chính đạo. Đi theo con đường diệt khổ, gọi là thuận theo chính pháp. Do thuận theo chính pháp mà mọi khổ đau đều được chấm dứt.

Nên khi nhập thai, Đức Phật đã nhập vào hông phải của hoàng hậu Maya và khi xuất thai, Ngài cũng xuất thai từ hông phải của hoàng hậu Maya, nhằm biểu hiện rằng, nhập hay xuất, ẩn hay hiện gì của Đức Phật giữa cuộc đời đều là thuận theo chính pháp hay phù hợp với chân lý.

Và chỉ có chính pháp mới có khả năng dựng đứng lại những gì do mọi tàthuyết giữa thế gian đã làm cho thế gian nghiêng ngửa, xiêu vẹo; chỉ cóchính pháp mới có khả năng hàn gắn lại những gì do các tà thuyết giữa thế gian làm cho thế gian đỗ vỡ, mất đoàn kết; chỉ có chính pháp mới có khả năng dẫn đạo thế gian đi lên và chỉ có chính pháp mới là ánh sáng đích thật, giúp cho mọi người trong thế gian thấy rõ đâu là sự thật của khổ đau và hạnh phúc để tự chọn lấy con đường và lên đường.

Bảy Bước Chân Đi:


Bảy bước đi của Bồ tát Tất đạt đa trong ngày thị hiện đản sinh là tiêu biểu cho bảy yếu tố giác ngộ. Hay nói theo thuật ngữ chuyên môn của Phậthọc là Thất giác chi hoặc Thất bồ đề phần. Hễ bất cứ ai thực tập thành tựu được bảy yếu tố giác ngộ nầy, thì vị đó có cơ hội trở thành bậc Giácngộ hay trở thành một vị Phật.

Qua các kinh điển cho chúng ta biết, không riêng gì Đức Phật Thích CaMâu Ni, khi thị hiện đản sinh Ngài đi bảy bước, trên bảy hoa sen, mà bất cứ Đức Phật nào dù trong quá khứ hay trong tương lai, khi thị hiện đản sinh với tư cách của một vị Bồ tát Nhất sinh bổ xứ, cũng đều đi bảy bước trên bảy hoa sen vậy.

Hoa sen là tiêu biểu cho sự vô nhiễm. Nghĩa là Bồ tát Nhất sinh bổ xứsinh ra giữa thế gian, nhưng không bị những bụi bặm của thế gian làm cho ô nhiễm, mà trái lại còn có khả năng chuyển hóa những bụi bặm của thế gian thành hương thơm tinh khiết. Bảy bước trên bảy hoa sen ấy là tiêu biểu cho bảy yếu tố giác ngộ mà một vị Bồ tát Nhất sinh bổ xứ thực tập thành công và sẽ thành tựu bậc giác ngộ ngay trong cuộc đời đầy ô nhiễm nầy. Bảy yếu tố giác ngộ ấy gồm.

1. Trạch pháp giác chi:

Trạch pháp giác chi là chi phần dẫn đến Thánh đạo vô lậu, do nội dunggiác chiếu, chọn lựa gồm có đủ Quán như ý túc, Tuệ căn, Tuệ lực và có sự quyết trạch giác phần, khiến cho các phiền não đã sinh liền diệt, những phiền não chưa sinh, thì vĩnh viễn không sinh, khiến bồ đề chưa sinh thì liền sinh và nếu đã sinh thì sẽ dẫn đến viên mãn.

Nên, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, trước khi có mặt nơi thế giới Ta bà này là Ngài đã lưu trú nơi cung trời Đâu suất để có cơ hội quán chiếu vàlựa chọn cõi nước, dòng dõi, cha mẹ để giáng thần và vườn Lâm tỳ ni để đản sinh.

Như vậy, chúng ta thấy, yếu tố trạch pháp rất quan trọng. Khi xuât hiện nơi thế giới nầy rồi, Ngài chọn tiếp chỗ để Ngài hành thiền và thành đạo là Bồ đề Đạo tràng, nơi chuyển vận Pháp luân là Lộc Uyển, và nơi Niết Bàn là rừng Sa la ở Kusinaga.

Như vậy, chúng ta tiếp xúc với Phật đản là chúng ta tiếp xúc với khả năng trạch pháp của Ngài. Nhờ thực hành trạch pháp mà Đức Phật đã thành công trên bước đường giác ngộ và giáo hóa chúng sinh.

Do đó, trạch pháp giác chi là tiêu biểu cho bước đi thứ nhất trong ngày thị hiện đản sinh của Ngài.

Vì vậy, là Phật tử chúng ta phải thực tập trạch pháp giác chi, để có khả năng loại bỏ tham dục, chấp ngã, loại bỏ mê tín, cuồng tín; loại bỏ những tà sư ác hữu, thân cận những bậc thiện hữu tri thức, xuất hiện đúng thời, đúng chỗ đã chọn lựa để thăng tiến đời sống giác ngộ, giải thoát, làm lợi ích cho hết thảy chúng sinh.

Nếu chúng ta sống thiếu trạch pháp, thì chúng ta làm việc không đúng thời, nói năng không đúng lúc và không đúng chính pháp, chúng ta sẽ nhậnthầy tà làm thầy chính, bạn ác làm bạn hiền, làm thân hữu để rồi đi dầnvào con đường lầm lỗi ở trong sinh tử luân hồi, khó mong thoát khỏi.

Nên, trong mùa Phật Đản, phật tử chúng ta thực hành trạch pháp giác chi, để khởi sinh chất liệu giác ngộ, nhằm cúng dàng Đức Phật và phụng sự chính pháp.

2. Tinh tiến giác chi:


Tinh tiến giác chi là nỗ lực biến trạch pháp giác chi, trở thành hiện thực trong đời sống của mình, nên gọi là Tinh tiến giác chi. Nhờ có Tinhtiến giác chi mà các điều ác trong tâm đã sinh liền diệt, những điều ácchưa sinh, thì vĩnh viễn không sinh; những điều thiện nơi tâm chưa sinh, thì liền sinh; những điều thiện nơi tâm đã sinh, liền thăng tiến đến chỗ viên mãn.

Tinh tiến giác chi là tiêu biểu cho bước chân thứ hai trong ngày Đức Phật thị hiện đản sinh.

Lễ Phật Đản, chúng ta tổ chức dựng lễ đài để cúng dàng là đúng, tổ chức lạy Phật để cúng dàng là đúng, tổ chức tụng kinh để cúng dàng là đúng, nhưng tất cả những tổ chức đó phải có nội dung thật sự của trạch pháp giác chi và tinh tiến giác chi, chứ không phải chỉ là hình thức hayđối phó. Nếu ta tổ chức chỉ để đối phó và hình thức, thì ta sẽ bỏ mất cơ hội tiếp xúc với ý nghĩa đích thật của Phật Đản.

Ngày Phật đản rất nhiều người thiếu may mắn, vì họ phải lao đầu vào công việc làm ăn vất vả, có những vị đang đắm chìm vào công việc sát sinh tại các lò mổ, lò quay, hồ cá, hay bận rộn với việc điều khiển đất nước, tính toán lợi hại ở nơi các doanh nghiệp hoặc ở nơi thương trường,thì quả thật là không may cho họ.

Nhưng cũng có những vị, ngày Phật đản có cơ hội đến chùa mà không hếtlòng thực tập, trạch pháp giác, tinh tiến giác chi, khiến tâm ý không lắng yên, nói và làm không đúng chính pháp, thì quả thật không có sự phíphạm và rủi ro nào có thể so sánh.

Ngày Phật Đản, ta đã phát tâm đi chùa lạy Phật, tụng kinh thì dứt khoát ta đi và đến chùa lạy Phật, tụng kinh một cách thấu đáo hết lòng, để cho cái đi chùa và cái lạy Phật, tụng kinh của ta, có kết quả như ta mong muốn và việc cúng dàng lên Đức Phật của ta có lợi lạc ngay cho bản thân của ta đời nầy và đời sau.

Nếu ngày Phật đản, ta không đủ điều kiện đến chùa, thì ngày hôm đó talạy Phật ở nhà, nếu ở nhà chưa có thờ Phật, thì ta ngồi thật yên để lạyPhật mười phương và lạy Phật trong tâm ta, khiến cho mọi ý nghĩ xấu ác nơi tâm ta rơi rụng. Nếu ta nỗ lực làm được như thế, thì ta vẫn có cơ hội tiếp xúc với bước chân thứ nhất và thứ hai của Đức Phật trong ngày đản sinh của Ngài. Đó là ý nghĩa của tinh tiến giác chi. Và ta đem chất liệu trạch pháp giác chi và tinh tiến giác chi ấy mà dâng lên cúng dàng Phật đản.

3. Hỷ giác chi:

Hỷ giác chi là chi phần giác chiếu đối với hỷ. Hỷ là vui thích. Sự vui thích do quá trình thực hành trạch pháp giác và tinh tiến giác mà sinh khởi. Như vậy, hỷ là niềm vui có cơ sở từ giác ngộ và để giác ngộ, chứ không phải niềm vui sinh khởi từ vô minh và mù quáng. Nói cách khác,do thực tập đời sống tỉnh giác, khiến niềm vui sinh khởi.

Hỷ giác chi là tiêu biểu bước đi thứ ba của Đức Phật trong ngày Ngài đản sinh.

Nên, ngày Phật Đản, ta hãy thực tập đời sống tỉnh thức và đem niềm vui do sự tỉnh thức đem lại để cúng dàng ngày đản sinh của Đức Phật. Cúng dàng như vậy, gọi là sự cúng dàng tối thượng.

Mùa Phật đản các Giáo hội, nên tổ chức những ngày thực tập đời sống tỉnh thức, đời sống vị tha vô ngã, cho các giới Phật tử, để cho các giớiPhật tử có niềm vui hỷ lạc ở trong chính pháp, khiến cho tâm thức của họ sáng lên ở trong Phật pháp, hơn là tổ chức cúng dàng Phật đản có hìnhthức khoa trương và bận rộn.

Tổ chức Phật đản mang tính hình thức khoa trương và bận rộn, thì tiêuhao tài lực và nhân lực rất nhiều, nhưng hiệu quả chuyển hóa tâm thức khổ đau cho chúng sinh cũng như đóng góp vào sự an bình cho xã hội thì lại rất khiêm tốn.

Vì vậy, hỷ giác chi là tiêu biểu cho bước chân thứ ba, trong ngày thị hiện đản sinh của Đức Phật.

4. Khinh an giác chi:

Khinh an là tâm nhẹ nhàng, thanh thoát do thực hành các pháp phần giác ngộ đem lại.

Trong ngày Phật Đản, ta muốn có tâm nầy để cúng dàng lên Đức Phật, thì ta phải thực tập buông bỏ những lời nói không dễ thương, những cử chỉ và hành động không dễ thương giữa ta với mọi người và ngay cả muôn vật nữa.

Và quan trọng hơn hết là ta phải thực tập buông bỏ triệt để những hạtgiống tham dục, hận thù, hờn oán, trách móc, mù quáng, nghi ngờ và ích kỷ ở nơi tâm ta, khiến cho tâm ta nhẹ nhàng và thanh thoát, ta hãy đem chất liệu nhẹ nhàng và thanh thoát ấy để cúng dàng ngày Phật Đản sinh. Ấy mới là sự cúng dàng tối thượng.

Khinh an giác chi là tiêu biểu cho bước chân thứ tư, trong ngày thị hiện đản sinh của Đức Phật.

5. Niệm giác chi:

Niệm giác chi là duy trì năng lượng của ý thức tỉnh giác hiện tiền. Các yếu tố trạch pháp, tiến giác, hỷ và khinh an được duy trì bởi ý thứctỉnh giác hiện tiền, ta đem ý thức duy trì năng lượng tỉnh giác hiện tiền ấy do sự thực tập của ta mà có được, để cúng dàng Đức Phật trong ngày đản sinh của Ngài, ấy là sự cúng dàng Phật đản tối thượng.

Niệm giác chi là tiêu biểu cho bước chân thứ năm, trong ngày thị hiện đản sinh của Đức Phật.

6. Định giác chi:

Định giác chi là chi phần giác ngộ ở trong thiền định. Trong chi phầnnầy có mặt của các niệm và định như niệm xứ, niệm như ý túc, niệm căn, niệm lực, định căn, định lực. Nhờ thực tập các niệm và định nầy sung mãn, chúng sẽ làm điều kiện để định giác chi sinh khởi.

Mỗi khi trong đời sống của mỗi Phật tử chúng ta đã có định giác chi, thì ta sẽ có những bước đi vững vàng trên con đường giác ngộ. Ta sẽ không bị các dục thế gian lôi cuốn, không bị mọi luận điểm thị phi của thế gian chi phối và ngăn cản.

Phật tử chúng ta phải thực tập giác chiếu, để trong đời sống của mỗi chúng ta có chất liệu của định giác chi và ta đem chất liệu của định giác chi ấy để cúng dàng Phật đản, thì hiệu quả cúng dàng của chúng ta có tác dụng làm cho Phật pháp trường tồn để chúng sinh lợi lạc. Cúng dàng như vậy chính là sự cúng dàng Phật đản tối thượng.

Định giác chi là tiêu biểu cho bước chân thứ sáu, trong ngày thị hiện đản sinh của Đức Phật.

7. Hành xả giác:

Hành giả giác chi là chi phần giác chiếu đối với xả. Xả là buông bỏ các tư niệm sai lầm liên hệ đến vô minh, liên hệ đến tham dục, liên hệ đến nhân duyên của sinh tử luân hồi. Hành xả là không đi theo hành nghiệp mê lầm của sinh tử, mà đi theo tỉnh giác, đi theo hạnh nguyện thoát ly sinh tử để độ đời.

Bất cứ ai thực tập được bảy chất liệu hay bảy bước đi trên con đường giác ngộ như thế một cách trọn vẹn, thì vị ấy có đủ điều kiện để tuyên bố: “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn”. Nghĩa trên trời dưới đất, ta là vị độc tôn đối với bảy chất liệu giác ngộ.

Nên, ai thực hành đời sống giác ngộ viên mãn bảy chất liệu như vậy, là vị ấy độc tôn trong thế gian, được thế gian tôn kính, vì sao? Vì vị ấy, sẽ thoát ly sinh tử ngay trong đời nầy, thoát ly hoàn toàn khổ đau do tham dục đem lại, hoàn toàn không còn bị tái sinh đời sau; có khả năng chuyển vận bánh xe chính pháp để độ đời và có khả năng rống lên tiếng rống sư tử, khiến cho mọi sinh hoạt theo bản năng thú tính giữa thế gianđều bị rơi rụng, mọi tà kiến đều bị nhiếp phục, chính kiến hiển bày.

Như vậy, khi đản sinh, Bồ tát Tất đạt đa, tức là tiền thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tuyên bố “thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn”là có gốc rễ từ sự thực hành ở nơi bảy yếu tố giác ngộ nầy mà thuật ngữchuyên môn của Phật học gọi là Thất bồ đề phần hay Thất giác chi.

Bảy yếu tố giác ngộ nầy là bảy tiến trình tu tập thiền định và quán chiếu dẫn đến đoạn trừ các lậu hoặc ở nơi tâm, khiến thành tựu các chất liệu của Thánh đạo vô lậu của tâm giác ngộ và giải thoát.

Nên, khi ra đời Bồ tát Tất đạt đa, tức là tiền thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, bước đi bảy bước, trên bảy hoa sen là tiêu biểu cho tư cách của một vị Bồ tát Nhất sinh bổ xứ, sẽ thành tựu Phật hay bậc Giác ngộ do bảy yếu tố giác ngộ đem lại, khiến không còn bị nhiễm ô phiền nãongay trong đời nầy.

Tuy nhiên, ta biết rằng ở trong thế giới trời người không một ai thành tựu được bảy bước đi giác ngộ ấy một cách dễ dàng, và không một aicó khả năng tuyên bố “Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn” mang tính thuyết phục và hấp dẫn như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, khi Ngài mới đản sinh.

Vì sao? Vì chính như Ngài đã nói: “Những gì Ngài nói là Ngài đã làm và những gì Ngài đã làm, thì Ngài mới nói”.

Vậy, mùa Phật Đản trở về, Phật tử chúng ta, cố gắng tu học một cách hết lòng, sống và thực tập theo lời Phật dạy một cách sâu sắc, để chúng ta có cơ hội tiếp xúc với những gì mà đức Phật đã hiến tặng cho chúng tavà chúng ta cũng có cơ hội dâng lên cúng dàng Ngài, nhân ngày đản sinh với những gì mà chúng ta đang có được trong sự thực tập.

Và nhất là chúng ta cần phải thực tập bảy bước đi của Ngài trong đời sống của mỗi chúng ta, cho đến khi nào chúng ta có khả năng tự do đối với sinh tử.

Thực tập bảy bước đi của Đức Phật trong đời sống của mỗi chúng ta dưới nhiều hình thức khác nhau. Chúng ta có thể thực tập trong lúc thở vào, thở ra hay đi đứng nằm ngồi, nói cười, ăn uống, làm việc và suy nghĩ.

Qua những hành hoạt như thế, chúng ta có thể tiếp xúc với Đức Phật mỗi ngày và mỗi ngày ta đều cúng dàng lên Ngài bằng tất cả sự thực tập của mỗi chúng ta và chúng ta thực tập như vậy là chúng ta cũng đã làm cho Đức Phật trong ta đang và sẽ đản sinh vậy.

Vậy, ngày Phật Đản, chúng ta phải làm thế nào, để Đức Phật thật sự cómặt với chúng ta, ngay trong đời sống qua bảy bước đi của Ngài.

Chúng ta thực tập được như vậy là chúng ta làm lễ kỷ niệm ngày Phật Đản một cách có ý nghĩa. Trên đài sen, Đức Phật sẽ nhìn chúng ta mà mỉm cười, tin tưởng và thương quý!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/05/2022(Xem: 4852)
Vào hôm thứ Tư, ngày 16 tháng 5 năm 2022, lần thứ hai Tòa Bạch Ốc, Hoa Kỳ long trọng tổ chức Quốc tế lễ Vesak PL. 2566, kỷ niệm ba sự kiện trọng đại trong cuộc đời Đức Phật, Đản sinh, Thành đạo và Niết bàn. Năm ngoái đánh dấu đầu tiên một năm lịch sử khi các đại diện từ ba truyền thống Phật giáo lớn vân tập để thắp nến cầu nguyện. Năm nay tiếp tục diễn ra Quốc tế lễ Vesak trong một thời khắc quan trọng đối với Phật tử khắp nơi trên thế giới.
21/05/2022(Xem: 4838)
Nhằm để hàn gắn những vết đau thương và tạo phúc đức nhân duyên cho nhân loại trên thế giới, vào ngày 15 tháng 5 năm 2022 (15/5/Nhâm Dần), tại khu tổ chức sự kiện Marina Bay Convention, Singapore, Hiệp hội Văn hóa Tịnh Lưu Ly (Lapis Lazuli Cultural Association, 淨琉璃文化協會) đã long trọng tổ chức Quốc tế lễ Vesak PL. 2566 và thành lập Hiệp hội VHTLL và Khánh điển, công bố toàn cầu “Kinh Thất Phật Dược Sư”.
18/05/2022(Xem: 3174)
Tu Viện Bồ Đề long trọng tổ chức Đại Lễ Phật Đản 2022 vào đúng ngày Rằm Tháng Tư âm lịch và nhằm ngày Chủ Nhật 15/5/2022. Mặc dù dự báo thời tiếc cho biết trước bầu trời Renton hôm nay mua rất nặng hạt suốt ngày và lạnh, nhưng Phật tử các nơi bất chấp mưa gió đã vân tập về cùng với Phật tử Tu Viện Bồ Đề cùng vui mừng kỷ niệm ngày Đức Chí Tôn Thích Ca Mâu Ni ra đời. Phật tử đã đông mà chư tôn đức tăng ni đến tham dự chứng minh cũng rất đông.
17/05/2022(Xem: 2369)
Cuối cùng ngày đó đã đến rồi Ước mộng về thăm quê hương tôi Nửa vòng trái đất còn xa lắm Tiếng Việt đâu đây thắm những lời Cám ơn Chú Thím Dương Hồng Đạo Mà cháu được vui duyên đạo đời Chuyến này khởi xướng cũng nhờ Thím Quyết định nhanh chóng một tháng thôi
17/05/2022(Xem: 3065)
Vào lúc 10g sáng ngày 14/5/2022, Chùa Đại Bảo Trang Nghiêm tọa lạc tại số 2553 Darwin Street, thành phố Hayward đã trang nghiêm tổ chức Đại Lễ Phật Đản Phật lịch 2566.
17/05/2022(Xem: 3088)
Đại Lễ Phật Đản 2646 tại Chùa Quan Thánh, Nha Trang
17/05/2022(Xem: 3407)
Mỗi năm vào trung tuần giữa tháng tư hoa sen nở rộ báo hiệu là mùa Phật Đản đến. Toàn thể Phật tử Thế giới năm châu đều hân hoan đón mừng ngày kỷ niệm đấng Đại bi Thích Ca Mâu Ni xuất hiện đem lại ánh sáng trí tuệ cho nhân loại. Rằm tháng tư cũng là ngày mà hàng Tăng sĩ khắp mọi nơi trên các Thế giới ở các chùa, tòng lâm hay thiền viện đều y theo lời Phật dạy chuẩn bị An cư kiết hạ để trau dồi giới đức, thúc liễm thân tâm, tấn tu, Tam vô lậu học (Giới, định , huệ).
17/05/2022(Xem: 2661)
Đại Lễ Phật Đản 2646 tại Chùa Hoa Quang, Nha Trang
17/05/2022(Xem: 2540)
Đại Lễ Phật Đản 2646 tại Chùa Sắc Tứ Kim Sơn, Nha Trang
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]