Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lễ hội đản sanh

17/05/201114:08(Xem: 3963)
Lễ hội đản sanh
phat dan sanh2
LỄ HỘI ĐẢN SANH

Thích Thông Huệ

Cứ đến mùa sen nở, báo hiệu một mùa Phật Đản nữa lại về trong hàng triệu trái tim của những người con Phật trên khắp năm châu bốn bể. Ngày Phật Đản đã ăn sâu trong lòng của tất cả mọi người phật tử, nghiễm nhiên trở thành một mùa lễ hội Đản sanh truyền thống trọng đại của Phật giáo. Nhiều hoạt động chào mừng sự kiện Đức Từ Phụ đản sanh được diễn ra: thiết lập lễ đài, vườn Lâm Tỳ Ni, diễu hành xe hoa, tổ chức các buổi thuyết giảng, tọa đàm về ý nghĩa Phật Đản, triển lãm văn hóa nghệ thuật Phật giáo, kết hợp với các hoạt động từ thiện xã hội, ủy lạo cứu tế đồng bào nghèo, thăm viếng trại dưỡng lão, trẻ em khuyết tật, đặt vòng hoa tưởng niệm nghĩa trang liệt sĩ..., nhằm mang thông điệp từ bi cứu khổ của Đạo Phật vào đời. Tất cả những việc làm đó tạo nên một không khí hân hoan, tưng bừng của mùa lễ hội đản sanh - ngày Tết của Phật giáo - cả về nội dung lẫn hình thức. Mỗi mùa Phật Đản đến cũng là dịp cho chúng ta ôn lại những nét đẹp, nhân cách siêu phàm của Đức Phật để học tập theo trí tuệ và hạnh đức từ bi của Đấng Cha Lành.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất hiện giữa cõi đời không ngoài mục đích đáp ứng nguyện vọng giải thoát khổ đau của nhân loại. Từ địa vị Thái tử cao quý của xứ Ấn Độ thời bấy giờ, cung vàng điện ngọc, cung phi mỹ nữ, lạc thú trần gian, tất cả Ngài không thiếu. Nhưng Ngài quan niệm đó không phải là hạnh phúc đích thực của cuộc đời. Hạnh phúc chân chính là giải thoát khỏi khổ đau sinh tử của kiếp người. Phát nguồn từ nhận định đó, Ngài đã giã từ lạc thú và ra đi tìm đạo, để hôm nay nhân loại có một kho tàng giáo lý vô tận trên lộ trình đi đến giác ngộ giải thoát. Hơn 2500 năm lịch sử đã đi qua, nhưng hình ảnh tuyệt vời của Đức Thế Tôn vẫn chói sáng trong tâm hồn chúng sinh nhân loại. Là những người học Phật, chúng ta nên khéo áp dụng lời dạy của Ngài vào cuộc sống đời thường, chuyển hóa thân tâm, đem Phật Pháp xây dựng thế gian, hướng đến đời sống chân thiện mỹ.

Kinh Pháp Cú 182 có ghi:

“Khó thay được làm người
Khó thay được sống còn
Khó thay nghe diệu pháp
Khó thay Phật ra đời”.

Đây là bốn điều khó, rất hy hữu mà Đức Phật đã dạy. Trong Kinh có nói: “Thân người khó được, Phật Pháp khó nghe”. Chúng ta hôm nay được sinh ra làm thân người là một điều hạnh phúc hiếm có. Trong lục đạo, loài người vừa có vui vừa có khổ, không u mê ám chướng như các loài súc sanh, biết suy tiến đời sống đạo đức tinh thần, có trí tuệ hiểu biết, nhận ra con đường tu tập chân chính để chuyển hóa bản thân, thăng hoa trong đời sống tâm linh. Được làm người đã khó, được sống còn lại khó hơn. Có người mới sanh ra được một thời gian ngắn rồi chết, chưa nghe được diệu pháp. Chúng ta được diễm phúc làm người khỏe mạnh lành lặn, lại nghe hiểu giáo lý vi diệu của Đức Phật, phải biết rằng, mình đã gieo trồng căn lành từ nhiều kiếp quá khứ, giờ đây mới được gần gũi ngôi Tam Bảo tu hành, có điều kiện tiến bộ trong đời sống đạo đức. Đức Phật từng dạy:

“Người sống một trăm năm,
Không nghe hiểu Phật Pháp,
Không bằng sống một ngày,
Nghe hiểu được Phật Pháp”.
(PC. 113)

Chúng ta đang sống trong đêm trường vô minh tăm tối. Giáo pháp của Đức Phật như ngọn đuốc sáng soi đường cho chúng ta đi không bị lầm lạc vào các nẻo tà. Một khi đã học hiểu Phật Pháp, chúng ta phải quý tiếc quỹ thời gian công phu tu tập, tự áp dụng để tịnh hóa thân tâm.

Điều hy hữu nhất trong tất cả những điều hy hữu là: khó thay Phật ra đời. Đây là sự kiện trọng đại, vị tằng hữu (chưa từng có), nghìn năm chưa một thuở trong lịch sử nhân loại. Trong một thế giới, không bao giờ có hai vị Phật đồng thời xuất hiện. Kinh Nikaya có ghi: “Một người, này các Tỳ kheo, khi xuất hiện ở đời là xuất hiện một cách vi diệu. Người ấy là ai? Chính là Thế Tôn, bậc A la hán Chánh Đẳng Giác”. Sự xuất hiện của Ngài được gọi là vi diệu vì sự xuất hiện đó như ánh sáng mặt trời xua tan bóng đêm tăm tối, mang lại hạnh phúc đích thực, bình an vĩnh cửu cho vạn loại, ban cho chúng sanh một phương thuốc mầu nhiệm điều trị tâm bệnh, nỗi khổ trầm luân sinh tử.

“Khó gặp được Như Lai,
Không phải đâu cũng có.
Chỗ nào Phật đản sanh,
Nơi đó tất an lạc”.
(PC. 193)

Chúng ta đang sống trong thời mạt pháp, không còn gặp được Đức Phật hiện hữu. Tuy thân ba mươi hai tướng tốt đã hoại diệt nhưng pháp thân của Ngài vẫn không mất. Khi nào ngôi Tam Bảo còn cửu trụ nơi thế gian thì Đức Phật vẫn còn hiện hữu. Một khi chúng ta nghe hiểu Phật Pháp có sự tỉnh giác, tức là Phật đang ở trong ta. Một niệm tỉnh giác khởi lên, liền đó Phật đản sanh; một niệm vô minh tăm tối dấy khởi thì Phật nhập diệt. Nhân ý nghĩa sự kiện đản sanh của Ngài mà nhắc ta luôn nhớ bản tâm Phật tánh hằng hữu trong mỗi chúng sinh. Kinh Kim Cang, Phật dạy:

“Nhược dĩ sắc kiến ngã,
Dĩ âm thinh cầu ngã,
Thị nhơn hành tà đạo,
Bất năng kiến Như Lai”.

Tạm dịch:

“Nếu dùng sắc thấy ta,
Dùng âm thanh cầu ta,
Kẻ ấy hành đạo tà,
Không thể thấy Như Lai”.

Như Lai không phải thân ba mươi hai tướng tốt, cũng chẳng phải âm vang thuyết pháp từ kim khẩu Đức Phật nói ra, mà là Như Lai pháp thân tự tánh hằng hữu trong mỗi chúng ta. Tất cả chúng sanh đều có pháp thân thanh tịnh bất sanh bất diệt, do vô minh che lấp mà chẳng thể nhận ra. Người nào chạy theo âm thanh, sắc tướng bên ngoài mà cầu thì không thể thấy được pháp thân thường trụ của Như Lai.

Nói về Đức Phật lịch sử, Ngài là con người có một không hai trong lịch sử nhân loại. Cuộc đời ngài được kết tinh bởi những chất liệu của chân - thiện - mỹ từ dung nghi cho đến nhân cách vĩ đại. Theo truyền thuyết, khi Đức Phật đản sanh từ hông phải của Hoàng hậu Mada, chân đi bảy bước có bảy hoa sen nâng gót, hào quang chiếu sáng khắp tam thiên đại thiên thế giới, chư Thiên trỗi nhạc trời chúc tụng, rải hoa thơm cúng dường..., tạo nên một huyền thoại đản sanh, nâng Đức Phật lên mức cao quý tột cùng, thiết nghĩ cũng chưa đủ để xưng tán hết công hạnh của Ngài trong suốt tám mươi năm hiện hữu trên thế gian. Một người sanh ra, nếu không làm được lợi ích gì cho ai, hoặc không có cống hiến lớn gì cho nhân loại thì chẳng ai thêu dệt hoặc ca ngợi gì về lịch sử của họ. Ở Trung Quốc, nếu có bậc Minh quân ra đời, người ta nói rằng nước sông Hoàng Hà trở nên trong vắt. Hoặc có Thánh nhân xuất hiện, trong nhà sẽ tỏa mùi hương và hào quang chiếu sáng một vùng. Những truyền thuyết đó nhằm tô đậm thêm nhân cách cao quý của những bậc có công với quốc gia dân tộc, hoặc có những cống hiến lớn cho nhân loại, cũng không có gì là quá đáng. Các bậc vĩ nhân còn thế, huống nữa Đức Phật là một vị Bồ tát nhất sanh bổ xứ, xuất hiện nơi đời để mang lại hạnh phúc, an lạc cho chư Thiên và loài người, là một nhân cách vĩ đại, tự tại vô nhiễm giữa dòng đời, một bậc Đạo Sư dẫn đường cho chúng sanh lìa bờ mê qua bến giác.

Tuy sống trong nhung lụa êm ấm, ở ngôi vị Thái tử sắp kế nghiệp vua cha, nhưng Ngài từ bỏ tất cả ngai vàng quyền uy, vợ đẹp con xinh, xuất gia tìm đường giải thoát khỏi luân hồi sanh tử, mở ra con đường chân lí giúp chúng sanh thoát khổ. Tự mình dấn thân vào con đường tìm đạo, vượt bao gian nan khó nhọc, lìa bỏ hai cực đoan hưởng thụ ngũ dục, đam mê dục lạc làm chậm trễ tiến bộ đời sống tâm linh và khổ hạnh ép xác làm tinh thần u ám, không có lợi cho sự tu tập. Ngài đi theo con đường trung đạo, tự nỗ lực thiền định, đến đêm thứ bốn mươi chín, khi sao mai vừa mọc, hoát nhiên đại ngộ, thành bậc Chánh Đẳng Chánh Giác. Từ đó, Ngài bắt đầu chuyển pháp luân ròng rã suốt bốn mươi chín năm hoằng hóa lợi sinh, cho đến tám mươi tuổi, thị hiện niết bàn dưới hai cội Sala trong tư thế kiết tường. Như vậy, từ lúc thị hiện đản sanh cho đến khi niết bàn thị tịch, cả cuộc đời Đức Phật đều rất đẹp, rất vi diệu, xứng đáng là bậc “Thiên nhơn chi Đạo Sư, tứ sanh chi Từ Phụ”, là tấm gương sáng ngời cho chúng ta noi theo.

Tại Ấn Độ, thái tử Sĩ-đạt-ta từ bỏ địa vị Đông cung xuất gia tu hành thành Phật, ở Việt Nam cũng có một vị vua là Trần Nhân Tông, sau hai lần đánh đuổi giặc Nguyên Mông xâm lược, mang lại thái bình thịnh trị cho đất nước Đại Việt, Ngài đã từ bỏ ngai vàng, xem như đôi dép rách, một mình chống gậy trúc lên núi Yên Tử tu hành ngộ đạo, khai sáng ra dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử, mang đậm bản sắc Phật giáo của người dân Việt. Đây là điều đáng cho chúng ta tự hào với Phật giáo các nước bạn trên thế giới. Chư Phật, chư Tổ đối với giàu sang, quyền uy tột bực còn chối bỏ, quý cầu sự giải thoát tối thượng thì chúng ta há lại đam mê chấp trước sao? Đạo Phật mang một giá trị siêu xuất, vượt ngoài những thú vui thường tình nhưng không tách rời cuộc sống thế tục, mà “hòa quang đồng trần”, làm lợi ích cho quần sanh. Năm 2010, Việt Nam chúng ta kỷ niệm sự kiện 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, đánh dấu một sự kiện trọng đại mang tính lịch sử của dân tộc Việt Nam và Phật Giáo Việt Nam. Đây là dịp thể hiện các hoạt động mang bản sắc văn hóa Phật giáo truyền thống của dân tộc, là cơ hội xác định sự hòa nhập giữa văn hóa Phật giáo và văn hóa dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam. Đây cũng là đại lễ uống nước nhớ nguồn, ôn lại những truyền thống văn hóa của đất nước ta trải qua hàng nghìn năm văn hiến. Qua đó, cũng khẳng định sự đồng hành giữa Phật giáo và dân tộc Việt Nam trong quá trình dựng nước và giữ nước.

Giáo lý mà Đức Phật đã tuyên thuyết là một nền giáo lý đầy minh triết và nhân bản. Các tôn giáo khác đặt Thượng Đế, Đấng Tạo Hóa, Đấng Giáo Chủ là tối cao nhất, có quyền ban phước giáng họa cho bất kì ai. Còn Đạo Phật lấy con người làm trung tâm của vũ trụ, tự quyết định cho số phận của mình theo sự vận hành của luật nhân quả nghiệp báo, hoàn toàn tự mình gieo nhân để thọ quả vui hoặc khổ, không phó thác số mệnh do trời định. Cũng không vị giáo chủ nào cao thượng đến mức nâng tín đồ lên ngang hàng với mình: “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh”, hoặc “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành”. Đức Phật không tự thiết lập cho Ngài một quyền lực gì, và Đạo Phật cũng không có giáo quyền, binh quyền nên chưa từng có một cuộc Thánh chiến nào mang danh Đức Phật để tiến hành những cuộc chiến đẫm máu trong lịch sử nhân loại. Nếu gặp thời pháp nạn, chỉ áp dụng theo tinh thần bất bạo động, không khuyến khích tín đồ đứng lên cầm vũ khí đấu tranh. Chính vì thế, Phật giáo được Liên Hiệp Quốc công nhận là tôn giáo văn hóa thế giới, vì mục đích mang lại hòa bình cho toàn cầu, và ngày Phật Đản cũng được xem là ngày lễ hội văn hóa thế giới, đó cũng là điều xứng đáng.

Kinh Pháp Cú 387 ghi:

“Mặt trời sáng ban ngày,
Mặt trăng sáng ban đêm,
Khí giới sáng Sát lợi,
Thiền định sáng Phạm chí,
Còn hào quang Đức Phật,
Chói sáng cả ngày đêm”.

Ban ngày chúng ta sống nhờ ánh sáng mặt trời. Theo khoa học, mặt trời chỉ chiếu sáng nửa vòng trái đất gọi là ban ngày, nửa vòng trái đất kia mặt trời không chiếu tới được, gọi là ban đêm. Sự chiếu sáng của mặt trời, mặt trăng còn bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Dòng vua chúa uy quyền thể hiện nơi binh quyền khí giới, có quyền sinh sát trong tay, nên khí giới làm sáng dòng Sát-đế-lợi. Các vị Phạm chí nhờ thiền định mà tâm được an, tăng trưởng đạo hạnh, được kính trọng nhờ năng lực công phu thiền tập. Chỉ có hào quang của Đức Phật chiếu sáng xuyên suốt cả không gian và thời gian. Cái thấy của Ngài bằng trí tuệ bát nhã soi sáng cùng khắp pháp giới, không có hạn chừng. Toàn thể vũ trụ vạn hữu đều nằm trong ánh sáng giác ngộ của Phật. Ngài là đấng tối tôn tối thắng nhất, với trí tuệ siêu việt và hạnh đức từ bi cao thượng, dù có xưng dương đến đâu cũng không thể tán thán hết được. Chúng ta là đệ tử của Ngài, phải cố gắng nỗ lực tiến tu, để không cô phụ lòng từ Đức Phật đã chỉ dạy.

Nhân ngày Đản Sanh của Đức Từ Phụ, chúng ta kỷ niệm sự xuất hiện hy hữu của Ngài trên cuộc đời, ôn lại những điểm sáng để học tập noi theo. Chúng ta hôm nay được làm người, gần gũi ngôi Tam Bảo, nghe hiểu Phật Pháp, đây là điều hạnh phúc hiếm có trên cuộc đời này mà không phải chúng sanh nào cũng có được. Hiểu như vậy, chúng ta phải trân quý từng tấc bóng thời gian mà học đạo tu tập để đời sống chúng ta luôn nằm trong ánh giác của chư Phật, chuyển hóa cuộc đời bớt khổ được vui.

Thiền Viện Trúc Lâm Viên Ngộ
Mùa Phật Đản - PL. 2554

Người gửi bài: Cư sĩ Toàn Trung

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/05/2015(Xem: 11613)
Lòng từ bi kết hợp cùng trí tuệ Thương chúng sanh từ Đâu suất giáng trần Chốn Ta bà thị hiện tiếng chuông ngân Ngài thức tỉnh biết bao người giác ngộ
18/05/2015(Xem: 5014)
Lễ hội đèn lồng là một nét văn hóa truyền thống của người Hàn Quốc vào dịp Phật Đản sinh. Đây là một trong những lễ hội lớn nhất của Hàn Quốc, một dịp để những người con Phật kỷ niệm ngày một bậc vĩ nhân đã ra đời. Trong lễ hội này, đã có hơn 50.000 đèn lồng các loại làm rực sáng trung tâm thủ đô Seoul. Lễ hội năm nay còn có sự hiện diện của lãnh đạo Phật giáo hơn 20 quốc gia đến dự Hội Nghị Hòa Bình Thế Giới và Thống Nhất Nam-Bắc Hàn, trong đó có phái đoàn của Phật giáo Việt Nam.
17/05/2015(Xem: 16873)
Để kỷ niệm ngày Đại Lễ Phật Đản lần thứ 2639 năm nay, Tu Viện Quảng Đức long trọng cử hành Đại Lễ vào lúc 10.30am, Chủ Nhật 31/5/2015, nhằm ngày trăng tròn 14 tháng 4 âm lịch Ất Mùi. Đồng thời chúng ta có buổi lễ cầu an, đánh dấu một chặng đường 40 năm. Nhắc nhở những người con Phật nói riêng, và toàn thể đồng hương xa gần, nên nhớ ơn và tri ơn nước Úc Đại Lợi đã cưu mang cho Cộng Đồng người Việt chúng ta sống và làm ăn thành đạt nhiều mặt trên xứ sở này trong 40 năm qua.
14/05/2015(Xem: 7600)
Ngày chủ nhật vừa rồi vào bịnh viện thăm người bạn đạo đang nằm điều trị căn bịnh suy nhược thần kinh (!), người con trai cả của anh, cháu Nguyên Hà Nguyễn Hoài Dũng, hiện cũng là huynh trưởng cấp Tín của GĐPT, chìa ra cho tôi xem một tờ báo bị xé làm đôi. Khi chưa hết ngạc nhiên thì cháu Dũng nói “Hồi sáng này mấy đứa em mua hai gói xôi bắp đem vô cho con và ba con ăn, vô tình con thấy tờ giấy gói xôi có in bản tin này nên ba biều con xếp giữ lại, chờ đưa cho bác”.
14/05/2015(Xem: 6947)
Với bốn câu kệ thường được vang lên trong mỗi mùa Phật Đản, những người con Phật trên khắm năm châu ngày càng hiểu thêm giá trị và ý nghĩa tích cực sự ra đời của đức Bổn Sư Thích ca Mâu Ni Phật. Bốn câu kệ ấy được chư thiên các cõi trời, người và chúng sanh cất lên theo suốt chiều dài lịch sử của bánh xe pháp lăn đi một cách am lành và vi diệu. Đó là những thanh âm mang giá trị ngàn đời , làm nguồn càm hứng của biết bao thế hệ văn thơ nhạc họa đó đây; những Bổ tát Diệu Âm tuyệt luân, những Càn Thát Bà điêu luyện mang cả chí nguyện vào đời ca ngợi và tán dương sự kiện có một không hai này ở thế gian.
14/05/2015(Xem: 7352)
Trong cuộc sống con người, hoài niệm vẫn miên man và tốn tại trong mỗi ký ức, bất chấp dòng chảy của từng thân phận lặn ngụp giữa biển khổ trần lao hay đang trong tột đỉnh của vinh quang. Nhưng với ước mơ thì sẽ già đi theo từng vết ma sát nghiệt ngã của thời gian, mà thời gian thì luôn luôn trung thành với định luật vô thường sinh diệt. Nhất là những ước mơ đó chưa bao giờ trở thành hiện thực. Thế nhưng! Những ước mơ không bao giờ trở thành hiện thực đó lại luôn tồn tại và có sức truyền lưu lâu dài, nó như đánh đố với những quan niệm, chủ trướng, định kiến của chính con người.
13/05/2015(Xem: 6652)
Có rất nhiều những bài học tươi đẹp, chấn động và những bài học làm thay đổi cả cuộc đời, những câu nói được đọc mà tôi đã tiếp thu từ đạo Bụt. Ngày hôm nay, tôi muốn chia sẻ 25 bài học tươi đẹp đó đến các bạn. ‘Nếu ta có thể thấy sự nhiệm mầu của một đóa hoa thì cả cuộc đời ta sẽ thay đổi.’ [-Bụt Thích Ca.] Sau đây là 25 bài học làm thay đổi cả cuộc đời từ Bụt: 1. Yêu quý hết thảy muôn loài "Hận thù không thể hóa giải bởi hận thù mà bằng tình yêu; đây là chân lý muôn đời." 2. Con không là những gì con nói mà là những gì con làm. "Một người không thể gọi là khôn ngoan vì anh ta biết nói hay; nhưng nếu anh ta có bình an, tình yêu thương, và sự dũng cảm thì anh ta mới thật sự được gọi là khôn ngoan."
07/05/2015(Xem: 7404)
Trong giờ phút trang nghiêm tưởng niệm ngày Đản Sanh của Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni, chúng con xin nhất tâm đê đầu đảnh lễ xưng tán sự thị hiện hy hữu của bậc Đại Giác Thế Tôn giữa trần gian khổ lụy này. Thay mặt Hội Đồng Giáo Phẩm Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ thành tâm kính chúc chư tôn Trưởng Lão, chư tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa Đại Đức Tăng, Ni cùng quý nam nữ Phật tử được pháp lạc vô biên trong ngày Khánh Đản của đức Phật. Năm nay, ngày đại lễ Đản Sanh của Đức Thế Tôn lại về trong bối cảnh đầy bất an và khổ não của nhân loại trước hiểm nguy trùng trùng của thiên tai và nhân họa, từ ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu đưa tới bão lụt, hạn hán, dịch bệnh, mùa màn thất thoát, thực phẩm thiếu thốn, đến nạn khủng bố hoành hành gây hoảng sợ khắp nơi, chiến tranh bùng nổ nhiều chỗ trên thế giới lấy đi sinh mạng của hàng ngàn người dân vô tội.
29/04/2015(Xem: 7424)
Được làm con Phật là điều vừa đơn giản, vừa hy hữu. Đơn giản, vì sinh ra trong một gia đình Phật giáo thì tự động theo cha mẹ đi chùa, lễ Phật, tin Phật ngay từ bé. Hy hữu, vì biết lấy Phật giáo làm lý tưởng đời mình và chọn sự thực hành Phật Pháp như là sinh hoạt nền tảng hàng ngày—không phải ai sinh ra trong gia đình đó cũng đều tin Phật từ nhỏ đến lớn, và nếu tin Phật, cũng không gì bảo đảm là hiểu Phật, thực hành đúng đắn con đường của Phật để gọi là con Phật chân chính.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]