TREO CỜ MỪNG NGÀY PHẬT ĐẢN
NHỮNG ƯỚC MƠ ĐÃ GIÀ TRONG HOÀI NIỆM
Trong cuộc sống con người, hoài niệm vẫn miên man và tốn tại trong mỗi ký ức, bất chấp dòng chảy của từng thân phận lặn ngụp giữa biển khổ trần lao hay đang trong tột đỉnh của vinh quang. Nhưng với ước mơ thì sẽ già đi theo từng vết ma sát nghiệt ngã của thời gian, mà thời gian thì luôn luôn trung thành với định luật vô thường sinh diệt. Nhất là những ước mơ đó chưa bao giờ trở thành hiện thực.
Thế nhưng! Những ước mơ không bao giờ trở thành hiện thực đó lại luôn tồn tại và có sức truyền lưu lâu dài, nó như đánh đố với những quan niệm, chủ trướng, định kiến của chính con người.
Những ước mơ ở đây là những ước mơ chính đáng chứ không là loại ngẫu hứng thường tình hoặc hoa văn bóng bầy để người cơ hội có thể lợi dụng lập công.
Chúng ta hãy nhìn hình ảnh của người con Phật xứ Huế hơn 50 năm trước tưng bừng treo cờ Phật giáo mừng Phật Đản sanh, dù màu sắc có chút phai mờ theo thời gian nhưng bức ảnh có tiếng nói mạnh mẽ nhất với khắp mọi nơi, với muôn đời sau, đặc biệt với những biên địa còn nhọc nhằn và e thẹn với lá cờ Phật giáo, rằng hãy nhìn vào đấy để nuôi ước mơ đẹp này được sống mãi. Nhờ thế hôm nay xem lại rõ ràng sức mạnh của bức ảnh này chưa bao giờ già. Hơn nữa từ đó đến nay người con Phật xứ Huế vẫn hằng năm đều đặn cung đón và hân hoan mừng ngày Phật đản ra sao hẵn chúng ta đều rõ. (ảnh đính kèm).
Cũng từ hơn năm mươii năm trước, Phật giáo Sài gòn sáng rực và huy hoàng với một đại lễ Phật Đản 2508 - 1964 có một không hai, cho đến tận hôm nay vẫn chưa một lần được tái hiện. Như vậy những hình ảnh Phật Đản huy hoàng năm ấy rồi cũng sẽ già nua và dần đi vào quên lãng trước thái độ thờ ơ cũng như ỷ lại của chúng ta. Cho đến khi nó chỉ còn lại là một chút xíu ký ức nằm lọt thỏm trong một góc tối của thực dụng và om sòm của những tiếng động cơ thời vi mạch điện tử. (ảnh đính kèm). Đó chính là hoài niệm, một hoài niễm buồn.
Đại lễ Phật Đản 2508 - 1964
Như có đạo hữu từng chua xót phát biểu, muốn có được một truyền thống thì không phài một sớm một chiều mà hình thành có được, mà nó phài trải qua nhiểu giai đoạn, nhiểu khó khăn mới hình thành , có đôi khi thời gian đó hơn cả một đời người. Hày nhìn vào các lễ hội truyền thống trong và ngoài nước thì rõ, trăm năm, ngàn năm. Mấy ngàn năm là chuyện bình thường. Ở đây, nhân duyên đã trao tận tay chúng ta – đáng nói nhất là Phật giáo Sàigòn- nhiểu thuận duyên to lớn, đặc biệt từ sau biến cố Pháp nạn 1963 và lễ Phật đản 2508 – 1964 như vừa nói. Những tưởng về sau, mỗi mùa Phật đản về, mặt sông Sài gòn sẽ tràn ngập ánh hoa đăng, bập bềnh theo sóng nước, thôi thúc mọi người hướng về ngày đản sanh đức Từ Phụ; rồi nhà nhà treo cờ trước ngõ, góp gió tung ba xua tan những lụy phiền đón chào Đức Phật ra đời, và sự háo hức chờ xem từng chuyến xe hoa Phật đản nhẹ nhảng đi vào giấc ngũ trẽ thơ với vô vàn niềm hoan lạc êm dịu và người lớn thì tiếp tục nuôi giữ lòng tự hào về nơi chớn mình đã quy y nương theo thực hành chánh pháp.
Vậy mà nhiều thế hệ trôi qua rồi, chúng ta đã làm được gì ngoài đôi ba năm thụt ló từ ngõ hẹp ra đến nơi ở đậu ăn nhờ, khiến bày bước chân đức Phật sơ sinh chạy theo mệt nghỉ mà không biết đến bao giờ mới có bến đỗ! Nếu từ sau Phật đản 2508-1963 đó về sau người ta đỗ thừa do hoàn cảnh chiến tranh hay Nam Bắc phân ly thì từ au năm 75 đến nay, đặc biệt từ khi có GHPGVN hiện hành, trong khung cảnh an lành thống nhất, PG cả nước hòa hợp mà chúng ta chưa có nỗi một ngày lễ Phật đản đúng tầm vóc thì có nên buồn không? Đó là chưa xét đến nhiều hoạt động khác, như diễu hành xe hoa, có quá nhiều lý do được biện minh ngoại trừ lý do “hoàn cảnh chiến tranh” như trước, còn lại thì hẩu hết tùy tiện nếu không muốn nói là xem nhẹ. Như thế dễ nhận ra những tác hại từ sự xem thường ấy là làm đứt quảng mạch truyền thống xe hoa Phật đản, lòng gnười sẽ dần nguội lạnh và thờ ơ với chính ước mơ chính đáng của mình, làm già đi tư duy và tất nhiên sự cằn cỗi , gồ ghề sẽ trãi đều trên mặt bằng công việc hoằng pháp, hóa đạo của các thế hệ mai sau.
Chỉ mỗi việc vận động tư gia Phật tử treo cờ thôi mà trong văn bản chính thức mỗi năm của Phật giáo thành phố chúng ta chưa hề thấy được sự ân cần và mặn mòi về việc tưởng cỏn con này.
Theo hệ thống dọc, mỗi Ban Đại Diện Phật giáo Quận Huyện là một cơ sở quan trọng nhất giúp sự quản lý và điều hành các công tác Phật sự được hanh thông. Ở đây xin chỉ nói việc vận động tư gia Phật tử treo cờ thôi chứ không nói đến các mặt khác vì đã có nhiền ban bệ phân công trách nhiệm rõ ràng. Chưa bao giờ thấy hoặc nghe tin có một Ban Đại Diện nào đó là tốt việc này, thậm chí có lần nghe tin báo chính quyền nơi X nơi Z vì chưa nắm rõ sự chỉ đạo từ trên nên ngăn cản Phật tử treo cờ, có vị bức xúc báo lên Ban Đại Diện nhờ can thiệp gấp nhưng hỡi ơi! Quý ngài lại trách ngược xuống là có cái việc cỏn con đó mà cũng báo lên, phiền phức quá, người mta còn phải lo trang hoàng chùa người ta nữa chớ, tư gia mà ăn thua gì! Phật tử có người vì sợ khôing có ai can thiệp, cộng vào một số thờ ơ và rồi cộng thêm thành phần Phật tử mừng Phật đản đến chùa ăn chay nữa thì lễ Phật đản tư gia không muốn treo cờ âu cũng là có nguyên nhân cả thôi.
Hơn mười năm về trước chuang tôi rất hoan hỷ và choáng ngợp với sự tu học của cư sĩ Phật tử ở khắp nơi, nhất là với các đạo tràng có tiếng vân tập với số đông. Cứ tưởng tượng thôi cũng thấy vui vì với số đông ấy, chúng ta cộng trừ nhân chia nhiều lý do khác nhau thì vẫn còn lại không ít số người biết tỏ lòng hân hoan ngày Phật đản sanh bằng cách treo một lá cờ Phật tại tư gia của mình. Bây giờ thì thì hân hoan ấy chúng tôi rất lấy làm tiếc và thầm trách mình sao quá vội vui mừng đến thế. Đành trở về cặp mắt nhìn lâu nay là Phật tử mừng Phật đản chỉ bằng cách đến chùa. lễ Phật và…thọ thực rồi về! (Có không ít vị Phật tử một đạo tràng đã trả lời rằng ngày Phật đản biết đi chùa đó là “tích cực” lằm rồi, cần gì bày vẻ ở nhà cho lắm chuyện, chủ yếu là cái tâm!!!) Tương lai Phật giáo mà cụ thể là hình ảnh ngày lễ Phật đản như thế ai có trách nhiệm tạo ra “truyền thống” đó thì không khó tìm ra lắm .
Rồi thành phần cư sĩ Phật tử đến chùa ăn chay mừng Phật đản này cũng sẽ già nua theo thời gian và ký ức hay hoài niệm cũng sẽ là như thế. Tức là họ sẽ tự hào kể lại cho cháu con mình nghe rằng Lễ Phật đản vui lắm, hân hoan lắm vì tới chùa được ăn chay!
Rất đáng buồn cho ước mơ tốt lành này đã trở nên già nua và sự hoài niệm rồi cũng sẽ dần phai theo năm tháng.
Dương Như Tâm