Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cảm nhận Phật Đản

16/05/201107:03(Xem: 4126)
Cảm nhận Phật Đản

“Nhạc trời trỗi dậy khắp muôn nơi.

Hoa nở chim ca ý dị thường.

Rộn rã ưu đàm phơi nắng hạ.

Vườn lâm hoa diệu gió say hương”

(sưu tầm)

Mỗi năm Phật Đản lại về với người con Phật. Khắp năm châu, muôn triệu con tim cùng hòa chung một nhịp đập, hân hoan kỷ niệm ngày đản sanh của đấng từ phụ. Ngài thị hiển ở đời như đóa hoa bất diệt nở trong vòng sanh diệt. Sự ra đời của Ngài đã xóa tan mọi vọng chấp, si mê để lại cho đời hương hoa giải thoát, rồi hương thơm ấy mãi lan xa,…

Hôm nay đây, chúng ta được đón mừng ngày Phật đản sanh như một lẽ sống mới. Lẽ sống đó như dòng nước thanh lương, tươi mát tâm thức của chúng ta, từ một chúng sanh đang lạc hướng trong bóng tối vô minh tìm ra ánh sáng chân lý, từ sự chán nản điêu linh của kiếp nhân sinh chuyển sang niềm hy vọng một ngày mới tươi đẹp, hạnh phúc hơn.

Đón mừng sự ra đời của Ngài, lòng chúng ta lâng lâng như thấm đượm hương hoa, tươi hơn và sống đẹp hơn. Phật không chỉ là đóa hoa đàm, mà Ngài còn là nhân vật lịch sử. Ngài đã giúp chúng ta tự tin hơn, vì Ngài cũng là người đã được sinh ra trong cõi đời ngũ trược, ác thế, mà ác thế của ngũ trược chẳng làm nhiễm ô, như hoa sen trong bùn chẳng nhuốm mùi bùn. Ngài đã thành tựu chánh giác trong cõi đời này, chỉ cho tất cả chúng sanh con đường thoát khỏi bến mê. Cả cuộc đời Ngài là bài học sống động về đức hạnh, nhân cách, là người lái đò không ngủ của muôn loại sinh linh.

Nói về Đức Phật thì không có ngôn từ, mỹ dụ nào có thể ca ngợi được hết lòng từ bi và hạnh nguyện cao cả của Ngài.

Ngay cả việc đản sanh, Đức Phật đã mang đến một tinh thần giáo dục cao. Vấn đề đặt ra ở đây là tại sao Đức Phật không đản sanh ở cung thành mà lại đản sanh ở vườn Lâm Tỳ Ni? Sự việc này không phải tự nhiên mà ẩn chứa bên trong là thông điệp cần thiết cho hết thảy chúng sanh. Quán sát cả cuộc đời Ngài, Chúng ta sẽ thấy không những khi đản sanh mà ngay cả khi thành đạo, chuyển pháp luân, nhập niết bàn, Ngài đều chọn nơi rừng vắng vẻ, yên tĩnh. Hạnh nguyện cao cả của Ngài đã hướng cho chúng sanh tìm ra được sự an lạc ngay trong cuộc sống hiện tại, sống hạnh viễn ly sẽ được nhiều hạnh phúc, sống có tình thương ban trãi đến mọi người sẽ được mọi người kính trọng.

Đặc biết và quan trọng hơn mà Đức Phật mang đến cho nhân loại đó là thông điệp về ý thức bảo vệ môi sinh. Đây là thông điệp cần thiết cho thế giới ngày nay, trước những hiểm họa thiên tai, mà nhân tố lớn nhất là do bàn tay con người góp phần gây ra.

Lời Phật dạy đã và đang rất quan trọng, đó là suối nguồn kỳ diệu, là chân lý cho loài người nhận được, sự vô thường của vũ trụ, địa cầu đang cần chúng ta, thế giới đang mong mỏi tấm lòng của mỗi người.

Mỗi chúng ta hãy thấp sáng niềm tin Phật đản qua lời dạy của Phật, để vườn Lâm Tỳ Ni sẽ luôn ngự trong lòng, luôn tỏa ngát hương hoa.

Hôm nay, ngược dòng thời gian tìm về quá khứ, chúng ta ước mơ được đứng giữa vườn Lâm Tỳ Ni nơi Đức Phật đản sanh để:

“Nghe sen khởi động trong đầm.

Nghe chuông điểm nhẹ đêm rằm trầm hương

Nghe bất diệt giữa vô thường

Nghe chim trỗi nhạc cúng dường đản sanh”.

Hãy gieo vào lòng người một niềm tin mạnh mẽ, hãy thắp sáng trái tim yêu thương, cầu nguyện cho mọi người thôi bớt điêu ngoa, xóa đi sự sáo rỗng của kiếp người, Mỗi chúng ta phải làm những cánh chim đại thể, những bông hoa đạo đức, góp phần cho vườn hoa đạo đời ngày càng xinh tươi và thơm ngát, hương tình chúng sanh. Được như vậy, hình ảnh và lời dạy của Đức Phật sẽ luôn thấm đượm trong lòng của mỗi chúng ta sâu hơn và vang mãi.

Hương Đàm Hạ
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/05/2011(Xem: 8443)
Ở Nhật Bản, từ thời kỳ đầu của triều đại Asuka (538-645), lễ tắm Phật vào ngày mùng tám tháng tư âm lịch hằng năm đã có tổ chức tại các chùa lớn...
06/05/2011(Xem: 4262)
Tắm Phật không đủ, cần phải tắm mình. Cho trôi mọi thứ tập tục đời thường. ÐẠO mà Phật nói, một bộ A Hàm, Thắng Man, Pháp Hoa v.v… Biết bao kinh điển chỉ bảo phương tiện...
06/05/2011(Xem: 7524)
Sách Phật tổ Thống ký thuật là dưới đời Đường, vua Hỷ tông năm 873 TL, ngày tám tháng Tư, thiết lễ Phật đản bằng cách rước kiệu di tích đức Phật từ Phụng hoàng Pháp môn về Lạc dương.
05/05/2011(Xem: 5791)
Sau khi Đức Phật nhập diệt, các đệ tử đã thực hiện đúng lời di chúc của Ngài là lấy pháp làm nơi nương tựa. Do đó, việc kết tập các giáo pháp của Ngài là việc làm cấp bách...
04/05/2011(Xem: 5152)
Tôi tin rằng, cội nguồn của mọi hành động, lời nói và ý nghĩ thiện lành chính là tình thương yêu bao la, rộng rãi đối với mọi người, mọi vật.
03/05/2011(Xem: 4310)
Khi ánh sáng chiếu rọi khắp gian phòng bóng tối tự nhiên biến đi. Cũng tương tự như thế khi tâm ta, lòng từ bi hiện diện, thì hận thù không còn nơi để trú ngụ nữa.
01/05/2011(Xem: 4902)
Mùa trăng tròn Tháng Tư năm Tân Mão, ngược dòng thời gian 2011 năm hết dương lịch, đi xa hơn nữa 634 năm về trước, có một đấng Cồ Đàm Thích Ca Mâu Ni ra đời tại vườn Lâm Tỳ Ni...
28/04/2011(Xem: 4420)
Đức Phật ra đời cách đây đã hơn hai thiên niên kỷ. Thời ấy, phương tiện ghi chép lịch sử chưa được như ngày nay, chủ yếu là truyền miệng từ đời này sang đời khác...
28/04/2011(Xem: 4665)
Hàng năm, vào thời điểm Tháng Tư Âm lịch, chúng ta lại được nghe nói về một người siêu phàm đã đến với thế gian này, cách nay gần 2600 năm.
26/04/2011(Xem: 4376)
Thời điểm linh thiêng nhất của ngày và đêm là giờ phút Ngài thị hiện, thực sự đã trở thành ngày trọng đại với người Phật tử, nhất là với người Phật tử làm thơ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]