Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Từ Bảy Bước Chân Thị Hiện Đến Cuộc Dấn Thân Nhập Thế

09/05/201105:21(Xem: 4500)
Từ Bảy Bước Chân Thị Hiện Đến Cuộc Dấn Thân Nhập Thế
Phat Dan Sanh 27

TỪ BẢY BƯỚC CHÂN THỊ HIỆN ĐẾN CUỘC DẤN THÂN NHẬP THẾ

Hơn hai ngàn năm trăm năm đã qua ,kể từ khi bảy bước chân của đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật đặt những dấu chấm phá trên mãnh đất thế giới này , đó là một cuộc dấn thân trực tiếp vào cuộc đời ,mang hạnh nguyện cứu khổ ban vui ,theo từng thuận duyên mỗi quốc độ , lớn dậy và tỏa sáng .

Từ nền tảng này của một tôn giáo được thế giới nhìn nhận là một tôn giáo tốt đẹp - vĩ đại nhất , nhìn sang một mặt khác của cuộc đời ,đó dây hãy vẫn còn đói khổ ,chiến tranh loạn lạc ,thiên tai khắc nghiệt thậm chí xung đột vì sắc tộc và tôn giáo , chúng ta mới cảm nhận được phước báu vô vàn to lớn được thừa hưởng từ chính ánh sáng giáo pháp của đức Bổn sư chúng ta truyền trao .Và chính mặt tối cuộc sống này chúng ta càng thêm thấm thía tại sao đức Phật đặt Vô Minhđứng đầu trong Thập Nhị Nhân Duyên .Nói một cách khác ,bảy bước chân đức Phật chưa bước hết nên đó dây vẫn còn đau khổ triền miên .Dường như đó là một khoảng trống để dành phân chia trách nhiệm cũng như thử thách người con Phật thời đại hôm nay mà nhiều thế hệ trước kia ,những người đi trước đã hoàn thành xong một phần trách nhiệm .

Có lẽ là như thế .Cho nên người tu Phật ngày hôm nay buộc lòng phải trang bị cho mình nhiều kỷ năng thông đạt ,để nhanh chóng hòa quyện vào cuộc đời ,tạo nên một hình thái mới với tâm nguyện đưa đạo Phật đi vào cuộc đời .Vì vậy xin đừng nhìn Phật giáo thời đại hôm nay bằng nhãn quan của Phật giáo thời quá khứ (nhất là giai đoạn khi bị thực dân đánh dạt vào chốn thâm sơn cùng cốc thời mất nước ).Phật giáo Việt Nam hơn nơi nào hết còn có một trang sử quá khứ đau buồn đó làm hành trang ,bổ sung cho kinh nghiệm hoằng hóa của mình .Do vậy nếu muốn đòi hỏi ở Phật giáo một tiêu chí nào đó ,dù đó là một hình thức hóa đạo hay chỉ là một lối suy nghĩ áp đặt khuôn mẫu so sánh ..v…v…thì trước tiên hảy nhìn về một giai đoạn lịch sử đó .Đồng thời ,với người hoằng pháp , hóa đạo ngày nay ,dẫu đang đứng ở vị trí và tư duy nào thì còn có thêm một khung trời lịch sử Pháp Nạn 1963để làm một tiếng chuông cảnh tỉnh cần thiết một khi tâm ỷ lại,an nhiên,tự mãnmống khởi lên không bình thường .Trong một hoàn cảnh nào đó ,để những cái tâm không bình thườngấy trỗi dậy thì cũng đồng nghĩa với thiếu cáiTRÍ lẫn cái DŨNG thì rất đáng lo ngại .

Với ý chí ĐẠI BI ĐẠI TRÍ ĐẠI DŨNG,Phật giáo ngày nay không chấp nhận làm người đứng bên lề cuộc sống ,sẵn sàng đương đầu với tất cả mọi nghịch duyên và thử thách ,để hoàn thành nốt những tâm nguyện còn dỡ dang của chư Tổ Sư xưa còn để lại .Tinh thần cầu tiến vì tương lai đạo pháp ,đi lên bên trên sự tự mãn ,ỷ lại thái quá góp phần làm nên nền tảng vững chắc cho đạo pháp thời đại ,thời đại mà xác xuất ranh giới giữa ThiệnÁc,giữa Ma Phậtrất mong manh ,đã và đang xảy ra nhiều sự việc cười rơi nước mắt .Có lẽ rồi đây Phật giáo Việt nam còn phải mất không ít thời gian tuổi thọ hiện hữu của mình để giải quyết vấn đề này .

Một trong những vấn đề lớn hôm nay chúng ta phải buộc phải tỏ rõ bản lãnh , trí tuệ ,và trực tiếp đương đầu ,ấy là vấn nạn cải đạo của ngoại giáo .

Đã qua rồi thời kỳ Phật giáo chúng ta bị xem như một hiệp hội cỏn con ,chỉ được phép hoạt động lén lút trong lùm tre ,bờ đê xóm làng hẻo lánh .Hàng tăng sĩ khi ấy chỉ là những ông thầy chùa làng dốt nát đậu hậu ;còn giới Phật tử có chăng chỉ là những người ít học ,không biết gì ngoài vài chữ A Di Đà Phật đơn điệu .Phải khó khăn lắm ,hao tổn biết bao nhiêu tâm trí chư Tôn Đức ,Tổ Sư xưa mới khuấy động tinh thần chấn hưng Phật giáo , mới phần nào đạt được sở nguyện ,đưa Phật giáo dần trở lại vị trí là một tôn giáo lớn của dân tộc .

Trực tiếp đương đầu trước vấn nạn cải đạo ,trước hết đây không phải là một cuộc đối đầu theo nghĩa đen vì Phật giáo luôn là một tôn giáo của hòa ái ,nhân bàn và không chiêu dụ hoặc tranh giành vì bất cứ lý do gì ;,mà là từ trong chiến lược hoằng pháp ,chúng ta không quên vạch định nó là một vấn đề đáng quan tâm và đưa vào một tiết học trong các đạo tràng ,nhất là các đạo tràng có nhiều giới trẻ tham gia tu học .Từ đây ,không chỉ riêng giới xuất gia mà giới tại gia ,với khả năng tri thức và các phương tiện thông tin thời đại ,kiến thức lịch sử được mở rộng ,sẽ giúp hiểu rõ rất nhiều vấn nạn cải đạo .Cho nên lãng tránh đề cập vấn nạn này không phải là giải pháp khôn ngoan của một người con Phật thời đại có trách nhiệm ,bổn phận và bảo vệ chánh pháp .Công ơn chư Tở Sư xưa có được đáp đền hay không ,hay bị chà đạp xem thưởng là do chính thái độ ,hành xử của chúng ta trong những trọng trách của thời đại mới hôm nay .Đặc biệt các vị hoằng pháp trẻ .

Đối với riêng tôi ,bảy bước chân đức Phật lúc thị hiện Đản sanh luôn là những gợi mở cho nhiều vấn đề đặt ra .Trong tư duy cũng như trong lãnh vực chuyên môn ,bảy bước chân Phật luôn giúp tôi mở rộng tầm nhìn ,kiến giải và đúc kết được nhiều vấn đề .Tôi không nghi ngờ về bảy bước chân ấy vì ít ra chư cổ đức xưa có vẽ nên cũng chỉ nhằm cho hậu thế thấy được sự nhập thế tuyệt vời nơi đức Phật tôn quý của chúng ta ngay từ lúc đầu tiên tiếp cận với cõi ta bà nhiễm trược này .

Thế nên nững khi liên tưởng đến ngôi nhà Phật giáo yên bình và tốt lành chúng ta đang trú ngụ ,lòng luôn cảm niệm vô vàn công ơn những người đi trước nhọc lòng ,đôi hy sinh cả một đời dạo hạnh ,gìn giử cho hậu thế sự nghiệp huy hoàng hôm nay .Có một vài nghịch duyên gõ cửa ,lẽ nào chúng ta lo sợ lùi dần vào trong ,mặc cho sự đe dọa ấy tiến dần trước sự thờ ơ ,ỷ lại và thụ đông ?

Đã xuất hiện một vài ý kiến tuy chưa hẳn là phê phán nhưng cũng đủ gây phản cảm những ai nói về vấn nạn cải đạo mà chính đức Dalai Latma cũng đã phải mạnh dạnh lên tiếng chỉ trích .Điều này cho thấy tư tưởng cầu an ,ỷ lại vẫn còn đất sông .Nào phải nói đến vấn nạn này là chúng ta khơi dậy lòng đồ ky nhỏi nhoi hay không biết tự tin vào đà phát triển của chánh pháp ,mà là để vừa cảnh báo ở mức cần thiết đồng thời để chúng ta nhìn lại những yếu kém trong công cuộc hoằng pháp hôm nay ,đã để lộ một khoảng trồng hết sức đáng trách .Đó chính là điều mà bài viết này mong đợi .

Cũng như xưa kia ,khi đức Phật đặt bày bước chân tinh khôi của mình lúc thị hiện ,chư thiên vân tập ,ca hát ,rãi hoa cúng dường tán thán ;quả đất cũng chia vui bằng cách rúng động bảy lần !Thì khi chứng đạo rồi ,Ngài đang do dự đi hay ở giữa cõi này ,nếu không có chư Phạm Thiên đến cung thỉnh ,liệu rồi chúng ta có được thừa hưởng nền tảng chánh pháp tuyệt vời này không ? Một kết cục mang đậm dấu ấn Nhân-Quả .

Vì chấp thuận theo lời thỉnh cầu ấy mà cuộc đời đức Thề Tôn phải chấp nhận trãi nghiệm CHÂN LÝ VÔ THƯỜNG cho chính bản thân Ngài , và ngay cả dòng họ Thích ca của Ngài trong suốt 80 năm đồng hành với thế gian này .Tang thương vinh nhực ,đủ đầy thân phận một kiếp con người .Đó há chưa đủ để chúng ta thấy ra được một cuộc dấn thân vô tiền khoáng hậu ,một bức tranh vẹn đầy bố cục nhất ,không chỉ dành cho kẻ thưởng lãm mà phải là một sự chiêm nghiệm thật sự từ chính cuộc đời của Ngài .

Hơn hai ngàn năm trăm năm rồi ư ? Đó chưa hẳn là quảng thời gian to tát chi nhưng cũng đủ để chứng minh sư tồn tại của một nền chánh pháp vĩ đại mà ngày hôm nay đã và đang trở thành một tôn giáo tiêu biểu của thế gian .Nền tảng của sự tốt đẹp đó bắt đầ từ sự ra đi và dấn thân vào chính cuộc đời khổ đau mà đức Bổn Sư Thích ca đã thị hiện .

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/05/2023(Xem: 2913)
Khi Phật giáo đồ trên toàn thế giới kỷ niệm Quốc tế lễ Vesak vào ngày 5 tháng 5 năm 2023, chúng ta thấy mình được mời gọi tư duy về ý nghĩa của ngày lễ thiêng liêng này và cuộc sống mà ngày lễ này tôn vinh. Vesak, là kỷ niệm ba sự kiện trọng đại trong cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Đản sinh, Thành đạo và Niết bàn.
23/05/2023(Xem: 1846)
Thường niên cứ vào mỗi độ tháng tư âm lịch là hoa sen bắt đầu nở. Hoa sen nở báo hiệu mùa Phật Đản trở về như để đón mừng đức Thế Tôn ra đời. Tại trung tâm thủ đô Seoul, Hàn Quốc ánh quang minh của từ bi, trí tuệ của liên hoa đăng đã tỏa rạng, kính mừng Đại lễ Phật Đản, biến những khối bê tông xi măng nặng nề tại khu đô thị thủ đô xứ kim chi thành một không gian huyền ảo linh thiêng.
23/05/2023(Xem: 1687)
Tôi là một tu sĩ thuộc Tổng hội Sinh viên Phật tử Hàn Quốc. Khi tôi học năm thứ nhất ở trường trung học, tôi được mời tham dự một “đêm văn học nghệ thuật” và lần đầu tiên tôi biết đến đạo Phật. Vào thời điểm đó, hầu hết các trường học ở nông thôn đều đi hành hương chiêm bái các ngôi già lam cổ tự Phật giáo. Thời thơ ấu của tôi tại học đường 6 năm tiểu học và 3 năm trung học, suốt 9 năm, tất cả bọn học sinh chúng tôi đều đi bộ rất xa để đến viếng thăm các ngôi già lam cổ tự.
23/05/2023(Xem: 2253)
“Hôm nay, chúng ta kỷ niệm Vesak, lễ hội thiêng liêng nhất đối với hàng trăm triệu Phật giáo đồ trên toàn thế giới. Quốc tế lễ Vesak Liên hợp quốc là đại lễ kỷ niệm ba sự kiện trọng đại trong cuộc đời Đức Phật Thích Ca, người sáng lập đạo Phật: ngày Phật Đản sinh, ngày Phật Thành đạo và ngày Phật nhập Niết bàn.
23/05/2023(Xem: 1595)
365 Ngày thoáng như giấc mộng, ngày Đản sanh của đức Từ phụ cũng chạy đua với thời gian, nhất là những tín đồ thuần thục, ngày nào các U còn bỡ ngỡ thiết kế lễ đài lần đầu nơi vùng quê chưa có Tăng ni hướng dẫn, giờ đây tràn đầy kinh nghiệm. Hải Dương, một tỉnh cách Hà Nội trên dưới 100km,tại thôn nghèo Kinh Dương,huyện Bình Giang, phật tử Hà Nội như:Tuệ Hiền, Diệu Hoa, Phúc Tâm, Diệu Hiền,Tinh Phủ,Minh Vỹ,Tịnh Hương,Diệu Liên…đệ tử của Thiền viện Trúc Lâm Sùng Phúc Phúc kết hợp một số Phật tử các nơi kéo về vùng quê để đem ánh sáng Phật pháp, lần đầu tiên, bà con nơi đây mới biết thế nào là Phật đản.
21/05/2023(Xem: 1824)
Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã ra Nghị quyết 54/115 năm 1999, đã chính thức công nhận ngày Vesak là một ngày lễ chính thức của tổ chức quốc tế, để thừa nhận sự cống hiến của Phật giáo cho thế giới. Nghị quyết này là kết quả của một kiến nghị do một người Sri Lanka nổi tiếng, cựu Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Cư sĩ Lakshman Kadirgamar (1932-2005) khởi xướng.
21/05/2023(Xem: 2426)
Như Lai lẳng lặng chốn dương trần, Phóng rọi quang từ thoát khổ luân. Hóa giải nhiêu đường qua chín cõi, (**) Soi cùng khắp nẻo ứng ba thân.(*) Quần sanh thấu rõ đều qui hướng, Vạn loại nương theo chóng chuyển vần.
21/05/2023(Xem: 1794)
“Vesak”, ngày trăng tròn trong tháng 5, là ngày thiêng liêng nhất đối với hàng triệu Phật giáo đồ trên khắp thế giới. Đó là ngày Vesak cách đây hơn hai thiên niên kỷ, vào năm 623 trước Tây lịch. Quốc tế lễ Vesak Liên hợp quốc là đại lễ kỷ niệm ba sự kiện trọng đại trong cuộc đời Đức Phật Thích Ca: ngày Phật Đản sinh, ngày Phật Thành đạo và ngày Phật nhập Niết bàn cùng diễn ra trong ngày trăng tròn tháng Vesak thường niên, tương ứng với ngày Rằm tháng Tư âm lịch.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]