Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tắm Phật không đủ

06/05/201104:54(Xem: 4344)
Tắm Phật không đủ
tam_phat
TẮM PHẬT KHÔNG ĐỦ

Chân Hiền Tâm

Phật đản ngày xưa - cái thuở chân cẳng có thể bụi bờ rong chơi, nhưng chưa đủ cao với tới đức Phật xối một gáo nước - rất là háo hức. Giả như ông Phật đặt thấp, chị em chúng tôi có thể thỏa mãn cầm gáo dội tới dội lui, chưa chắc hao hức nôn nóng đã còn. Nhưng ông đặt cao, không có ông Bô thì chịu. Chùa đông, ông Bô còn phải đi làm. Năm tắm được, năm lại không. Sự háo hức càng lớn. Sự thỏa mãn càng nhiều khi được ngắm nhìn dòng nước từ từ chảy trên mình Phật. Một đứa dội, năm đứa nhìn. Một lần dội, sáu lần vui.

Ông Bô mất đi, con gái còn chưa kịp lớn. Mẹ không đủ thời gian đi chùa. Tắm Phật trở vào quên lãng. Mong muốn sao cho chân mình đủ dài chen qua đám đông tự mình tắm Phật. Nhưng rồi mọi thứ thay đổi. Một thời con gái qua nhanh. Cái thời phụ nữ trở dài. Chùa chiền vắng bóng. Tắm Phật không thiết, chỉ biết tắm con. Mặn, ngọt, chua, cay ở đời nếm đủ. Như để thật hiểu chữ khổ Phật nói trong đời.

Phật đản bây giờ, háo hức đã qua. Có lẽ, ngắm nhìn đức Phật hoan hỉ không đủ tẩy sạch cặn bã trong lòng. Dòng nước tắm Phật chỉ đủ vui cùng tâm trạng thơ ngây chưa lấm bụi trần. Mặn, ngọt, chua, cay trong đời cần một thứ khác: Kho tàng giáo lý mà Phật đã nói. Kho tàng đã khiến chúng ta nhớ đến ngày sinh của Phật, không như người đời tưởng nhớ ngày giỗ. Phật đản không lìa Pháp đản. Pháp nếu không có, Phật không khác người bình thường. Phật đản không còn ai nhớ. Đời khổ không biết nương đâu.

KHỔ - TẬP - DIỆT - ĐẠO, là bốn chân đế ở cuộc đời này. Phật nói như thế. Ta đã học nhiều. Nói lui nói tới cũ mèm. Nhưng chưa một lần thật biết thế nào là KHỔ, bạn không thể thấy giá trị thật sự của ĐẠO. Không như thật biết thế nào là ĐẠO, bạn cũng không thể chiêm nghiệm cái gọi là DIỆT, để dừng đi TẬP và KHỔ.

VÔ MINH duyên HÀNH, HÀNH duyên THỨC ... một vòng duyên khởi lê thê, nêu lên một mặt cái gọi là TẬP. Vòng đó, chỉ thẳng cội nguồn làm ta đau khổ. Nói rõ cái gì ràng buộc khiến ta không an. Chính là vô minh. Vô minh, nên khi gặp cảnh, ít ai không động. Đối cảnh không vui thì buồn. Vui thì ưa thích chấp thủ. Không vui, tìm cách đẩy đi. Có ÁI sinh lo. Có ÁI sinh sợ. Bỏ mất lực dụng từ bi. Bỏ mất trí tuệ trùm khắp. Cái vòng XÚC - THỌ - ÁI - THỦ cứ thế mà ràng buộc mình. Một vòng tích tập khiến ta gây nghiệp. Hiện ra cái quả lo âu, sợ hãi, sanh tử triền miên, thay hình đổi dạng vô chừng.

Niệm trước mê là chúng sanh. Niệm sau giác là Phật. Nhưng thường đối duyên, mình ít tự chủ. Vui cho tới bến. Buồn chơi tới cùng. Niệm niệm chúng sinh dọc dài nối đuôi. Mọi thứ cứ thế tiếp diễn. Phật chính ngay đó mà chê, chỉ nhận chúng sinh làm mình. Suy nghĩ chưa đủ còn ra hành động. Trôi theo thói đời một cách tự nhiên. Không hề một lần tự tỉnh quay về, ngưng dứt suy nghĩ ham muốn cho tâm thanh thản, cho đời an vui. Cứ niệm trước mê, bồi thêm một niệm mê nữa. Mê một niệm đầu, thêm niệm thứ hai, rồi niệm thứ ba … Niệm niệm nối đuôi, cứ thế tích tập. TẬP là nhân. Quả đương nhiên KHỔ. Không phải chỉ có cái khổ sanh tử quá khứ vị lai. Ngay đây đã khổ. Niệm niệm suy nghĩ làm tâm không yên. Cái không yên đó chính là một phần của KHỔ.

Giờ cần đến ĐẠO. Tắm Phật không đủ, cần phải tắm mình. Cho trôi mọi thứ tập tục đời thường. ĐẠO mà Phật nói, một bộ A Hàm, Thắng Man, Pháp Hoa v.v… Biết bao kinh điển chỉ bảo phương tiện, giải thích ngọn nguồn để ta trở về cội nguồn bình an. Tổ Tổ nối truyền chỉ thẳng mọi người đều có đức tướng trí tuệ Như Lai. Niệm trước mê là chúng sanh. Niệm sau giác là Phật. Niệm niệm tỉnh giác, Phật Phật đản sinh. Ngay tâm mình mà tu. Ngay tâm mình mà ngộ. Quản Ngạch buông đao đồ tể, thành Phật không xa.

Bồ tát xuất hiện truyền thừa không biết bao nhiêu luận ngữ. Mỗi mỗi chỉ dạy cho hợp căn cơ chúng sanh. Để LÝ vẫn còn, mà SỰ thì vẫn thực hành không khó. Khuyên đừng tích tụ, thương người như thể thương thân. Ta người không khác. Tay đau, chân đau, thân cũng ảnh hưởng. Bầu ơi! Thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. Người đau thì ta sẽ đau. Người vui ta rồi sẽ vui. Xan xẻ chứ đừng tích góp. Đừng bán cái đức mà mua cái phước. Cái vui trí tuệ mới là cái vui lâu dài ...

Thật nhiều phương cách, chung qui cũng chỉ phá đi cái sự tích TẬP. Cái nhân của mọi KHỔ đau. Nhưng mình chỉ đọc vớt vát vài thứ lều bều trên mặt, lấy đó làm ruột làm rà cho qua nỗi buồn chúng sinh. Hết buồn tìm vui thứ khác. Lại theo dòng đời trôi dạt. Càng dạt càng xa. Trở về càng cực. Bởi sự tích tụ càng nhiều, lực nghiệp càng lớn, thói quen càng mạnh, từ bỏ càng khó. Như con nghiện thuốc lâu năm, bỏ nghiện vật vả khó khăn. Ý chí không vững, đành phải đâm đầu nghiện tiếp dù biết sự sống không còn. Kiếp tằm cứ thế mà vương. Càng trói càng khổ. Tuổi thọ càng ít. Hoạn nạn càng nhiều. Chỉ vì hay thích tích tụ. Cái gì cũng muốn tích tụ cho nhiều. Công danh, sự nghiệp, lương thực, châu báu … thứ gì cũng muốn tích tụ. Một gáo tắm Phật không đủ trừ hết tham sân. Si ái còn hoài. Vô minh duyên hành, hành duyên thức… cứ thế luân hồi, Ta bà mãi mãi đông vui. Giờ phải tắm mình, không chỉ tắm Phật.

Thiện nghiệp làm nhiều, tính ra cũng là tích tập? Tích tập là nhân của KHỔ?

Thiện nghiệp làm nhiều, không khéo cũng sinh tích tụ. Tích tụ là nhân của khổ. Có điều, ác nghiệp nhiều quá, cần có thiện nghiệp giải trừ. Không có thiện nghiệp, ác nghiệp khó trừ, lấy gì để được LÝ SỰ VIÊN DUNG mà có cái quả SỰ SỰ VIÊN DUNG? Thành LÝ không đủ, phải có cái SỰ đi kèm. Chứng tỏ LÝ ta học đó, không chỉ có ở bờ môi. Ra thành hành động hẳn hòi. Không phải nói thương, nói yêu, nói Phật, nói thiện chỉ trên đầu môi chót lưỡi, còn SỰ thì mặc, để dành người làm cho có công đức. Cái nớ không được. Cái gì mình chưa làm được, mình nguyện từ từ sẽ làm. Lý sự từ từ viên dung. Viên rồi mới nhập cảnh giới Hoa Nghiêm SỰ SỰ VÔ NGẠI. KHỔ thật sự hết. DIỆT mới tròn đầy.

Cho nên, phải cần tích tập thiện nghiệp. Cho tiêu cái tham cái sân. Có điều, TÍCH TẬP MÀ VÔ TÂM. Kinh Đại Bửu Tích – phẩm Hằng Hà Thượng – Phật nói “Tín nữ! Khi tích tập mà vô tâm. Khi không tích tập cũng như vậy”. Tích tập hay không, quan trọng vẫn là vô tâm. VÔ TÂM không phải là tâm si si ngu ngu, không phải là không quan tâm đến ai. Vô tâm là không tâm phân biệt, không tâm thủ xả. Nó là khái niệm dùng rất phổ biến trong chốn thiền môn. Đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền! Chính là nó đó. Không thiền không định không có vô tâm. Nhưng không vì vậy mà mình không vô tâm được. Không vô tâm được đúng nghĩa, thì mình gầy tạo cái nhân vô tâm. Làm rồi đừng nhớ, đừng có kể công, đừng có nghĩ tưởng, hồi hướng tất cả cho đường Phật đạo của mình và người.

Một gáo tắm Phật, xin nguyện thế giới chúng sanh không chỉ tắm Phật mà phải tắm mình. Tham cứu pháp mầu, ứng dụng gột rửa tham sân, cho cõi Ta bà bớt đi tai ương hoạn nạn.

Nhân mùa Phật đản, xin nguyện không chỉ Phật đản một ngày, ngày ngày Phật đản, nơi nơi tâm TỪ niệm niệm đản sinh.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/05/2015(Xem: 11594)
Lòng từ bi kết hợp cùng trí tuệ Thương chúng sanh từ Đâu suất giáng trần Chốn Ta bà thị hiện tiếng chuông ngân Ngài thức tỉnh biết bao người giác ngộ
18/05/2015(Xem: 5011)
Lễ hội đèn lồng là một nét văn hóa truyền thống của người Hàn Quốc vào dịp Phật Đản sinh. Đây là một trong những lễ hội lớn nhất của Hàn Quốc, một dịp để những người con Phật kỷ niệm ngày một bậc vĩ nhân đã ra đời. Trong lễ hội này, đã có hơn 50.000 đèn lồng các loại làm rực sáng trung tâm thủ đô Seoul. Lễ hội năm nay còn có sự hiện diện của lãnh đạo Phật giáo hơn 20 quốc gia đến dự Hội Nghị Hòa Bình Thế Giới và Thống Nhất Nam-Bắc Hàn, trong đó có phái đoàn của Phật giáo Việt Nam.
17/05/2015(Xem: 16865)
Để kỷ niệm ngày Đại Lễ Phật Đản lần thứ 2639 năm nay, Tu Viện Quảng Đức long trọng cử hành Đại Lễ vào lúc 10.30am, Chủ Nhật 31/5/2015, nhằm ngày trăng tròn 14 tháng 4 âm lịch Ất Mùi. Đồng thời chúng ta có buổi lễ cầu an, đánh dấu một chặng đường 40 năm. Nhắc nhở những người con Phật nói riêng, và toàn thể đồng hương xa gần, nên nhớ ơn và tri ơn nước Úc Đại Lợi đã cưu mang cho Cộng Đồng người Việt chúng ta sống và làm ăn thành đạt nhiều mặt trên xứ sở này trong 40 năm qua.
14/05/2015(Xem: 7600)
Ngày chủ nhật vừa rồi vào bịnh viện thăm người bạn đạo đang nằm điều trị căn bịnh suy nhược thần kinh (!), người con trai cả của anh, cháu Nguyên Hà Nguyễn Hoài Dũng, hiện cũng là huynh trưởng cấp Tín của GĐPT, chìa ra cho tôi xem một tờ báo bị xé làm đôi. Khi chưa hết ngạc nhiên thì cháu Dũng nói “Hồi sáng này mấy đứa em mua hai gói xôi bắp đem vô cho con và ba con ăn, vô tình con thấy tờ giấy gói xôi có in bản tin này nên ba biều con xếp giữ lại, chờ đưa cho bác”.
14/05/2015(Xem: 6945)
Với bốn câu kệ thường được vang lên trong mỗi mùa Phật Đản, những người con Phật trên khắm năm châu ngày càng hiểu thêm giá trị và ý nghĩa tích cực sự ra đời của đức Bổn Sư Thích ca Mâu Ni Phật. Bốn câu kệ ấy được chư thiên các cõi trời, người và chúng sanh cất lên theo suốt chiều dài lịch sử của bánh xe pháp lăn đi một cách am lành và vi diệu. Đó là những thanh âm mang giá trị ngàn đời , làm nguồn càm hứng của biết bao thế hệ văn thơ nhạc họa đó đây; những Bổ tát Diệu Âm tuyệt luân, những Càn Thát Bà điêu luyện mang cả chí nguyện vào đời ca ngợi và tán dương sự kiện có một không hai này ở thế gian.
14/05/2015(Xem: 7351)
Trong cuộc sống con người, hoài niệm vẫn miên man và tốn tại trong mỗi ký ức, bất chấp dòng chảy của từng thân phận lặn ngụp giữa biển khổ trần lao hay đang trong tột đỉnh của vinh quang. Nhưng với ước mơ thì sẽ già đi theo từng vết ma sát nghiệt ngã của thời gian, mà thời gian thì luôn luôn trung thành với định luật vô thường sinh diệt. Nhất là những ước mơ đó chưa bao giờ trở thành hiện thực. Thế nhưng! Những ước mơ không bao giờ trở thành hiện thực đó lại luôn tồn tại và có sức truyền lưu lâu dài, nó như đánh đố với những quan niệm, chủ trướng, định kiến của chính con người.
13/05/2015(Xem: 6651)
Có rất nhiều những bài học tươi đẹp, chấn động và những bài học làm thay đổi cả cuộc đời, những câu nói được đọc mà tôi đã tiếp thu từ đạo Bụt. Ngày hôm nay, tôi muốn chia sẻ 25 bài học tươi đẹp đó đến các bạn. ‘Nếu ta có thể thấy sự nhiệm mầu của một đóa hoa thì cả cuộc đời ta sẽ thay đổi.’ [-Bụt Thích Ca.] Sau đây là 25 bài học làm thay đổi cả cuộc đời từ Bụt: 1. Yêu quý hết thảy muôn loài "Hận thù không thể hóa giải bởi hận thù mà bằng tình yêu; đây là chân lý muôn đời." 2. Con không là những gì con nói mà là những gì con làm. "Một người không thể gọi là khôn ngoan vì anh ta biết nói hay; nhưng nếu anh ta có bình an, tình yêu thương, và sự dũng cảm thì anh ta mới thật sự được gọi là khôn ngoan."
07/05/2015(Xem: 7404)
Trong giờ phút trang nghiêm tưởng niệm ngày Đản Sanh của Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni, chúng con xin nhất tâm đê đầu đảnh lễ xưng tán sự thị hiện hy hữu của bậc Đại Giác Thế Tôn giữa trần gian khổ lụy này. Thay mặt Hội Đồng Giáo Phẩm Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ thành tâm kính chúc chư tôn Trưởng Lão, chư tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa Đại Đức Tăng, Ni cùng quý nam nữ Phật tử được pháp lạc vô biên trong ngày Khánh Đản của đức Phật. Năm nay, ngày đại lễ Đản Sanh của Đức Thế Tôn lại về trong bối cảnh đầy bất an và khổ não của nhân loại trước hiểm nguy trùng trùng của thiên tai và nhân họa, từ ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu đưa tới bão lụt, hạn hán, dịch bệnh, mùa màn thất thoát, thực phẩm thiếu thốn, đến nạn khủng bố hoành hành gây hoảng sợ khắp nơi, chiến tranh bùng nổ nhiều chỗ trên thế giới lấy đi sinh mạng của hàng ngàn người dân vô tội.
29/04/2015(Xem: 7422)
Được làm con Phật là điều vừa đơn giản, vừa hy hữu. Đơn giản, vì sinh ra trong một gia đình Phật giáo thì tự động theo cha mẹ đi chùa, lễ Phật, tin Phật ngay từ bé. Hy hữu, vì biết lấy Phật giáo làm lý tưởng đời mình và chọn sự thực hành Phật Pháp như là sinh hoạt nền tảng hàng ngày—không phải ai sinh ra trong gia đình đó cũng đều tin Phật từ nhỏ đến lớn, và nếu tin Phật, cũng không gì bảo đảm là hiểu Phật, thực hành đúng đắn con đường của Phật để gọi là con Phật chân chính.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]