Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trang nghiêm lễ tắm Phật (2017) tại Tổ đình Thiên Bửu

10/05/201711:14(Xem: 5992)
Trang nghiêm lễ tắm Phật (2017) tại Tổ đình Thiên Bửu

Trang nghiêm lễ tắm Phật tại Tổ đình Thiên Bửu

 

Tối ngày 9/5 (14/4 Đinh Dậu), tại chùa Tổ đình Thiên Bửu (thôn Bình Thành, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) đã trang nghiêm diễn ra lễ tắm Phật.

Tắm Phật - một nghi thức tâm linh ngoài mục đích kỷ niệm Phật đản sanh còn mang ý nghĩa sâu sắc về sự tẩy trừ phiền não, hướng đến thanh tịnh ba nghiệp thân khẩu ý của con người.

Cũng không nằm ngoài ý nghĩa đó, với mong muốn tạo cho Phật tử có cơ duyên gột rửa bụi trần phiền não nơi Ta bà uế trược này, tịnh hóa thân tâm ba nghiệp nhân ngày Phật đản, đạo tràng Thiên Bửu đã trang nghiêm thành kính cử hành khóa lễ tắm Phật  dưới sự chủ trì của HT.Thích Ngộ Tánh, Ủy viên HĐTSTƯ GHPGVN, Phó BTS GHPGVN tỉnh Khánh Hòa kiêm Trưởng BTS PG thị xã Ninh Hòa cùng với chư Tăng tại đạo tràng và đông đảo Phật tử về tham dự.

Sau nghi thức niêm hương bạch Phật và khóa lễ tụng kinh Khánh đản, Đại đức Thích Đạo Quang đã chia sẻ pháp thoại ngắn về ý nghĩa lễ tắm Phật.

Lễ tắm Phật là một trong những nghi thức đặc sắc của Lễ hội Phật đản hằng năm trong nhiều truyền thống Phật giáo khác nhau trên toàn thế giới. Nghi thức này vốn đã xuất hiện khá lâu tại Ấn Độ, Trung Á và Trung Hoa, và ngày nay được duy trì trong hầu hết các cộng đồng Phật giáo khắp nơi như là một cử chỉ, một hành động để tỏ lòng tôn kính, hân hoan của người con Phật đối với sự xuất hiện của đấng Giác Ngộ trên cuộc đời này, cách đây 2641 năm.

Nguồn gốc của Lễ Tắm Phật xuất phát từ sự kiện Đản sanh của Thái tử Tất Đạt Đa tại vườn Lâm Tỳ Ni. Theo truyền thuyết, khi thái tử đản sanh, có hai vị Long vương đến phun hai dòng nước tắm cho Thái tử. Một vị phun dòng nước lạnh và một vị phun dòng nước nóng.

Hai dòng nước lạnh và nóng tượng trưng cho hai cảnh giới thuận và nghịch của cuộc đời, hai cảnh giới vui buồn và sướng khổ của cuộc sống hằng ngày, mà tất cả mọi người sanh ra trên thế gian này phải chịu đựng. Thái tử Tất Đạt Đa đã chịu đựng được hai dòng nước lạnh và nóng đó, sau này trở thành Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Và lễ tắm Phật có nguồn gốc kể từ đó.

Lễ rước kiệu hoa cung thỉnh Đức Phật đản sinh từ chánh điện ra đến vườn Lâm-tỳ-ni, nơi tổ chức lễ tắm Phật.

Nghi thức lễ tắm Phật diễn ra trong không khí trang nghiêm và thanh tịnh, hàng người nối tiếp nhau sau khi chư tôn đức đã vòng qua nơi tôn tượng đản sanh của Thái tử Tất Đạt Đa.

Con nay tắm gội Đức Như Lai
Trí tuệ quang minh tọa bảo đài
Ngũ trược chúng sanh đều rửa sạch
Không còn sanh tử ở trần ai.
Phật cũng không sanh Ca Tỳ La
Cũng không nhập diệt Câu Thi Na
Không sanh không diệt là chơn Phật
Xứng danh giáo chủ cõi Ta-bà.
Hôm nay mùng tám tháng Vê-Sa
Xuất hiện trên đời Sĩ Đạt Ta
Chín rồng phun nước từ Thiên ngoại
Bảy bước chân đi bảy đóa hoa.

Cả không gian như lắng động khi hiểu được ý nghĩa và có độ cảm sâu sắc về bài kệ Tắm Phật, cho người thấy cùng nghe, cho nên những người tham dự lễ sẽ gặt hái được nhiều lợi ích hơn trên bước đường tu tập.

Tin, ảnh: Quảng Ấn





ảnh lễ Phật đản thị xã Ninh Hoa (10)ảnh lễ Phật đản thị xã Ninh Hoa (11)ảnh lễ Phật đản thị xã Ninh Hoa (12)ảnh lễ Phật đản thị xã Ninh Hoa (13)ảnh lễ Phật đản thị xã Ninh Hoa (15)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/03/2011(Xem: 4205)
Hàng năm, cứ tháng Tư về là mỗi độ sen hồng lung linh sắc màu được tích tụ sâu trong lòng đất Việt. Một loài hoa có hương thơm nhẹ nhàng tinh khiết...
28/03/2011(Xem: 5221)
Trên mặt hiện tượng và lịch sử, đức Phật chỉ đản sinh vào một thời điểm, một nơi chốn nhất định nào đó trên thế giới này. Thời điểm và nơi chốn ấy là vào năm 624 trước tây lịch tại vương quốc Kapilavastu mà ngày nay là Nepal, phía tây bắc Ấn Độ.
02/03/2011(Xem: 6780)
Một thân Thái tử… vào đời, Rời Đâu-suất hóa hiện người trần gian Mượn cung điện ngọc huy hoàng...
05/02/2011(Xem: 4667)
Sau mùa tuyết lạnh ở xứ sở Phù tang, người ta bảo mùa đẹp nhất của Nhật bản là mùa này, khi cái nắng nhè nhẹ đưa hơi xuân về...
20/01/2011(Xem: 4912)
Đức phật thị hiện trần gian Mở khai trí huệ xóa màn vô Minh, Từ bi cứu độ Chúng Sinh Thoát vòng sanh tử vãng sanh Liên trì. Tín thành niệm phật A Di Hiếu Dưỡng cha mẹ phụng thờ thánh nhân
12/01/2011(Xem: 4329)
Xuân đã về chưa, đã về chưa? Nắng đang hong ấm nụ giao mùa Chập chờn én liệng lưng trời tím...
28/12/2010(Xem: 6135)
Đệ tử hôm nay Gặp ngày Khánh Đản Một dạ vui mừng Cúi đầu đảnh lễ Thập phương Tam Thế Đều Ngự Như Lai Cùng Thánh Hiền Tăng Chúng con cùng pháp giới chúng sanh
25/12/2010(Xem: 14257)
Lễ Phật đản được công nhận thành Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc (LHQ) là một sư kiện vô cùng hy hữu của tổ chức lớn nhất thế giới này. Có lẽ đây là một trong những quyết định rất đặc biệt mà LHQ ban hành, vì đây là một lãnh vực đặc biệt tế nhị và nhạy cảm.
18/12/2010(Xem: 13286)
Có một đoạn đời Hồ sen cạn nước Nắng táp cháy cây; Có một hư thời Gió chướng đen mây Sen tàn trụi lá... - Ta chung với sầu đau thiên hạ Thường dựa bên hồ Tâm sự với sen khô... Tưởng từ đây sen chết hồ khô
08/12/2010(Xem: 6226)
Khi đức Phật đản sinh, trên trời có chín rồng phun hai dòng nước ấm mát tắm rửa cho Ngài, cùng lúc ấy, chư thiên tung hoa trời, trổi nhạc trời chúc mừng thái tử.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]