Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trang nghiêm lễ tắm Phật (2017) tại Tổ đình Thiên Bửu

10/05/201711:14(Xem: 5941)
Trang nghiêm lễ tắm Phật (2017) tại Tổ đình Thiên Bửu

Trang nghiêm lễ tắm Phật tại Tổ đình Thiên Bửu

 

Tối ngày 9/5 (14/4 Đinh Dậu), tại chùa Tổ đình Thiên Bửu (thôn Bình Thành, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) đã trang nghiêm diễn ra lễ tắm Phật.

Tắm Phật - một nghi thức tâm linh ngoài mục đích kỷ niệm Phật đản sanh còn mang ý nghĩa sâu sắc về sự tẩy trừ phiền não, hướng đến thanh tịnh ba nghiệp thân khẩu ý của con người.

Cũng không nằm ngoài ý nghĩa đó, với mong muốn tạo cho Phật tử có cơ duyên gột rửa bụi trần phiền não nơi Ta bà uế trược này, tịnh hóa thân tâm ba nghiệp nhân ngày Phật đản, đạo tràng Thiên Bửu đã trang nghiêm thành kính cử hành khóa lễ tắm Phật  dưới sự chủ trì của HT.Thích Ngộ Tánh, Ủy viên HĐTSTƯ GHPGVN, Phó BTS GHPGVN tỉnh Khánh Hòa kiêm Trưởng BTS PG thị xã Ninh Hòa cùng với chư Tăng tại đạo tràng và đông đảo Phật tử về tham dự.

Sau nghi thức niêm hương bạch Phật và khóa lễ tụng kinh Khánh đản, Đại đức Thích Đạo Quang đã chia sẻ pháp thoại ngắn về ý nghĩa lễ tắm Phật.

Lễ tắm Phật là một trong những nghi thức đặc sắc của Lễ hội Phật đản hằng năm trong nhiều truyền thống Phật giáo khác nhau trên toàn thế giới. Nghi thức này vốn đã xuất hiện khá lâu tại Ấn Độ, Trung Á và Trung Hoa, và ngày nay được duy trì trong hầu hết các cộng đồng Phật giáo khắp nơi như là một cử chỉ, một hành động để tỏ lòng tôn kính, hân hoan của người con Phật đối với sự xuất hiện của đấng Giác Ngộ trên cuộc đời này, cách đây 2641 năm.

Nguồn gốc của Lễ Tắm Phật xuất phát từ sự kiện Đản sanh của Thái tử Tất Đạt Đa tại vườn Lâm Tỳ Ni. Theo truyền thuyết, khi thái tử đản sanh, có hai vị Long vương đến phun hai dòng nước tắm cho Thái tử. Một vị phun dòng nước lạnh và một vị phun dòng nước nóng.

Hai dòng nước lạnh và nóng tượng trưng cho hai cảnh giới thuận và nghịch của cuộc đời, hai cảnh giới vui buồn và sướng khổ của cuộc sống hằng ngày, mà tất cả mọi người sanh ra trên thế gian này phải chịu đựng. Thái tử Tất Đạt Đa đã chịu đựng được hai dòng nước lạnh và nóng đó, sau này trở thành Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Và lễ tắm Phật có nguồn gốc kể từ đó.

Lễ rước kiệu hoa cung thỉnh Đức Phật đản sinh từ chánh điện ra đến vườn Lâm-tỳ-ni, nơi tổ chức lễ tắm Phật.

Nghi thức lễ tắm Phật diễn ra trong không khí trang nghiêm và thanh tịnh, hàng người nối tiếp nhau sau khi chư tôn đức đã vòng qua nơi tôn tượng đản sanh của Thái tử Tất Đạt Đa.

Con nay tắm gội Đức Như Lai
Trí tuệ quang minh tọa bảo đài
Ngũ trược chúng sanh đều rửa sạch
Không còn sanh tử ở trần ai.
Phật cũng không sanh Ca Tỳ La
Cũng không nhập diệt Câu Thi Na
Không sanh không diệt là chơn Phật
Xứng danh giáo chủ cõi Ta-bà.
Hôm nay mùng tám tháng Vê-Sa
Xuất hiện trên đời Sĩ Đạt Ta
Chín rồng phun nước từ Thiên ngoại
Bảy bước chân đi bảy đóa hoa.

Cả không gian như lắng động khi hiểu được ý nghĩa và có độ cảm sâu sắc về bài kệ Tắm Phật, cho người thấy cùng nghe, cho nên những người tham dự lễ sẽ gặt hái được nhiều lợi ích hơn trên bước đường tu tập.

Tin, ảnh: Quảng Ấn





ảnh lễ Phật đản thị xã Ninh Hoa (10)ảnh lễ Phật đản thị xã Ninh Hoa (11)ảnh lễ Phật đản thị xã Ninh Hoa (12)ảnh lễ Phật đản thị xã Ninh Hoa (13)ảnh lễ Phật đản thị xã Ninh Hoa (15)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/01/2012(Xem: 5830)
Chuyến bay đáp xuống Nội Bài lúc 11,20, mãi nửa giờ sau mới ra khỏi đường băng để vào đến nhà ga. Bên sân ga quốc tế, ban tiếp nhận khách mời làm việc khá nhộn nhịp, các tình nguyện viên còn quá trẻ, chưa quen việc nên có lúc luộm thuộm khi sắp xếp khách về các khách sạn. Trước ngày khai mạc Vesak, tại sân bay vẫn chưa có bản hiệu, cờ. Trên đường về TP Hà Nội, thỉnh thoảng vài đoạn đường giăng cờ lưa thưa do một vài chùa tại địa phương tổ chức. Vào tới TP Ninh Bình, cách Bái Đính 20km, không khí Vesak bắt đầu khởi sắc.
21/01/2012(Xem: 16654)
Tập sách nhỏ này, là một tập tài liệu vô cùng quí giá, do sự tham khảo các kinh sách của Đức Thế Tôn để lại với các tài liệu tác giả đã sưu tầm và tham quan tại một số địa phương...
18/01/2012(Xem: 7589)
Lễ Phật Đản 2641 (2017) tại Chùa Pháp Vân, Canada
29/07/2011(Xem: 4587)
Cây bồ đề được coi là một trong những biểu tượng của nhà Phật. Nơi Đức Phật thiền định để tìm ra nguồn gốc mọi khổ đau, con người phải hứng chịu. Gỗ của cây bồ đề được dùng làm tràng hạt sử dụng trong các buổi trì chú hoặc tụng kinh. Xâu chỗi tràng hạt thường có 108 hạt.
20/06/2011(Xem: 4650)
Lời người dịch: Bài này được trích dịch từ quyển Vietnamesische Lehrjahre (Những năm dạy học tại Việt Nam), Suhrkamp Verlag, Taschenbuch Ausgabe, st 73, Germany, 1972, trang 129-142 với tên tác giả Georg W. Alsheimer, bút hiệu của Bác sĩ người Đức Erich Wulff. BS Wulff dạy tại trường Đại học Y khoa Huế 1961-1967, trong khuôn khổ viện trợ giáo dục của Tây Đức. Vì một sự tình cờ, tác giả đã chứng kiến biến cố tại Đài Phát thanh Huế đêm 8/5/1963 làm 8 Phật tử bị chết một cách thê thảm và đã trình bày sự kiện này trước Ủy ban điều tra đàn áp Phật giáo Việt Nam của Liên hiệp quốc vào tháng 9/1963.
19/06/2011(Xem: 5589)
Đức Phật ra đời là để khơi mở tuệ giác cho hết thảy chúng sinh: - Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh, tất cả chúng sinh đều có trí tuệ...
26/05/2011(Xem: 7781)
Drop Banner Phật Đản
23/05/2011(Xem: 10278)
Chủ đề chính của bài này là những hình ảnh đẹp được chụp ở một số nước châu Á trong dịp Lễ Phật Đản. Mời anh em cùng xem qua.
18/05/2011(Xem: 4450)
Tuyết lạnh cổng chùa đóng Trong chùa ấm hương thiền Phật tâm ai cũng có Phật Đản thấy chân tâm.
17/05/2011(Xem: 4715)
Đức Phật là đấng Giác ngộ, sống đời sống giải thoát, an lạc hoàn toàn, nhưng vì thương chúng sinh, nên Ngài thị hiện giữa cuộc đời này...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]