Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

3. Mùa mưa tại Ràjagaha

20/04/201100:32(Xem: 3852)
3. Mùa mưa tại Ràjagaha

ĐỨC PHẬT LỊCH SỬ
The Historical Buddha
H.W. Schumann (1982) M. O' C. Walshe dịch sang Anh ngữ (1989)
Nguyên Tâm Trần Phương Lan dịch Việt (1997)
Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam Xuất Bản


Chương 03
Hai mươi năm đầu tiên (528-508 TCN)

MÙA MƯA TẠI RÀJAGAHA

Theo dự định, đức Phật an cư mùa mưa 527 trước CN tại Ràjagaha (Vương Xá) đồng thời các thảo am dành cho Tăng chúng đã được dựng lên ở Trúc Lâm, đó là bước đầu của một tinh xá. Đây là mùa mưa thứ hai kể từ khi ngài bắt đầu truyền bá Giáo Pháp và không phải là không gặp vấn đề rắc rối. Sự phát triển Tăng đoàn ngày càng đông gây nên nhiều khó khăn bất ngờ cho bậc giáo chủ.

Việc tập hợp quá nhiều Sa-môn khất sĩ du hành quanh nội thành Ràjagaha mỗi buổi sáng sớm và đứng yên lặng trước cửa nhà dân chúng với những bình bát lớn - chứ không phải chỉ là chén nhỏ - chờ đợi thực phẩm của thí chủ đưa đến kết quả là nhiều người trong số khoảng 60.000 thị dân trở thành chán ngán về cảnh tượng Sa-môn khất thực và xem các "khất sĩ đầu trọc" là mối phiền nhiễu quấy rầy họ, dù chư vị ấy thuộc giáo phái nào đi nữa.

Ngoài ra, lại còn có hậu quả tiêu cực về mặt xã hội của việc du hành khất thực. Nhiều người trước kia đã kiếm nghề nghiệp và sống đời bình thường với vợ con bỗng nhiên nay đâm ra thích đời Sa-môn, gia nhập Giáo đoàn để mặc gia đình bơ vơ túng thiếu. Dân chúng kêu ca: "Sa-môn Gotama đang sống bằng cách làm cho người ta tuyệt tự, vợ góa con côi, gia đình ly tán. Vị này đã cải hóa cả ngàn đạo sĩ khổ hạnh bện tóc và hai trăm năm mươi đồ đệ của đạo sư Sañ jaya, thậm chí các thiện gia nam tử cao sang đệ nhất trong nước Magadha cũng theo đời Phạm hạnh dưới sự hướng dẫn của Sa-môn này".

Vì thế các Tỳ-kheo thường bị trêu ghẹo, nhất là bởi đám trẻ con học lóm được mấy câu thơ từ người lớn:

Ngài đến từ Đa Sơn
Bậc Đạo Sư trên đường
Dẫn theo đoàn khất sĩ
Của Sañ -jay đạo nhơn,
Sẽ còn ai thọ giới
Quy phục lực Sa-môn?

Đức Phật nghe được câu thơ phỉ báng này từ các Tỳ-kheo nhưng ngài không hề bận lòng nao núng. Ngài bảo lời ong tiếng ve không kéo dài lâu được, nhưng ngài là một nhà thao lược đại tài, tinh thông bản chất con người, ngài liền tìm biện pháp đối phó. Ngài đáp lại bằng một vần thi kệ được chư Tỳ-kheo nhanh chóng truyền ra ngoài đời rất hữu hiệu:

Các bậc đại anh hùng,
Đấng hiển lộ Thật Chân,
Chỉ đường theo Chánh Pháp,
Chân thật quả vô cùng.
Lẽ nào ai ganh tỵ
Các khất sĩ hiền nhân
Dẫn đưa người tiến bước
Bằng Giáo Pháp Như Chân?

Đúng như bậc Đạo Sư đã tiên đoán, sau vài ngày lời chỉ trích không còn nữa (Mv 1. 24. 5-7). Có thể chính vua Bimbisàra cũng đã dùng vài biện pháp ngăn chận sự bất mãn của công chúng đối với các Sa-môn khoát y vàng.

Song song với những nỗ lực làm cho quần chúng tôn trọng Tăng đoàn là những nỗ lực của đức Phật hướng về nội bộ để rèn luyện các Tỳ-kheo giữ đúng giới luật. Rõ ràng là qua việc giáo hóa tập thể đạo sĩ khổ hạnh bện tóc của ba tôn giả Kassapa và các môn đồ của đạo sĩ Sañ jaya, một số người gia nhập Tăng chúng thiếu trình độ giáo dục sơ đẳng, với tư cách xử sự khiếm nhã và đòi hỏi khất thực thô bạo đã vi phạm giới luật gây niềm bất mãn. Bậc Đạo Sư đưa ra một loạt huấn thị để dạy chư vị ấy biết giữ phép xã giao nhã nhặn. Ngài truyền chư Tỳ-kheo phải đắp y đúng luật Sa-môn, cư xử khiêm tốn trước các thí chủ và thọ thực trong im lặng (Mv 1. 25. 5).

Những trường hợp bất kính đối với các vị thầy giáo huấn lớp tân Tỳ-kheo cũng khiến ngài ban hành các giới luật về vấn đề này nữa. Ngài truyền lệnh các Tỳ-kheo phải vâng lời dạy của vị giáo thọ (Mv 1. 25. 8), phải chăm sóc y phục của thầy giáo (Mv 1. 25. 10 + 23), phải rửa sạch bình bát (Mv 1. 25. 11) và lau chùi sàng tọa của thầy nữa (Mv 1. 25. 19).

Như chúng ta biết được qua phần duyên khởi của nhiều kinh, đức Phật cũng muốn được đệ tử phục vụ ngài như vậy. Hầu như lúc nào ngài cũng được một thị giả (upatthàka) theo hầu cận, phận sự của vị này là, ngoài mọi việc khác, còn phải quạt hầu bậc Đạo Sư trong lúc ngài thuyết Pháp dưới trời nóng nực (MN 12. 1). Nếu không có Tỳ-kheo trẻ nào hiện diện thì các đại đệ tử xuất chúng như tôn giả Sàriputta cũng không ngần ngại làm việc này. Các thị giả hầu cận vẫn thường thay đổi luôn cho đến năm thứ hai mươi trong quãng đời hoằng Pháp của đức Phật, tôn giả Ànanda, em họ ngài, mới giữ chức vụ này và tận tụy hết lòng hầu hạ bậc Đạo Sư cho đến lúc ngài mệnh chung.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/05/2013(Xem: 6391)
Năm nay, 2013 là đúng 50 năm pháp nạn 1963 của Phật Giáo Việt Nam. Chi tiết mà nói có 3 sự kiện đáng ghi nhớ: chiều tối ngày 8 tháng 5 năm 1963 trong cuộc biểu tình của đồng bào Phật tử trước đài phát thanh Huế đòi đài này phát thanh lại các bài thuyết pháp nhân ngày Lễ Phật Đản Phật Lịch 2507 đã có 8 em Phật tử bị xe tăng và súng đạn của chế độ TT Ngô Đình Diệm giết chết;
21/05/2013(Xem: 2960)
Thiên thượng thiên hạ, Duy ngã độc tôn. Nhất thiết thế gian, Sinh lão bệnh tử... HT Thích Thanh Từ
21/05/2013(Xem: 4639)
Mỗi năm gần đến ngày Phật đản, Phật tử chúng ta lại có dịp suy ngẫm về bối cảnh lịch sử - xã hội, trong đó Đức Phật thị hiện và đạo Phật ra đời...
01/05/2013(Xem: 2988)
Ý nghĩa ra đời của Thái tử là một hàm ý trọng đại xác định Phật tính trong mỗi chúng sanh khi đã hoàn giác thì cái “duy ngã” đó là một tối thượng...
23/04/2013(Xem: 10332)
More than two thousand five hundred years ago, an Indian prince, at the age of twenty-nine, gave up his palace, authority, power, as well as a luxurious life to retreat into forest solitude to discover the remedy for human life’s afflictions and sufferings. He sought guidance from famous masters of the day; however, none could show him the way to real enlightenment and deliverance.
08/04/2013(Xem: 7340)
Nhằm hướng dẫn đệ tử tu tập đạt được hiệu quả tốt nhất, Ðức Phật đã linh động vận dụng trí tuệ trình bày bằng những ví dụ vừa thực tế, vừa sống động, mang tính hấp dẫn và đầy tính khả thi. Sau đây, soạn giả xin giới thiệu một số ví dụ để độc giả nào tha thiết tìm hiểu giáo lý thâm diệu ...
08/04/2013(Xem: 6508)
Thời điểm đức Phật vào Niết Bàn tại Câu Thi Na (Kushinaga) rừng Sa La Song Thọ, một số đệ tử Ngài vô cùng thương tiếc muốn tịch diệt theo, thậm chí có một vài đệ tử không nở chứng kiến tình cảnh đó, đành thất lễ mà ra đi trước. Ngược lại cũng có một ít đệ tử vì không uống được giáo pháp giải thoát nên cảm thấy vui hơn là buồn, bởi rồi sẽ không còn ai khiển trách mình nữa!
08/04/2013(Xem: 3331)
Bắt nguồn một tôn giáo nào, vị giáo chủ bao giờ cũng là một tấm gương sáng cho tín đồ soi chung để tiến bước. Nhưng trong các vị giáo chủ của các tôn giáo hiện có trên thế giới này, không có một vị* nào đầy đủ ý nghĩa cao đẹp, một đời sống sâu xa bằng đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
08/04/2013(Xem: 15014)
Được sự chỉ đạo của Hòa thượng Trưởng ban Hoằng pháp Trung ương GHPGVN, Ban Biên tập Chương trình Phật học hàm thụ (PHHT) đã tiến hành biên soạn bộ sách "Phật học cơ bản" nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của học viên đang theo học chương trình PHHT, cũng như của đông đảo Tăng Ni và Phật tử. Bộ sách "Phật học cơ bản" này gồm 4 tập, được biên soạn bởi nhiều tác giả và trình bày theo thứ tự từ các vấn đề Phật học căn bản cho đến các chủ đề giáo lý chuyên sâu, nhằm giúp người học có một số kiến thức cơ bản về Phật giáo. Trong tập sách đầu tiên này, chúng tôi in lại các bài giảng của chương trình PHHT năm thứ nhất (1998-1999) đã được đăng trên nguyệt san Giác Ngộ, thành một tuyển tập. Hy vọng tuyển tập này sẽ giúp quý độc giả trong việc tìm hiểu và nghiên cứu về những giáo lý Phật học. Ban Biên Soạn Chương trình Phật học Hàm thụ
08/04/2013(Xem: 17905)
Đại đức Rahula, người Tích lan được đào tạo trong truyền thống Thượng tọa bộ tại Phật học viện Pirivena, sau vào Đại học Tích Lan đậu bằng B.A (London) rồi viết luận án Tiến sĩ về lịch sử đạo Phật ở Tích Lan và được cấp bằng Tiến sĩ Triết học (Ph. D). Sau Đại đức qua Calcutta, cộng tác với các giáo sư Đại thừa và bắt đầu học chữ Hán và chữ Tây Tạng. Cuối cùng Đại đức qua Đại học đường Sorbonne để nghiên cứu về Ngài Asanga (Vô Trước) và lâu nay vẫn ở tại Paris vừa giảng dạy đạo Phật, vừa trước tác sách vở. Như vậy Đại đức có thể được xem là tinh thông cả hai giáo lý, Đại thừa và Tiểu thừa. Kỳ qua Paris năm 1965, tôi có viếng thăm Đại đức và trong câu chuyện ngót hai tiếng đồng hồ, chúng tôi bàn luận rất nhiều về liên lạc giữa Nam tông và Bắc tông, và chúng tôi đồng ý rằng cả hai tông đều chấp nhận và thọ trì một số giáo lý căn bản.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]