Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

33 Niết Bàn

21/11/201018:37(Xem: 7527)
33 Niết Bàn



ĐỨC PHẬT VÀ PHẬT PHÁP
Đại Đức Narada Maha Thera, 1980 - Phạm Kim Khánh dịch Việt, 1998
Nguyên tác: "The Buddha and His Teachings"
Buddhist Publication Society, Sri Lanka

CHƯƠNG 33

Niết Bàn

"Niết Bàn là hạnh phúc tối thượng" 
Kinh Pháp Cú

Dẫu người ta có thể viết đầy đủ và rõ ràng như thế nào, dầu người ta có dùng danh từ bóng bẩy đến đâu để cố gắng mô tả trạng thái vắng lặng của Niết Bàn, văn tự không thể giúp nhận thức thế nào là Niết Bàn. Niết Bàn không phải là cái gì có thể miêu tả bằng giấy trắng mực đen hay nhận thức bằng lý trí. Niết Bàn là pháp siêu thế (lokuttara dhamma), chỉ có thể chứng ngộ bằng tuệ giác.

Không thể có sự hiểu biết Niết Bàn bằng lý trí thuần túy, vì Niết Bàn không phải là một vấn đề có thể dùng luận lý để thấu đạt (atakkavacara). Lời dạy của Đức Phật hoàn toàn hợp lý. Trí thức có thể lĩnh hội đầy đủ các Phật ngôn. Nhưng Niết Bàn, mục tiêu cứu cánh của Phật Giáo, vượt ra khỏi phạm vi luận lý. Tuy nhiên, suy tưởng về các sắc thái tích cực của đời sống,ta sẽ đi tới kết luận hợp lý rằng, đối chiếu với hiện tượng tùy thế, hữu vi, sanh khởi tùy duyên, hiện hữu do điều kiện, phải có trạng thái bất tùy thế mà sự hiện hữu không tùy thuộc điều kiện, vô sanh, bất tử và không phiền não.

Chú giải Túc sanh truyện (Jataka) có ghi rằng trong kiếp làm nhà tu sĩ khổ hạnh, Bồ Tát Sumedha có suy niệm như sau:

"Cũng như, mặc dầu có cảnh khốn khổ đau thương,
Vẫn có trạng thái an vui hạnh phúc.
Cùng thế ấy, đã có hiện sinh,
Tức nhiên phải có bất-hiện-sinh.

Cũng như mặc dầu có Sức Nóng khó chịu,
Vẫn có Sức Lạnh dịu dàng mát mẻ.
Cùng thế ấy đã có sự hiện hữu của ba thứ lửa,
Tức nhiên phải có Niết Bàn.

Cũng như, mặc dầu có tội lỗi xấu xa,
Vẫn có cái tốt cái đẹp.
Cùng thế ấy, dầu quả thật có sự sanh
Tức nhiên phải có sự không-sanh" [1]

Định nghĩa

Danh từ Nam phạn "Nibbana" - Niết Bàn (Bắc phạn: Nirvana) gồm hai phần: "ni" và "vana". "Ni" là hình thức phủ định, không; "vana" là dệt, hay ái dục. Ái dục này xem như sợi dây nối kiếp sống nầy với kiếp sống khác.

"Gọi là Niết Bàn vì Niết Bàn là sự dứt bỏ, sự tách rời - 'Ni' - ra khỏi ái dục - 'Vana', sự thèm khát nhục dục".

Ngày nào còn bị ái dục hay luyến ái trói buộc thì còn tạo thêm nghiệp mới, và các nghiệp mới này phải trổ quả dưới một hình thúc nào,trong vòng sanh-tử, tử-sanh vô cùng tận. Đến khi mọi hình thức ái dục chấm dứt, năng lực của nghiệp tái tạo cũng dứt, tức nhiên không còn tạo nghiệp nữa, và ta thành đạt Niết Bàn, thoát ra khỏi vòng sanh tử triền miên.

Quan niệm giải thoát trong Phật Giáo chính là trạng thái vượt qua khỏi vòng sanh tử triền miên vô tận, chứ không phải chỉ là sự trốn thoát ra khỏi tội lỗi, và địa ngục.

Cũng có nơi giải thích Niết Bàn là sự dập tắt lửa tham (lobha), sân (dosa), và si (moha).

Đức Phật dạy:

"Toàn thể thế gian nằm trong những ngọn lửa. Lửa gì đã nhúm lên những ngọn lửa ấy? Chính lửa tham, lửa sân, lửa si; chính lửa sanh, lửa già, lửa chết, lửa phiền não, lửa ta thán, lửa đau đớn, lửa khổ sở, lửa thất vọng, đã nhúm lên những ngọn lửa ấy."

Nhận định theo một lối, Niết Bàn là sự dập tắt các ngọn lửa ấy. Nhưng không phải vì thế mà có thể nói rằng Niết Bàn chỉ là sự dập tắt các ngọn lửa. Nên phân biệt phương tiện và mục tiêu. Ở đây, dập tắt các ngọn lửa tham, sân và si, chỉ là phương tiện để đi đến Niết Bàn.

Niết Bàn có phải là hư vô không?

Nếu chỉ vì ngũ quan không thể cảm nhận được mà ta quả quyết rằng Niết Bàn là hư vô, là không không, không có gì hết, thì cũng phi lý như người mù kết luận rằng trong đời không có ánh sáng, chỉ vì không bao giờ anh ta thấy ánh sáng. Trong ngụ ngôn "Rùa và Cá" được nhiều người biết, cá chỉ biết có nước nên khi nói với rùa, cá dõng dạc kết luận rằng không có đất, bởi vì có những câu hỏi của cá đều được rùa trả lời là "không".

Thuở xưa có một con cá. Cá chỉ biết trong nước và không biết gì ngoại trừ nước. Một hôm, cá mải mê bơi lội trong ao đầm quen thuộc như mọi hôm thì gặp lại chị Rùa. Hỏi ra thì hèn lâu rùa đi dạo trên đất liền. Cá hỏi: "Chào chị rùa, chị đi đâu mà hèn lâu tôi không gặp?"

- Này chị cá, chào chị. Hôm rày tôi đi một vòng lên trên đất khô. Rùa trả lời.

- Đất khô à! Cá lấy làm ngạc nhiên. Chị nói đất khô, vậy đất khô là gì? Đất làm sao khô được? Tôi chưa bao giờ thấy cái gì mà khô. Đất khô chắc là không có gì hết.

Bẩm tánh ôn hòa, Rùa nhỏ nhẹ đáp:

- Được, tốt lắm, nếu chị muốn nghĩ như vậy cũng tốt. Không ai ngăn cản chị đâu. Tuy nhiên, chỗ mà tôi đi mấy hôm rày đất khô thật.

- Nầy chị rùa, đâu chị nói rõ lại coi. Đất khô mà chị nói ra làm sao, giống như cái gì? Nó có ẩm ướt không?

- Không, đất khô không ẩm ướt.

- Đất khô có mát mẻ và êm dịu, dễ chịu không?

- Không, đất khô không mát mẻ và êm dịu dễ chịu.

- Đất khô trong suốt và ánh sáng rọi xuyên qua được không?

- Không, đất khô không trong suốt và ánh sáng không rọi xuyên qua được.

- Đất khô có mềm mại và dịu dàng để mình bơi lội trong ấy không?

- Không, đất khô không mềm mại dịu dàng, và mình không thể bơi lội trong lòng đất.

- Đất có di chuyển và trôi chảy thành dòng không?

- Không, đất không di chuyển và trôi chảy thành dòng.

- Đất có nổi sóng và tan ra thành bọt kông? Cá rất bực mình với loạt câu trả lời "không, không, ..." của rùa.

- Không, đất không nổi sóng. Rùa thành thật trả lời.

Cá bỗng nhiên lộ vẻ hân hoan của người đắc thắng và vang lên:

- Thấy chưa, thật quả như tôi đã nói chớ gì nữa! Tôi đã bảo rằng đất khô của chị là hư vô, không có gì hết. Tôi hỏi và chị đã xác nhận rằng đất khô và không ẩm ướt, không mát mẻ, không êm dịu và không trong suốt, và ánh sáng không rọi xuyên qua được, không mềm mại và dễ chịu để mình có hể bơi lội trong ấy, đất cũng không di chuyển và trôi thành dòng, cũng không nổi sóng và cũng không tan rã thành bọt. Không phải gì hết thì có phải là hư vô không?

Rùa đáp:

- Được, tốt lắm. Nầy chị cá, nếu chị quả quyết rằng đất là hư vô, không có gì hết, thì chị cứ tiếp tục nghĩ như thế. Thật ra, người nào đã biết nước và đất liền rồi sẽ nói rằng chị chỉ là con cá dại dột, vì chị quả quyết rằng cái gì mà chị không biết là không có gì hết, hư vô. Nói là hư vô bởi vì chị không bao giờ biết.

Đến đây, rùa bỏ cá ở lại một mình với ao đầm nhỏ bé, quay đầu lội đi và suy tưởng đến một cuộc viễn du khác trên đất khô, nơi mà cá tưởng tượng là hư vô...

Câu chuyện lý thú nầy ngụ ý tuy rằng đã có sống trong nước và trên khô, rùa không giải thích cho cá bản chất thật sự của đất vì cá chỉ biết nước mà cá cũng không thể nhận thức được thế nào là đất liền, vì chỉ biết có nước thôi. Cũng thế ấy, tuy chư vị A La Hán đã từng biết thế nào là thời gian và trạng thái siêu thế là sao, nhưng các ngài không thể dùng ngôn ngữ của thế gian để mô tả trạng thái siêu thế mà người tại thế cũng không thể nhận thức trạng thái siêu thế là sao, bằng sự hiểu biết của thế gian.

Niết Bàn là hư vô, tức nhiên Niết Bàn phải trùng hợp với không gian (akasa). Cả hai, Niết Bàn và không gian, đều vĩnh cửu và không biến đổi. Không gian là vĩnh cửu vì nó là hư vô. Thật ra, Niết Bàn ở ngoài không gian và thời gian. Về sự khác biệt không gian và Niết Bàn ta có thể tóm tắt rằng, không gian là Không, nhưng Niết Bàn là Có.

Khi đề cập đến những cảnh giới khác nhau mà chúng sanh có thể sanh vào, Đức Phật có nhắc đến cảnh "Vô Sở Hữu Xứ" (akincannayatana), cảnh giới có quan niệm về hư không.

Niết Bàn là một Đạo Quả. Có thể chứng ngộ Niết Bàn như một đối tượng tinh thần (vatthudhamma). Sự kiện nầy rõ ràng chứng tỏ rằng Niết Bàn không phải là một trạng thái hư vô. Nếu Niết Bàn là hư vô, Đức Phật đã không mô tả bằng những danh từ như "Vô Tận"(Ananta), "Bất Tùy Thể" (Asamkhata), "Vô Song" (Anupameya), "Tối Thượng" (Anuttara), "Tối Cao" (Para), "Vượt Ra Ngoài" (Pàra), "Chỗ Nương Tựa Tối Thượng" (Paràyana), "Châu Toàn" (Tana), "An Toàn" (Khema), "Hạnh Phúc" (Siva), "Duy Nhất" (Kevala), "Bất Khả Diệt" (Akkhara), "Tuyệt Đối Trong Sạch" (Visuddha), "Siêu Thế" (Lokuttara), "Vĩnh Cửu" (Amata), "Giải Thoát" (Mutti),"Vắng Lặng" (Santi) v.v...

Trong kinh Udana và Itivuttka, Đức Phật đề cập đến Niết Bàn như sau:

- "Nầy chư tỳ khưu, có một trạng thái không sanh (ajata), không khởi phát (abhuta), không được cấu tạo (akata) và không tùy thế (asamkara). Nếu không có trạng thái không sanh, không khởi phát, không cấu tạo, và không tùy thế, ắt không thể có lối thoát cho cái có sanh, có khởi phát, có cấu tạo, và tùy thế (hữu vi).

Do sự kiện có trạng thái không sanh, không khởi phát, không cấu tạo, và không tùy thế, nên mới có lối thoát cho cái có sanh, có khởi phát, có cấu tạo, và tùy thế". [2]

Kinh Itivuttaka ghi:

"Cái có sanh, trở thành, khởi phát, được cấu tạo,
và như thế là không bền vững, trái lại phải chịu sanh và tử.
Một sự cấu thành, một ổ bệnh hoạn, mỏng manh.
Một sự sống nhờ vật thực, một sự trở thành,
Không đáng để cho ta thích thú trong đó chút nào.
Thoát ra ngoài trạng thái ấy, dẫn đến thực tế,
ngoài phạm vi luận lý, bền vững.
Không sanh, không khởi phát, không phiền não.
Con đường không ô nhiễm.
Con đường chấm dứt mọi thống khổ, thoát khỏi lo âu.
Để đến vắng lặng và hạnh phúc." [3]

Vậy, Niết Bàn không phải là hư vô. Cũng không phải chỉ là một sự chấm dứt. Niết Bàn không phải là thế nào thì ta có thể nói một cách quả quyết. Nhưng nếu mô tả chính xác Niết Bàn là thế nào thì ngôn ngữ của thế gian không thể thích hợp, vì Niết Bàn là tuyệt đối, duy nhất, phải tự mình chứng ngộ (paccatam veditabbo).

Hữu Dư Niết Bàn và Vô Dư Niết Bàn.

Khi đề cập đến Niết Bàn, kinh sách thường nhắc đến Vô Dư và Hữu Dư Niết Bàn (Anupadisesa và Sopadisesa Nibbana Dhatu). [4]

Trên thực tế, không phải có hai loại Niết Bàn mà có hai hình thức Đạo Quả Niết Bàn. Hai danh từ khác nhau để chỉ hai hình thức chứng nghiệm: một trước khi chết và một sau.

Đạo Quả Niết Bàn có thể thành tựu trong kiếp sống hiện tại. Không có điểm nào trong toàn thể Giáo Lý của Đức Phật dạy rằng mục tiêu cứu cánh chỉ có thể thành đạt sau khi chết. Đây là sự khác biệt giữa quan niệm về Niết Bàn của người Phật tử và quan niệm của người không phải Phật tử, về một cảnh trời vĩnh cửu, chỉ có thể đạt được sau kiếp sống.

Khi Đạo Quả Niết Bàn được thành tựu trong kiếp sống hiện tiền nghĩa là trong lúc còn mang thân ngũ uẩn, thì gọi là "Hữu Dư Niết Bàn" (Sopadisesa Nibbana Dhatu).

Lúc bỏ xác thân , vị A La Hán đạt Đại Niết Bàn, không còn vật chất, chừng ấy gọi là "Vô Dư Niết Bàn" (Anupadisesa Nibbana Dhatu).

Một vị phật hay một vị A La Hán, lúc còn tại tiền thọ hưởng Hửu Dư Niết Bàn, và không còn tạo nghiệp mới nữa. Nhưng những nhân lành hay dữ đã tạo trong dĩ vãng vẫn còn trổ quả tới lúc danh và sắc tan rã.

Trong kinh Itivuttaka, Đức Phật dạy:

"Có hai hình thức chứng nghiệm Niết Bàn là chứng nghiệm Niết Bàn trong lúc còn mang thân và chứng nghiệm Niết Bàn lúc không còn thân.

"Nầy chư Tỳ khưu, chứng nghiệm Niết Bàn trong lúc còn mang thân là gì? Là nơi đây, nầy chư Tỳ khưu, một thầy Tỳ khưu đắc Quả A La Hán, đã tận diệt mọi ô nhiễm, đã sống đời sống thiêng liêng cao thượng, đã làm những việc cần phải làm, đã bỏ gánh nặng xuống, đã thành đạt mục tiêu, đã tận diệt mọi trói buộc của đời sống, một thầy Tỳ khưu hiểu biết chân chánh và đã được giải thoát. Ngũ quan của thầy vẫn còn, và vì chưa xa lìa hẳn ngũ quan, thầy còn thọ hưởng những quả lành và gặt hái những quả dữ. Sự chấm dứt tham, sân, si, của thầy tỳ khưu ấy gọi là chứng nghiệm Niết Bàn trong lúc còn mang thân ngũ uẩn".

"Nầy chư Tỳ khưu, chứng nghiệm Niết Bàn trong lúc không còn thân ngũ uẩn là gì?

"Nơi đây, nầy chư Tỳ khưu, một thầy tỳ khưu đắc Quả A La Hán, đã tận diệt mọi ô nhiễm, đã sống đời sống thiêng liêng cao thượng, đã làm những việc cần phải làm, đã bỏ gánh nặng xuống, đã thành đạt mục tiêu, đã tận diệt mọi trói buộc của đời sống, một thầy Tỳ khưu hiểu biết chân chánh và đã được giải thoát. Trong chính kiếp sống ấy, thầy không còn thích thú với những cảm giác của thân nữa, thầy mát mẻ. Đó là chứng nghiệm Niết Bàn trong lúc không còn thân ngũ uẩn." [5]

Chú thích:

[1] Warren, Buddhism in Translations, trang 6.

[2] Theo bản Chú giải, bốn danh từ đó đồng nghĩa. Ajata có nghĩa là phát sanh mà không tùy thuộc nguyên nhân hay điều kiện (hetupaccaya). Abhuta (sát nghĩa là "không trở thành") có nghĩa là không phát sanh. Bởi không phát sanh từ một nguyên nhân, và không trở thành, tức nhiên không cấu tạo (akata). Trở thành và phát sanh là đặc tánh của những vật tùy thế -- hiện hữu do nguyên nhân hay điều kiện, tùy duyên -- như tâm và vật chất, danh và sắc. Niết Bàn trái lại, không tùy thuộc nguyên nhân hay điều kiện để có, là bất tùy thế (asamkhata).

Xem Woodward, Verses of Uplift, trang 98 - "As it was said", trang 142.

[3] Woodward, "As it was said", trang 142

[4] Sa = với; upadi = ngũ uẩn, tức danh sắc; sesa = còn lại. Ngũ uẩn được gọi là "upadi" bởi vì bị ái dục và vô minh bám chặt.

[5] Bởi vì vị ấy không còn tái sanh.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/04/2013(Xem: 11638)
Mấy hôm nay tôi ra đây, có một số Phật tử lên hỏi Đạo, mà tôi thì cũng hay về nhà thăm ông cụ thân sinh. Như vậy, thật là mất thì giờ và bất tiện cho tôi lẫn cho quí vị...
02/04/2013(Xem: 13314)
Đức Phật truyền dạy giáo pháp nhằm mang lại an lạc và giác ngộ. Nếu Phật Pháp chỉ là những tiền đề lý luận thỏa mãn tri thức thì Đạo Phật đã không có khả năng tồn tại...
17/03/2013(Xem: 2088)
Bất cứ ai quan tâm đến lịch sử Đức Phật đều muốn biết về bữa ăn cuối cùng của Ngài do ông Thuần Đà (Cunda) cúng dường, trong đó có món ăn sūkara-maddava như là nguyên nhân dẫn đến cái chết của Ngài. Theo Kinh Trung Bộ, trên đường đi về hướng Câu Thi Na (Kushinagar), Đức Phật và Tăng đoàn của Ngài dừng nghỉ tại khu vườn xoài của nhà ông Thuần Đà ở làng Pava. Thuần Đà hay tin liền đến ngay chỗ Thế Tôn đảnh lễ và nghe Ngài thuyết pháp. Sau khi nghe pháp, Thuần Đà phát tâm cúng dường bậc Đạo Sư và Tăng đoàn bữa ăn trưa ngày hôm sau tại nhà. Đức Thế Tôn im lặng nhận lời.
03/08/2012(Xem: 2262)
Một thời đức Phật ngự tại vườn Cấp Cô Độc nước Xá Vệ (trung Nam Ấn Độ), khi đó Vua Tần Bà Sa La nước Ma Kiệt (trung Bắc Ấn Độ), dùng xe (ngựa) đến thăm viếng đức Phật tại Tịnh Xá Kỳ Hoàn. Khi ấy đức Phật thuyết vi diệu pháp cho Vua nghe, nghe xong Vua bạch: - Cúi mong đức Như Lai đến thành La Duyệt nước Ma Kiệt nhập hạ. Con sẽ cúng dàng cung cấp thức ăn, thuốc men và các thứ cần thiết.
07/07/2012(Xem: 1920)
Phải nói rằng Tăng đoàn là sự đóng góp rất lớn cho hạnh nguyện độ sanh của Đức Phật và Tăng đoàn đã thay Phật để truyền bá Đạo mầu lám cho chân lý của Ngài còn mãi trường tồn cho đến hôm nay. Ngày nay Tăng đoàn đã phát triển mạnh mẽ không những chỉ hạnh hẹp trong một quốc gia mà đã có mặt trên toàn thế giới.
06/05/2012(Xem: 6510)
Du Hóa Tập 2 là một tuyển tập bao gồm những bài viết mà chúng tôi đã đăng tải trên các Tạp chí, Nội san… của các chùa trong và ngoài nước. Đây là những bài viết đã được đọng lại theo dòng thời gian qua sự cảm nhận từ ánh sáng lời dạy của đức Phật được áp dụng trong cuộc sống hiện tại.
06/05/2012(Xem: 8881)
Một trong những biểu tượng của Đạo Phật, Đức Phật Gautama ngồi thiền với bàn tay trái để ngửa trên đùi Ngài, trong khi tay phải chạm đất. Những năng lực ma quỷ đã cố gắng để đẩy Ngài ra khỏi chỗ ngồi, bởi vì vua của chúng, Ma vương, cho rằng vị trí ấy ở dưới cây bồ đề (cây của giác ngộ).
04/05/2012(Xem: 7078)
Tuy Ngài đã nhập diệt nhưng chánh pháp vẫn được lưu truyền mãi trong thế gian như là một con đường đưa chúng ta thoát khỏi sự khổ đau để tìm về bờ giải thoát.
28/04/2012(Xem: 4261)
Ngày nay Đại Lễ Vesak (Hợp nhất của ba ngày Đản Sinh, Thành Đạo và Nhập Diệt) của Đức Phật đã được Liên Hiệp Quốc công nhận. Trong ngày lễ này, Tổng Thư Ký LHQ, các vị nguyên thủ quốc gia, các giới chức chính quyền cao cấp tại những quốc gia Phật Giáo, hoặc tham dự hoặc gửi điện văn chúc mừng, chiêm bái tự viện, viếng thăm hoặc dâng hoa cúng dường chư tăng ni và Lễ Hội Phật Đản đã được quần chúng tổ chức trang nghiêm, cung kính.
20/03/2012(Xem: 6661)
Sự giải thoát có thể dụ cho một sự sáng không bờ mé, ngăn ngại và cái ngã đã được giải thoát (vô ngã) dụ cho một cái sáng khác ở trong cái sáng không bờ mé đó...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]