Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài đọc thêm 3

26/04/201318:34(Xem: 9233)
Bài đọc thêm 3


Phật Học Cơ Bản

Tập Ba

Ban Hoằng pháp Trung ương
GHPGVN

Chương trình Phật học Hàm thụ (1998-2002)
Nguyệt san Giác Ngộ

--- o0o ---

Phần II - Bài đọc thêm

Chuỗi hạt huyền trong kinh tạng Pali

Thích Chơn Thiện


Nói đến chuỗi hạt thì có người nghĩ ngay đến pháp môn "niệm Phật công cứ" của quý Phật tử trọng tuổi, hay pháp tu "Tịnh độ" của quý vị xuất gia với bài kệ kèm theo:

"Ái hà thiên xích lãng
Khổ hải vạn trùng ba
Dục thoát luân hồi khổ
Tảo cấp niệm Di Đà"

Trong bài viết này, chuỗi hạt xuất hiện như một thanh kiếm báu của một hiệp sĩ hành hiệp ngày xưa.

Bài kệ lần hạt trên nói rõ lần hạt là công phu kiểm soát, chế ngự lòng khát ái của hành giả: mỗi một hạt huyền là một biểu tượng của khát ái. Như thế, lần hạt là nỗ lực để tận trừ cái nhân của khổ (đoạn Tập), là hành Tứ thánh đế hay hành Giới, Định, Tuệ vậy.

Chuỗi hạt 18 hay chuỗi hạt 36 là biểu trưng của 18 dòng ái hay 36 dòng ái; chuỗi hạt 108 là biểu trưng của 108 dòng ái đang chế ngự tâm hành giả. Lòng khát ái sáu căn, sáu trần và sáu thức là 18 dòng ái; nam có 18, nữ có 18, vị chi là 36 dòng ái; 36 dòng ái của quá khứ, hiện tại và vị lai, cộng thành 108 dòng ái. Công phu lần hạt là công phu nhiếp tâm, giác tỉnh đi qua sông ái, biển mê của 108 dòng ái ấy để cập bến "Ái diệt", giải thoát.

Kinh Tăng Chi Bộ,tập II, ghi: "Có mười tám tư duy bị ám ảnh bởi ái liên hệ đến nội tâm và mười tám tư duy bị ám ảnh bởi ái liên hệ đến ngoại cảnh. Thế nào là mười tám tư duy bị ám ảnh bởi ái liên hệ đến nội tâm? Này các Tỷ kheo, khi nào có tư tưởng: "Ta có mặt", thì sẽ có những tư tưởng: "ta có mặt trong đời này": "ta có mặt như vầy": "ta có mặt khác như vậy": "ta không thường hằng": "ta thường hằng"; "ta phải có mặt không?": "ta phải có mặt trong đời này không?": "ta phải có mặt như vậy": "ta phải có mặt khác như vậy"; "mong rằng ta có mặt": "mong rằng ta có mặt trong đời này": "mong rằng ta có mặt như vậy": "mong rằng ta có mặt khác như vậy"; "ta sẽ có mặt": "ta sẽ có mặt trong đời này": "ta sẽ có mặt như vậy": "ta sẽ có mặt khác như vậy".

Và này các Tỷ kheo, thế nào là 18 tư duy bị ám ảnh bởi ái liên hệ đến ngoại cảnh? Khi nào có tưởng: "Do cái này ta có mặt", thì sẽ có các tư tưởng: "do cái này ta có mặt trong đời này": (tương tự như trên)" (1).

Tăng Chi cũng gọi đó là 36 dòng ái của quá khứ, hiện tại và vị lai, cộng thành 108 dòng ái. Đó là 36 ngã tưởng đã cuốn trôi con người vào sinh tử.

Kinh Kim Cươngthì nói đến 8 loại ngã tưởng: ngã tưởng, nhơn tưởng, chúng sanh tưởng, thọ giả tưởng, pháp tưởng, phi pháp tưởng, tưởng, phi tưởng đã làm dao động tâm chúng sanh và Bồ tát cần được hàng phục. Ba mươi sáu dòng "ái" trên chính là 36 dòng "thủ"; cho nên tôn giả Tu Bồ Đề, trong kinh Kim Cương, là vị đệ nhất ly dục, ly ái; lại là vị đệ nhất thiện xảo về các Ba la mật, về con đường dập tắt ngã tưởng, dập tắt chấp thủ để vào trí tuệ ba la mật. Tại đây, chuỗi hạt trong bàn tay của nhà sư Việt Nam hiện rõ là bản kinh Kim Cương Bát Nhã ba la mật, là kinh tạng Bát Nhã, cũng là kinh tạng Nikàya (Pàli). Nó như thanh kiếm báu của một đại hiệp sĩ, khi vung lên thì liền viết thành bản Tâm kinh bất hủ tận trừ hết thảy khổ đau, xóa tan hết thảy bóng tối của tư duy để dựng thành một nền văn hóa mới của vô ngã, của an lạc, hạnh phúc, dập tắt hết các khủng hoảng của cá nhân và xã hội.

Phải chăng "chuỗi hạt huyền" ấy là niềm tin to lớn của số đông thời đại? Phải chăng chỉ một "chuỗi-hạt-tay" không thôi đã là một hành trang quá lớn cho cuộc đời? Đã là một tài sản quá lớn cho cuộc đời?

Bạn còn nghi ngờ gì về nếp sống của chuỗi hạt ấy không?

- Tiêu cực? Yếm thế? Mê tín? v.v...

Đó là chuỗi hạt huyền có thể chuyển cực khổ thành cực lạc cho thế gian./.

* Chú thích:

(1) Gradual Sayings, Vol. II, PTS, London, 1992, p.226

-oOo-

[^]


Chân thành cảm ơn Đạo hữu Bình Anson đã gởi tặng phiên bản điện tử tập sách này

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/04/2013(Xem: 11592)
Mấy hôm nay tôi ra đây, có một số Phật tử lên hỏi Đạo, mà tôi thì cũng hay về nhà thăm ông cụ thân sinh. Như vậy, thật là mất thì giờ và bất tiện cho tôi lẫn cho quí vị...
02/04/2013(Xem: 13145)
Đức Phật truyền dạy giáo pháp nhằm mang lại an lạc và giác ngộ. Nếu Phật Pháp chỉ là những tiền đề lý luận thỏa mãn tri thức thì Đạo Phật đã không có khả năng tồn tại...
17/03/2013(Xem: 2085)
Bất cứ ai quan tâm đến lịch sử Đức Phật đều muốn biết về bữa ăn cuối cùng của Ngài do ông Thuần Đà (Cunda) cúng dường, trong đó có món ăn sūkara-maddava như là nguyên nhân dẫn đến cái chết của Ngài. Theo Kinh Trung Bộ, trên đường đi về hướng Câu Thi Na (Kushinagar), Đức Phật và Tăng đoàn của Ngài dừng nghỉ tại khu vườn xoài của nhà ông Thuần Đà ở làng Pava. Thuần Đà hay tin liền đến ngay chỗ Thế Tôn đảnh lễ và nghe Ngài thuyết pháp. Sau khi nghe pháp, Thuần Đà phát tâm cúng dường bậc Đạo Sư và Tăng đoàn bữa ăn trưa ngày hôm sau tại nhà. Đức Thế Tôn im lặng nhận lời.
03/08/2012(Xem: 2258)
Một thời đức Phật ngự tại vườn Cấp Cô Độc nước Xá Vệ (trung Nam Ấn Độ), khi đó Vua Tần Bà Sa La nước Ma Kiệt (trung Bắc Ấn Độ), dùng xe (ngựa) đến thăm viếng đức Phật tại Tịnh Xá Kỳ Hoàn. Khi ấy đức Phật thuyết vi diệu pháp cho Vua nghe, nghe xong Vua bạch: - Cúi mong đức Như Lai đến thành La Duyệt nước Ma Kiệt nhập hạ. Con sẽ cúng dàng cung cấp thức ăn, thuốc men và các thứ cần thiết.
07/07/2012(Xem: 1915)
Phải nói rằng Tăng đoàn là sự đóng góp rất lớn cho hạnh nguyện độ sanh của Đức Phật và Tăng đoàn đã thay Phật để truyền bá Đạo mầu lám cho chân lý của Ngài còn mãi trường tồn cho đến hôm nay. Ngày nay Tăng đoàn đã phát triển mạnh mẽ không những chỉ hạnh hẹp trong một quốc gia mà đã có mặt trên toàn thế giới.
06/05/2012(Xem: 6489)
Du Hóa Tập 2 là một tuyển tập bao gồm những bài viết mà chúng tôi đã đăng tải trên các Tạp chí, Nội san… của các chùa trong và ngoài nước. Đây là những bài viết đã được đọng lại theo dòng thời gian qua sự cảm nhận từ ánh sáng lời dạy của đức Phật được áp dụng trong cuộc sống hiện tại.
06/05/2012(Xem: 8798)
Một trong những biểu tượng của Đạo Phật, Đức Phật Gautama ngồi thiền với bàn tay trái để ngửa trên đùi Ngài, trong khi tay phải chạm đất. Những năng lực ma quỷ đã cố gắng để đẩy Ngài ra khỏi chỗ ngồi, bởi vì vua của chúng, Ma vương, cho rằng vị trí ấy ở dưới cây bồ đề (cây của giác ngộ).
04/05/2012(Xem: 6996)
Tuy Ngài đã nhập diệt nhưng chánh pháp vẫn được lưu truyền mãi trong thế gian như là một con đường đưa chúng ta thoát khỏi sự khổ đau để tìm về bờ giải thoát.
28/04/2012(Xem: 4254)
Ngày nay Đại Lễ Vesak (Hợp nhất của ba ngày Đản Sinh, Thành Đạo và Nhập Diệt) của Đức Phật đã được Liên Hiệp Quốc công nhận. Trong ngày lễ này, Tổng Thư Ký LHQ, các vị nguyên thủ quốc gia, các giới chức chính quyền cao cấp tại những quốc gia Phật Giáo, hoặc tham dự hoặc gửi điện văn chúc mừng, chiêm bái tự viện, viếng thăm hoặc dâng hoa cúng dường chư tăng ni và Lễ Hội Phật Đản đã được quần chúng tổ chức trang nghiêm, cung kính.
20/03/2012(Xem: 6540)
Sự giải thoát có thể dụ cho một sự sáng không bờ mé, ngăn ngại và cái ngã đã được giải thoát (vô ngã) dụ cho một cái sáng khác ở trong cái sáng không bờ mé đó...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]