Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

51- 75

25/04/201318:09(Xem: 4382)
51- 75

THIỀN SƯ

ZENMASTERS

----o0o---

CHƯƠNG NĂM: Thiền Sư Việt Nam

CHAPTER FIVE: Vietnamese Zen Masters

51- 75

51. Zen Master Tịnh Giới

(?-1207)

Thiền sư Việt Nam, quê ở Giang Mão, Bắc Việt. Ngài xuất gia năm 26 tuổi. Lúc đầu ngài học Luật. Về sau, ngài trở thành đệ tử của Thiền sư Bảo Giác ở chùa Viên Minh. Ngài là Pháp tử đời thứ 10 dòng Thiền Vô Ngôn Thông. Sau khi Thầy ngài thị tịch, ngài trở về làng trùng tu chùa Quảng Thánh và trụ tại đây hoằng hóa Phật giáo cho đến khi ngài thị tịch năm 1207—A Vietnamese Zen master from Giang Mão, North Vietnam. He left home to become a monk at the age of 26 after a serious illness. First, he studied Vinaya. Later, he became a disciple of Zen master Bảo Giác at Viên Minh Temple. He became the Dharma heir of the tenth generation of Wu-Yun-T’ung Zen Sect. After his master passed away, he returned to his home village to rebuild Quảng Thánh Temple and stayed there to expand Buddhism until he passed away in 1207).

52. Zen Master Quảng Nghiêm

(1121-1190)

Thiền sư Việt Nam, quê ở Đan Phượng, Bắc Việt. Ngài mồ côi cha mẹ từ lúc nhỏ. Sau khi cha mẹ mất, ngài theo học Phật pháp với cậu là thầy Bảo Nhạc. Khi thầy Bảo Nhạc thị tịch, ngài gặp và trở thành đệ tử của Thiền sư Trí Thiền. Ngài là pháp tử đời thứ 11 dòng Thiền Vô Ngôn Thông. Ngài thị tịch năm 1190, thọ 69 tuổi— A Vietnamese Zen master from Đan Phượng, North Vietnam. He lost his parents when he was very young. After his parents passed away, he studied Buddha Dharma with master Bảo Nhạc, his uncle on the mother side. After his master passed away, he met and became a disciple of Zen master Trí Thiền. He was the dharma heir of the eleventh generation of the Wu-Yun- T’ung Zen Sect. He passed away in 1190, at the age of 69.

53. Zen Master Thường Chiếu

(?-1203)

Thiền sư Việt Nam, quê ở Phù Ninh, Bắc Việt. Ngài là một viên quan của triều đình, nhưng xuất gia và trở thành đệ tử của Thiền sư Quảng Nghiêm tại chùa Tịnh Quả. Ngài là pháp tử đời thứ 12 dòng Thiền Vô Ngôn Thông. Về sau, ngài đến làng Ông Mạc và trụ tại một ngôi chùa cổ. Phần đời còn lại của ngài, ngài dời về chùa Lục Tổ trong vùng Thiên Đức để hoằng hóa Phật giáo cho đến khi ngài thị tịch vào năm 1203—A Vietnamese Zen master from Phù Ninh, North Vietnam. He was a mandarin of the royal court before he left home and became a disicple of Zen master Quảng Nghiêm at Tịnh Quả Temple. He was the dharma heir of the twelfth generation of the Wu-Yun-T’ung Zen Sect. Later, he went to Ông Mạc village and stayed at an old temple for some years. He spent the rest of his life to expand Buddhism at Lục Tổ Temple in Thiên Đức. He passed away in 1203.

54. Zen Master Y Sơn

(?-1213)

Thiền sư Việt Nam, quê ở Nghệ An, Bắc Trung Việt. Lúc 30 tuổi, ngài xuất gia với một vị sư già trong làng. Sau đó, ngài đến Thăng Long học thiền với Quốc Sư Viên Thông. Sau khi trở thành pháp tử đời thứ 19 dòng Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi, ngài trụ tại chùa Đại Bi. Lúc cao tuổi, ngài dời về làng Yên Lãng để tiếp tục hoằng hóa Phật giáo cho đến khi ngài thị tịch vào năm 1213—A Vietnamese Zen master from Nghệ An, North of Central Vietnam. At the age of thirty, he left home and became a disciple of an old monk in the village. Later, he arrived at Thăng Long to study Zen with the National Teacher Viên Thông. After he beame the dharma heir of the nineteenth generation of Vinitaruci Zen Sect, he stayed at Đại Bi Temple. When he was old, he moved to Yên Lãng village to preach Dharma until he passed away in 1213.

55. Zen Master Thông Thiền

(?-1228)

Thiền sư Việt Nam, quê ở An La, Bắc Việt. Ngài là đệ tử của Thiền sư Thường Chiếu tại chùa Lục Tổ. Sau khi trở thành pháp tử đời thứ 13 dòng Thiền Vô Ngôn Thông, ngài trở về làng cũ để chấn hưng và hoằng hóa Phật giáo cho đến khi ngài thị tịch vào năm 1228—A Vietnamese Zen master from An La, North Vietnam. He was a disciple of Zen master Thường Chiếu at Lục Tổ Temple. After he became the dharma heir of the thirteenth generation of the Wu-Yun-T’ung Zen Sect, he returned to his home town to revive and expand Buddhism there. He passed away in 1228.

56. Zen Master Hiện Quang

(?-1221)

Thiền sư Việt Nam, quê ờ Thăng Long, Bắc Việt. Lúc 11 tuổi ngài xuất gia và trở thành đệ tử của Thiền sư Thường Chiếu. Sau khi thầy thị tịch, ngài gặp và trở thành đệ tử của Thiền sư Trí Thông. Ngài là pháp tử đời thứ 14 dòng Thiền Vô Ngôn Thông. Ngài thị tịch năm 1221—A Vietnamese Zen master from Thăng Long, North Vietnam. At the age of 11, he left home and became a disciple of Zen master Thường Chiếu. After his master passed away, he met and became a disciple of Zen master Trí Thông. He was the dharma heir of the fourteenth generation of the Wu-Yun-T’ung Zen Sect. He passed away in 1221.

57. Zen Master Ứng Thuận Vương

Thiền sư Việt Nam, quê ở Thăng Long, Bắc Việt. Ngài là một quan chức trong triều đình dưới thời vua Trần Thái Tông. Ngài là một trong những đệ tử tại gia xuất sắc của Thiền sư Túc Lự, và là pháp tử đời thứ 15 dòng Thiền Vô Ngôn Thông. Nơi và khi nào ngài thị tịch vẫn chưa ai rõ—A Vietnamese Zen master from Thăng Long, Hanoi, North Vietnam. He was an official in the royal court during the reign of king Trần Thái Tông. He was one of the most outstanding lay disciples of Zen master Túc Lự, and became the dharma heir of the fifteenth generation of the Wu-Yun-T’ung Zen Sect. His whereabout and when he passed away were unknown.

58. Zen Master Trần Thái Tông

(1218-1277)

Ông sanh năm 1218, là vị vua đầu đời nhà Trần. Ông lớn lên trong truyền thống văn hóa Phật Giáo. Lúc còn là ấu chúa, tâm ông vô cùng sầu thảm vì đã từng chứng kiến cảnh Quân Sư Trần Thủ Độ, để củng cố chế độ mới, đã thẳng tay tàn sát không gớm tay những đối thủ chính trị, kể cả những người bà con bên phía vợ của vua (nhà họ Lý). Vào năm hai mươi tuổi, một lần nữa Trần Thủ Độ bắt ép ông phế bỏ Lý Chiêu Hoàng vì bà nầy không sanh đẻ được, rồi bắt ông lấy chị dâu (vợ của Trần Liễu). Một ngày năm 1238, ông rời bỏ cung điện để đến chùa Hoa Yên trên núi Yên Tử xin tu. Thiền Sư Viên Chứng, đang trụ trì tại đây bèn nói: “Lão Tăng ở lâu nơi sơn dã, chỉ còn da bọc xương, cuộc sống giản đơn và tâm hồn tự tại như chòm mây nổi. Còn Bệ Hạ là một đấng quân vương, chẳng hay Ngài bỏ ngôi nhân chủ, đến tệ am nơi hoang dã nầy để làm gì?” Vua đáp: “Trẫm còn thơ ấu đã vội mất song thân, bơ vơ đứng trên sĩ dân, không chỗ nương tựa. Lại nghĩ sự nghiệp các bậc đế vương đời trước thịnh suy không thường, cho nên Trẫm đến núi nầy chỉ cầu làm Phật, chớ không cầu gì khác.” Vì lòng từ bi mà Thầy nói: “Nếu tâm mình tỉnh lặng, không bị dính mắc, thì tức khắc thành Phật, không nhọc tìm cầu bên ngoài. Ngày hôm sau, Thủ Độ và đoàn tùy tùng đến thỉnh nhà vua hồi cung. Vua lại quay sang Thiền Sư Viên Chứng khẩn khoản khuyên lơn. Sư đáp: “Phàm làm đấng quân vương, phải lấy ý muốn của thiên hạ làm ý muốn của mình; lấy tâm của thiên hạ làm tâm của mình. Nay thiên hạ muốn đón Bệ Hạ trở về, bệ hạ không về sao được? Ta chỉ mong sao Bệ hạ đừng quên lãng việc nghiên cứu kinh điển.” Vua không còn cách nào khác hơn là quay về tiếp tục trị dân. Năm 1257, khi quân Mông Cổ xâm lăng nước ta lần thứ nhất, đích thân nhà vua thân chinh dẹp giặc. Tuy nhiên, sau khi đuổi xong quân Mông Cổ, ông nhận thấy hàng vạn người đã bị sát hại, ông bèn tu tập sám hối lục thời (mỗi ngày sáu thời sám hối). Ông cũng viết nên quyển “Nghi Thức Lục Thời Sám Hối” cho người tu tập. Đến năm 1258, ông nhường ngôi lại cho con là vua Thánh Tông. Trong Khóa Hư Lục, vua Trần Thái Tông đã dạy rằng mọi người đều phải nên hành trì ngũ giới và sám hối tội chướng. Trong Khóa Hư Lục, ông đã viết: “Muốn di chuyển thoải mái trên đường bộ hay đường sông, người ta phải dùng toa xe hay thuyền đò. Muốn rửa sạch thân tâm, người ta phải luôn tu hành sám hối như Kinh đã dạy, dù mặc áo dơ đến cả trăm năm, mà chỉ cần giặt một ngày là áo sạch. Cũng như vậy, dù người ta chịu khổ vì ác nghiệp chồng chất hàng trăm ngàn kiếp, chỉ với một lần thực dạ sám hối, tội chướng có thể được rửa sạch trong một giờ hay một ngày.” Ông mất năm 1277—He was born in 1218, was enthroned as the first king of the Trần Dynasty. He grew up in the Buddhist culture. As the child-king, he was deeply sorrow when he witnessed his uncle as well as his chief political advisor, Trần Thủ Độ, conducted a total massacre towards all political opponents, including the king’s in-law, in order to consolidate the new dynasty. When he was twenty years old, his uncle, Thủ Độ, once again ordered him to degrade Lý Chiêu Hoàng because she could not conceive, to remarry his sister-in-law Thuận Thiên who was marrying and pregnant with his elder brother Trần Liễu. He was so disappointed. On night in 1238, he fled the palace to the Hoa Yên temple on Mount Yên Tử. Zen Master Viên Chứng, the abbot of the temple, asked the king of what he was loking for by saying: “As an old monk living too long in this wild mountain, I am bony and skinny, my life is simple and my mind is peaceful as a piece of cloud floating with the wind. And Your Majesty, as a king deserting the throne and coming to this poor temple in the wilderness, what is your expectation?” The king replied: “As young age, my both parents were passed away. I’m now so lonely of being above of the people, without places for refuge. Also thinking of the past that no kingdom remains as long as expected. I’d like to come here and practice to become a Buddha rather than anything else.” With compassion, the master advised: “There is no Buddha in this mountain. Buddha is only existed in one’s mind.” If the mind is calm and free of bondage, wisdom will display, and that is the true Buddha. Whe Your Majesty realizes it, you’re a Buddha immediately. Don’t waste your time and energy of looking for it from the outside world.” The next day, Thủ Độ and his entourage came up and requested that the Majesty return to the throne. The king again turned to the master for advise. The master replied: “Generally, being a sovereign, one must consider people’s wishes as his, as well people’s mind as his. Now the people request Your Majesty return, you can’t repsonde negatively. My only wish that Your Majesty continue to study the Buddha teaching.” The King had no choice but returned to his throne. In 1257, the king led his armed forces to fight against and defeated the invasive Mongolian. After the war, he realized that tens of thousands of lives of the enemy had been annihilated, thus he consistently practiced “Repentance six times a day.” He also wrote a “Guide to Six Times of Repentance” with all rituals for everyone to practice. In 1258, the king stepped down and reliquished the throne to his son Thánh Tông. In the Book of Emptiness, the king explained why one should observe five precepts and cultivation of repentance. He emphasized the importance of repentance in His Book of Emptiness as follows: “To move conveniently on the road or along the river, one needs utilize a wagon or a boat. To effectively cleanse the body and mind, one must exercise repentance. As said the sutra, ‘Though a dress be dirty for hundreds of years, if cleansed, it would be clean within one day. Similarly, if one suffers a bad karma accumulated over a hundred or thousand lifetimes, with earnest repentance one could clear up within an hour or a day.” He passed away in 1277.

59. Zen Master Tuệ Trung Thượng Sĩ

(1230-1297)

Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Tung, tên thật là Trần Tung, sanh năm 1230, là con cả của Trần Liễu. Ông là cháu kêu vua Trần Thái Tông bằng chú—Thuở thiếu thời ông bẩm chất thông minh thuần hậu. Trong thời chiến đấu với quân Mông Cổ, ông đã hai lần làm tướng cầm quân dẹp giặc. Khi thái bình, ông lui về ẩn tu tại Phong ấp Vạn Niên. Tại đây ông tu thiền với Thiền sư Tiêu Dao. Ông sống đời đơn giản, không chạy theo thế lực chánh trị. Ông sống an nhàn tự tại trong thế giới nhiễu nhương và không bị dính mắc vào bất cứ thứ gì. Theo ông thì nếu không tham thì không làm tội. Chính vì thế mà cả Tăng lẫn tục đều đến học Thiền với ông. Vua Trần Thánh Tông tôn ông là Tuệ Trung Thượng Sĩ và gửi Thái Tử Trần Khâm (sau nầy là vua Trần Nhân Tông) đến học Thiền với ông—His real name was Trần Tung, he was born in 1230, the eldest son of Trần Liễu. He was a nephew of King Trần Thái Tông. He was intelligent and well-behaved when he was very young. During the war time with the Mongolian, he had been a general twice, leading his troops against the invasive Mongolian army to the victory. During the peace time, he retired to Van Nien hamlet, the land rewarded by the king. He practiced meditation under the instruction of Zen Master Tiêu Dao and was enlightened. He led a simple life, not engaging in any competition for political power. He lived freely in his world and did not have any idea of clinging to anything. To him, no greed involved, no sins committed. Thus, laity and monks from all over came to study Zen with him. King Trần Thánh Tông honored him with the respected title “Tuệ Trung Thượng Sĩ” (a highest intellect who always lives within his wisdom). The king also sent his young prince Trần Khâm (later became King Trần Nhân Tông) to come to study Zen with him.

60. Zen Master Trần Nhân Tông

(1258-1308)

Theo Thiền Sư Việt Nam của Thiền sư Thích Thanh Từ, Ngài sanh năm 1258, con Vua Trần Thái Tông. Lúc thiếu thời Ngài được vua cha cho theo học thiền với Ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ. Ngày nọ Ngài hỏi Thầy về bổn phận của một người tu thiền. Tuệ Trung đáp: “Phản quang tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc.” Có nghĩa là hãy soi lại chính mình là phận sự gốc, chứ không từ bên ngoài mà được. Từ đó Ngài thông suốt và tôn Tuệ Trung Thượng Sĩ làm thầy. Năm hai mươi mốt tuổi, Ngài lên ngôi Hoàng Đế, hiệu là Trần Nhân Tông. Khi quân Mông Cổ xâm lăng nước ta, ngài đích thân cầm quân diệt giặc, đến khi thái bình Ngài nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông, rồi lui về thực tập thiền với Ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ. Tuy nhiên, lúc ấy Ngài vẫn còn làm cố vấn cho con là vua Trần Anh Tông. Đến năm 1299, Ngài rời bỏ cung điện để đi vào ẩn tu như một nhà tu khổ hạnh trong núi Yên Tử. Nơi đây Ngài thành lập Tăng đoàn và khuyên họ nên lấy câu dạy của Ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ mà tu hành. Ngài được tôn làm Sơ Tổ của Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử—According to the Vietnamese Zen Masters written by Zen Master Thích Thanh Từ, he was born in 1258 A.D., son of King Trần Thánh Tông. When he was young, his father sent him to practice Zen with Zen Master Tuệ Trung Thượng Sĩ. One day he asked his Master about the obligation of a Zen practitioner. Tuệ Trung responded: “Looking inward to shine up oneself is the main duty, not following anything outward.” Since then, he thoroughly understood his duty as a Zen practitioner and honored Tuệ Trung as his master. He became King when he was twenty-years of age. When the Mongolian invaded Vietnam in 1283 and 1287, he led his armed forces to bravely defeat the Mongolian aggressors. When the peace restored, he relinquished the throne to his son in 1293, and spent more time to practice Zen with Tuệ Trung Thượng Sĩ. However, he still tutored his son, the young king Trần Anh Tông. In 1299 he left the royal palace to go to Yên Tử Mountain, living and practicing as an ascetic monk. Here he organized the Sangha and advised them to follow the advice of Tuệ Trung Thượng Sĩ to lead their life of cultivation. He was honored as the First Patriarch of Trúc Lâm Yên Tử Zen Sect.

61. Zen Master Đạo Chân

(1579-1638)

Thiền sư Việt Nam vào đầu và giữa thế kỷ thứ 17, quê ở Phúc Khê, Bắc Việt. Tục danh là Vũ Khắc Minh. Ngài là đệ tử của Thiền sư Đạo Long. Sau khi Thầy của ngài thị tịch, ngài tiếp tục trụ tại chùa Pháp Vũ tu hành và thị tịch khoảng năm 1638. Lúc trước khi viên tịch, ngài đã cho biết nhục thân sẽ không bị hư thối. Sự việc quả đúng như thế, nhưng về sau nầy, người ta cũng ướp vào nhục thân của ngài một số chất liệu để hạn chế sức tàn phá của thời gian—A Vietnamese Zen master from Phúc Khê, Bắc Việt, in the early and middle of the seventeenth century. His secular name was Vũ Khắc Minh. He was a disciple of Zen Master Đạo Long. After his master passed away, he stayed at Pháp Vũ Temple to cultivate. He passed away in about 1638. Before his death, he told his disciples that his body would not be decayed. It happened as he said. However, recently, some new techniques have been applied to reduce the decomposition to the body.

62. Zen Master Đạo Tâm

Thiền sư Việt Nam vào đầu và giữa thế kỷ thứ 17, quê ở Phúc Khê, Bắc Việt. Tục danh là Vũ Khắc Trường (cháu kêu bằng chú của Thiền Sư Đạo Chân Vũ Khắc Minh). Ngài là đệ tử của Thiền sư Đạo Chân. Sau khi Thầy của ngài thị tịch, ngài tiếp tục trụ tại chùa Pháp Vũ tu hành cho đến khi thị tịch, không rõ năm nào. Lúc trước khi viên tịch, ngài đã cho biết nhục thân sẽ không bị hư thối. Sự việc quả đúng như thế, nhưng về sau nầy, người ta cũng ướp vào nhục thân của ngài một số chất liệu để hạn chế sức tàn phá của thời gian—A Vietnamese Zen master from Phúc Khê, Bắc Việt, in the early and middle of the seventeenth century. His secular name was Vũ Khắc Trường. He was a disciple of Zen Master Đạo Chân (his uncle). After his master passed away, he stayed at Pháp Vũ Temple to cultivate until he passed away, the year of his passing away was unknown. Before his death, he told his disciples that his body would not be decayed. It happened as he said. However, recently, some new techniques have been applied to reduce the decomposition to the body.

63. Zen Master Thủy Nguyệt Thông Giác

(1637-1704)

Thủy Nguyệt Thông Giác, thiền sư Việt Nam, quê ở quận Ngự Thiên, phủ Tiên Hưng, đạo Sơn Nam, Bắc Việt. Ngài xuất gia lúc 20 tuổi. Sau đó ngài sang Trung Quốc tầm sư học đạo và trở thành đệ tử của Thiền sư Thượng Đức. Trở về nước, sư trụ tại Hạ Long, thuộc quận Đông Triều để hoằng hóa Phật giáo tại Bắc Việt. Một ngày vào khoảng đầu năm 1704, sư lên Thượng Long gặp sư Thiện Hữu, bảo rằng: “Nay tôi tuổi đã cao, và tôi cũng đã trụ thế đủ rồi, tôi muốn cùng Thầy lên núi nhập Niết Bàn.” Sư Thiện Hữu thưa: “Đạo quả của huynh nay đã chín muồi, còn tôi chưa tròn nên cần ở lại độ đời.” Hôm ấy sư trở về chùa bảo đồ chúng, nay ta lên chơi núi Nhẫm Dương, nếu bảy ngày mà không thấy ta về. Các ông lên ấy tìm chỗ nào có mùi thơm là kiếm được ta. Đến bảy ngày sau, đồ chúng không thấy ngài về, bèn lên núi tìm. Nghe mùi thơm, đi theo và tìm thấy ngài ngồi kiết già thị tịch trong một hang núi—A Vietnamese Zen Master from Ngự Thiên village, Tiên Hưng district, Sơn Nam province, North Vietnam. He left home and became a monk at the age of 20. In 1664, he went to China to seek a good master. He met Zen Master Thượng Đức and became the latter’s disciple. He was the Dharma heir of the thirty-sixth generation of the T’ao-T’ung Zen Sect. When he returned home, he went to Hạ Long area, Đông Triều district to built a temple to expand Buddhism. One day in the beginning of 1704, he went to Thượng Long Temple and said to Zen Master Thiện Hữu: “Now I am old and I have been in the world long enough, let’s go to the mountain to enter Nirvana.” Zen master Thiện Hữu said: “You, senior monk, have already completed your cultivation, but I have not. I must stay here longer to save more people.” He returned to Hạ Long Temple and told his disciples that he wanted to go wandering on Mount Nhẫm Dương. If after seven days, he would not return, they should go to Mount Nhẫm Dương and follow a fragrant smell in the mountain, then they could find him. After seven days, his disciples went to Mount Nhẫm Dương, followed a strangely fragrant smell, and found his body sitting in lotus posture.

64. Zen Master Tông Diễn Chân Dung

(1640-1711)

Tông Diễn Chân Dung, thiền sư Việt Nam, quê ở Phú Quân, Cẩm Giang, Bắc Việt. Ngài mồ côi cha từ thời thơ ấu. Năm 12 tuổi, ngài xuất gia. Về sau ngài trở về độ bà mẹ già bằng cách cho bà mẹ ở chùa công phu tu tập đến khi qua đời. Hầu hết cuộc đời ngài, ngài chấn hưng và hoằng hóa tại Bắc Việt. Ngài thị tịch năm 1711—A Vietnamese Zen Master from Phú Quân, Cẩm Giang, North Vietnam. He lost his father when he was very young. When he was twelve years old, he left home and became a monk. Later, he returned to his home town to save his mother by allowing her to stay in the temple to cultivate until the day she passed away. He spent most of his life to revive and expand Buddhism in North Vietnam.

65. Zen Master Như Như

Thiền sư Việt Nam, quê ở Hà Nội. Ngài là Pháp tử đời thứ 45 dòng Thiền Tào Động. Ngài khai sơn chùa Thiên Trúc ở Mễ Trì, Hà Nội. Hầu hết cuộc đời ngài, ngài chấn hưng và hoằng hóa Phật giáo ở Bắc Việt. Ngài thị tịch ngày 20 tháng bảy, nhưng không rõ năm nào—A Vietnamese Zen Master from Hanoi. He was the Dharma heir of the forty-fifth generation of the T’ao-T’ung Zen Sect. He built Thiên Trúc Temple in Mễ Trì, Hanoi. He spent most of his life to revive and expand Buddhism in North Vietnam. He passed away on the twentieth of July, but the year was unknown.

66. Zen Master An Thiền

Thiền sư nổi tiếng của Việt Nam vào đầu thế kỷ thứ 19. Ngài là tác giả bộ “Tam Giáo Thông Khải” được biên soạn vào giữa thế kỷ thứ 19, có lẽ được in vào khoảng năm 1845. Hầu hết cuộc đời hoằng pháp của ngài, ngài trụ tại chùa Đại Giác ở Đồ Sơn, Bắc Ninh—A Vietnamese famous Zen master in the early nineteenth century. He was the author of “A Thorough Study on the Three Religions” composed in the middle of the nineteenth century. Probably printed in 1845. He spent most of his life at Đại Giác Temple in Bồ Sơn, Bắc Ninh to expand Buddhism.

Tam Giáo Thông Khảo: A Thorough Study in the Three Religions—Bộ sách được biên soạn bởi An Thiền Thiền Sư, Thiền sư nổi tiếng của Việt Nam vào đầu thế kỷ thứ 19. Sách được biên soạn vào giữa thế kỷ thứ 19, có lẽ được in vào khoảng năm 1845. Sách gồm ba phần—A book composed by Zen master An Thiền, A Vietnamese famous Zen master in the early nineteenth century. The book was composed in the middle of the nineteenth century. Probably printed in 1845. The bok included three divisions:

I) Quyển thứ nhất—Phật Giáo: First volume—Buddhism.

1) Phụng Chiếu cầu pháp: Việc du học của Thiền sư Tính Tuyền Trạm Công—The travel in seeking the Buddha Dharma of Zen Master Tính Tuyền Trạm Công.

2) Bản Quốc Thiền Môn Kinh Bản: Các bản kinh khắc ở Việt Nam—Sutras printed in Vietnam.

3) Đại Nam Thiền Học Sơ Khởi: Khởi thủy Thiền học Việt Nam—The beginning of Zen in Vietnam.

4) Đại Nam Phật Tháp: Các tháp Phật ở Việt Nam—Buddha stupas in Vietnam.

5) Vô Ngôn Thông Truyền Pháp: Thiền phái Vô Ngôn Thông—Wu-Yun-T’ung Zen Sect.

6) Danh Trấn Triều Đình: Các cao Tăng nổi tiếng ở triều đình—Famous monks at the Royal Palace.

7) Lê Triều Danh Đức: Các cao Tăng thời Tiền Lê—Famous monks during the Tiền Lê Dynasty.

8) Lý Triều Danh Đức: Các cao Tăng thời nhà Lý—Famous monks during the Lý Dynasty.

9) Trần Triều Danh Đức: Các cao Tăng đời Trần—Famous monks during the Trần Dynasty.

10) Tỳ Ni Đa Lưu Chi Truyền Pháp: Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi—Vinitaruci Zen Sect.

11) Tuyết Đậu Truyền Pháp: Thiền phái Thảo Đường—Thảo Đường Zen Sect.

12) Những việc thần bí liên quan đến các Thiền sư Việt Nam qua các triều đại: Mystic things involving Vietnamese Zen masters throughout all dynasties.

13) Danh từ Phật học và các thần thoại Phật Giáo ở Trung Hoa và Việt Nam: Buddhist terms and mythological stories about Buddhism in China and Vietnam.

II) Quyển thứ hai—Khổng Giáo: Second volume—Confucianism.

III) Quyển thứ ba—Lão Giáo: Third volume—Taoism.

67. Zen master Chuyết Công

(1590-1644)

Thiền sư Trung Hoa, quê ở Tiệm Sơn, tỉnh Phước Kiến, Trung Quốc. Ngài đã tỏ ra thông minh lúc tuổi hãy còn rất nhỏ. Thoạt đầu ngài theo học thiền với Thiền sư Tiệm Sơn. Về sau, ngài theo học với Thiền sư Tăng Đà Đà ở Nam Sơn và trở thành pháp tử đời thứ 34 dòng Thiền Lâm Tế. Năm 1633, ngài đến Thăng Long, Bắc Việt. Ngài được cả Chúa Trịnh và vua Lê Huyền Tông kính trọng và tôn sùng. Sau khi trùng tu chùa Ninh Phúc, Chúa Trịnh mời ngài về trụ trì tại đây để chấn hưng và hoằng hóa Phật giáo cho đến khi ngài thị tịch năm 1644—A Chinese Zen master from Tiệm Sơn, Phước Kiến, China. Since his young age, he was very intelligent. First, he studied Zen with Zen master Tiệm Sơn. Later, he studied with Zen master Tăng Đà Đà in Nam Sơn. He was the Dharma heir of the thirty-fourth generation of the Linn-Chih Zen Sect. In 1633, he arrived at Thăng Long, North Vietnam. He was respected and honored by both Lord Trịnh and King Lê Huyền Tông. After rebuilding Ninh Phúc Temple, Lord Trịnh invited him to stay there to revive and expand Buddhism until he passed away in 1644.

68. Zen Master Minh Hành

(1596-1659)

Thiền Sư Trung Quốc, quê ở Kiến Xương, Tỉnh Giang Tây. Ngài theo sư phụ là Hòa Thượng Chuyết Chuyết qua Việt Nam và đến Thăng Long vào năm 1633. Họ trụ tại chùa Ninh Phúc (Bút Tháp) hơn 11 năm. Sau khi Hòa Thượng Chuyết Chuyết thị tịch năm 1644, Thiền sư Minh Hành trở thành Pháp tử đời thứ 35 dòng Thiền Lâm Tế. Cùng năm ấy, Thiền Sư Minh Hành và bà Hoàng Thái Hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc dựng lại chùa Bút Tháp thành ngôi chùa có quy mô to lớn hơn. Thiền sư Minh Hành tiếp tục trụ tại chùa Ninh Phúc để hoằng dương Phật pháp đến khi ngài thị tịch năm 1659—Zen Master Minh Hành, a Chinese monk from Kiến Xương, Giang Tây. He followed his master, Most Venerable Chuyết Chuyết to go to Vietnam. They arrived at Thăng Long in 1633. They stayed at Ninh Phúc (Bút Tháp) Temple for more than 11 years. After Zen Master Chuyết Chuyết passed away in 1644, Zen Master Minh Hành became the Dharma heir of the thirty-fifth lineage of the Linn-Chih Zen Sect. On the same year, the temple was rebuilt on a larger scale by Zen Master Minh Hành and the Queen Mother Trịnh Thị Ngọc Trúc. He continued to stay at Ninh Phúc Temple to expand the Buddha Dharma until he passed away in 1659.

69. Zen Master Minh Lương

Thiền sư Minh Lương, một vị cao Tăng người Việt Nam, quê ở Phù Lãng. Ngài gặp Hòa Thượng Chuyết Công và trở thành đệ tử khi Hòa Thượng từ bên Tàu sang Việt Nam. Sau đó ngài trở thành Pháp tử đời thứ 35 dòng Thiền Lâm Tế. Sau khi Thầy thị tịch vào năm 1644, ngài dời về chùa Vĩnh Phúc trên núi Côn Cương, Phù Lãng để hoằng dương Phật pháp. Trước khi thị tịch ngài truyền pháp lại cho Thiền Sư Chân Nguyên—A Vietnamese famous monk from Mount Phù Lãng. He met and became a disciple of Most Venerable Chuyết Công when the latter arrived in Vietnam. Later he became the Dharma heir of the 35th generation of the Linn Chih Zen Sect. After his master passed away in 1644, he moved and stayed at Vĩnh Phúc Temple on Mount Côn Cương in Phù Lãng to expand the Buddha Dharma. Before he passed away, he transmitted the Dharma to Zen Master Chân Nguyên.

70. Zen Master Chân Nguyên

(1647-1726)

Một nhà sư nổi tiếng Việt Nam, quê ở Hải Dương. Thuở nhỏ ngài rất thông minh. Ngài xuất gia năm 16 tuổi. Năm 19 tuổi ngài đến chùa Hoa Yên và trở hành đệ tử của Thiền sư Tuệ Nguyệt với pháp hiệu là Tuệ Đăng. Khi thầy thị tịch, ngài trở thành du Tăng khất sĩ, thực hành hạnh tu khổ hạnh. Sau đó ngài trụ lại tại chùa Cô Tiên để hoằng dương Phật pháp. Ngày nọ, ngài viếng chùa Vĩnh Phúc gặp và trở thành đệ tử của Thiền sư Minh Lương. Ngài thị tịch năm 1726—A Vietnamese famous monk from Hải Dương. When he was young, he was very intelligent. He left home and became a monk at the age of 16. When he was 19, he went to Hoa Yên Temple to meet Zen Master Tuệ Nguyệt and became his disciple with the Dharma name Tuệ Đăng. After his master passed away, he became a wandering monk who practised ascetics. Later, he stayed at Cô Tiên Temple to expand the Buddha Dharma. One day he visited Vĩnh Phúc Temple, there he met and became the disciple of Zen Master Minh Lương with the Dharma name Chân Nguyên. He passed away in 1726, at the age of 80.

71. Zen Master Như Hiện

(?-1765)

Thiền sư Việt Nam, quê ở Hải Dương, đệ tử của ngài Chân Nguyên. Ngài xuất gia lúc 16 tuổi và tu tại chùa Long Động trên núi Yên Tử. Ngài là Pháp tử đời thứ 37 của Thiền phái Lâm Tế. Sau khi thầy thị tịch ngài đến Động Khê ở Hải Phòng và khai sơn ngôi chùa Nguyệt Quang. Ngài được vua Lê Hy Tông ban chức Tăng Cang, và ban đạo hiệu là Thuần Giác Hòa Thượng. Theo Thiền Sư Việt Nam của Hòa Thượng Thích Thanh Từ, năm 1748, Thiền sư Như Hiện được vua Lê Hiến Tông ban chức Tăng Cang, và năm 1757, được sắc phong là Tăng Thống Thuần Giác Hòa Thượng. Ngài thị tịch năm 1765—A Vietnamese monk from Hải Dương, a disciple of Zen Master Chân Nguyên. He left home at the age of 16 and became a monk at Long Động Temple on Mount Yên Tử. He was the Dharma heir of the thirty-seventh generation of the Linn-Chih Zen Sect. After his master passed away, he went to Động Khê, Hải Phòng and founded Nguyệt Quang Temple. According to the Vietnamese Zen Masters, written by Most Venerable Thích Từ, Zen Master Như Hiện was appointed as the Chief Monk in 1748, and given the religious name Great Master Thuần Giác by King Lê Hiến Tông in 1757. He passed away in 1765.

72. Zen Master Như Trừng Lân Giác

(1696-1733)

Thiền sư Việt Nam, quê tại Thăng Long. Ngài sanh năm 1696, tên là Trịnh Thập, con trai Tần Quang Vương, là cháu nội Chúa Trịnh Căn, lấy con gái thứ tư của vua Lê Hy Tông. Một hôm, ngài sai đào gò phía sau nhà để xây bể cạn thì thấy trong lòng đất có cái ngó sen. Phò mã cho mình có duyên với đạo Phật nên có ý muốn đi tu. Sau đó ngài đến chùa Long Động trên núi Yên Tử và trở thành đệ tử của Thiền Sư Chân Nguyên. Sau khi thọ cụ túc giới, và trở thành Pháp tử đời thứ 37 dòng Thiền Lâm Tế, ngài trở về và trụ tại chùa Liên Tông, chùa nầy đến đời vua Tự Đức chùa đổi tên Liên Phái để tránh “húy” của nhà vua. Tại đây ngài đã thành lập Thiền Phái Liên Tông. Ngài thị tịch năm 1733, vào tuổi 37—A Vietnamese monk from Thăng Long Citadel. He was born in 1696, named Trịnh Thập, Tần Quang Vương’s son and Lord Trịnh Căn’s grandson. He married to the fourth daughter of King Lê Hy Tông. When he had the earth mound in his back yard, he saw a lotus shoot underground. The Prince Consort thought that he had a fate with Buddhism, so he decided to enter the monkhood. Later he went to Long Động Temple on Mount Yên Tử to become a disciple of Chân Nguyên. After receiving the complete precepts with Zen Master Chân Nguyên, he became the dharma heir of the thirty-seventh generation of the Linn-Chih Zen Sect. Then he returned to stay at Liên Tông Temple. There he established Liên Tông Zen Sect. He passed away in 1733, at the age of 37.

73. Zen Master Tính Tĩnh

(1692-1773)

Thiền sư Việt Nam, quê ở Động Khê. Sau đó ngài đến chùa Nguyệt Quang xin làm đệ tử của Thiền sư Như Hiện. Sau khi thầy ngài thị tịch, ngài trở thành Pháp tử đời thứ 38 dòng Thiền Lâm Tế. Ngài tiếp tục ở lại chùa hoằng pháp. Ngoài ra, ngài còn trùng tu các ngôi già lam Long Động, Phước Quang, và Quỳnh Lâm. Ngài thị tịch năm 1773, thọ 82 tuổi—A Vietnamese monk from Động Khê. He became a disciple of Zen Master Như Hiện at Nguyệt Quang Temple. After his master passed away, he became the Dharma heir of the thirty-eighth generation of the Linn-Chih Zen Sect. He continued to stay at Nguyệt Quang Temple to expand the Buddha Dharma. Besides, he also rebuilt Long Động, Phước Quang, and Quỳnh Lâm Temples. He passed away in 1773, at the age of 82.

74. Zen Master Tính Tuyền

(1674-1744)

Thiền sư Việt Nam, quê ở Nam Định. Vào tuổi 12, ngài đi đến chùa Liên Tông để bái kiến Như Trừng Lân Giác Thượng Sĩ và trở thành đệ tử của Thượng Sĩ,. Ngài thọ cụ túc giới và trở thành Pháp tử đời thứ 39 của dòng Thiền Lâm Tế. Ngài ở lại đây sáu năm. Sau đó ngài sang Tàu và cũng ở lại đó sáu năm. Khi ngài trở về Việt Nam thì Thượng Sĩ đã qua đời được ba năm rồi. Ngài mang tất cả những kinh thỉnh được từ bên Tàu về chùa Càn An cho chư Tăng Ni trong nước đến sao chép. Ngài thị tịch năm 1774, thọ 70 tuổi—A Vietnamese monk from Nam Định. At the age of 12, he came to Lien Tông Temple to pay homage to Thượng Sĩ and to become the latter’s disciple. He received complete precepts and became the Dharma heir of the thirty-ninth generation of the Linn-Chih Zen Sect. He stayed there for six years. Later, he went to China and stayed there for another six years. When he came back to Vietnam, his master Thượng Sĩ had already passed away for three years. He transported all the sutras and sacret books of vinaya to Càn An Temple for other monks and nuns in the country to come to copy. He passed away in 1744, at the age of 70.

75. Zen Master Hải Quýnh Từ Phong

(1728-1811)

Vị sư Việt Nam, quê ở Bắc Ninh. Vào lúc 16 tuổi, ngài đến chùa Liên Tông, đảnh lễ Thiền Sư Bảo Sơn Dược Tính. Ngài trở thành đệ tử của Bảo Sơn và Pháp tử đời thứ 40 dòng Lâm Tế. Hầu hết cuộc đời ngài hoằng pháp ở miền Bắc Việt Nam. Ngài thị tịch năm 1811, thọ 84 tuổi—A Vietnamese monk from Bắc Ninh. At the age of 16, he came to Liên Tông Temple to pay homage to Zen Master Bảo Sơn Dược Tính and became the latter’s disciple. He was the 40th generation of the Linn Chih Zen Sect. He spent most of his life to expand the Buddha Dharma in North Vietnam. He passed away in 1811, at the age of 84.

----o0o---


Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/05/2013(Xem: 6390)
Năm nay, 2013 là đúng 50 năm pháp nạn 1963 của Phật Giáo Việt Nam. Chi tiết mà nói có 3 sự kiện đáng ghi nhớ: chiều tối ngày 8 tháng 5 năm 1963 trong cuộc biểu tình của đồng bào Phật tử trước đài phát thanh Huế đòi đài này phát thanh lại các bài thuyết pháp nhân ngày Lễ Phật Đản Phật Lịch 2507 đã có 8 em Phật tử bị xe tăng và súng đạn của chế độ TT Ngô Đình Diệm giết chết;
21/05/2013(Xem: 2956)
Thiên thượng thiên hạ, Duy ngã độc tôn. Nhất thiết thế gian, Sinh lão bệnh tử... HT Thích Thanh Từ
21/05/2013(Xem: 4638)
Mỗi năm gần đến ngày Phật đản, Phật tử chúng ta lại có dịp suy ngẫm về bối cảnh lịch sử - xã hội, trong đó Đức Phật thị hiện và đạo Phật ra đời...
01/05/2013(Xem: 2984)
Ý nghĩa ra đời của Thái tử là một hàm ý trọng đại xác định Phật tính trong mỗi chúng sanh khi đã hoàn giác thì cái “duy ngã” đó là một tối thượng...
23/04/2013(Xem: 10331)
More than two thousand five hundred years ago, an Indian prince, at the age of twenty-nine, gave up his palace, authority, power, as well as a luxurious life to retreat into forest solitude to discover the remedy for human life’s afflictions and sufferings. He sought guidance from famous masters of the day; however, none could show him the way to real enlightenment and deliverance.
08/04/2013(Xem: 7336)
Nhằm hướng dẫn đệ tử tu tập đạt được hiệu quả tốt nhất, Ðức Phật đã linh động vận dụng trí tuệ trình bày bằng những ví dụ vừa thực tế, vừa sống động, mang tính hấp dẫn và đầy tính khả thi. Sau đây, soạn giả xin giới thiệu một số ví dụ để độc giả nào tha thiết tìm hiểu giáo lý thâm diệu ...
08/04/2013(Xem: 6508)
Thời điểm đức Phật vào Niết Bàn tại Câu Thi Na (Kushinaga) rừng Sa La Song Thọ, một số đệ tử Ngài vô cùng thương tiếc muốn tịch diệt theo, thậm chí có một vài đệ tử không nở chứng kiến tình cảnh đó, đành thất lễ mà ra đi trước. Ngược lại cũng có một ít đệ tử vì không uống được giáo pháp giải thoát nên cảm thấy vui hơn là buồn, bởi rồi sẽ không còn ai khiển trách mình nữa!
08/04/2013(Xem: 3330)
Bắt nguồn một tôn giáo nào, vị giáo chủ bao giờ cũng là một tấm gương sáng cho tín đồ soi chung để tiến bước. Nhưng trong các vị giáo chủ của các tôn giáo hiện có trên thế giới này, không có một vị* nào đầy đủ ý nghĩa cao đẹp, một đời sống sâu xa bằng đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
08/04/2013(Xem: 15009)
Được sự chỉ đạo của Hòa thượng Trưởng ban Hoằng pháp Trung ương GHPGVN, Ban Biên tập Chương trình Phật học hàm thụ (PHHT) đã tiến hành biên soạn bộ sách "Phật học cơ bản" nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của học viên đang theo học chương trình PHHT, cũng như của đông đảo Tăng Ni và Phật tử. Bộ sách "Phật học cơ bản" này gồm 4 tập, được biên soạn bởi nhiều tác giả và trình bày theo thứ tự từ các vấn đề Phật học căn bản cho đến các chủ đề giáo lý chuyên sâu, nhằm giúp người học có một số kiến thức cơ bản về Phật giáo. Trong tập sách đầu tiên này, chúng tôi in lại các bài giảng của chương trình PHHT năm thứ nhất (1998-1999) đã được đăng trên nguyệt san Giác Ngộ, thành một tuyển tập. Hy vọng tuyển tập này sẽ giúp quý độc giả trong việc tìm hiểu và nghiên cứu về những giáo lý Phật học. Ban Biên Soạn Chương trình Phật học Hàm thụ
08/04/2013(Xem: 17900)
Đại đức Rahula, người Tích lan được đào tạo trong truyền thống Thượng tọa bộ tại Phật học viện Pirivena, sau vào Đại học Tích Lan đậu bằng B.A (London) rồi viết luận án Tiến sĩ về lịch sử đạo Phật ở Tích Lan và được cấp bằng Tiến sĩ Triết học (Ph. D). Sau Đại đức qua Calcutta, cộng tác với các giáo sư Đại thừa và bắt đầu học chữ Hán và chữ Tây Tạng. Cuối cùng Đại đức qua Đại học đường Sorbonne để nghiên cứu về Ngài Asanga (Vô Trước) và lâu nay vẫn ở tại Paris vừa giảng dạy đạo Phật, vừa trước tác sách vở. Như vậy Đại đức có thể được xem là tinh thông cả hai giáo lý, Đại thừa và Tiểu thừa. Kỳ qua Paris năm 1965, tôi có viếng thăm Đại đức và trong câu chuyện ngót hai tiếng đồng hồ, chúng tôi bàn luận rất nhiều về liên lạc giữa Nam tông và Bắc tông, và chúng tôi đồng ý rằng cả hai tông đều chấp nhận và thọ trì một số giáo lý căn bản.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]