Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1- 20

25/04/201317:40(Xem: 5029)
1- 20

THIỀN SƯ

ZENMASTERS

----o0o---

CHƯƠNG BỐN: Những Thiền Sư Sau Lục Tổ Huệ Năng

CHAPTER FOUR: Zen Masters After the Sixth Patriarch Hui-Neng

1 -->20

1. Hành Tư Thanh Nguyên Thiền Sư

Xing-Si-Quing-Yuan

Seventh Generation of Chinese Zen (First Generation after the Sixth Patriarch Hui-Neng)—Xing-Si-Quing-Yuan—Thiền Sư Hành Tư tại núi Thanh Nguyên, sanh năm 660 sau Tây Lịch, là một đệ tử xuất sắc của Lục Tổ Huệ Năng. Ông xuất gia từ thuở nhỏ. Sau nầy nghe có Lục Tổ Huệ Năng ở Tào Khê, sư liền đến tham học. Hành Tư hỏi Lục Tổ, “Phải làm việc gì để khỏi rơi vào những trạng thái phát triển tâm linh?” Tổ gạn hỏi lại, “Ông từng làm việc gì?” Hành Tư trả lời, “Tôi không thực hành tứ diệu đế.” Tổ nói lại, “Vậy rơi vào cái gì?” Hành tư đáp lại, “Tứ Thánh Đế cũng chẳng làm, thì làm gì có rơi vào giai đoạn phát triển tâm linh nào?” Tổ thầm thán phục và hứa nhận Hành Tư. Dầu tại Tào Khê tăng chúng khá đông, Hành Tư được Tổ cho đứng đầu trong chúng. Một hôm Tổ gọi Hành Tư lại bảo, “Từ trước y pháp cả hai đều được thầy truyền cho trò, y để tiêu biểu làm tin, pháp để ấn tâm, nay không còn sợ người chẳng tin. Ta từ ngày nhận y đến nay đã gặp nhiều tai nạn khó khăn. Hơn nữa, đời sau lắm cạnh tranh. Y để lại Sơn Môn, ngươi đến một phương truyền bá pháp ta không cho đứt đoạn. Thiền Sư Hành Tư thị tịch năm 740 sau Tây Lịch—Xing-Si Quing-Yuan was born in 660 A.D., an eminent student of the Sixth Patriarch Hui-Neng. He left home when he was young. Upon hearing that the Sixth Patriarch Hui-Neng was preaching at T’ao-Xi, he traveled there to study with him. Xing-Si asked the Sixth Patriarch, “In all that I do, how can I avoid falling into stages of spiritual development?” The Sixth Patriarch said, “How do you practice?” Xing-Si said, “I don’t even pratice the four noble truths.” The Sixth Patriarch said, “What stage have you fallen into?” Xing-Si said, “Without even studying the four noble truths, what stages could I have fallen into?” The Sixth Patriarch esteemed Xing-Si’s ability. Although there were many in the congrgation, Xing-Si was selected as head monk.

One day the Sixth Patriarch said to Xing-Si, “In the past, the robe and teaching have been passed down together, each generation of teacher and student passing them on in turn. The robe has been evidence of the transmission. The authentic teaching is passed from mind to mind. Now I have suitable heirs. Why worry about not having evidence of transmission? Since I received the robe I have encountered innumerable difficulties. Moreover, in future times, the competition for preeminence between Zen schools will be even greater. The robe remains at the Zen Mountain Gate. You must establish a separate assembly and expound the teaching. Don’t allow my Dharma to be cut off.

·Một hôm Thiền sư Thần Hội đến tham vấn, sư hỏi: “Ở đâu đến?” Thần Hội đáp: “Tào Khê đến.” Sư hỏi: “Ý chỉ Tào Khê thế nào?” Thần Hội chỉnh thân rồi thôi. Sư bảo: “Vẫn còn đeo ngói gạch.” Thần Hội hỏi: “Ở đây Hòa Thượng có vàng ròng cho người chăng?” Sư hỏi: Giả sử có cho, ông để vào chỗ nào?”—One day, He-Ze-Shen-Hui came to visit the master. Xing-Si said: “Where have you come from?” Shen-Hui said: “From Cao-Xi.” Xing-Si said: “What is the essential doctrine of Cao-Xi?” Shen-Hui suddenly stood up straight. Xing-Si said: “So, you’re still just carrying common tiles.” Shen-Hui said: “Does the Master not have gold here to give people?” Xing-Si said: “I don’t have any. Where would you go to find some?”

·Có vị Tăng đến hỏi sư: “Thế nào là đại ý Phật pháp?” Sư đáp: “Gạo ở Lô Lăng giá bao nhiêu?”—A monk asked Xing-Si: “What is the great meaning of the Buddhadharma?” Xing-Si said: “What is the price of rice in Lu-Ling?” 

·Thiền sư hành Tư thị tịch năm 740 sau Tây lịch—Zen master Xing-Si died in 740 A.D. 

2. Thần Hội Hà Trạch

Shen-Hui-He-Ze

(670-762)

Thần Hội Hà Trạch, họ Cao, sanh năm 670 sau Tây Lịch, xuất gia năm 14 tuổi. Ông là một trong những đệ tử nổi bật của Lục Tổ Huệ Năng. Ông mạnh mẽ ủng hộ cho vị trí của Lục Tổ trong lịch sử Thiền Tông Trung Hoa. Thần Hội dẫn đầu Thiền Phái truyền lại bởi Lục Tổ Huệ Năng ở phương Nam, và mạnh mẽ tấn công phái Thần Tú phương Bắc. Ông đưa ra hai lý do để tấn công phái Thần Tú—Shen-Hui-He-Ze, surname was Kao. He was born in 670 A.D., and left home at the age of 14. He was one of the eminent disciples of the Sixth Patriarch. He strongly supported and promoted Hui-Neng’s place in Chinese Zen history. Shen-Hui led the Southern school, and strongly attacked what became widely known as the Northern school, the school associated with Shen-Xiu. Shen-Hui put forward two reasons for his attack on the Northern school:

1)Lý do thứ nhất, ông tấn công về sự không chính thống của phái Thần Tú và mạnh mẽ cho rằng Huệ Năng mới là người truyền thừa y bát chính thống từ Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn. Dĩ nhiên cuộc tranh luận tự nói lên rằng ông chính là Thất Tổ của dòng Bồ Đề Đạt Ma—The first reason, he attacked the legitimacy as the Dharma heir of Hongren and proposed that the honour belonged to Hui-Neng. Of course the argument was self-serving, since Shen-Hui could claim to be the true Seventh Patriarch of the Bodhidharma line.

2)Lý do thứ nhì mà ông tấn công phái Thần Tú, ông cho rằng thiền phái của Thần Tú là “tiệm môn,” rất xa lạ với thiền phái “đốn ngộ” mà Lục Tổ Huệ Năng đã truyền lại—The second reason, for attacking Shen-Xiu was his Dharma gate was gradual, which was fundamentally at odds with what Shen-Hui regarded as the genuine Zen of his teacher, Hui-Neng. 

·Năm mười bốn tuổi, khi đang là Sa Di ở chùa Ngọc Tuyền, sư tìm đến yết kiến Lục Tổ Huệ Năng. Tổ hỏi: “Tri thức từ phương xa nhọc nhằn tìm đến, có đem được bổn (gốc) theo chăng? Nếu có gốc phải biết chủ, thử nói xem?” Sư thưa: “Lấy không trụ làm gốc, thấy tức là chủ.” Tổ bảo: “Sa Di đâu nên dùng lời đó.” Sư thưa: “Hòa Thượng ngồi thiền là thấy hay chẳng thấy?” Tổ cầm gậy đánh sư ba gậy, hỏi: “Ta đánh ngươi đau hay chẳng đau?” Sư thưa: “Cũng đau cũng chẳng đau.” Tổ nói: “Ta cũng thấy cũng chẳng thấy.” Trong khi bị đánh, Thần Hội nghĩ: “Vị Thầy nầy thật vĩ đại. Thật khó mà gặp được một người như vậy dù trong nhiều kiếp. Đã gặp rồi không thể bỏ lỡ dịp may ngàn đời—Zen master He-Ze-Shen-Hui of the Western Capital came from Xiang-Yang, when he was a novice monk at the age of fourteen. At his first meeting with the Sixth Patriarch. The Sixth Patriarch asked Shen-Hui: “You have come on an arduous journey from afar. Did you bring what is fundamental? If you have what is fundamental then can you see the host. Let’s see what you have to say.” Shen-Hui said: “I take no abode as the fundamental. What is seen is the host.” The Sixth Patriarch said: “This novice is talking nonesense!” He then took his staff and struck Shen-Hui. As he was being beaten, Shen-Hui thought: “This Master is such a great and wise sage. It is difficult to meet such a person even after many kalpas of time. Having met him today how can I lament my life?”

·Một hôm Tổ bảo đại chúng: “Ta có một vật không đầu không đuôi, không tên không họ, không lưng không mặt, các ngươi biết chăng?” Sư bước ra thưa: “Ấy là bản nguyên của chư Phật, là Phật tánh ngươi là không tên không họ, nguơi lại kêu là bản nguyên, Phật tánh. Ngươi lại đi lấy tranh che đầu, cũng chỉ thành tông đồ của hàng tri giải.” Sư lễ bái lui ra—Once, the Sixth Patriarch addressed the congregation, saying: “I have something which has no head or tail. It is nameless and can’t be described. It has no back and no front. Do any of you know what it is?” Shen-Hui came forward and said: “It is the source of all things. It is the Buddha-nature of Shen-Hui.” The Sixth Patriarch said: “I said that it has no name and no description. How can you say it is the source of the Buddha-nature?” Shen-Hui bowed and retreated. 

·Năm 760, Sư thị tịch trong lúc đang ngồi thiền. Tháp của sư được đặt tại Long Môn—In 760, he passed away while sitting in meditation. His burial stupa was located at Dragon Gate.

3. Nam Nhạc Hoài Nhượng Thiền Sư

Nan-Yueh-Huai-Jang

Sanh năm 677 sau Tây Lịch tại Kim Châu, ông là một thiền sư xuất sắc đời nhà Đường, đại đệ tử của Lục Tổ Huệ Năng, và cũng là thầy của Mã Tổ. Nam Nhạc xuất gia năm 15 tuổi với luật Sư Hoàng Cảnh. Sau khi thọ giới cụ túc, sư học hết Tạng Luật, nhưng sư không thỏa mãn nên du phương tìm đến một vị thầy tên là Huệ An ở núi Tung Sơn. Dù sư có tiến bộ, nhưng Hòa Thượng Huệ An bảo sư nên đến Tào Khê tham vấn Lục Tổ Huệ Năng—Nan-Yue-Huai-Jang was born in 677 A.D. in Jin-Chou. He was an outstanding T’ang dynasty Zen master, a famous disciple of Hui-Neng, the Sixth Patriarch. He was the master of Ma-Tzu. Nan-Yue left home at the age of fifteen to study under a Vinaya master named Hong-Jing. After his ordination he studied the Vinayapitaka, but he became dissatisfied, and then he traveled to see a teacher named Hui-An on Mount Tsung-Shan. Although Nan-Yue made some spiritual progress, but most venerable Hui-An asked him to continue to Cao-Xi, where he met and studied under the great teacher and Sixth Patriarch.

·Sư đến Tào Khê tham vấn Lục Tổ Huệ Năng. Tổ hỏi: “Ở đâu đến?” Sư thưa: “Ở Tung Sơn đến.” Tổ hỏi: “Vật gì đến?” Sư thưa: “Nói in tuồng một vật tức không trúng.” Tổ hỏi: “Lại có thể tu chứng chăng?” Sư thưa: “Tu chứng tức chẳng không, nhiễm ô tức chẳng được.” Tổ nói: “Chính cái không nhiễm ô nầy là chỗ hộ niệm của chư Phật, người đã như thế, ta cũng như thế. Tổ Bát Nhã Đa La ở Tây Thiên có lời sấm rằng: ‘Dưới chân ngươi sẽ xuất hiện NHẤT MÃ CÂU (con ngựa tơ) đạp chết người trong thiên hạ. Ứng tại tâm ngươi chẳng cần nói sớm.’” Sư hoát nhiên khế hội. Từ đây sư ở hầu hạ Tổ ngót mười lăm năm—Nan-Yueh came to Cao-Xi to study with Hui-Neng. Hui-Neng said to Nan-Yueh: “Where did you come from?” Nan-Yueh said: “From Mount Song.” Hui-Neng said: “What is it that thus come?” Nan-Yueh couldn’t answer. After eight years, Nan-Yueh suddenly attained enlightenment. He informed the Sixth Patriarch of this, saying: “I have an understainding.” The Sixth Patriarch said: “What is it?” Nan-Yueh said: “To say it’s a thing misses the mark.” The Sixth Patriarch said: “Then can it be made evident or not?” Nan-Yueh said: “I don’t say it can’t be made evident, but it can’t be defiled.” The Sixth Patriarch said: “Just this that is undefiled is what is upheld and sustained all Buddhas. You are thus. I am also thus. “Prajnadhara has foretold that from beneath your feet will come a horse which will trample to death everyone in the world. Bear this in mind but don’t soon repeat it.” Nan-Yueh suddenly experienced great enlightenment. He then served the Sixth Patriarch for fifteen years. 

·Có vị Sa Môn ở huyện Truyền Pháp hiệu Đạo Nhất, hằng ngày ngồi thiền. Sư biết đó là pháp khí (người hữu ích trong Phật pháp) bèn đi đến hỏi: “Đại đức ngồi thiền để làm gì?” Đạo Nhất thưa: “Để làm Phật.” Sau đó sư lấy một cục gạch đến trên hòn đá ở trước am Đạo Nhất ngồi mài. Đạo Nhất thấy lạ hỏi: “Thầy mài gạch để làm gì?” Sư đáp: “Mài để làm gương.” Đạo Nhất nói: “Mài gạch đâu có thể thành gương được?” Sư hỏi lại: “Ngồi thiền đâu có thể thành Phật được?” Đạo Nhất hỏi: “Vậy làm thế nào mới phải?” Sư nói: “Như trâu kéo xe, nếu xe không đi, thì đánh xe là phải hay đánh trâu là phải?” Đạo Nhất lặng thinh, sư nói tiếp: “Ngươi học ngồi thiền hay học ngồi Phật? Nếu học ngồi thiền, thiền không phải ngồi nằm. Nếu học ngồi Phật, Phật không có tướng nhất định, đối pháp không trụ, chẳng nên thủ xả. Ngươi nếu ngồi Phật, tức là giết Phật, nếu chấp tướng ngồi, chẳng đạt ý kia.” Đạo Nhất nghe sư chỉ dạy như uống đề hồ, lễ bái hỏi: “Dụng tâm thế nào mới hợp với vô tướng tam muội?” Sư bảo: “Ngươi học pháp môn tâm địa như gieo giống, ta nói pháp yếu như mưa móc, nếu duyên ngươi hợp sẽ thấy đạo nầy.” Đạo Nhất lại hỏi: “Đạo không phải sắc tướng làm sao thấy được?” Sư nói: “Con mắt pháp tâm địa hay thấy được đạo. Vô tướng tam muội cũng lại như vậy.” Đạo Nhất hỏi: “Có thành hoại chăng?” Sư nói: “Nếu lấy cái thành hoại tụ tán, thiện ác mà thấy đạo, là không thể thấy đạo. Nghe ta nói kệ: 

Tâm địa hàm chư chủng,

(Đất tâm chứa các giống)

Ngộ trạch tức giai manh

(Gặp ướt liền nẩy mầm)

Tam muội hoa vô tướng

(Hoa tam muội không tướng)

Hà hoại phục hà thành?

(Nào hoại lại nào thành?) .

Nhờ những lời nầy mà Đạo Nhất khai ngộ tâm ý siêu nhiên—During the Kai-Yuan era of the T’ang dynasty (713-741) there was a novice monk called Ma-Tsu T’ao-Yi who constantly practice Zen meditation upon Mount Heng. Nan-Yueh knew that T’ao-Yi was a great vessel for the Dharma, and once walked up to him and said: “ What does your Worthiness intend to do by sitting in meditation?” Ma-Tsu said: “I intend to become a Buddha.” Nan-Yueh then picked up a piece of tile from the ground and began grinding on a rock. T’ao-Yi then asked: “What are you trying to make by grinding that?” Nan-Yueh said: “I’m grinding it to make a mirror.” T’ao-Yi said: “How can you make a irror by grinding a tile on a rock?” Nan-Yueh said: “If you can’t make a mirror by grinding a tile on a rock, how can you become a Buddha by sitting in meditation?” T’ao-Yi said: “What is the correct way?” Nan-Yueh said: “It can be compared to an ox pulling a cart. If the cart doesn’t move, do you strike the cart or strike the ox?” T’ao-Yi didn’t answer. Nan-Yueh then said: “Are you sitting in order to practice Zen, or are you sitting to be a Buddha? If you’re sitting to practice Zen, then know that Zen is not found in sitting or lying down. If you’re sitting to become a Buddha, then know that Buddha has no fixed form. With respect to the constantly changing world, you should neither grasp it nor reject it. If you sit to become a Buddha, you kill Buddha. If you grasp sitting form then you have not yet reached the meaning.” When T’ao-Yi heard this instruction it was as though he had drunk sweet nectar. He bowed and asked: “How can one cultivate mind to be in accord with formless samadhi?” Nan-Yueh said: “You’re studying the Dharma gate of mind-ground, and this activity is like planting seeds there. The essential Dharma of which I speak may be likened to the rain that falls upon the seeded ground. In this same manner your auspicious karmic conditions will allow you to perceive the Way.” T’ao-Yi then asked: “The Way is without color or form. How can one perceive it?” Nan-Yueh said: “The Dharma eye of mind-ground can perceive the true way. The formless samadhi is likewise perceived.” T’ao-Yi then asked: “Does it have good and bad, or not?” Nan-Yueh said: “If the Way is seen in the aggregation and disintegration of good and bad, then it is not the way. Listen to this verse:

“The mind-ground fully sown,

When moisture comes, all seeds sprout

The formless flower of samadhi,

How can it be bad or good?” 

At these words T’ao-Yi experienced great enlightenment and unsurpassed realization.

·Đệ tử nhập thất gồm có sáu người, sư ấn khả rằng: “Sáu người các ngươi đồng chứng thân ta, mỗi người khế hội một phần—Six disciples entered Nan-Yueh-Huai-Rang’s room to received transmission. He commended each of them, saying: “Six of you represent my body, each in accord with one part of it.” 

1.Người được chân mày ta, giỏi về uy nghi là Thường Hạo—Chang-Hao inherits my eyebrows and their dignified appearance.

2.Người được mắt ta giỏi về ngó liếc là Trí Đạt—Zhi-T’a inherits my eyes and their stern glare.

3.Người được tai ta giỏi về nghe lý là Thản Nhiên—T’an-Ran inherits my ears and their ability to hear true principle.

4.Người được mũi ta giỏi về biết mùi là Thần Chiếu—Shen-Zhao inherits my nose and its ability to perceive smelling.

5.Người được lưỡi ta giỏi về đàm luận là Nghiêm Tuấn—Yuan-Xuan inherits my tongue and its ability to articulate speaking.

6.Người được tâm ta giỏi về xưa nay là Đạo Nhất—T’ao-Yi inherits my mind and its knowledge of past and present. 

·Sư lại bảo: “Tất cả các pháp đều từ tâm sanh, tâm không chỗ sanh, pháp không thể trụ. Nếu đạt tâm địa, việc làm không ngại, không phải thượng căn thì dè dặt chớ nói (nhất thiết chư pháp giai tùng tâm sanh, tâm vô sở sanh, pháp vô sở trụ. Nhược đạt tâm địa sở tác vô ngại, phi ngộ thượng căn nghi thận từ tai)—Nan-Yueh also said: “All dharmas are born of mind. Mind is unborn. Dharmas are nonabiding. When one reaches the mind-ground, one’s actions are unobstructed. Be careful using this teaching with those not of superior understanding. 

·Có vị Đại đức đến hỏi sư: “Như gương đúc tượng, sau khi tượng thành không biết cái sáng của gương đi về chỗ nào?” Sư bảo: “Như Đại đức tướng mạo lúc trẻ thơ hiện thời ở đâu?” Đại đức lại hỏi: “Tại sao sau khi thành tượng không chiếu soi?” Sư bảo: “Tuy không chiếu soi, nhưng đối y một điểm cũng chẳng được.”—A great worthy one asked Nan-Yueh: “If an image is reflected in a mirror, where does the light of the image go when it’s no longer observed?” Nan-Yueh said: “It’s similar to remembering when Your Worthiness was a child. Where has your childlike appearance gone now? The worthy one asked: “But afterward, why does the image not remain?” Nan-Yueh said: “Although it is no longer reflected, it can be reproved even slightly.” 

·Sau Đạo Nhất đi giáo hóa ở Giang Tây, sư hỏi chúng: “Đạo Nhất vì chúng thuyết pháp chăng?” Chúng thưa: “Đã vì chúng thuyết pháp.” Sư hỏi: “Sao không thấy người đem tin tức về?”Chúng lặng thinh. Sư bèn sai một vị Tăng đi thăm. Trước khi hỏi: ‘Làm cái gì?’ Y trả lời, nhớ ghi những lời ấy đem về đây.” Vị Tăng đi thăm, làm đúng như lời sư đã dặn. Khi trở về vị Tăng thưa: “Đạo Nhất nói: ‘Từ loạn Hồ sau ba mươi năm, chưa từng thiếu tương muối.” Sư nghe xong gật đầu—Once after T’ao-Yi left Nan-Yueh and was teaching in Jiang-Xi, Nan-Yueh addressed the monks, saying: “Is T’ao-Yi teaching for the benefit of beings or not?” Some monks in the congregation replied: “He’s been teaching for the benefit of beings.” Nan-Yueh said: “I’ve never heard any specific news about this.” The congregation couldn’t offer any news on this. Nan-Yueh dispatched a monk to Ma-Tsu’s place, instructing him: “Wait until he enters the hall to speak, and then ask him: ‘What’s going on?’ Take note of his answer and then bring it back to tell it to me.” The monk then carried out Nan-Yueh’s instructions. He returned and said: “Master Ma-Tsu said: ‘In the thirty years since the barbarian uprising I’ve never lacked salt or sauce.’” Nan-Yueh approved this answer. 

·Sư thị tịch vào năm 744 sau Tây Lịch—He died in 744 A.D.

4. Huyền Giác Vĩnh Gia Thiền Sư

Zen master Hsuan-Chiao

Dòng Thiền Thứ Bảy ở Trung Quốc (dòng thứ nhì sau Huệ Năng)—Sư Huyền Giác ở Vĩnh Gia, Ôn Châu, còn được gọi là Minh Đạo, có rất đông đệ tử. Huyền Giác xuất gia rất sớm. Ông học tất cả các kinh điển quan trọng của Phật giáo, đặc biệt ông hiểu sâu những tư tưởng của tông Thiên Thai. Ông thường được người đời nhớ đến qua tên đệm “Người Khách Qua Đêm.” Người ta nói sư giác ngộ chỉ sau một đêm được đàm đạo với Lục Tổ Huệ Năng, vì vậy mà sư cũng được biết đến như là Nhứt Túc Giác (ở trọ một đêm mà giác ngộ). Chính vì vậy mà người ta nói sư là đệ tử của Lục Tổ Huệ Năng. Sư thị tịch vào năm 713 sau Tây Lịch—The seventh generation of Chinese Zen (the second generation after Hui-Neng)—Hsuan-Chiao, a Wen-Chou monk, also named Ming-Tao. He was born in 665 A.D. in Wenchou. Hsuan-Chiao left home to become a Buddhist monk at an early age and he studied all the important Buddhist sutras. He was especially well-versed in the teachings of the T’ien-T’ai school. He was one of the great disciples of Hui-Neng. It is said that he had a large number of followers. He is often remembered by his nickname, the “Overnight Guest,” due to his legendary brief encounter with his teacher. He is said to have attained enlightenment in one night after a dharma talk with the Sixth Patriarch Hui Neng, hence is known as An Overnight Enlightenment. For this reason, people said he was a disciple of Hui Neng. He died in 713 A.D. 

·Theo Cảnh Đức Truyền Đăng Lục, khi đến Tào Khê, sư tay cầm tích trượng, vai mang bình bát đi nhiễu Tổ ba vòng. Tổ hỏi: “Phàm Sa Môn phải đủ ba ngàn oai nghi, tám muôn tế hạnh, Đại đức là người phương nào đến, mà sanh đại ngã mạn như vậy?” Sư thưa: “Sanh tử là việc lớn, vô thường quá nhanh.” Tổ bảo: “Sao không ngay nơi đó thể nhận lấy vô sanh, liễu chẳng mau ư?” Sư thưa: “Thể tức vô sanh, liễu vốn không mau.” Tổ khen: “Đúng thế! Đúng thế!” Lúc đó đại chúng nghe nói đều ngạc nhiên. Sư bèn đầy đủ oai nghi lễ tạ Tổ. Chốc lát sau sư xin cáo từ. Tổ bảo: “Trở về quá nhanh.” Sư thưa: “Vốn tự không động thì đâu có nhanh.” Tổ bảo: “Cái gì biết không động?” Sư thưa: “Ngài tự phân biệt.” Tổ bảo: “Ngươi được ý vô sanh rất sâu.” Sư thưa: “Vô sanh có ý sao?” Tổ bảo: “Không ý thì cái gì biết phân biệt?” Sư thưa: “Phân biệt vẫn có nhưng không có ý nghĩa.” Tổ khen: “Lành thay! Lành thay!” Sư ở lại đây một đêm để hỏi thêm đạo lý. Sáng hôm sau sư cùng Huyền Sách đồng xuống núi trở về Ôn Châu, nơi nhiều đệ tử tìm đến để tham vấn và cầu học với ông—According to The Ching-Te-Ch’uan-Teng-Lu, when Hsuan-Jueh arrived in Tsao-Ch’i to visit the Sixth Patriarch. Upon first meeting Hui-Neng, Hsuan-Chiao struck his staff on the ground and circled the Sixth Patriarch three times, then stood there upright. The Sixth Patriarch said: “This monk possesses the three thousand noble characteristics and eighty thousand fine attributes. Ok monk! Where have you come from? How have you attained such self-possession?” Hsuan-Chiao said: “The great matter of birth and death does not tarry.” The Sixth Patriarch said: “Then why not embody what is not born and attain what is not hurried?” Hsuan-Chiao said: “What is embodied is not subject to birth. What is attained is fundamentally unmoving.” The Sixth Patriarch said: “Just so! Just so!” Upon hearing these words, everyone among the congregation of monks was astounded. Hsuan-Chiao formally paid his respects to the Sixth Patriarch. He then advised that he was immediately departing. The Sixth Patriarch said: “Don’t go so quickly!” Hsuan-Jueh said: “Fundamentally there is nothing moving. So how can something be too quick?” The Sixth Patriarch said: “How can one know there’s no movement?” Hsuan-Jueh said: “The distinction is completely of the master’s own making.” The Sixth Patriarch said: “You have fully attained the meaning of what is unborn.” Hsuan-Chiao said: “So, does what is unborn have a meaning?” The Sixth Patriarch said: “Who makes a distinction about whether there is a meaning or not?” Hsuan-Chiao said: “Distinctions are meaningless.” The Sixth Patriarch shouted: “Excellent! Excellent! Now just stay here a single night!” The next day, Hsuan-Chiao descended the mountain and returned to Wen-Chou, where Zen students gathered to study with him.

·Trong “Chứng Đạo Ca” Thiền Sư Huyền Giác đã dạy:

“Liễu tức nghiệp chướng bản lai không

Vị liễu ưng tu hoàn túc trái.”

(Khi tỏ rõ rồi thì nghiệp chướng hóa thành không, chưa tỏ rõ nợ xưa đành trang trải).

In his “Song of Enlightenment” Zen master Hsuan-Chiao said:

“When truly understood, all karmic obstructions, in their essence, are empty,

When there is no realization, all debts must be paid.”

“Ma ni châu nhân bất thức

Như Lai tàng lý thân thâu đắc

Lục ban thần dụng không bất không

Nhất thỏa viên quang sắc phi sắc.”

(Ngọc ma-ni, người chẳng biết

Như Lai kho ấy thâu trọn hết

Sáu ban thần dụng không chẳng không

Một điểm viên quang sắc chẳng sắc).

“You have a mani jewel, but you don’t know,

That Tathagata store can gather everything.

The six magical powers seem to be nothing, but not really void.

The round, bright ball has a form, but it is formless.”

·Trong cách giảng dạy Phật Pháp, Vĩnh Gia Huyền Giác kết hợp triết học phái Thiên Thai và phương pháp Thiền với cấu trúc lý thuyết mà ông bổ sung thêm bằng phép biện chứng Madhyamika. Những tác phẩm của ông được lưu giữ dưới nhan đề “Toàn Tập của Thầy Thiền Vĩnh Gia Huyền Giác.”—Hsuan-Chiao combined in his teaching of the Buddha dharma the philosophy of the T’ien-T’ai school and the practice of Ch’an. He also introduced into the theoretical superstructure of the latter the dialectic of the Madhyamika. His writings are preserved in the Collected Works of Ch’an Master Yun-Jia-Hsuan-Chiao. 

Sư thị tịch năm 713—He died in 713.

5. Huệ Trung Thiền Sư

Nan-Yang-Hui-Zhung

Nam Dương Huệ Trung—Dòng Thiền thứ bảy tại Trung Hoa (thứ hai sau Lục Tổ Huệ Năng)—Sanh năm 675 sau Tây Lịch, thường được gọi bằng “Quốc Sư,” là một đệ tử nổi bậc của Lục Tổ Huệ Năng. Quê ông ở tạo một thành phố mà ngày xưa tên là Châu Kỵ. Sư xuất gia từ thuở nhỏ, ban đầu theo học với một luật sư. Sau khi được tâm ấn nơi Lục Tổ Huệ Năng, sư về cốc Đảng Tử trên núi Bạch Nhai tại Nam Dương, và tu hành ở đây trong suốt bốn mươi năm chưa từng xuống núi. Đạo hạnh của sư được dân chúng đồn đãi đến tai nhà vua. Năm Thượng Nguyên thứ hai đời Đường, vua Túc Tông sai sứ giả đến triệu thỉnh ông về kinh, và tại đây ông đã dạy Phật pháp cho ba triều vua Đường, nên được danh hiệu là Quốc Sư. Vào thời đó có một vị sư Ấn Độ đến từ Thiên Trúc tên là “Đại Nhĩ Tam Tạng,” tự nói có huệ nhãn và tha tâm thông. Vua muốn trắc nghiệm nên mời ông đến ra mắt Quốc Sư. Đại Nhĩ Tam Tạng vừa thấy Quốc Sư liền lễ bái và đứng hầu bên phải—Nan-Yang-Hui-Zhung was born in 675 A.D., often referred to as “National Teacher,” was an eminent student of the Sixth Patriarch, Hui-Neng. He came from an ancient city named Chou-Ji. As a boy, he entered monastic life, first studying under a Vinaya master. From the time he received Dharma transmission from the Sixth Patriarch Hui Neng, he remained in Dang-Zi Valley on Bai-Ya Mountain in Nan-Yang, not leaving there for forty years. His reputation spread to the emperor in the capital city. In the second year of Shang-Yuan era, the emperor Su-Zong, dispatched an envoy to invite him to the Imperial Capital and there he taught Dharma for three T’ang emperors, thus earning the title “National Teacher.” At that time, a famous Indian monk named “Big Ears Tripitaka” came from the west to stay at the capital city. He climed to have telepathic powers. The emperor Su-Zong called on the “National Teacher” to test this monk. When Tripitaka saw the National Teacher, he bowed and stood in deference to his right.

·Một hôm có một vị sư hỏi Huệ Trung, “Thế nào là Phật?” Sư đáp, “Tâm tức Phật.” Vị sư lại hỏi, “Tâm có phiền não chăng?” Quốc Sư trả lời, “Tánh phiền não tự lìa.” Vị sư tiếp tục hỏi, “Như vậy chúng ta không cần đoạn lìa phiền não hay sao?” Quốc Sư trả lời, “Đoạn phiền não tức gọi nhị thừa. Phiền não không sanh gọi là Đại Niết Bàn.”

·Một vị sư khác hỏi, “Ngồi thiền quán tịnh làm gì?” Quốc Sư đáp, “Chẳng cấu chẳng tịnh đâu cần khởi tâm quán tưởng tịnh.”

·Một vị sư khác lại hỏi, “Thiền sư thấy mười phương hư không là pháp thân chăng?” Quốc Sư đáp, “Lấy tâm tưởng nhận, đó là thấy điên đảo.” Vị sư lại hỏi, “Tâm tức là Phật, lại cần tu vạn hạnh chăng?” Quốc Sư đáp, “Chư Thánh đều đủ hai thứ trang nghiêm (phước huệ), nhưng có tránh khỏi nhân quả đâu.” Đoạn Quốc Sư nói tiếp, “Nay tôi đáp những câu hỏi của ông cùng kiếp cũng không hết, nói càng nhiều càng xa đạo. Cho nên nói: Thuyết pháp có sở đắc, đây là dã can kêu; thuyết pháp không sở đắc, ấy gọi sư tử hống.”

·Quốc Sư thường dạy chúng, “Người học thiền tông nên theo lời Phật, lấy nhất thừa liễu nghĩa khế hợp với nguồn tâm của mình, kinh không liễu nghĩa chẳng nên phối hợp. Như bọn trùng trong thân sư tử, khi vì người làm thầy, nếu dính mắc danh lợi bèn bày điều dị đoan, thế là mình và người có lợi ích gì? Như người thợ mộc giỏi, búa rìu không đứt tay họ. Sức con voi lớn chở, con lừa không thể kham được.”

·Quốc Sư thị tịch năm 772 sau Tây Lịch—

·One day a monk asked him, “What is Buddha?” The National Teacher said, “Mind is Buddha.” A monk asked again, “Does mind have defilements?” The National Teacher said, “Defilements, by their own nature, drop off.” A monk continued to ask, “Do you mean that we shouldn’t cut them off?” The National Teacher said, “Cutting off defilements is called the second vehicle. When defilement do not arise, that is called great nirvana.”

·Another monk asked, “How does one sit in meditation and observe purity?” The National Teacher said, “There being neither pollution nor purity, why do you need to assume a posture of observing purity.”

·Another monk asked, “When a Zen master observes that everything in the ten directions is empty, is that the dhrmakaya?” The National Teacher said, “Viewpoints attained with the thinking mind are upside down.” A monk asked, “Aside from mind is Buddha, are there any other practices that can be undertaken?” The National Teacher said, “All of the ancient sages possessed the two grand attributes, but does this allow them to dispel cause and effect?” He then continued, “The answers I have just given you cannot be exhausted in an incalculable eon. Saying more would be far from the Way. Thus it is said that when the Dharma is spoken with an intention of gaining, then it is just like a barking fox. When the Dharma is spoken without the intention of gaining, then it is like a lion’s roar.” 

·The National Teacher always taught, “Those who study Zen should venerate the words of Buddha. There is but one vehicle for attaining Buddhahood, and that is to understand the great principle that is to connect with the source of mind. If you haven’t become clear about the great principle then you haven’t embodied the teaching, and you are like a lion cub whose body is still irritated by fleas. And if you become a teacher of others, even attaining some worldly renown and fortune, but you are still spreading falsehoods, what good does that you do or anyone else? A skilled axeman does not harm himself with the axe head. What is inside the incense burner can’t be carried by a donkey.”

·Huệ Trung Nam Dương được nhắc tới trong thí dụ thứ 17 của Vô Môn Quan, cũng như trong các thí dụ 18, 69 và 99 của Bích Nham Lục—Hui-Zong-Nan-Yang appears in example 17 of the Wu-Men-Kuan, and in examples 18, 69 and 99 of the Pi-Yen-Lu.

·Một trong những công án nổi tiếng nhất của Huệ Trung là “Ba lần Quốc Sư gọi” của Vô Môn Quan 17. Ba lần Quốc Sư gọi đầy tớ của mình và ba lần người nầy đáp lại. Quốc sư nói: “Cho đến bây giờ ta nghĩ rằng chính ta quay lưng lại phía con. Bây giờ ta mới biết rằng chính con quay lưng lại phía ta.”—One of the most famous koans in which National Teacher appears is “The National Teacher called three times.” (Wu-Men-Kuan 17): “Three times the National Teacher called his monastic servant and three times the servant answered. The National Teacher said, ‘Until now I thought I was turning my back on you. But it’s really you who are turning your back on me.’” 

·Sư thị tịch năm 775 sau Tây Lịch—He died in 775 A.D. 

6. Thạch Đầu Hy Thiên Thiền Sư

Zen Master Shih-T’ou-Hsi-T’ien

Ông sanh vào khoảng năm 700 sau Tây Lịch, quê ở làng Cao Yếu, quận Đoan Châu (bây giờ là phía Tây của Quảng Châu). Ông họ Trần. Người ta kể lại khi thọ thai ông, mẹ ông tránh ăn thịt. Khi còn rất nhỏ mà sư đã không bao giờ làm phiền ai. Đến lúc lớn khôn, lúc nào sư cũng tự an ổn vui tươi, không khi nào tỏ vẻ không bằng lòng. Nơi ông ở dân chúng kinh sợ quỷ thần nên giết bò mua rượu tế lễ. Sư một mình đi vào rừng sâu, phá đàn và thả bò đi. Khi xuất gia, sư đến Tào Khê thọ giáo với Lục Tổ Huệ Năng, nhưng chưa thọ cụ túc giới. Khi Lục Tổ tịch, ông về thọ giáo với sư huynh Hành Tư (cũng là một đại đệ tử của Lục Tổ). Ông trở thành đại đệ tử của Thiền Sư Hành Tư, và từ đó ông cũng trở thànhø một trong những thiền sư hàng đầu của Trung Quốc vào thời đại nhà Đường. Ông có tên Thạch Đầu (đầu hòn đá) do sự kiện ông sống trong một cái am mà ông tự xây trên một tảng đá lớn và phẳng. Ba trong số năm Thiền phái Trung Hoa ngày nay có nguồn gốc từ Thạch Đầu và những người kế tục ông. Ông tịch vào năm 790 sau Tây Lịch—Shih-T’ou-Hsi-T’ien was born in 700 A.D. in Cao-Yao hamlet, Duan-Chou district (west of present-day Kuang-Chou). His last name was Chen. It is said that when Shi-Tou’s mother became pregnant she avoided eating meat. When he was a small child he was untroublesome. As a young man he was magnanimous. The people where he grew up feared demons and performed debased sacrifices of oxen and wine. He would go alone into the deep woods and destroy the ceremonial altars, seize the oxen, and drive them away. Later, Shi-Tou went to Tao-Xi to become a disciple of the Sixth Patriarch Hui-Neng, but did not undergo full ordination as a monk. When the Sixth Patriarch died, Shi-Tou obeyed Hui-Neng’s request to go to study with Xing-Si (also one of the great disciples of the Sixth Patriarch). He later became one of the great disciples of Xing-Si Zen Master, and since then he also became one of the leading Chinese Zen masters during the T'’ang dynasty. He acquired the name Shih-T’ou or rock-top from the fact that he lived in a hut he had built for himself on a large flat rock. Three of the five traditional schools of Chinese Zen traced their origins through Shi-Tou and his heirs. He died in 790 A.D.

7. Mã Tổ

Ma-Tsu 709-788

Mã Tổ là một trong những đại thiền sư Trung Hoa vào đời nhà Đường, sanh năm 709 sau Tây Lịch tại huyện Thập Phương, Hán Châu (bây giờ thuộc tỉnh Tứ Xuyên). Năm 741 ông nhơn gặp và được Nam Nhạc Hoài Nhượng giáo hóa được giải ngộ. Cùng thời với ông còn sáu đệ tử khác, nhưng chỉ có ông là được truyền tâm ấn mà thôi. Sau đó ông trở thành đại đệ tử của Nam Nhạc Hoài Nhượng. Ông thuộc thế hệ Thiền thứ ba sau Lục tổ Huệ Năng. Ông thường dùng tiếng hét để khai ngộ đệ tử. Người ta nói sau Lục Tổ Huệ Năng thì Mã Tổ là một thiền sư nổi tiếng nhất của Trung Quốc thời bấy giờ. Nam Nhạc Hoài Nhượng và Mã Tổ Đạo Nhất có thể được ví với Thanh nguyên Hành Tư và Thạch Đầu Hy Thiên vậy. Thạch Đầu Hy Thiên (700-790) và Mã Tổ là hai vị sáng lập ra hai trường phái Thiền Nam Đỉnh Thiền trong tỉnh Giang Tây. Mã Tổ là vị thiền sư duy nhất trong thời sau Huệ Năng được gọi là một vị tổ—One of the great Chinese Zen masters of the T’ang dynasty. He was born in 709 A.D. in Xi-Feng, Han-Chou (now is Si-Chuan province). In 741 A.D. met master Nan-Yueh-Huai-Rang while practicing meditation on Mount Heng. Six others also studied with Nan-Yueh, but only Ma-Tsu received the secret mind seal. He then became one of the great disciples of Nan-Yueh-Huai-Rang. Ma-Tsu was the third generation (709-788) after Hui-Neng. He usually used sounds of yelling or screaming to awaken disciples. It is said that after Hui-Neng, Ma-Tsu is the most famous of the ancient Chinese Zen masters. Nan-Yueh-Huai-Rang and his student can be compared with Xing-Yuan-Xing-Si and his student Shi-Tou-Xi-T’ien. Along with Shi-Tou-Xi-T’ien, Ma-Tsu was the founder of the Southern Peak School of the Ch’an or Intuitional sect in Jiang-Tsi. Ma-Tsu was the only Zen master in the period after Hui-Neng to be called a patriarch.

·Một hôm sư thượng đường dạy chúng: “Các người mỗi người tin tâm mình là Phật, tâm nầy tức là tâm Phật. Tổ Đạt Ma từ Nam Ấn sanh Trung Hoa truyền pháp thượng thừa nhất tâm, khiến các ngươi khai ngộ. Tổ lại dẫn kinh Lăng Già để ấn tâm địa chúng sanh. Sợ e các nguơi điên đảo không tự tin pháp tâm nầy mỗi người tự có, nên Kinh Lăng Già nói: ‘Phật nói tâm là chủ, cửa không là cửa pháp’ (Phật ngữ tâm vi tông, vô môn vi pháp môn). Người phàm cầu pháp nên không có chỗ cầu, ngoài tâm không riêng có Phật, ngoài Phật không riêng có tâm, không lấy thiện, chẳng bỏ ác, hai bên nhơ sạch đều không nương cậy, đạt tánh tội là không, mỗi niệm đều không thật, vì không có tự tánh nên tam giới chỉ là tâm, sum la vạn tượng đều là cái bóng của một pháp, thấy sắc tức là thấy tâm, tâm không tự là tâm, nhơn sắc mới có. Các ngươi chỉ tùy thời nói năng tức sự là lý, trọn không có chỗ ngại, đạo quả Bồ Đề cũng như thế. Nơi tâm sinh ra thì gọi là sắc, vì biết sắc không, nên sanh tứ chẳng sanh. Nếu nhận rõ tâm nầy, mới có thể tùy thời ăn cơm mặc áo nuôi lớn thai Thánh, mặc tình tháng ngày trôi qua, đâu còn có việc gì. Các ngươi nhận ta dạy hãy nghe bài kệ nầy:

“Tâm địa tùy thời thuyết

Bồ đề diệc chỉ ninh

Sự lý câu vô ngại

Đương sanh tức bất sanh.”

(Đất tâm tùy thời nói,

Bồ đề cũng thế thôi

Sự lý đều không ngại,

Chính sanh là chẳng sanh).

One day, Ma-Tsu entered the hall and addressed the congregation, saying: “All of you here! Believe that your own mind is Buddha. This very mind is Buddha mind. When Bodhidharma came from India to China he transmitted the supreme vehicle teaching of one mind, allowing people like you to attain awakening. Moreover he brought with him the text of Lankavatara Sutra, using it as the seal of the mind-ground of sentient beings. He feared that your views would be inverted, and you wouldn’t believe in the teaching of this mind that each and every one of you possesses. Therefore, Bodhidharma brought the Lankavatara Sutra, which offers the Buddha’s words that mind is the essence, and that there is no gate by which to enter Dharma. You who seek Dharma should seek nothing. Apart from mind there is no other Buddha. Apart from Buddha there is no other mind. Do not grasp what is good nor reject what is bad. Don’t lean toward either purity or pollution. Arrive at the empty nature of transgressions; that nothing is attained through continuous thoughts; and that because there is no self-nature and three worlds are only mind. The myriad forms of the entire universe are the seal of the single Dharma. Whatever forms are seen are but the perception of mind. But mind is not independently existent. It is co-dependent with form. You should speak appropriately about the affairs of your own life, for each matter you encounter constitutes the meaning of your existence, and your actions are without hindrance. The fruit of the Bodhisattva way is just thus, born of mind, taking names to be forms. Because of the knowledge of the emptiness of forms, birth is nonbirth. Comprehending this, one acts in the fashion of one’s time, just wearing clothes, eating food, constantly upholding the practices of a Bodhisattva, and passing time according to circumstances. If one practices in this manner is there anything more to be done?” To receive my teaching, listen to this verse:

“The mind-ground responds to conditions.

Bodhi is only peace. When there is no obstruction in worldly affairs or principles,

Then birth is nonbirth.”

·Có vị Tăng hỏi: “Hòa Thượng vì cái gì nói tức tâm tức Phật?” Sư đáp: “Vì dỗ con nít khóc.” Vị Tăng hỏi: “Con nít nín rồi thì thế nào?” Sư đáp: “Phi tâm phi Phật.” Vị Tăng lại hỏi: “Người trừ được hai thứ nầy rồi, phải dạy thế nào?” Sư đáp: “Nói với y là Phi Vật.” Vị Tăng lại hỏi: “Khi chợt gặp người thế ấy đến thì phải làm sao?” Sư đáp: “Hãy dạy y thể hội đại đạo.”—A monk asked: “Master, why do you say that mind is Buddha?” Ma-Tsu said: “To stop babies from crying.” The monk said: “What do you say when they stop crying?” Ma-Tsu said: “No mind, no Buddha.” The monk asked: “Without using either of these teachings, how would you instruct someone?” Ma-Tsu said: I would say to him that it’s not a thing.” The monk asked: “If suddenly someone who was in the midst of it came to you, then what would you do?” Ma-Tsu said: “I would teach him to experience the great way.” 

·Dù Mã Tổ có nhiều đệ tử kế thừa Pháp, song người nổi bậc nhất là Bách Trượng Hoài Hải (720-814)—Although Ma-Tsu had many Dharma-heirs, his most famous was Pai-Chang-Huai-Hai (720-814).

·Một hôm Mã Tổ Đạo Nhất lên pháp đàn toan nói pháp, thì Bách Trượng Hoài Hải xuất hiện, cuốn dẹp chiếu, coi như bế mạt thời pháp. Mã Tổ xuống đàn, trở vào phương trượng xong, ngài gọi Bách Trượng vào hỏi: “Ta vừa thượng đường sắp nói pháp, sao ông cuốn chiếu dẹp đi?” Bách Trượng thưa: “Hôm qua Hòa Thượng véo mũi đau quá.” Mã Tổ hỏi: “Ông nói tầm ruồng gì đó?” Bách Trượng nói: “Hôm nay chót mũi hết đau rồi.” Bách Trượng hôm nay đã đổi khác hết rồi. Khi chưa bị véo mũi thì không biết gì hết. Giờ đây là kim mao sư tử, sư là chủ, sư hành động ngang dọc tự do như chúa tể của thế gian nầy, không ngại đẩy lui cả vị sư phụ vào hậu trường. Thật quá tỏ rõ ngộ là cái gì đi sâu tận đáy cá thể con người. Thế nên sự biến đổi mới kỳ đặc đến như vậy—One day Ma-Tsu appeared in the preaching-hall, and was about to speak before a congregation, when Pai-Ch’ang came forward and began to roll up the matting. Ma-Tsu without protesting came down from his seat and returned to his own room. He then called Pai-Ch’ang and asked: “I just entered the hall and was about to speak the dharma, tell me the reason you rolled up the matting before my preach to the congregation.” Pai-Ch’ang said: “Yesterday you twisted my nose and it was quite painful.” Ma-Tsu said: “Where? Was your thought wandering then?” Pai-Ch’ang said: “It is not painful any more today, master.” How differently he behaves now! When his nose was pinched, he was quite an ignoramus in the secrets of Zen. He is now a golden-haired lion, he is master of himself, and acts as freely as if he owned the world, pushing away even his own master far into the background. There is no doubt that enlightenment does deep into the very root of individuality. The change of enlightenment achieved is quite remarkable. 

Ngày mồng bốn tháng hai năm 788, sư tắm gội, rồi ngồi kiết già thị tịch, được vua ban hiệu “Đại Tịch.”—On the fourth day of the second month in 788, the master bathed, sat in a cross-legged position, and passed away. He received the posthumous title “Great Stillness.”

8. Thạch Cựu Thiền Sư

Zen master Shih-Chiu

Thiền sư Thạch Cựu, một trong những đệ tử nổi bậc của Mã Tổ vào thời nhà Đường—Zen master Shih-Chiu was one of the most outstanding disciples of Ma-Tsu during the T’ang dynasty.

·Một hôm có một vị Tăng đến hỏi Thạch Cựu: “Trong tay Bồ Tát Địa Tạng có hạt minh châu, là ý nghĩa gì?” Thạch Cựu hỏi lại: “Trong tay ông có hạt minh châu không?” Vị Tăng đáp: “Con không biết.” Thạch Cựu bèn nói kệ—One day a monk asked him: “There is a jewel in the palm of Ksitigarbha Bodhisattva. What does it mean?” He asked the monk: “Do you have a jewel in your hand?” The monk replied: “I don’t know.” He then composed the following verse:

“Bất thức tự gia bảo

Tùy tha nhận ngoại trần

Nhật trung đào ảnh chất

Cảnh lý thất đầu nhân.”

(Báu nhà mình chẳng biết

Theo người nhận ngoại trần

Giữa trưa chạy trốn bóng

Kẻ nhìn gương mất đầu).

“Don’t you know you have a treasure at home?

Why are you running after the externals?

It is just like running away from your own shadow at noon time.

Or the man is frightened when not seeing his head in the mirror, after putting the mirror down.”

9. Huệ Lãng Thiền Sư

Zen master Hui-Lang

Thiền sư Trung Hoa, sống vào khoảng đầu thế kỷ thứ 9, một trong những đệ tử nổi tiếng của Thiền Sư Thạch Đầu Hy Thiên. Một hôm Huệ Lãng hỏi Thạch Đầu: “Phật là ai?” Thạch Đầu nói: “Nhà ngươi không có Phật tánh.” Huệ Lãng lại hỏi: “Cả loài máy cựa cũng không?” Thạch Đầu đáp: “Loài máy cựa có Phật tánh.” Huệ Lãng hỏi: “Huệ Lãng này sao không có Phật tánh?” Thạch Đầu nói: “Vì ngươi không chịu mình có.” Do câu nói nầy của Thạch Đầu làm thức tỉnh sự vô trí của Huệ Lãng, từ đó mà tỏ ngộ—A Chinese Zen master, flourished in the beginning of the ninth century, one of the most outstanding disciples of Zen master Shih-T’ou-His-T’ien. One day Hui Lang asked Shih-T’ou: “Who is the Buddha?” Shih-T’ou said: “You have no Buddha nature.” Hui-Lang asked: “How about these beings that go wriggling about?” Shih-T’ou replied: “They rather have the Buddha-nature.” Hui-Lang asked again: “How is that I am devoid of it?” Shih-T’ou said: “Because you do not acknowledge it yourself.” This is said to have awakened Hui-Lang to his own ignorance which now illuminates—See Thạch Đầu Hy Thiên. 

10. Dược Sơn Duy Nghiễm

Yueh-Shan-Wei-Yen

745-828

Dược Sơn Duy Nghiễm (745-828 hay 750-834), quê ở Ráng Châu, nay thuộc tỉnh Sơn Tây—Yueh-Shan-Wei-Yen 745-828 or 750-834. He came from ancient Jiang-Chou, now is in Shan-Xi province. 

·Thiền sư Dược Sơn Duy Nghiễm, môn đồ và là người kế vị Pháp với Thiền sư Thạch Đầu Hy Thiên, thầy của Đạo Ngộ Viên Trí và Vân Nham Đàm Thạnh—Chinese Zen master, a student and Dharma successor of Shih-T’ou-Hsi-T’ien, master of Tao-Wu-Yuan-Chih and Yun-Yen-Tan-Sheng.

·Theo Cảnh Đức Truyền Đăng Lục, Dược Sơn rời gia đình cha mẹ lúc 17 tuổi. Ngài được thọ cụ cúc giới năm 774 với Luật Sư Hy Tháo. Ngài là một trong những đệ tử xuất sắc nhất mà Thạch Đầu Thiền Sư đã gửi tới Mã Tổ Đạo Nhất. Là một đệ tử tinh cần, Dược Sơn tinh thông Kinh Luận, và nghiêm trì giới luật—According to the Ching-Te-Ch’uan-Teng-Lu, Yueh-Shan left home at the age of seventeen and was fully ordained by Vinaya master Hsi-Ts’ao in 774. He was one of the most prominent disciples referred to Ma-Tsu T’ao-I by Shih-T’ou. As an earnest disciple, Yueh-Shan mastered the sutras and sastras and strictly adhered to the Vinaya. 

·Sau đó sư tìm đến gặp Hy Thiên Thạch Đầu và hỏi: “Đối Tam thừa thập nhị kinh, con còn hiểu biết thô sơ, đến như thường nghe phương nam nói ‘chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật,’ thật con mù tịt. Vì thế con đến cúi mong Hòa Thượng từ bi chỉ dạy”—Later, Yueh-Shan went to Shih-T’ou Hsi-T’ien’s place. He asked: “I have a general understanding of the three vehicles and the twelve divisions of scriptures. Now I want to find out about ‘the southern teaching of pointing directly at mind, seeing self-nature, and becoming a Buddha.’ Truly, I am not clear about this teaching and therefore, I come and ask for the master’s compassionate instruction.”

·Thiền sư Hy Thiên bảo: “Thế ấy cũng chẳng được, không thế ấy cũng chẳng được, thế ấy không thế ấy đều chẳng được, ngươi làm sao?”—Shih-T’ou said: “You can’t attain it this way. You can’t attain it not this way. Trying to attain it this way or not this way, it can’t be attained. So what will you do?”

·Thiền sư Hy Thiên lại bảo thêm: “Khi con nói, ‘đây là cái nầy, con đã đứng sang một bên rồi.’ Là cái nầy hay không phải cái nầy, bao giờ con cũng đứng về một bên. Có phải thế không?”—Shih-T’ou added: “When you say, ‘It is this, then you miss it.’ This and not-this, both miss it. What do you think?”

·Dược Sơn mờ mịt không hiểu—Yueh-Shan was confused.

·Thạch Đầu bảo: “Nhơn duyên của ngươi không phải ở đây, hãy đến chỗ Mã Tổ Đạo Nhất.”—Shih-T’ou then said: “Your affinity is not at this place. Go to Master Ma-Tsu-T’ao-I’s place.”

·Dược Sơn vâng lệnh đến yết kiến Mã Tổ. Sư thưa lại câu đã thưa với Thạch Đầu—Yueh-Shan went and paid his respects to Ma-Tsu in accordance with Shih-T’ou’s instructions. He then posed the same question to Ma-Tsu that he had previously presented to Shih-T’ou.

·Mã Tổ bảo: “Ta có khi dạy y nhướng mày chớp mắt, có khi không dạy y nhướng mày chớp mắt; có khi nhướng mày chớp mắt là phải, có khi nhướng mày chớp mắt là không phải, ngươi làm sao?”—Ma-Tsu said: “Sometimes I teach it by raising my eyebrows and blinking my eyes. Sometimes I don’t teach it by raising my eyebrows and blinking my eyes. Sometimes raising my eyebrows and blinking my eyes is it, sometimes raising my eyebrows and blinking my eyes isn't it. So what will you do?”

·Ngay câu nói nầy, Dược Sơn liền khế ngộ, bèn lễ bái—At these words, Yueh-Shan was enlightened. He then bowed to Ma-Tsu.

·Mã Tổ lại hỏi: “Ngươi lấy đạo lý gì lễ bái?”—Ma-Tsu asked: “What principle have you observed that makes you bow?”

·Dược Sơn thưa: “Con ở chỗ Thạch Đầu như con muỗi đậu trên trâu sắt.”—Yueh-Shan said: “When I was at Shih-T’ou’s place, it was like a mosquito on an iron bull.”

·Mã Tổ bảo: “Ngươi đã biết như thế, tự khéo gìn giữ.”—Ma-Tsu said: “Since you are thus, uphold and sustain it well.”

·Dược Sơn ở đây hầu Mã Tổ ba năm—Yueh-Shan stayed there to serve as Ma-Tsu’s attendant for three years.

·Một hôm Mã Tổ hỏi Dược Sơn: “Ngày gần đây chỗ thấy của ngươi thế nào?”—One day Ma-Tsu asked Yueh-Shan: “What have you seen lately?”

·Dược Sơn thưa: “Da mỏng da dầy đều rớt sạch, chỉ có một chơn thật.”—Yueh-Shan said: “Shedding the skin completely, leaving only the true body.”

·Mã Tổ bảo: “Sở đắc của ngươi đã hợp với tâm thể, khắp hết tứ chi. Đã được như thế, nên đem ba cật tre cột da bụng, tùy chỗ ở núi đi.”—Ma-Tsu said: “Your attainment can be said to be in accord with the mind-body, spreading through its four limbs. Since it’s like this, you should bind your things to your stomach and go traveling to other mountains.”

·Dược Sơn thưa: “Con là người gì dám nói ở núi?”—Yueh-Shan said: “Who am I to speak of being head of a Zen mountain?”

·Mã Tổ bảo: “Chẳng phải vậy, chưa có thường đi mà chẳng đứng, chưa có thường đứng mà chẳng đi, muốn lợi ích không chỗ lợi ích, muốn làm không chỗ làm, nên tạo thuyền bè, không nên ở đây lâu.”—Ma-Tsu said: “That’s not what I mean. Those who haven’t gone on a long pilgrimage can’t reside as an abbot. There’s no advantage to seeking advantage. Nothing is accomplished by seeking something. You should go on a journey and not remain in this place.”

·Dược Sơn từ giả Mã Tổ trở về Thạch Đầu—Yueh-Shan then left Ma-Tsu and returned to Shih-T’ou.

·Một hôm sư ngồi trên tảng đá, Thạch Đầu trông thấy bèn hỏi: “Ngươi ở đây làm gì?” Sư thưa: “Tất cả chẳng làm.” Thạch Đầu lại hỏi: “Tại sao ngồi nhàn ở đây?” Sư thưa: “Ngồi nhàn rỗi tức làm.” Thạch Đầu lại hỏi: “Ngươi nói chẳng làm, là chẳng làm cái gì?” Sư thưa: “Ngàn Thánh cũng không biết.” Thạch Đầu dùng kệ khen:

Tùng lai cộng trụ bất tri danh.

Nhậm vận tương tương chỉ ma hành

Tự cổ thượng hiền du bất thức

Tạo thứ phàm lưu khởi khả minh

(Chung ở từ lâu chẳng biết chi. Lặng lẽ theo nhau chỉ thế đi

Thượng hiền từ trước còn chẳng biết.

Huống bọn phàm phu đâu dễ tri).

One day, as Yueh-Shan was sitting, Shih-T’ou asked him: “What are you doing here?” Yueh-Shan said: “I am not doing a thing.” Shih-T’ou said: “Then you’re just sitting leisurely.” Yueh-Shan said: “If I were sitting leisurely, I’d be doing something.” Shih-T’ou said: “You say you’re not doing anything. What is it that you’re not doing?” Yueh-Shan said: “A thousand sages don’t know.” Shih-T’ou then wrote a verse of praise that said:

Long abiding together, not knowing its name,

Just going on, practicing like this,

Since ancient times the sages don’t know.

Will searching everywhere now make it known.

·Thạch Đầu dạy: “Nói năng động dụng chớ giao thiệp.” Sư thưa: “Chẳng nói năng động dụng cũng chớ giao thiệp.” Thạch Đầu nói: “Ta trong ấy mũi kim mảnh bụi chẳng lọt vào.” Sư thưa: “Con trong ấy như trồng hoa trên đá.” Thạch Đầu ấn khả—Later Shih-T’ou offered an instruction, saying, “Words do not encroach upon it.” Yueh-Shan said, “No words does not encroach upon it.” Shih-T’ou said, “Here, I can stick a needle to it.” Yueh-Shan said, “Here, is like I am growing flowers on a bare rock.” Shih-T’ou approved Yueh-Shan’s answer.

·Về sau sư đến ở chỗ Dược Sơn Lễ Châu, đồ chúng theo học rất đông—Later the masterlived on Mount Yueh Li-Chou, and a sea of disciples assembled there.

·Ngày kia một ông viện chủ thỉnh sư thượng đường thuyết pháp. Tăng chúng hội đông đủ. Sư im lặng giây lâu rồi hạ đường, trở vào phương trượng đóng cửa lại. Viện chủ vào hỏi: “Hòa Thượng hứa nói pháp sao bây giờ vào phương trượng?” Dược Sơn nói: “Viện chủ, kinh thì có ông thầy kinh, luận thì có ông thầy luận, luật thì có ông thầy luật. Còn trách lão Tăng nỗi gì?”—One day when Yueh-Shan was asked to give a lecture, he did not say a word, but instead came down from the pulpit and went off to his room. The abbot came to his room and asked: “Master, you promised to preach, why you are in your room?” Yueh-Shan said: “Abbot, in the temple, when talking about sutras, you have the acarya; talking about commentaries, you have an Abhidharma specialist; talking about the law, you have a Vinaya specialist. Why do you blame on me?” 

Vào tháng hai năm 834, khi sắp thị tịch, sư kêu to: “Pháp đường ngã! Pháp đường ngã!” Đại chúng đều mang cột đến chống đở. Sư khoát tay bảo: “Các ngươi không hiểu ý ta.” Sư bèn từ giả chúng thị tịch, thọ 84 tuổi, 60 tuổi hạ. Đồ chúng xây tháp thờ sư bên phía đông tự viện. Vua sắc phong là Hoàng Đạo Đại Sư, tháp hiệu Hóa Thành—In the second month of the year 834, Zen master Yueh-Shan called out, “The Dharma hall is collapsing! The Dharma hall is collapsing!” The monks grabbed poles and tried to prop up the Dharma hall. Yueh-Shan lifted his hand and said, “You don’t understand what I mean,” and passed away. The master was eighty-four years old and had been a monk for sixty years. His disciples built his memorial stupa on the east side of the hall. He received the posthumous name “Great Teacher Vast Way.” His stupa was named “Transforming City.”

11. Đơn Hà Tử Thuần

Zen master Dan-Xia-Zhi-Chun

Thiền sư Đơn Hà Tử Thuần sanh năm 1064 tại tỉnh Tứ Xuyên, là một trong những đại đệ tử của Thiền sư Phù Dung. Ông thọ cụ túc giới vào năm hai mươi tuổi. Sư trụ tại núi Đơn Hà, thuộc tỉnh Tứ Xuyên—Zen master Dan-Xia-Zhi-Chun was born in 1064 in Si-Chuan province, one of the great disciples of Zen master Fu-Rong. He was ordained at the age of twenty. He resided at Mount Dan-Xia. 

·Một hôm sư thượng đường thuyết pháp: “Trong càn khôn giữa vũ trụ, ở trong có một hòn ngọc ẩn tại hình sơn. Triệu Pháp Sư nói vậy, chỉ có thể chỉ vào dấu và nói về vết, chứ không thể cầm lấy mà chỉ bày cho người. Ngày nay Đơn Hà mở toát vũ trụ đập nát hình núi, cầm lấy mà chỉ bày cho mọi người quan sát. Những người có tuệ nhãn có thể thấy được.” Đơn Hà cầm gậy dọng xuống sàn nói: “Có thấy không? Cò trắng trên tuyết sắc vẫn khác, Trăng sáng hoa lau chẳng giống nhau.”—One day he entered the hall and addressed the monk, saying, “Within the cosmos, inside the universe, at the very center, there is a jewel concealed in form mountain. Dharma master Zhao says that you can only point at tracks and speak of traces of this jewel, and that you cannot hold it up for others to see. But today I split open the universe, break apart form mountain and hold it forth for all of you to observe. Those with the eye of wisdom will see it.” Dan-Xia hit the floor with his staff and said, “Do you see? A white egret stands in the snow, but its color is different. It doesn’t resemble the clear moon or the water reeds!”

·Sư thượng đường, nhắc lại Đức Sơn dạy chúng nói: “Tông ta không ngữ cú, không một pháp cho người.” Đức Sơn nói thoại thế ấy, đáng gọi là chỉ biết vào cỏ tìm người, bất chợt toàn thân bùn nước. Chín chắn xem ra, chỉ đủ một con mắt. Nếu là Đơn Hà thì không thế. Tông ta có ngữ cú đao vàng cắt chẳng mở, sâu xa chỉ huyền diệu, ngọc nữ đêm mang thai—Dan-Xia entered the hall and said, De-Shan spoke as follows: “My doctrine is without words and phrases, and truthfully, I have no Dharma to impart to people.” You can say De-Shan knew how to go into the grass to save people. But he didn’t soak the whole body in muddy water. If you look carefully you see he has just one eye. But as for me, my doctrine has words and phrases, and a golden knife can’t cut it open. It is deep, mysterious, and sublime. A jade woman conceives in the night.”

·Sư thượng đường: “Dừng dừng đúng ngọ còn thiếu nửa, lặng lặng canh ba vẫn chửa tròn, sáu cửa chẳng từng biết hơi ấm, lại qua thường ở trước trăng trong.”—Dan-Xia entered the hall and said, “At high noon is still lacks half. In the quiet night it is still not complete. Households haven’t known the intimate purpose, always going and coming before the clear moon.”

·Sư thượng đường thuyết: “Trăng sáng chiếu soi đầm trong bày bóng, nước không có ý thấm trăng, trăng không có tâm soi nước, trăng nước cả hai đều quên mới đáng gọi là đoạn. Vì thế nói: Việc lên trời cần phải thổi mất, việc thập thành cần phải dẹp mất, ném vàng vang tiếng chẳng cần xoay nhìn. Nếu hay như thế mới hiểu nhằm trong dị loại mà đi. Quý vị đến trong ấy lại thấu hiểu chăng? Sư im lặng một lúc lại nói: Thường đi chẳng cất nhân gian bước, mang lông đội sừng lẫn đất bùn.”—Dan-Xia entered the hall said, “The precious moon streams its shining light, spreading out vast and clear. The water reflects, but does not absorb its essence, nor does the moon rend its shining mind. When water and moon are both forgotten, this may be called cut-off. Therefore, it is said: Things rising to heaven must fall back to earth. What is fully completed is inevitably lacking. Cast off the desire for reputation and don’ look back. If you can do this, you can then walk in the fantastic diversity. And when you have reached this place, have you seen it all? After a long pause Dan-Xia said: If you are not devoted to walking among people, then you fall into the dirt and mud wearing feathers and horns.”

Thiền Sư Đơn Hà thị tịch vào mùa xuân năm 1117. Tháp cốt của sư được dựng lên ở phía nam Hồng Sơn, bây giờ là thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc—Dan-Xia died in the spring of the year 1117. A monment and the master’s complete remains were placed in a stupa south of Mount Hong, now is Wu-Han city, Hubei province.

12. Bách Trượng Hoài Hải

Pai-Chang-Huai-Hai

Bách Trượng Hoài Hải sanh năm 720 sau Tây Lịch. Ông là vị thiền sư đầu tiên thiết lập một cộng đồng tự viện ở Trung Quốc với những luật lệ quy củ rõ ràng và nhấn mạnh đến việc lao động chân tay trong nhà thiền bao gồm trong quyển Bách Trượng Thanh Quy. Ông tịch vào năm 814 sau Tây Lịch—He was born in 720 A.D. He was an outstanding Zen master, the first to establish the Zen community in China with precise rules and regulations and the emphasis on manual labor. He died in 814 A.D.

·Một hôm sư theo hầu Mã Tổ đi dạo, thấy một bầy vịt trời bay qua, Mã Tổ hỏi: “Đó là cái gì?” Sư thưa: “Vịt trời.” Mã Tổ hỏi: “Bay đi đâu?” Sư thưa: “Bay qua.” Mã Tổ bèn nắm lỗ mũi của sư mà vặn mạnh một cái, đau quá sư la thất thanh. Mã Tổ bảo: “Lại nói bay qua đi.” Ngay câu ấy sư tỉnh ngộ. Trở về phòng thị giả. Sư khóc lóc thảm thiết, những người chung phòng nghe được bèn hỏi: Huynh nhớ cha mẹ phải không?” Sư đáp: “Không.” Bị người ta mắng chữi phải không? Sư đáp: “Không.” Vị sư hỏi: Vậy tại sao lại khóc?” Sư đáp: “Lỗ mũi tôi bị Hòa Thượng kéo đau thấu xương.” Vị thị giả kia lại hỏi: “Có nhơn duyên vì không khế hội?” Sư đáp: “Đi hỏi Hòa Thượng đi.” Vị thị giả ấy tới hỏi Hòa Thượng rằng: “Thị giả Hoài Hải có nhơn duyên gì chẳng khế hội, mà đang khóc ở trong phòng, xin Hòa Thượng vì chúng con mà nói.” Mã Tổ bảo: “Y đã khế hội, các ngươi tự hỏi lấy y.” Vị thị giả lại trở về phòng hỏi: “Hòa Thượng nói huynh đã hội, nên bào chúng tôi về hỏi huynh.” Sư bèn cười Hả! Hả! Các vị ấy bảo: “Vừa rồi khóc sao bây giờ lại cười.” Sư đáp: “Vừa rồi khóc bây giờ cười cũng vậy thôi.” Các vị ấy mờ mịt không hiểu gì cả. Theo Thiền sư D.T. Suzuki trong Thiền Luận, Tập I, có thể có liên hệ nào không giữa các câu chuyện rữa chén của chú tiểu, thổi tắt ngọn đèn và vặn tréo lổ mũi trên? Ta phải nói như Vân Môn Văn Yển: “Nếu không có gì hết, thì làm sao những người ấy đạt được lý Thiền? Nếu có thì mối thân thuộc ra sao? Cái ngộ ấy là gì? Cái nhãn quan mới thấy là gì? Hễ sự quan sát của ta còn bị giới hạn trong những điều kiện của trước thời mở con mắt đạo, có lẽ ta không bao giờ thấy được đâu là chỗ rốt ráo kết thành. Đó toàn là việc diễn ra hằng ngày, và nếu khách quan Thiền nằm ở chỗ thường nhật ấy thì mỗi chúng ta đều là Thiền sư hết mà không biết. Điều nầy rất đúng bởi lẽ không có cái gì giả tạo được xây dựng trong đạo Thiền, nhưng phải có cái vặn mũi, có cây đèn bị thổi tắt, thì mắt chúng ta mới lột hết vảy cá, và ta mới chú ý đến bên trong, và hướng đến sự động dụng của tâm thức; và chính tại đó tiềm ẩn mối liên hệ mật thiết giữa sự thổi tắt đèn hay cái vặn mũi cũng như vô số những việc khác dệt thành tấm màn thế sự của loài người chúng ta—One day Pai-Zhang accompanied Ma-Tzu on a walk. A flock of wild ducks flew past them. Ma-Tzu said: “What’s that?” Pai-Zhang said: “Wild ducks.” Ma-Tzu said: “Where’d they go?” Pai-Zhang said: “They flew away.” Ma-Tzu then twisted Pai-Zhang’s nose so hard that he cried out. Ma-Tzu said: “So you say they’ve flown away!” Upon hearing these words, Pai-Zhang attained enlightenment. Returning to the attendant’s room, Pai-Zhang cried out loudly. One of the other attendants asked Pai-Zhang: “Are you homesick?” Pai Zhang said: “No.” The attendant said: “Did someone curse at you?” Pai-Zhang said: “No.” The attendant said: “Then why are you crying?” Pai-Zhang said: “Master Ma twisted my nose so hard that the pain was unbearable.” The attendant said: “What di you do that offend him? Pai-Zhang said: “You go ask him.” The attendant went to Ma-Tzu and said: “What did the attendant Huai-Hai do to offend you? He is in his room crying. Please tell me.” The great teacher said: “He himself knows. Go ask him. The attendant returned to Pai-Zhang’s hut and said again: “The master says that you already know, so I shouls come here and ask you.” Thereupon Pai-Zhang laughed out loud. The attendant said: “A moment ago you were crying, so why are you laughing now?” Pai-Zhang said: “My crying moment ago is the same as my laughing now.” The attendant was bewildered by Pai-Zhang’s behavior. Is there any connection in any possible way between the washing of the dishes and the blowing out a candle and the twistinf of the nose? We must say with Yun-Men: “If there is none, how could they all come to the realization of the truth of Zen? If there is, what inner relationship is there? What is this enlightenment? What new point of viewing things is this? So long as our observation is limited to those conditions which preceded the opening of a disciple’s eye we cannot perhaps fully comprehend where lies the ultimate issue. They are matters of everyday occurrence, and if Zen lies objectively among them, every one of us is a master before we are told of it. This is partly true inasmuch as there is nothing artificially constructed in Zen, but if the nose is to be really twisted or the candle blown out in order to take scale off the eye, our attention must be directed inwardly to the working of our minds, and it will be there where we are flying geese and the washed dishes and the blown-out candle and any other happenings that weave out infinitely variegated patterns of human life. 

·Hôm sau Mã Tổ vừa lên tòa, chúng nhóm họp xong. Sư bước ra cuốn chiếu, Mã Tổ xuống tòa, sư theo sau đến phương trượng. Mã Tổ hỏi: “Ta chưa nói câu nào, tại sao ngươi cuốn chiếu?” Sư thưa: “Hôm qua bị Hòa Thượng kéo chót mũi đau.” Mã Tổ bảo: “Hôm qua ngươi để tâm chỗ nào?” Sư nói: “Chót mũi ngày nay lại chẳng đau.” Mã Tổ bảo: “Ngươi hiểu sâu việc hôm qua.” Sư làm lễ rồi lui ra—The next day Ma-Tzu went into the hall to address the monks just when the monks had finished assembling, bai-Zhang rolled up his siting mat. Ma-Tzu got down from his chair and Bai-Zhang followed him to the abot’s room. Ma-Tzu said: “Just now I hadn’t said a word. Why did you roll up your sitting mat?” Bai-Zhang said: “Yesterday the master painfully twisted my nose.” Ma-Tzu said: “Is there anything special about yesterday that you’ve noticed?” Bai-Zhang said: “Today, my nose doesn’t hurt anymore.” Ma-Tzu said: “Then you really understand what happened yesterday.” Bai-Zhang then bow and went out. 

·Một hôm, sư thượng đường thuyết pháp. Nhưng sư chỉ bước tới vào bước, đứng yên, rồi mở rộng vòng tay ra, rồi trở về phương trượng. Sau đó đệ tử vào hỏi thì ngài trả lời: “Đó, đại nghĩa của pháp Phật chỉ là vậy.”—One day he entered the hall to preach the Buddha-Dharma. But he merely walked forward a few steps, stood still, and opened his arms, then returned to his room. His disciples came to ask for the reason, he said: “That’s all of the great principle of Buddhism.” 

·Trong số những đại đệ tử của Bách Trượng có Hoàng bá và Qui Sơn. Một hôm Bách Trượng bảo Tăng chúng: “Phật pháp không phải là việc nhỏ, lão Tăng xưa bị Mã Tổ nạt đến ba ngày lổ tai còn điếc.” Hoàng Bá nghe nói bất giác le lưỡi. Bách trượng bảo: “Con về sau nầy thừa kế Mã Tổ chăng?” Hoàng Bá thưa: “Không, nay nhơn Hòa Thượng nhắc lại, con được thấy Mã Tổ đại cơ, đại dụng, nhưng vẫn không biết Mã Tổ. Nếu con thừa kế Mã Tổ, về sau mất hết con cháu của con.” Bách Trượng bảo: “Đúng thế, đúng thế, thấy bằng với thầy là kém thầy nửa đức, thấy vượt hơn thầy mới kham truyền trao. Con hẳn có cái thấy vượt hơn thầy.” Hoàng Bá liền lễ bái—Foremost among them Bai-Zhang’s students were Huang-Bo and Kui-Shan. One day Bai-Zhang said to the congregation: “The Buddhadharma is not a trifling matter. Formerly great Master Ma-Tzu shouted so loudly that I was deaf for three days.” When Huang-Bo heard this, he stuck out his tongue. Bai-Zhang said to him: “In the future, will you carry on Ma-Tzu’s Dharma?” Huang-Bo said: “There’s no way I could do so. Today, because of what you’ve said, I’ve seen Ma-Tzu’s great function, but I still haven’t glimpsed Ma-Tzu. If I carry on Ma-Tzu’s teaching by half, then our descendants will be cut off.” Bai-Zhang said: “Just so! Just so! The one who is his teacher’s equal has diminished his teacher by half. Only a student who surpasses his teacher can transmit his teacher’s teaching. So how does the student surpass the teacher?” Huang-Bo then bowed.

·Mỗi ngày Bách Trượng thượng đường dạy chúng, có một ông già theo chúng nghe pháp. Hôm nọ, chúng ra hết chỉ còn ông già không đi, sư hỏi: “Ông là người gì?” Ông già thưa: “Con chẳng phải là người. Thời quá khứ thuở Đức Phật Ca Diếp, con làm Tăng ở núi nầy, nhơn học trò hỏi: “Người đại tu hành có còn rơi vào nhơn quả chăng?” Con đáp: “Không rơi vào nhơn quả.” Do đó đến năm trăm kiếp đọa làm thân chồn. Nay thỉnh Hòa Thượng chuyển một câu cho con thoát khỏi thân chồn. Bách Trượng bảo: “Ông hỏi đi.” Ông già hỏi: “Người đại tu hành có rơi vào nhân quả hay không?” Bách Trượng đáp: “Người đại tu hành không lầm (không mê mờ) nhơn quả.” Ngay câu nói ấy, ông già đại ngộ, làm lễ thưa: “Con đã thoát thân chồn. Con ở sau núi, dám xin Hòa Thượng lấy lễ mà an táng như một vị Tăng. Sư vào trong kêu duy na đánh kiểng bảo chúng ăn cơm xong đưa đám một vị Tăng, đại chúng nhóm nhau bàn tán “Đại chúng đều mạnh, nhà dưỡng bệnh không có người nào nằm, tại sao có việc nầy?” Sau khi cơm xong, sư dẫn chúng đến hang núi phía sau, lấy gậy khơi lên thấy xác một con chồn vừa chết, bèn làm lễ thiêu như một vị Tăng—Every day when Zen master Bai-Zhang spoke in the hall, there was an old man who would attend along with the assembly. One day when the congregation had departed, the old man remained. Bai-Zhang asked him: “Who are you?” The old man said: “I’m not a person. Formerly, during the age of Kasyapa Buddha, I was the abbot of a monastery on this mountain. At that time a student asked me: “Does a great adept fall into cause and effect?” I answered: “A great adept does not fall into cause and effect.” Thereafter, for five hundred lifetimes I’ve been reborn in the body of a fox. Now I ask that the master say a turning phrase in my behalf, so that I can shed the fox’s body. Bai-Zhang said: “Ask the question.” The old man said: “Does a great adept fall into cause and effect or not?” Bai-Zhang said: “A great adept is not blind to cause and effect.” Upon hearing these words, the old man experienced unsurpassed enlightenment. He then said: “Now I have shed the body of a fox. I lived behind the mountain. Please provide funeral services for a monk who has died.” Bai-Zhang then instructed the temple director to tell the monks to assemble after the next meal for funeral services. The monks were all mystified by this, because there was no one who was ill in the temple infirmary, so how could this be? After the meal, Bai-Zhang instructed the monks to assemble beneath a grotto behind the mountain. He then brought out the body of a dead fox on his staff, and proceeded to cremate it according to established ritual.

·Thiền sư Bách Trượng thị tịch ngày mười bảy tháng giêng năm 814. Sau khi thị tịch sư được vua ban hiệu “Đại trí Thiền Sư” và tháp hiệu “Đại Bảo Thắng Luân.”—The master died on the seventeenth day of the first month in 814. He received the posthumous title “Zen Master Great Wisdom.” His stupa was named “Great Treasure Victorious Wheel.”

13. Nam Tuyền Phổ Nguyện Thiền Sư

Nan-Ch’uan-Pu-Yuan

749-835

Thiền sư Nam Tuyền Phổ Nguyện sanh năm 749, là đệ tử của Mã Tổ và là thầy của Triệu Châu. Nam Tuyền là một trong những thiền sư lớn của Trung Quốc vào thời nhà Đường. Nam Tuyền đã nghiên cứu sâu xa triết học Phật giáo, đặc biệt là triết thuyết của các phái Pháp Tướng, Hoa Nghiêm và Tam Luận của Trung Quốc. Khi ông đến học với Mã Tổ Đạo Nhất, ông đạt được đại giác thâm sâu—Zen master Nan-Quan (Ch’uan)-Pu-Yuan was born in 749 A.D., was a disciple of Ma Tsu (Mã Tổ) and a teacher of Zhao-Chou. Nan-Ch’uan, one of the great Chinese Zen masters of the T’ang dynasty. Nan-Ch’uan already had a period of intensive study of Budhist philosophy behind him, including the teachings of the Fa-Hsiang, Hua-Yen, and San-Lun doctrines of Chinese Buddhism. When he came to Ma-Tsu, under whose guidance he realized profound enlightenment. 

·Trong cuộc gặp gỡ đầu tiên với Mã Tổ, người ta nói sư đã đạt được Du hý tam muội (chánh định ngao du tự tại)—At his first meeting with Ma-Tsu, he is said to have “instantly forgot the net of delusions and delighted in samadhi.”

·Một hôm, sư bưng cháo cho chúng Tăng, Mã Tổ hỏi: “Trong thùng thông là cái gì?” Sư thưa: “Ông già nên ngậm miệng, nói năng làm gì?”—One day, Nan-Quan was serving rice gruel to the monks from a bucket, Ma-Tsu asked: “What’s in the bucket?” Nan-Quan said: “The old monk should close his mouth than say this!”

·Năm 795, sau khi được Mã Tổ truyền pháp, sư đến núi Nam Tuyền cất am, lấy tên ngọn núi nầy làm tên mình, và ở mãi hơn ba mươi năm chưa từng xuống núi. Niên hiệu Thái Hòa năm 827. Liêm sứ thành Tuyền Châu là Lục Công Tuyên nghe đạo phong của sư bèn cùng Giám quân, và nhiều thiền sư khác trong vùng đồng đến thỉnh sư xuống núi, với tư cách đệ tử thỉnh thầy. Từ đây, sư mở rộng đạo huyền, số người tham học không khi nào dưới vài trăm—In 795, after gaining transmission from Ma-Tsu, Nan-Quan built a solitary hut on Mount Nan-Quan in Chi-Chou, from which his naem is derived, and remained there for more than thirty years practicing Zen. In 827, a high-ranking official named Lu-Kung and some Zen monks persuaded and invited Nan-Quan to descend from the mountain and honoured him by becoming his student. Due to this event, Nan-Quan’s reputation spread widely and students numbering in hundreds came to study under him.

·Sư dạy chúng: “Mã Tổ ở Giang Tây nói ‘Tức tâm tức Phật,’ Vương lão sư chẳng nói thế ấy, mà nói ‘Chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải vật,’ nói thế có lỗi chăng?” Triệu Châu lễ bái lui ra—Once, Zen master Nan-Quan saud: “Ma-Tsu of Jiang-Xi said: ‘Mind is Buddha.’ But old teacher Wang doesn’t talk that way. It’s not mind, it’s not Buddha, it’s not a thing. Is there any error in speaking thus?” Zhao-Chou bowed and went out.

·Nhà Đông nhà Tây tranh nhau hai con mèo, sư trông thấy liền bảo chúng: “Nói được là cứu con mèo, nói không được thì chém nó.” Chúng Tăng đều ngơ ngác không nói được. Sư liền chém con mèo. Triệu Châu ở ngoài đi vào. Sư dùng câu nói trước hỏi. Triệu Châu liền cỡi giày để trên đầu đi ra. Sư bảo: “Giá khi nảy có ngươi ở đây, đã cứu được con mèo.”—The monks of the eastern and western halls were arguing about a cat. Nan-Quan picked it up and said to the monks: “Say the appropriate word and you’ll save the cat. If you don’t say the appropriate word then it gets cut in two!” The monks were silent. Nan-Quan cut the cat in two. Later, Zhao-Chou returned from outside the temple and Nan-Quan told him what had happened. Zhao-Chou then removed his sandals, placed them on his head and went out. Nan-Quan said: “If you had been there, the cat would have been saved.” 

·Sư thượng đường dạy chúng: “Phật Nhiên Đăng nói: ‘Nếu tâm tướng khởi nghĩ sanh ra các pháp là hư giả chẳng thật.’ Vì cớ sao? Vì tâm còn không có, lấy gì sanh ra các pháp, ví như bóng phân biệt hư không, như người lấy tiếng để trong rương, cũng như thổi lưới mà muốn được đầy hơi. Cho nên lão túc bảo: ‘Chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải vật.’ Nói thế là dạy các huynh đệ chỗ đi vững chắc. Nói: ‘Bồ Tát Thập Địa trụ chánh định Thủ Lăng Nghiêm được pháp tạng bí mật của chư Phật, tự nhiên được tất cả thiền định giải thoát thần thông diệu dụng, đến tất cả thế giới khắp hiện sắc thân, hoặc thị hiện thành Phật chuyển bánh xe Đại Pháp, vào Niết Bàn, khiến vô lượng vào một lỗ chơn lông, nói một câu trải vô lượng kiếp cũng không hết nghĩa, giáo hóa vô lượng ngàn ức chúng sanh được vô sanh pháp nhẫn, còn gọi là sở tri ngu vi tế. Sở tri ngu cùng đạo trái nhau. Rất khó! Rất khó! Trân trọng.”—Zen Master Nan-Quan-Pu-Yuan entered the hall and addressed the monks, saying: “Dipamkara Buddha said: ‘The arising in mind of a single thought gives birth to the myriad things.’ ‘Why is it that phenomenal existence is empty? If there is nothing within mind, then how does one explain how the myriad things arise? Isn’t it as if shadowy forms differentiate emptiness? This question is like someone grasping sound and placing it in a box, or blowing into a net to fill the air. Therefore some old worthy said: ‘It’s not mind. It’s not Buddha. It’s not a thing.’ Thus we just teach you brethren to go on a journey. It’s said that Bodhisattvas who have passed through the ten stages of development and attained the Surangama Samadhi and the profound Dharma store-house of all Buddhas naturally realize the pervasive wondrous liberation of Zen samadhi. Throughout all worlds the form-body is revealed, and the highest awakening is manifested. The great Wheel of Dahrma is turned, nirvana is entered, and limitless space can be placed in the hole on the point of a feather. ‘Although a single phrase of scripture is recited for endless eons, its meaning is never exhausted. It’s teaching transports countless billions of beings to the attainment of the unborn and enduring Dharma. And that which is called knowledge or ignorance, even in the very smallest amount, is completely contrary to the Way. So difficult! So difficult!. Take care!" 

·Một trong những công án gây ấn tượng mạnh nhất về Nam Tuyền được ghi trong thí dụ 40 Bích Nham Lục. Đại sư Lục Hoàn nói với Nam Tuyền trong cuộc trò chuyện. Lục Hoàn hỏi, “Triệu Pháp sư nói ‘Trời đất cùng ta đồng gốc, vạn vật cùng ta một thể,’ thật là kỳ quái! Nam Tuyền chỉ một bông hoa trong vườn rồi nói với Đại Phu, “Thời nhân thấy gốc hoa nầygiống như cơn mộng.”—One of the most impressive koans with Nan-Ch’uan is example 40 of the Pi-Yen-Lu. Lu-Huan Tai-Fu said to Nan-Ch’uan in the course of their conversation, “Chao the Dharma teacher said, ‘Heaven and Earth and I have the same root; the ten thousand things and I are one body.’ Absolutely wonderful! Nan-Ch’uan, pointing to a blossom in the garden said, “The man of our times sees this blossoming bush like someone who is dreaming.”

·Nam Tuyền còn nổi tiếng về những châm ngôn sinh động và những thuật ngữ trái nghịch được ông dùng để đào tạo đệ tử. Có lúc ông tuyên bố có vẻ đi ngược lại với thầy Mã Tổ của mình như: “Ý thức không phải là Phật; nhận thức không phải là đường đi (Vô Môn Quan 34)—Nan-Ch’uan was famous for his vivid expressions and paradoxical pronouncements in the course of Zen training, come a number of much-cited Zen sayings. Thus, in apparent contradiction of his master Ma-Tsu, such as “Consciousness is not Buddha, knowledge is not the way.” (Wu-Men-Kuan 34).

·Một thí dụ nổi tiếng khác trong Vô Môn Quan 27 cũng được biết tới, “Con đường không phải là tinh thần, không phải là Phật, cũng không phải là sự vật.”—Another equally well known is example 27 of the Wu-Men-Kuan: “The way is not mind, it is not Buddha, it is not things.” 

·Nam Tuyền có 17 người kế vị Pháp, trong đó Triệu Châu Tùng Thẩm và Trường Sa Cảnh Sầm là hai đệ tử lớn—Nan-Ch’uan had seventeen dharma successors, among them Chao-Chou-Tsung-Shen and Ch’ang-Sha-Ching-Tsen were two most prominent disciples.

·Nam Tuyền được nhắc tới trong các thí dụ 14, 19, 27 và 34 của Vô Môn Quan, cũng như trong các thí dụ 28, 31, 40, 63, 64 và 69 của Bích Nham Lục—Nan-Ch’uan appears in examples 14, 19, 27, and 34 of the Wu-Men-Kuan, and in examples 28, 31, 40, 63, 64 and 69 of the Pi-Yen-Lu. 

·Những châm ngôn thuyết giảng của Nam Tuyền được thu thập vào Trịnh Châu Nam Tuyền Phổ Nguyện Thiền Sư Quang Lục—Nan-Ch’uan’s comments and instructions are recorded in the Ch’ing-Chou-Nan-Ch’uan-Pu-Yuan-Ch’an-Shih Kuang-Lu or Great Collection of the Words of the Ch'’n Master Nan-Chuan-Pu-Yuan from Ch’ing-Chou.

Sư thị tịch năm 834—He died in 834.

14. Trí Tạng Tây Đường Thiền Sư

Zen master Zhi-Zang-Xi-T’ang

Thiền sư Trí Tạng Tây Đường sanh năm 735 tại Kiền Hóa, là đệ tử của Mã Tổ Đạo Nhất—Zen master Zhi-Zang-Xi-T’ang was born in 735 in Qian-Hua, was a disciple of Ma-Tsu-T’ao-Yi.

·Một hôm Mã Tổ sai sư đến Trường An dâng thơ cho Quốc Sư Huệ Trung. Quốc Sư hỏi: “Thầy ngươi nói pháp gì?” Sư từ bên Đông sang bên Tây đứng. Quốc sư hỏi: “Chỉ cái ấy hay còn cái gì khác?” Sư trở lại bên Đông đứng. Quốc sư bảo: “Cái đó là của Mã Sư, còn ngươi thế nào?” Sư thưa: “Đã trình tương tợ với Hòa Thượng.”—One day Ma-Tsu dispatched Zhi-Zang to Chang-An to deliver a letter to the National Teacher Nan-Yang-Hui-Zhong. The national Teacher asked him: “What Dharma does your teacher convey to people?” Zhi-Zang walked from the east side to the west side and stood there. The National teacher said: “Is that all?” Zhi-Zang then walked from the west side to the east side. The National Teacher said: “This is Ma-Tsu’s way. What do you do?” Zhi-Zang said: “I showed it to you already.”

·Một lần, Mã Tổ hỏi sư: “Sao con chẳng xem kinh?” Sư thưa: “Kinh đâu có khác.” Mã Tổ nói: “Tuy nhiên như thế, con về sau vì người cần phải xem.” Sư thưa: “Con bệnh cần phải trị dưỡng, đâu dám nói vì người.” Mã Tổ bảo: “Con lúc lớn tuổi sẽ làm Phật pháp hưng thạnh ở đời.”—One day Ma-Tsu asked Zhe-Zang: “Why don’t you read sutras?” Zhi-Zang said: “Aren’t they all the same?” Ma-tsu said: “Although that’s true, still you should do so for the sake of people whom you will teach later on.” Zhi-Zang said: “I think Zhi-Zang must cure his own illness. Then he can talk to others.” Ma-Tsu said: “Late in your life, you’ll be known throughout the world.” Zhi-Zang bowed. 

·Khi sư đã trụ trì Tây Đường, một cư sĩ hỏi sư: “Có thiên đường, địa ngục chăng?” Sư đáp: “Có.” Vị cư sĩ lại hỏi: “Có Phật, Pháp, Tăng, Tam Bảo chăng?” Sư đáp: “Có.” Người ấy hỏi nhiều vấn đề nữa, sư đều đáp ‘có.’ Người ấy thưa: “Hòa Thượng nói thế e lầm chăng?” Trí Tạng hỏi: “Khi ông hỏi các vị tôn túc khác thì họ nói gì?” Vị cư sĩ đáp: “Con đã hỏi Hòa Thượng Cảnh Sơn.” Sư hỏi: “Hòa Thượng Cảnh Sơn nói với ông thế nào?” Vị cư sĩ đáp: “Ngài nói tất cả đều không.” Sư hỏi vị cư sĩ: “Ông có vợ con gì không?” Vị ấy đáp: “Có.” Sư hỏi tiếp: “Hòa Thượng Cảnh Sơn có vợ chăng?” Vị ấy đáp: “Không.” Sư nói: “Như vậy Hòa Thượng Cảnh Sơn nói không là phải.” Người ấy lễ tạ lui ra—After Zhi-Zang became an abbot of the Western Hall (in Chinese, Xi-T’ang), a lay person asked him: “Is there a heaven and hell?” Zhi-Zang said: “There is.” The lay person then asked: “Is there really a Buddha, Dharma, and Sangha, the three Jewels?” Zhi-Zang said: “There are.” The lay person then asked several other questions, and to each Zhi-Zang answered, “There are.” The lay person said: “Is the Master sure there’s no mistake about this?” Zhi-Zang said: “When you visited other teachers, what did they say?” The lay person said: “I once visited Master Jing-Shan.” Zhi-Zang said: “What did Jing-Shan say to you?” The lay person said: “He said that there wasn’t a single thing.” Zhi-Zang said: “Do you have a wife and children?” The lay person said: “Yes.” Zhi-Zang said: “Does Master Jing-Shan have a wife and children?” The lay person said: “No.” Zhi-Zang said: “Then it’s okay for Jing-Shan to say there isn’t a single thing.” The lay person bowed, thanked Zhi-Zang, and then went away. 

Thiền sư Trí Tạng thị tịch năm 814, được vua ban hiệu “Đại

Tuyên Giáo Thiền Sư.”—Zen master Zhi-Zang died in 814. He received the posthumous title “Zen Master Great Expounder of the Teaching.”

15. Trí Thường Qui Tông Thiền Sư

Zen master Zhi-Chang-Kui-Zong

Thiền sư Trí Thường Qui Tông quê ở Giang Linh (nay thuộc tỉnh Hồ Bắc), là đệ tử của Thiền Sư Mã Tổ Đạo Nhất—Zen master Zhi-Chang-Kui-Zong was from Jiang-Ling (now in Hu-bei Province), was a disciple of Zen master Ma-Tsu-T’ao-Yi.

·Một hôm sư thượng đường dạy chúng: “Các bậc cổ đức từ trước không phải chẳng hiểu biết, các ngài là bậc cao thượng chẳng đồng hạng thường. Người thời nay không thể tự thành tự lập, để tháng ngày qua suông. Các ngươi chớ lầm dụng tâm, không ai thế được ngươi, cũng không có chỗ ngươi dụng tâm. Chớ đến người khác tìm, từ trước chỉ nuơng người khác mà tìm hiểu, nói ra đều kẹt, ánh sáng không thấy suốt, chỉ vì trước mắt có vật.”—Master Zhi-Chang Kui-Shan entered the hall and addressed the monks, saying: “The virtuous of former times were not without knowledge and understanding. Those great adepts were not of the common stream. People these days are unable to be self-empowered, nor can they stand alone. They just idly pass the time. All of you here, don’t make the error of employing your mind. No one can do it for you. Moreover, there is no place where mind can be used. Don’t be seeking it somewhere else. Up to now you have been acting in accordance with someone else’s understanding. Your own speech is completely obstructed. The light does not shine through. There are obstructions blocking your vision.”

·Có vị Tăng hỏi sư: “Thế nào là huyền chỉ?” Sư đáp: “Không người hay hội.” Vị Tăng lại hỏi: “Người hướng về thì sao?” Sư nói: “Có hướng tức trái.” Vị Tăng lại hỏi: “Người chẳng hướng thì sao?”Sư đáp: “Đi! Không có chỗ cho ngươi dụng tâm.” Vị Tăng hỏi: “Đâu không có cửa phương tiện khiến học nhơn được vào?” Sư đáp: “Quan Âm sức diệu trí hay cứu khổ thế gian.” Vị Tăng lại hỏi: “Thế nào là sức diệu trí Quan Âm?” Sư gõ cái đỉnh ba tiếng, hỏi: “Ngươi nghe chăng?” Vị Tăng đáp: “Nghe.” Sư nói: “Sao ta chẳng nghe?” Vị Tăng không đáp được. Sư cầm gậy đuổi ra—A monk asked Zen master Zhi-Chang: “What is the essential mystery?” Zhi-Chang said: “No one can understand it.” The monk said: “How about those who seek it?” Zhi-Chang said: “Those who seek it miss it completely.” The monk asked: “How about those who don’t seek it?” Zhi-Chang said: “Go! There’s no place for you to use your mind.” The monk said: “Then, is there no expedient gate through which you can help me to enter?” Zhi-Chang said: “Kuan-Yin’s sublime wisdom can save the world from suffering.” The monk said: “What is Kuan-Yin’s sublime wisdom?” The master struck the top of the incense urn three times with his staff and said: “Did you hear that or not?” The monk said: “I heard it.” Zhi-Chang said: “Why didn’t I hear it?” The monk was silent. The master then took his staff and got down from the seat.

·Sư thượng đường dạy chúng: “Nay tôi muốn nói thiền, các ngươi tất cả lại gần đây.” Đại chúng tiến đến gần. Sư bảo: “Các ngươi nghe, hạnh Quan Âm khéo hiện các nơi chốn.” Vị Tăng hỏi: “Thế nào là hạnh Quan Âm?” Sư khảy móng tay, hỏi: “”Các ngươi có nghe chăng?” Đại chúng đáp: “Nghe.” Sư nói: “Một bọn hướng trong ấy tìm cái gì?” Sư cầm gậy đuổi ra, rồi cười lớn, đoạn đi vào phương trượng—Zhi-Chang entered the hall and addressed the monks, saying: “I want to speak about Zen. All of you gather around.” The monks gathered closely around Zhi-Chang. Zhi-Chang said: “Listen to Bodhisattva Kuan-Yin’s practice. Its goodness extends everywhere.” Someone asked: “What is Kuan-Yin’s practice?” Zhi-Chang pointed with his finger and said: “Do you still hear it?” The monk said: “We hear it.” Zhi-Chang said: “What is this pack of fools looking for?” He took his staff and chased the monks out of the hall. With a big laugh he went back to the abbot’s quarters.

·Một vị Tăng đến từ biệt sư. Sư hỏi: “Đi đâu?” Vị Tăng đáp: “Đi các nơi học ngũ vị thiền.” Sư nói: “Các nơi có ngũ vị thiền, ta trong ấy chỉ có nhất vị thiền.” Vị Tăng hỏi: “Thế nào là nhất vị thiền?” Sư liền đánh. Vị Tăng bỗng nhiên đại ngộ, thưa: “Ngưng, con biết rồi.” Sư nói: “Nói! Nói!” Vị Tăng ngập ngừng trả lời. Sư lại đánh đuổi ra—A monk was leaving the monastery. Zhi-Chang asked him: “Where are you going?” The monk said: “I’m going everywhere to study the five flavors of Zen.” Zhi-Chang said: “Everywhere else has five Zen flavors. Here I only have one-flavored Zen.” The monk said: “What is one-flavored Zen?” Zhi-Chang hit him. The monk said: “I understand! I understand!” Zhi-Chang said: “Speak! Speak!” The monk hesitated. Zhi-Chang hit him again. The monk later went to Huang-Bo and told him about this previous exchange with Zhi-Chang. Huang-Bo entered the hall and addressed the monks, saying: “Great Teacher Ma brought forth eighty-four people. But if some worthy asks them a question every one of them just wets his pants. Only Zhi-Chang is up to snuff!” 

·Thích sử Giang Châu là Lý Bột đến hỏi sư: “trong kinh nói: ‘Hạt cải để trong núi Tu Di,’ Bột không nghi. Lại nói: ‘Núi Tu Di để trong hạt cải,’ phải là dối chăng?” Sư gạn lại: “Người ta đồn Sử quân đọc hết muôn quyển sách phải chăng?” Thích Sử đáp: “Đúng vậy.” Sư nói: “Rờ từ đầu đến chân bằng cây dừa lớn, muôn quyển sách để chỗ nào?” Lý Bột cúi đầu lặng thinh—Governor Li-Bo of Jiang-Chou said to Zhi-Chang: “In the scripture it says that a mustard seed fits inside Mount Sumeru. This I don’t doubt. But it also says that Mount Sumeru fits inside a mustard seed. I’m afraid this is just foolish talk.” Zhe-Chang said: “I’ve heard that Your Excellency has read thousands of scriptures. Is this so or not?” The governor said: “Yes, it is true.” Zhe-Chang said: “From top to bottom your head is about the size of a coconut. Where did all those scriptures go?” The governor could only bow his head in deference. 

Sau khi sư thị tịch, sư được vua ban hiệu “Chí Chơn Thiền Sư”—After his death, he received the posthumous title “Zen Master Arrive at Truth.”

16. Đại Mai Pháp Thường Thiền Sư

Zen master T’a-Mei-Fa-Chang

Thiền sư Đại Mai sanh năm 752 tại Tương Dương (bây giờ thuộc tỉnh Hồ Bắc), là đệ tử của Mã Tổ Đạo Nhất—Zen master T’a-Mei-fa-Chang was born in 752 in Xiang-Yang (now in Hu-bei province), was a disciple of Ma-Tsu-T’ao-Yi.

·Ban sơ đến tham vấn Mã Tổ, sư hỏi: “Thế nào là Phật?” Mã Tổ đáp: “Tức tâm là Phật.” Sư liền đại ngộ—Upon his first meeting with the great teacher Ma-Tsu, T’a-Mei asked him: “What is Buddha?” Ma-Tsu said: “Mind is Buddha.” Upon hearing these words, T’a-Mei experienced great enlightenment.

·Trong hội Diêm Quang (chỗ giáo hóa của Thiền sư tề An) có vị Tăng vào núi tìm cây gậy, lạc đường đến am sư. Vị Tăng hỏi: “Hòa Thượng ở núi nầy được bao lâu?” Sư đáp: “Chỉ thấy núi xanh lại vàng bốn lần như thế.” Vị Tăng hỏi: “Ra núi đi đường nào?” Sư nói: “Đi theo dòng suối.” Vị Tăng về học lại cho Thiền sư Tề An nghe, Tề An nói: “Ta hồi ở chỗ Mã Tổ từng thấy một vị Tăng, sau nầy không biết tin tức gì, có phải là vị Tăng này chăng?” Tề An bèn sai vị Tăng ấy đi thỉnh sư xuống núi. Sư có bài kệ:

“Tồi tàn khô mộc ỷ hàn lâm

Kỷ độ phùng xuân bất biến tâm

Tiều khách ngộ chi du bất cố

Dĩnh nhơn na đắc khổ truy tầm.”

(Cây khô gãy mục tựa rừng xanh

Mấy độ xuân về chẳng đổi lòng

Tiều phu trông thấy nào đoái nghĩ

Dĩnh khách thôi thì chớ kiếm tìm).

During the Zheng-He era (785-820), a monk in Zen Master Yan-Quang Qi-An’s congregation was collecting wood for making monks’ staffs when he became lost. Coming upon Zen master T’a-Mei Fa-Chang’s cottage, he asked: “Master, how long have you been living here?” T’a-Mei said: “I have seen the mountain’s green change to brown four times.” The monk then asked: “Where’s the road down off the mountain?” T’a-Mei said: “Follow the flow of the water.” The monk returned to Yan-Kuang and told him about the monk he’d met. Yan-Kuang said: “When I was at Jiang-Xi, studying with Ma-Tsu, I saw such a monk there. I haven’t heard any news about him since then. I don’t know if it’s him or not.” Yan-Kuang then sent a monk to invite T’a-Mei to come for a visit. T’a-Mei responded to the invitation with a poem that said:

“A damaged tree stump slumps in the forest.

Mind unchanged as springtime pass.

A woodcutter passes but still doesn’t see it.

Why do you seek trouble by pursuing it?” 

·Mã Tổ nghe sư ở núi bèn sai một vị Tăng đến thăm dò. Tăng đến hỏi sư: “Hòa Thượng gặp Mã Tổ đã được cái gì, về ở núi nầy?” Sư đáp: “Mã Tổ nói với tôi ‘Tức tâm là Phật,’ tôi bèn đến ở núi nầy.” Vị Tăng bèn nói: “Gần đây giáo pháp Mã Tổ đã thay đổi.” Đại Mai hỏi: “Đổi ra làm sao?” Vị Tăng đáp: “Phi tâm phi Phật.” Đại Mai nói: “Ông già mê hoặc người chưa có ngày xong, mặc ông ‘Phi tâm phi Phật,’ tôi chỉ biết ‘Tức tâm tức Phật.’” Vị Tăng trở về thưa với Mã Tổ những lời sư nói. Mã Tổ nói với đại chúng: “Đại chúng! Trái Mai đã chín.” Từ đây nhiều vị thiền khách tìm đến tham vấn sư—When Ma-Tsu heard that T’a-Mei lived on the mountain, he sent a monk to call upon him and ask the question: “When you saw Master Ma-Tsu, what did he say that caused you to come live on this mountain?” T’a-Mei said: “Master Ma-Tsu said to me: ‘Mind is Buddha.’ Then I came here to live.” The monk said: “These days Master Ma-Tsu’s teaching has changed.” T’a-Mei said: “What is it?” The monk said: “Now he says: ‘No mind. No Buddha.’” T’a-Mei said: “That old fellow just goes on and on, confusing people. Let him go ahead and say: ‘No mind. No Buddha.’ As for me: ‘I still say ‘Mind is Buddha.’” The monk returned and reported this to Master Ma-tsu. Ma-Tsu said: “The Plum is ripe.” Soon afterward, T’a-Mei’s reputation spread widely and students traveled into the mountains to receive his instruction.

·Sư thượng đường dạy chúng: “Tất cả các ngươi mỗi người tự xoay tâm lại tận nơi gốc, chớ theo ngọn của nó. Chỉ được gốc thì ngọn tự đến. Nếu muốn biết gốc cần rõ tâm mình. Tâm nầy nguyên là cội gốc tất cả pháp thế gian và xuất thế gian, tâm sanh thì các thứ pháp sanh, tâm diệt thì các thứ pháp diệt. Tâm chẳng tựa tất cả thiện ác, mà sanh muôn pháp vốn tự như như.”—Zen Master T’a-Mei entered the hall and addressed the monks, saying: “All of you must reserve your mind and arrive at its root. Don’t pursue its branches! Attaining its sources, its end will also be reached. If you want to know the source, then just know your own mind. When the mind manifests, the innumerable dharmas are thus manifested. And when the mind manifests, the innumerable dharmas are thus manifested. And when the mind passes away, the myriad dharmas pass away. Mind does not, however, dependently arise according to conditions of good and evil. The myriad dharmas arise in their own thusness.”

·Giáp Sơn cùng Định Sơn đồng đi đường cùng nói chuyện với nhau. Định Sơn nói: “Trong sanh tử, không Phật tức phi sanh tử.” Giáp Sơn nói: “Trong sanh tử, có Phật tức chẳng mê sanh tử.” Hai người lên núi lễ vấn sư. Giáp Sơn đem câu nói của hai người thuật lại sư nghe và hỏi sư: “Chưa biết chỗ thấy của hai người ai được thân ? Sư bảo: “Một thân một sơ.” Giáp Sơn hỏi: “Ai được thân?” Sư nói: “Hãy đi sáng mai lại.” Sáng hôm sau Giáp Sơn lại đến hỏi sư. Sư bảo: “Người thân thì chẳng hỏi, người hỏi thì chẳng thân.”—As the monk Jia-Shan and T’ing-Shan were traveling together they had a discussion. T’ing-Shan said: “When there is no Buddha within life and death, then there is no life and death.” Jia-Shan said: “When Buddha is within life and death, there is no confusion about life and death.” The two monks couldn’t reach any agreement, so they climb the mountain to see T’a-Mei Fa-Chang. Jia-Shan raised their question with T’a-Mei and asked: “We’d like to know which viewpoint is most intimate?” T’a-Mei said: “Go now. Come back tomorrow.” The next day Jia-Shan again came to T’a-Mei and raised the question of the previous day. T’-Mei said: “The one who’s intimate doesn’t ask. The one who asks isn’t intimate.” 

Một hôm, sư chợt gọi đồ chúng đến bảo: “Đến không thể kềm, đi không thể tìm.” Sư ngừng một lúc, khi nghe tiếng sóc kêu, sư lại hỏi: “Tức vật nầy không phải vật khác, các ngươi phải khéo giữ gìn. Nay ta đi đây.” Nói xong sư thị tịch (839)—One day, T’a-Mei suddenly said to his disciples: “When it comes, it can’t be held back. When it goes, it can’t be pursued.” He paused a moment, when the monks heard the sound of a squirrel. T’a-Mei said: “It’s just this thing! Not some other thing! Each of you! Uphold and sustain it well. Now I pass away.” Upon saying these words T’a-Mei left the world (839).

17. Bảo Triệt Ma Cốc Thiền Sư

Zen master Ma-Yu-Bao-Che

Thiền Sư Bảo Triệt Ma Cốc là đệ tử của Thiền Sư Mã Tổ—Zen master Ma-Yu-Bao-Che was a disciple of Zen master Ma-tsu.

·Một hôm, theo Mã Tổ đi dạo, sư hỏi Mã Tổ: “Thế nào là Đại Niết Bàn?” Mã Tổ đáp: “Gấp!” Sư hỏi: “Gấp cái gì?” Mã Tổ nói: “Xem nước.” Nghe những lời nầy sư giác ngộ—Once, while walking with Ma-Tsu, Bao-Che Ma-Yu asked: “What is the great nirvana?” Ma-tsu replied: “Hurried.” Bao-Che asked: “What is it that hurried?” Ma-Tsu said: “See the water!” At these words Bao-Che was awakened. 

·Sư cùng Nam Tuyền, Qui Tông đến yết kiến Cảnh Sơn, đi đường gặp một bà già, sư hỏi: “Cảnh Sơn đi đường nào bà?” Bà già đáp: “Đi thẳng.” Sư hỏi: “Đầu trước nước sâu qua được chăng?” Bà già nói: “Chẳng ướt gót chân.” Sư nói: “Bờ trên lúa trúng tươi tốt, bờ dưới lúa thất ruộng khô.” Bà già nói: “Thảy bị cua ăn hết.” Sư nói: “Nếp thơm ngon.” Bà già nói: “Hết mùi hơi.” Sư hỏi: “Bà ở chỗ nào?” Bà già nói: “Ngay trong đây.” Ba người đồng vào quán ngồi. Bà già nấu một bình trà, bưng ba chén chung đến hỏi: “Hòa Thượng có thần thông thì uống trà?” Ba người nhìn nhau chưa nói câu nào. Bà già liền bảo: “Xem kẻ già nầy trình thần thông đây.” Nói xong bà cầm chung nghiêng bình rót trà, rồi đi—Bao-Che, Nan-Quan, and another monk went traveling to Mount Jing. On their way they encountered an old woman shopkeeper. They asked her: “What’s the way to Mount Jing?” She said: “Go straight ahead.” Bao-Che said: “Is there water ahead that is too deep to pass through?” The old woman said: “It won’t even soak your feet.” Bao-Che said: “The rice paddy on the upper terrace is good. The rice paddy on the lower terrace is withered.” The old woman said: “It all been eaten by crabs.” Bao-Che said: “The grain is fragrant.” The old woman said: “There’s no smell.” Bao-Che asked: “Where do you live?” The old woman said: “Right here.” The three monks went into the woman’s shop. She boiled a pot of tea and set out three cups. Then she said: “If you masters have a pervasive spiritual knowledge, then drink some tea.” The three monks looked at each other in surprise, and then the old woman said: “Look at this old crone show her pervasive spirit!” She then grabbed the cups, knocked over the tea pot, and went out. 

·Sư cùng Đơn Hà đi dạo núi, thấy cá lội trong nước, sư lấy tay chỉ. Đơn Hà nói: “Thiên nhiên! Thiên nhiên!” Đến hôm sau, sư hỏi Đơn Hà: “Hôm qua ý thế nào?” Đơn Hà nhảy tới làm thế nằm. Sư nói: “Trời xanh!”—Once Bao-Che and T’ian-Ran-T’an-He were hiking in the mountains. Bao-Che pointed at some fish he saw in the stream. T’an-He said: “Natural! Natural!” Bao-Che waited until the following day, then asked T’an-He: “What did you mean yesterday?” T’an-He then lay down in a prone position. Bao-Che said: “Nlue heavens!”

Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là đại ý Phật pháp?” Sư lặng thinh—A monk asked Bao-Che: What is the great meaning of the Buddhadharma?” Bao-Che was silent.

18. Tề An Thiền Sư

Zen master Qi-An

Thiền sư Tề An sanh năm 750 tại Hải Môn, đệ tử của Thiền sư Mã Tổ—Zen master Xi-An was born in 750 in Hai-Men, was a disciple of Ma-Tsu.

·Có vị Tăng đến hỏi: “Thế nào là bổn thân Phật Tỳ Lô Giá Na?” Sư bảo: “Đem cái bình đồng kia đến cho ta.” Vị Tăng liền lấy tịnh bình đem lại. Sư bảo: “Đem để lại chỗ cũ.” Vị Tăng đem bình để lại chỗ cũ rồi, bèn hỏi lại câu trước. Sư bảo: Phật xưa đã quá khứ lâu rồi.”—A monk asked: “What is the true body of Vairocan Buddha?” Qi-An said: “Bring me that pitcher of pure water.” The monk brought him the pitcher. Qi-An then said: “Now put it back where it was before.” The monk returned the bottle to its former position. The he asked his previous question again. Qi-An said: “The ancient Buddhas are long gone.”

·Có vị giảng sư đến tham vấn. Sư hỏi: “Tọa chủ chứa chất sự nghiệp gì?” Giảng sư đáp: “Giảng Kinh Hoa Nghiêm.” Sư hỏi: “Có mấy thứ pháp giới?” Vị giảng sư nói: “Nói rộng thì có thứ lớp không cùng, nói lược có bốn thứ pháp giới.” Sư dựng đứng cây phất tử , hỏi: “Cái nầy là pháp giới thứ mấy?” Giảng sư trầm ngâm lựa lời để đáp: “Sư bảo: “Suy mà biết, nghĩ mà hiểu là kế sống nhà quỷ, ngọn đèn cõi dưới trời quả nhiên mất chiếu.”—A scholar monk came to visit Zen Master Qi-An. Qi-An asked him: “What do you do?” The monk said: “I expound the Flower Garland Sutra.” Qi-An said: “How many different Dharma realms. But they can be reduced to four types.” Qi-An held his whisk upright and said: “What type of Dharma realm is this?” The monk sank into reflection. Qi-An said: “Knowing by thinking, resolving through consideration, these are the startegies of a devil house. A single lamp, when it’s put beneath the sun, it really isn’t bright.” 

·Sư gọi thị giả: “Đem cái quạt tê ngưu lại đây.” Thị giả thưa: “Rách rồi.” Sư nói: “Nếu quạt đã rách, trả con tê ngưu lại cho ta!” Thị giả không đáp được. Đầu Tử trả lời dùm thị giả nói: “Con không ngại đem con tê lại cho sư, nhưng con e rằng nó chưa mọc đủ sừng.”—Qi-An called to his attendant, saying: “Bring me the rhinoceros fan.” The attendant said: “It’s broken.” Qi-An said: “If the fan is broken, then bring me the rhinoceros.” The attendant didn’t answer. T’ou-Tzi answered on behalf of the attendant, saying: “I don’t mind to bring the rhinoceros, but I’m afraid that he doesn’t have all his horns. 

·Thiền sư Pháp Không đến thưa hỏi những nghĩa lý trong kinh, mỗi mỗi sư đều đáp xong. Sư bèn bảo: “Từ Thiền Sư lại đến giờ, bần đạo thảy đều không được làm chủ nhơn.” Pháp Không thưa: “Thỉnh Hòa Thượng làm chủ nhơn lại.” Sư bảo: “Ngày nay tối rồi hãy về chỗ cũ nghỉ ngơi, đợi sáng mai sẽ đến.” Sáng sớm hôm sau, sư sai sa Di đi mời Thiền sư Pháp Không. Pháp Không đến, sư nhìn Sa Di bảo: “Bậy! Ông sa Di nầy không hiểu việc, dạy mời Thiền sư Pháp Không, lại mời cái người giữ nhà đến.” Pháp Không chẳng đáp được—A Zen master named Fa-Kong came to visit Qi-An and inquired about some ideas expressed in the Buddhist sutras. Qi-An answered each question in turn. When they had finished, Qi-An said: “Since the master arrived here, I haven’t been able to play the host.” Fa-Kong said: “I invite the master to take the role of host.” Qi-An said: “It’s late today, so let’s go back to our quarters and take a rest. Tomorrow come here again.” Fa-Kong then went back to his room. The next morning, Qi-An sent a novice monk to invite Fa-Kong for another meeting. When Fa-Kong arrived, Qi-An looked at the novice monk and said: “Aiee! This novice can’t do anything! I told him to go get Zen master Fa-Kong. Instead he went and got this temple maintenance man!” Fa-Kong was speechless. 

·Viện chủ Pháp Hân đến tham vấn. Sư hỏi: “Ông là ai?” Pháp Hân đáp: “Pháp Hân.” Sư nói: “Tôi không biết ông.” Pháp Hân không đáp được—The temple director named Fa-Xin, came to see Qi-An (when he was ill). Qi-An said: “Who are you?” The temple director said: “Fa-Xin.” Qi-An said: “I don’t know you.” Fa-Xin couldn’t respond. 

·Sau sư bệnh, ngồi an nhiên thị tịch. Vua ban hiệu “Ngộ Không Thiền Sư”—Later, the master became ill and he calmly passed away in 839. He received the posthumous title “Zen Master Enlightened Emptiness.”

19. Bàng Long Uẩn

Ban-Lung-Yun

Bàng Long Uẩn, một cư sĩ nổi tiếng. Đây là những bài kệ nổi bậc của ông—Ban-Lung-Yun, a famous lay-follower. Here are his some outstanding verses: 

“Thập phương đồng tụ hội

Cá cá học vô vi

Thử thị tuyển Phật trường

Tâm không cập đệ qui.”

(Mười phương đồng tụ hội

Mỗi người học vô vi

Đây là trường thi Phật

Tâm không thi đậu về).

“We have gathered from ten directions 

To learn the concept of non-birth and 

non-annihilation.

This life is a testing-to-become-Buddha center

Those who have acquired the mind of emptiness will return home with glory and joy.”

“Hữu nam bất thú

Hữu nữ bất giá

Đại gia đoàn biến đầu

Cộng thuyết vô sanh thoại.”

(Có con trai không cưới vợ

Có con gái không gã chồng

Cả nhà cùng đoàn tụ

Đồng nói lời vô sanh).

“We have a single son,

And an unmarried daughter.

The whole family is gathering,

To talk about the unborn.”

20. Đàm Thạnh Vân Nham Thiền Sư

Zen master Yun-Yan-T’an-Sheng

Thiền Sư Đàm Thạnh sanh năm 780 tại Kiến Xương. Đàm Thạnh là môn đồ và là người kế vị Pháp của Dược Sơn Duy Nghiễm, và là Thầy của đại Thiền Sư Động Sơn Lương Giới. Theo Cảnh Đức Truyền Đăng Lục, Đàm Thạnh xuất gia rất sớm. Ban đầu sư đến tham học với Bá Trượng Hoài Hải ngót hai mươi năm mà chưa ngộ huyền chỉ. Bá Trượng qui tịch, sư đến tham học và trở thành đệ tử Dược Sơn Duy Nghiễm. Chính nơi đây Pháp Nhãn của ông được khai mở. Ông được Dược Sơn xác nhận làm người kế vị Pháp—Zen master Yun-Yan-T’an-Sheng was born in 780 in Jian-Chang. Yun-Yan was a student and dharma successor of Yueh-Shan Wei-Yen, and the master of the great Ch’an master Tung-Shan Liang-Chieh. According to The Ching-Te-Ch’uan-Teng-Lu, Yun-Yan left home at an early age. Although he studied for about twenty years under Bai-Zhang-Huai-Hai he did not attain enlightenment. After Bai-Zhang passed away, he became a disciple of Yao-Shan-Wei-Yan. There his dharma eye opened and he was confirmed by Yueh-Shan as his dharma successor.

·Vân Nham được nhắc tới trong các ví dụ thứ 70, 72 và 89 của Bích Nham Lục—We encounter Yun Yan in examples 70, 72 and 89 in Pi-Yan-Lu. 

·Dược Sơn hỏi sư: “Ở đâu đến?” Sư thưa: “Ở Bá Trượng đến.” Dược Sơn hỏi: “Bá Trượng có ngôn cú gì để chỉ dạy đồ chúng?” Sư thưa: “Thường ngày hay nói ‘Ta có một câu đầy đủ trăm vị.’” Dược Sơn hỏi: “Mặn là mặn, lạt là lạt, không mặn không lạt là vị thường, thế nào một câu đầy đủ trăm vị?” Sư không đáp được—Yao-Shan asked him: “Where have you come from?” Yun-Yan said: “From bai-Zhang.” Yao-Shan asked: “What did Bai-Zhang say to his disciples?” Yun-Yan said: “He often said, ‘I have a saying which is the hundred tastes are complete.’” Yao-Shan said: “Something salty tastes salty. Something bland tastes bland. What is neither salty nor bland is a normal taste. What is meant by the phrase, ‘One hundred tastes are complete?’” Yun-Yan couldn’t answer. 

·Hôm khác, Dược Sơn hỏi: “Bá Trượng nói pháp gì?” Sư thưa: “Có khi thầy thượng đường đại chúng ngồi yên, cầm gậy đồng thời đuổi tan hết, lại gọi: “Đại chúng!” Chúng xoay đầu lại, thầy bảo’Ấy là gì?’” Dược Sơn bảo: “Sao không sớm nói thế đó? Hôm nay nhơn ngươi thuật lại, ta được thấy Hải Huynh.” Ngay câu nói ấy, sư tỉnh ngộ, lễ bái—Then Yao-Shan said: “What else did Bai-Zhang say?” Yun-Yan said: “Once Bai-Zhang entered the hall to address the monks. Everyone stood. He then used his staff to drive everyone out. The he yelled at the monks, and when they looked back at him he said: ‘What is it?’” Yao-Shan said: “Why didn’t you tell me this before. Thanks to you today T’ve finally seen elder brother Hai.” Upon hearing these words Yun-Yan attained enlightenment. 

·Một hôm Dược Sơn hỏi: “Ngoài chỗ Bá Trượng ngươi còn đến đâu chăng?” Sư thưa: “Con từng đến Quảng Nam.” Dược Sơn hỏi: “Ta nghe nói ngoài cửa thành Đông ở Quảng Châu có một hòn đá bị Châu chủ dời đi chăng?” Sư nói: “Chẳng những Châu Chủ, dù hợp tất cả người toàn quốc dời cũng chẳng động.”—One day Yao-Shan asked Yun-Yan: “Besides living at Mount Bai-Zhang, where else have you been?” Yun-Yan answered: “I was in Kuang-Nan (Southern China).” Yao-Shan said: “I’ve heard that east of the city gate of Kuang-Chou there is a great rock that the local governor can’t move, is that so?” Yun-Yan said: “Not only the governor! Everyone in the country together can’t move it.” 

·Một hôm, Dược Sơn hỏi: “Ta nghe ngươi biết làm sư tử múa phải chăng?” Sư thưa: “Phải.” Dược Sơn hỏi: “Múa được mấy suất?” Sư thưa: “Múa được sáu suất.” Dược Sơn nói: “Ta cũng múa được.” Sư hỏi: “Hòa Thượng múa được mấy suất?” Dược Sơn đáp: “Ta múa được một suất.” Sư nói: “Một tức sáu, sáu tức một.”—One day, Yao-Shan asked: “I’ve heard that you can tame lions. Is that so?” Yun-Yan said: “Yes.” Yao-Shan said: “How many can you tame?” Yun-Yan said: “Six.” Yao-Shan said: “I can tame them too.” Yun-Yan asked: “How many does the master tame?” Yao-Shan said: “One.” Yun-Yan said: “One is six. Six is one.”

·Sau sư đến Qui Sơn Linh Hựu, Qui Sơn hỏi: “Nghe trưởng lão ỏ Dược Sơn làm sư tử múa phải chăng?” Sư đáp: “Phải.” Qui Sơn hỏi: “Thường múa hay có khi nghỉ?” Sư đáp: “Cần múa thì múa, cần nghỉ thì nghỉ.” Qui Sơn hỏi: “Khi nghỉ sư tử ở chỗ nào?” Sư đáp: “Nghỉ! Nghỉ!”—Later, Yun-Yan was at Mount Kui. Kui-Shan asked him: “I’ve often heard that when you were at Yao-Shan you tamed lions. Is that so?” Yun-Yan said: “Yes.” Kui-Shan asked: “Were they always under control, or just sometimes?” Yun-Yan said: “When I wanted them under control they were under control. When I wanted to let them loose, they ran loose.” Kui-Shan said: “When they ran loose where they were?” Yun-Yan said: “They’re loose! Thye’re loose!”

·Sư nấu trà, Đạo Ngô hỏi: “Nấu trà cho ai?” Sư đáp: “Có một người cần.” Đạo Ngô hỏi: “Sao không dạy y tự nấu?” Sư đáp: “Nay có tôi ở đây.”—Yun-Yan was making tea. T’ao-Wu asked him: “Who are you making tea for?” Yun-Yan said: “There’s someone who wants it.” T’ao-Wu then asked: “Why don’t you let him make it himself?” Yun-Yan said: “Fortunately, I’m here to do it.”

·Theo Cảnh Đức Truyền Đăng Lục, sau khi sư đến Hồ Nam, trụ trì núi Vân Nham (vách đá mây), huyện Du, Đàm Châu. Sư lấy tên núi nầy làm tên mình. Một hôm, sư bảo chúng: “Có đứa trẻ nhà kia, hỏi đến không có gì nói chẳng được.” Động Sơn Lương Giới hỏi: “Trong ấy có kinh sách nhiều ít?” Sư thưa: Một chữ cũng không.” Động Sơn nói: “Sao được biết nhiều thế ấy?” Sư thưa: “Ngày đêm chưa từng ngủ.” Động Sơn hỏi: “Làm một việc được chăng?” Sư thưa: “Nói được lại chẳng nói.”—Acording to The Ching-Te-Ch’uan-Teng-Lu, later he went to live on Mount Yun-Yen (Cloud-Crag) in Hu-Nan, from which his name derived. After becoming an abbot, Yun-Yan addressed the monks, saying: “There is the son of a certain household. There is no question that he can’t answer.” T’ong-Shan came forward and asked: “How many classic books are there in his house?” Yun-Yan said: “Not a single word.” T’ong-Shan said: “Then how can he be so knowledgeable?” Yun-Yan said: “Day and night he has never slept.” T’ong-Shan said: “Can he be asked about a certain matter?” Yun-Yan said: “What he answers is not spoken.”

·Sư hỏi vị Tăng: “Ở đâu đến?” Tăng thưa: “Thêm hương rồi đến.” Sư hỏi: “Thấy Phật chăng?” Vị Tăng nói: “Thấy.” Sư hỏi: “Thấy ở đâu?” Vị Tăng nói: “Thấy ở hạ giới.” Sư nói: “Phật xưa! Phật xưa!”—Zen master Yun-Yan asked a monk: “Where have you come from?” The monk said: “From T’ien-Xiang (heavenly figure).” Yun-Yan said: “Did you see a Buddha or not?” The monk said: “I saw one.” Yun-Yan asked: “Where did you see him?” The monk said: “I saw him in the lower realm.” Yun-Yan said: “An ancient Buddha! An ancient Buddha!”

·Ngày hai mươi sáu tháng mười năm 841, sư nhuốm bệnh. Sau khi tắm gội xong, sư kêu chủ sự bảo: “Sắm sửa trai, ngày mai có Thượng Tọa đi.” Đến tối đêm hai mươi bảy, sư thị tịch. Sau khi thị tịch sư được vua ban hiệu “Đại Sư Không Trụ”—On the twenty-sixth day of the tenth month in 841, he became ill. After giving orders to have the bath readied he called the head of the monks and instructed him to prepare a banquet for the next day because a monk was leaving. On the evening of the twenty-senventh he died. After his death, he received the posthumous title “Great Teacher No Abode.” 

----o0o---


Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/04/2013(Xem: 11590)
Mấy hôm nay tôi ra đây, có một số Phật tử lên hỏi Đạo, mà tôi thì cũng hay về nhà thăm ông cụ thân sinh. Như vậy, thật là mất thì giờ và bất tiện cho tôi lẫn cho quí vị...
02/04/2013(Xem: 13144)
Đức Phật truyền dạy giáo pháp nhằm mang lại an lạc và giác ngộ. Nếu Phật Pháp chỉ là những tiền đề lý luận thỏa mãn tri thức thì Đạo Phật đã không có khả năng tồn tại...
17/03/2013(Xem: 2085)
Bất cứ ai quan tâm đến lịch sử Đức Phật đều muốn biết về bữa ăn cuối cùng của Ngài do ông Thuần Đà (Cunda) cúng dường, trong đó có món ăn sūkara-maddava như là nguyên nhân dẫn đến cái chết của Ngài. Theo Kinh Trung Bộ, trên đường đi về hướng Câu Thi Na (Kushinagar), Đức Phật và Tăng đoàn của Ngài dừng nghỉ tại khu vườn xoài của nhà ông Thuần Đà ở làng Pava. Thuần Đà hay tin liền đến ngay chỗ Thế Tôn đảnh lễ và nghe Ngài thuyết pháp. Sau khi nghe pháp, Thuần Đà phát tâm cúng dường bậc Đạo Sư và Tăng đoàn bữa ăn trưa ngày hôm sau tại nhà. Đức Thế Tôn im lặng nhận lời.
03/08/2012(Xem: 2256)
Một thời đức Phật ngự tại vườn Cấp Cô Độc nước Xá Vệ (trung Nam Ấn Độ), khi đó Vua Tần Bà Sa La nước Ma Kiệt (trung Bắc Ấn Độ), dùng xe (ngựa) đến thăm viếng đức Phật tại Tịnh Xá Kỳ Hoàn. Khi ấy đức Phật thuyết vi diệu pháp cho Vua nghe, nghe xong Vua bạch: - Cúi mong đức Như Lai đến thành La Duyệt nước Ma Kiệt nhập hạ. Con sẽ cúng dàng cung cấp thức ăn, thuốc men và các thứ cần thiết.
07/07/2012(Xem: 1915)
Phải nói rằng Tăng đoàn là sự đóng góp rất lớn cho hạnh nguyện độ sanh của Đức Phật và Tăng đoàn đã thay Phật để truyền bá Đạo mầu lám cho chân lý của Ngài còn mãi trường tồn cho đến hôm nay. Ngày nay Tăng đoàn đã phát triển mạnh mẽ không những chỉ hạnh hẹp trong một quốc gia mà đã có mặt trên toàn thế giới.
06/05/2012(Xem: 6489)
Du Hóa Tập 2 là một tuyển tập bao gồm những bài viết mà chúng tôi đã đăng tải trên các Tạp chí, Nội san… của các chùa trong và ngoài nước. Đây là những bài viết đã được đọng lại theo dòng thời gian qua sự cảm nhận từ ánh sáng lời dạy của đức Phật được áp dụng trong cuộc sống hiện tại.
06/05/2012(Xem: 8797)
Một trong những biểu tượng của Đạo Phật, Đức Phật Gautama ngồi thiền với bàn tay trái để ngửa trên đùi Ngài, trong khi tay phải chạm đất. Những năng lực ma quỷ đã cố gắng để đẩy Ngài ra khỏi chỗ ngồi, bởi vì vua của chúng, Ma vương, cho rằng vị trí ấy ở dưới cây bồ đề (cây của giác ngộ).
04/05/2012(Xem: 6994)
Tuy Ngài đã nhập diệt nhưng chánh pháp vẫn được lưu truyền mãi trong thế gian như là một con đường đưa chúng ta thoát khỏi sự khổ đau để tìm về bờ giải thoát.
28/04/2012(Xem: 4254)
Ngày nay Đại Lễ Vesak (Hợp nhất của ba ngày Đản Sinh, Thành Đạo và Nhập Diệt) của Đức Phật đã được Liên Hiệp Quốc công nhận. Trong ngày lễ này, Tổng Thư Ký LHQ, các vị nguyên thủ quốc gia, các giới chức chính quyền cao cấp tại những quốc gia Phật Giáo, hoặc tham dự hoặc gửi điện văn chúc mừng, chiêm bái tự viện, viếng thăm hoặc dâng hoa cúng dường chư tăng ni và Lễ Hội Phật Đản đã được quần chúng tổ chức trang nghiêm, cung kính.
20/03/2012(Xem: 6538)
Sự giải thoát có thể dụ cho một sự sáng không bờ mé, ngăn ngại và cái ngã đã được giải thoát (vô ngã) dụ cho một cái sáng khác ở trong cái sáng không bờ mé đó...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]