Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngày 17/11/2023: Tham bái Bình Đẳng Viện (平等院); Chùa Đông Đại (東大寺 ,Tōdai-ji?) Tổ đình Hoa Nghiêm Tông; Chùa đại An (大安寺, Daianji )

16/11/202323:25(Xem: 2096)
Ngày 17/11/2023: Tham bái Bình Đẳng Viện (平等院); Chùa Đông Đại (東大寺 ,Tōdai-ji?) Tổ đình Hoa Nghiêm Tông; Chùa đại An (大安寺, Daianji )

NGÀY 17/11/2023: ĐOÀN ĐẾN THAM BÁI 3 TỰ VIỆN TẠINARA- TRUNG TÂM PHẬT GIÁO NẠI LƯƠNG

6h30-7h30 Ăn sáng: Khách sạn

7h45 Tập trung lên xe di chuyển
8h30 Tham quan Bình Đẳng Viện 平等院 Byodo-in
10h45 Tham quan Chùa Đông Đại (Todaiji) Tổ đình Hoa Nghiêm Tông (Trưởng Lão Đoàn Đông Đại Tự ngài Fukon Sagawa tiếp đón)
12h30 Ăn trưa: 三笠観光会館
住所 奈良県奈良市雑司町若草山麓933
TEL:0742-22-3626
メニュー 野菜鍋、ごはん、お新香
予約名義:JCC231103-28
時間:12:30ぐらい入店予定
入店時間が変更があれば、事前に店に連絡ください
14h00 Tham bái chùa Đại An (大安寺 Daianji) Nơi ngài Phật Triết đã đến và tu tập (Thầy Trụ Trì tiếp đón và giới thiệu)
Sau khi tham quan, nếu quý thầy muốn có thể nhờ em Tùng chở quý thầy đến tiệm đồ cũ ở Nara để xem đồ.

18h00 Ăn tối: Nhà hàng Ohayo Việt Nam Kyoto
• Lưu trú: Khách sạn Crytal



Bình Đẳng Viện

Bình Đẳng Viện (平等院 Byodo-in), là một ngôi chùa Phật giáo ở thành phố Uji, tỉnh Kyoto, Nhật Bản[1]. Ngôi chùa này được xây dựng năm 998 trong thời kỳ Heian, dùng làm một trang dinh của Fujiwara no Michinaga, một trong những người quyền thế nhất của dòng họ Fujiwara. Năm 1052 Fujiwara no Yorimichi lấy tư dinh này lập chùa thờ Phật.

Tòa nhà nổi tiếng nhất trong chùa là điện A-di-đà thường gọi là Hōō-dō (鳳凰堂, âm Hán-Việt: Phượng Hoàng đường) xây vào năm 1053. Đây là công trình kiến trúc duy nhất từ thuở nguyên thủy còn sót lại. Chung quanh điện A-di-đà là hồ cảnh; mấy tòa nhà phụ thuộc đã bị đốt trong cuộc nội chiến năm 1336.

Source: vi.wikipedia.org


day 14_binh dang vien (1)day 14_binh dang vien (2)day 14_binh dang vien (3)day 14_binh dang vien (4)day 14_binh dang vien (5)day 14_binh dang vien (6)day 14_binh dang vien (7)day 14_binh dang vien (8)day 14_binh dang vien (9)day 14_binh dang vien (10)day 14_binh dang vien (11)day 14_binh dang vien (12)day 14_binh dang vien (13)day 14_binh dang vien (14)day 14_binh dang vien (15)day 14_binh dang vien (16)day 14_binh dang vien (17)day 14_binh dang vien (18)day 14_binh dang vien (19)day 14_binh dang vien (20)day 14_binh dang vien (21)day 14_binh dang vien (22)day 14_binh dang vien (23)day 14_binh dang vien (24)day 14_binh dang vien (25)day 14_binh dang vien (26)day 14_binh dang vien (27)day 14_binh dang vien (28)day 14_binh dang vien (29)day 14_binh dang vien (30)day 14_binh dang vien (31)day 14_binh dang vien (32)day 14_binh dang vien (33)
****


Chùa Đông Đại:

Chùa Tōdai (東大寺 (Đông Đại Tự) Tōdai-ji?) là một ngôi chùa danh tiếng thuộc Hoa Nghiêm tông, ở thành phố Nara, Nhật Bản. Đại Phật điện (大仏殿 Daibutsu-den) là công trình kiến trúc gỗ lớn nhất thế giới. Nơi đây đặt pho tượng Phật Tỳ Lô Giá Na đúc bằng đồng đen, cũng là một kỷ lục nặng 500 tấn.

Chùa Tōdai được liệt trong danh mục di sản thế giới. Nara còn thắng tích với đàn hươu sao thả rong. Hươu nai đối với hai tôn giáo chính của Nhật Bản là loài thú được bảo vệ. Đối với Thần đạo chúng là phương tiện nhắn tin và di chuyển của chư thần. Còn đối với lịch sử nhà Phật, buổi thuyết pháp đầu tiên của Phật Thích Ca là ở Lộc Uyển Sarnath.

Bối cảnh
Vào thời kỳ Nara, nền văn hóa Trung Hoa đã tạo ảnh hưởng rất lớn đến Nhật Bản khi mà sự vinh quang của nhà Đường đã gây ấn tượng mạnh mẽ đối với quốc đảo này.[1] Do đó, chính quyền trung ương gắn liền với tầng lớp quý tộc được mô phỏng theo mô hình quan liêu rộng lớn của Trung Quốc và Phật giáo bắt đầu truyền bá rộng rãi trên khắp quần đảo khiến nhu cầu xây dựng hình ảnh ngoan đạo trở thành điều thiết yếu.[2] Đối mặt với gánh nặng hành chính ngày một tăng, triều đình đã chọn Bình Thành Kinh (平城京, Heijō-kyō), tức Nại Lương ngày này, làm kinh đô cố định mới vào năm 710.[1] Sự thiên đô tới Nara cũng bắt đầu niên hiệu Thiên Bình (天平, Tenpyō) của thiên hoàng Thánh Vũ, một giai đoạn mà rất nhiều công trình liên quan đến Phật giáo được dựng lên. Những ngôi đền đồ sộ này có ảnh hưởng rất quan trọng đối với bách tính, khi họ coi tôn giáo mới này là nguồn bảo vệ mạnh mẽ cho đất nước.[3]

Thiên hoàng Thánh Vũ cũng chính là người đặt nền móng cho Đông Đại Tự. Chịu ảnh hưởng từ sự vinh quang của Trung Thổ Đại Đường và bản thân cũng là một ngưởi bảo vệ Phật giáo nhiệt thành, ông khao khát tăng cường quyền lực cũng như sự thống nhất của quốc gia, với mong muốn mang lại cho Thiên hoàng một vai trò trung tâm và thiết yếu hơn trong đời sống chính trị Nhật Bản vốn bị nhiều gia tộc và thế lực khác nhau khống chế.[4] Kể từ những năm thập niên 730, ông đã cho khởi công một số lượng lớn công trình xây dựng trên khắp bán đảo Nhật Bản. Năm 741, vì muốn dựa vào triết lý Phật giáo hộ quốc để trấn an mọi người, Thiên hoàng hạ chiếu lập những ngôi chùa ở mỗi địa phương gọi là Quốc phần tự (国分寺, kokubun-ji) và chùa sư nữ địa phương (kokubunni-ji) trên tất cả mọi tỉnh thành của Nhật Bản.[5] Mỗi ngôi chùa đều phải có một tòa tháp bảy tầng dựng lên bên cạnh và bắt buộc phải lưu trữ 10 bản sao Kinh Diệu Pháp Liên Hoa và 10 bản khác của Kinh Kim Quang Minh để đảm bảo an sinh của đất nước. Chính sách này được ban hành như là phản ứng với dịch đậu mùa đã hoành hành tại kinh đô trong các năm 735 và 737, cũng như cuộc nổi loạn của Fujiwara no Hirotsugu và nạn đói.[6] Thiên hoàng có kế hoạch dựng lên một ngôi chùa lớn để tài trợ cho các ngôi chùa địa phương. Vào năm 743, ông đã giáng chiếu dựng một ngôi điện và một bức tượng Tỳ Lô Giá Na Phật (Rushana) khổng lồ bằng đồng dát vàng: đó chính là Đông Đại Tự.[7] Là một Phật tử nhiệt thành, Thiên hoàng Thánh Vũ theo đuổi tầm nhìn của mình về một Nhật Bản tập trung cả về các vấn đề chính trị và tôn giáo, để củng cố quyền lực của mình đối với các tỉnh và các gia đình quý tộc khác nhau.[8] Đối với ông, triều đình và thiên hoàng phải cai trị đất nước giống như Đông Đại Tự phải chiếm vị trí trung tâm trong số tất cả các ngôi chùa.[9] Do đó, sự lựa chọn Phật Tỳ Lô Giá Na không phải là tầm thường, vì ngài biểu hiện cử chỉ sáng suốt cao tuyệt, hay tâm thức vũ trụ, tức là Phật trí thức siêu việt và trong Mạn-đà-la, ngài tọa vị trí trung tâm.[4] Song song với Phật Tỳ Lô Giá Na, trên thực tế, Thiên hoàng Thánh Vũ muốn đề xuất tầm quan trọng của thiên hoàng (ở trung tâm của đất nước) và Phật giáo, một mô hình giống với mô hình của nhà Đường.[10][11] Ngôi chùa đã trở thành trung tâm của Hoa Nghiêm tông (華嚴宗, kegon-shū), một trong sáu tông phái Phật giáo ở Nại Lương được Thiên hoàng ưu ái vì giáo pháp gần giống với mô hình lý tưởng của một quốc gia Phật giáo tập quyền

Vào năm 742, một cơ quan đã được thiết lập với nhiệm vụ sao chép kinh Phật sử dụng trong ngôi chùa tương lai.[5] Ti xây dựng chùa Đông Đại tự (gọi là "Tạo Đông Đại tự ti" 造東大寺司, Zō Chùa Tōdai shi) cũng được thiết lập phục vụ cho việc xây dựng chùa. Tuy việc thành lập những cơ quan xây dựng này không phải là một điều hiếm vào thời bấy giờ, nhưng có một điểm khiến Đông Đại tự khác với những ngôi chùa khác: Đó chính là vì quy mô quá lớn của nó. Chính điều này cũng đã biến Tạo Đông Đại tự ti trở thành cơ quan điều hành lớn nhất thế kỷ thứ 8 do việc xây dựng ngôi chùa này đòi hỏi một lượng lớn nhân công.[13]

Địa điểm ban đầu được chọn cho chùa là nơi mà trước có chùa Koga-ji, thuộc tỉnh Omi nằm ở phía bắc Nại Lương. Công việc xây dựng được bắt đầu dưới sự giám sát của Quốc Trung Công Ma Lữ (国中公麻呂, Kuninaka no Kimimaro).[14] Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng do gặp phải một loạt những điều cũng như tai nạn ngoài ý muốn, Thiên hoàng Thánh Vũ đã quyết định dời nơi thi công về Nại Lương vào năm 745.[15] Địa điểm được chọn của Đông Đại tự trước kia là một ngôi chùa nhỏ tên là Kim Chung Sơn tự (金鐘山寺, Kinshōsen-ji) nằm phía đông kinh thành. Trên thực tế, trong thành Nại Lương không có chỗ nào đủ rộng để chứa được một công trình kiến trúc đồ sộ như thế.[14]

Công trình đầu tiên của chùa, Pháp Hoa đường (法華堂, Hokke-dō) được hoàn thành vào năm 746.[14] Quá trình thực hiện tượng Đại Phật và Đại Phật điện (tòa chính điện của chùa, nơi đặt pho tượng Đại Phật) nằm trong khoảng thời gian từ năm 747 đến 752 không tính đến thời gian được dùng để mạ vàng xung quanh. Những bản phác thảo đầu tiên của tòa Đại Phật điện khổng lồ được đưa ra vào năm 748.[15] Tuy nhiên, quá trình xây dựng vẫn được tiếp tục nhiều năm sau năm 752. Các khu hậu viên, hậu cung chùa, nơi ở của sư, kho lương thực và nơi cầu nguyện, cũng như việc đào ao vẫn được tiếp tục.[16] Vì chùa nằm ngay dưới chân đồi Nhược Thảo (若草, Wakakusa), dân phu buộc phải san phẳng chân đồi một đoạn dài 700 mét thành 4 bãi đất phẳng lớn.[17] Những công trình này ngốn khá nhiều ngân khố của Nhật Bản, vì nó tiêu tốn hết số thuế của khoảng 5.000 hộ dân cũng như một khoản quyên góp không hề nhỏ khác.[18]

Statue en bronze assise massive vue en contre-plongée, avec un autel au premier plan.
Mặt trước của pho tượng Phật Tỳ Lô Giá Na, cao 14.98 mét.
Ba nhà sư đóng vai trò quyết định trong việc thành lập Đông Đại tự và cùng với Thiên hoàng Thánh Vũ, họ thường được xem là bốn vị thánh đã sáng lập nên ngôi chùa. Ba vị này bao gồm:

Lương Biện (良弁, Rōben), ban đầu thuộc Pháp tướng tông nhưng về sau đã sáng lập nên Hoa Nghiêm tông, là một cố vấn thân cận của Thiên hoàng Thánh Vũ ẩn cư tại chùa Kim Chung.[19] Ông đóng vai trò đáng chú ý trong việc vận động quyên góp giúp Thiên hoàng Thánh Vũ có thể hoàn thành bức tượng Phật Tỳ Lô Giá Na mà ông hằng mong ước.[4]
Hạnh Cơ (行基, Gyōki), người đã đóng vai trò quyết định trong cuộc vận động quyên góp tiền xây chùa (kanjin). Ông đã huy động dân chúng cả nước đóng góp về mặt kinh tế hoặc tình nguyện tham gia làm dân phu.[20] · [21]
Bồ Đề Tiên Na (菩提僊那, Bodhisena), một thần tăng người Thiên Trúc và là bằng hữu của Lương Biện và Hạnh Cơ. Ông đã góp phần truyền bá Kinh Hoa Nghiêm, giáo lý căn bản của Hoa Nghiêm tông, đến Nhật Bản. Ông cũng là người chủ trì lễ khai quang điểm nhãn tượng Đại Phật.
Tuy vậy, dự án Đông Đại tự khổng lồ này đã làm dấy lên sự chống đối từ những người thân cận bên thiên hoàng. Giới quý tộc chỉ trích mô hình tập quyền du nhập từ Trung Quốc mà Thánh Vũ đang cố gắng áp dụng lên triều đình Nhật Bản, trong khi các nhà sư bảo thủ lại lo ngại rằng bức tượng lớn như vậy sẽ che mờ đi sự giác ngộ bên trong.[22] Tuy nhiên, hai sự kiện xảy ra trong thời gian này đã góp phần giúp Thiên hoàng Thánh Vũ có thể tiếp tục dự án: thứ nhất, một mỏ quặng văng đã được phát hiện ở Mutsu cho phép thu thập đủ quặng để giát vàng bức tượng; thứ hai, một lời sấm truyền từ đền Vũ Tá Bát Phiên cung (宇佐八幡宮, Usa Hachimangū) nói rằng Bát Phiên Đại Bồ Tát (八幡大菩薩, Hachiman-dai Bosatsu), một vị thần (kami) trong Thần đạo, muốn bảo vệ pho tượng Đại Phật đang trong quá trình xây dựng này (một số sử liệu còn ghi lại rằng chính nhờ vào lời sấm này, người ta mới có thể phát hiện mỏ quặng vàng ở Mutsu kia).[15] [23] Bát Phiên Đại Bồ Tát trở thành một vị thần hộ pháp của ngôi chùa, và ông được đưa vào thờ phụng tại điện Bát Phiên trong quần thể Đông Đại tự.[24]

Nghi lễ khai nhãn (kaigen) Đại Phật, một nghi lễ Phật giáo dùng bút mực vẽ thêm tròng đen vào cho mắt để linh hồn có thể nhập vào, đã được thực hiện ngay trong năm 752, trước khi pho tượng được hoàn thành do sức khỏe ngày một yếu đi của Thiên hoàng Thánh Vũ (hơn nữa, ông đã nhường ngôi cho con gái vào năm 749 và xuất gia đi tu với vợ mình là Quang Minh hoàng hậu, để lại ngai vàng cho con gái mình).[4] Hơn 1 vạn chúng tăng người Nhật Bản, Trung Quốc và Thiên Trúc cũng như nhiều đại thần đã tham gia nghi lễ kéo dài vài ngày này.[25] Bồ Đề Tiên Na đích thân vẽ tròng mắt của Đức Phật, sử dụng bút lông được nối bằng dây với Thiên hoàng Thánh Vũ.[25] Bức tượng cuối cùng đã được hoàn thành vào năm 757, sau khi đặt mạ vàng và điêu khắc những chi tiết xung quanh bệ tượng. Nhiều đồ trang trí hoặc đồ nghi lễ được sử dụng trong buổi lễ vẫn được bảo tồn tại Shōsō-in cho đến tận ngày nay, chẳng hạn như mặt nạ bằng gỗ gigaku thường được các vũ công đeo khi họ thực hiện những điệu nhảy nghi thức.[26]

Công trình xây dựng khổng lồ đã đánh dấu triều đại của Thiên hoàng Thánh Vũ. Các chuyên gia ước tính, để có thể hoàn thành công trình này hơn 37 vạn thợ rèn và 50 vạn thợ mộc đã phải được huy động. Số lượng nhân công khổng lồ này đã khiến tài chính của chính quyền non trẻ này bị vắt kiệt.

Kiến trúc

Ngôi chùa ban đầu

Ngày nay trong công viên chùa chỉ còn sót lại một vài công trình còn tồn tại từ thời Thánh Vũ Thiên hoàng. Những công trình này bao gồm Hokke-dō (法華堂, Pháp Hoa đường), Shōsō-in (正倉院, Chính thương viện), Cổng Tengai, kho ngân khố của Đền Tamukeyama-Hachiman và ba nhà kho, số còn lại thì đã biến mất hoặc được phục dựng sau này. Phong cách kiến trúc nguyên thủy của chùa mang đậm dấu ấn ảnh hường từ nhà Đường Trung Quốc, chủ nghĩa cổ điển và sự gần gũi với mô hình Trung Quốc có thể được giải thích bởi vị thế của Phật giáo tại Nhật lúc bấy giờ.

Hai bức tường dài bao quanh khuôn viên chùa ở khu vực phía tây và phía nam, xuyên qua ba cổng theo phong cách Trung Quốc. Hiện chỉ một trong ba cổng là cổng Tengai (Tengai-mon) nằm ở phía tây bắc là còn sót lại cho tới ngày nay. Cổng này được sử dụng cho các buổi lễ tại đền Tamukeyama Hachiman (手向山八, Thủ Hướng Sơn Bát). Cổng này nằm trên một nền đá, bao gồm một cửa chính và hai lối đi thông qua hai cánh cửa nhỏ ở hai bên. Các cấu trúc đấu củng đặc biệt có tên là nijūkōryō kaerumata được đặt trên các cột gỗ lớn. Ban đầu, ngôi chùa còn có hai bảo tháp cao 7 tầng, tượng trưng cho Ngũ hành, Mặt Trời và Mặt Trăng. Hai tòa tháp này, một tòa ở phía đông, một tòa ở phía tây được xây tường kín xung quanh, có 4 cổng ở bốn hướng, tạo nên một khuôn viên riêng biệt. Với chiều cao trên 100 mét, chúng là hai trong những công trình cao nhất thế giới lúc bấy giờ và cao gấp đôi bảo tháp cao nhất Nhật Bản ngày nay. Tuy hai công trình này đã bị sập trong một vụ động đất, chúng vẫn là một ví dụ tuyệt vời của nhà sử dụng khung bằng gỗ.

Source: vi.wikipedia.org



dong dai tu (1)dong dai tu (2)dong dai tu (3)dong dai tu (4)dong dai tu (5)dong dai tu (6)dong dai tu (7)dong dai tu (8)dong dai tu (9)dong dai tu (10)dong dai tu (11)dong dai tu (12)dong dai tu (13)dong dai tu (14)dong dai tu (15)dong dai tu (16)dong dai tu (17)dong dai tu (18)dong dai tu (19)dong dai tu (20)dong dai tu (21)dong dai tu (22)dong dai tu (23)dong dai tu (24)dong dai tu (25)dong dai tu (26)dong dai tu (27)dong dai tu (28)dong dai tu (29)dong dai tu (30)dong dai tu (31)dong dai tu (32)dong dai tu (33)dong dai tu (34)dong dai tu (35)dong dai tu (36)dong dai tu (37)dong dai tu (38)dong dai tu (39)dong dai tu (40)dong dai tu (41)dong dai tu (42)dong dai tu (43)dong dai tu (44)dong dai tu (45)dong dai tu (46)dong dai tu (47)dong dai tu (48)dong dai tu (49)dong dai tu (50)dong dai tu (51)dong dai tu (52)dong dai tu (53)dong dai tu (54)dong dai tu (55)dong dai tu (56)dong dai tu (57)dong dai tu (58)dong dai tu (59)dong dai tu (60)dong dai tu (62)dong dai tu (63)dong dai tu (64)dong dai tu (65)dong dai tu (66)dong dai tu (67)dong dai tu (68)dong dai tu (69)dong dai tu (70)dong dai tu (71)dong dai tu (72)dong dai tu (73)dong dai tu (74)dong dai tu (75)dong dai tu (76)dong dai tu (77)dong dai tu (78)dong dai tu (79)dong dai tu (80)dong dai tu (81)dong dai tu (82)dong dai tu (83)dong dai tu (84)dong dai tu (85)dong dai tu (86)dong dai tu (87)dong dai tu (88)dong dai tu (89)dong dai tu (90)dong dai tu (91)dong dai tu (92)dong dai tu (93)dong dai tu (94)dong dai tu (95)dong dai tu (96)dong dai tu (97)dong dai tu (98)dong dai tu (99)dong dai tu (100)dong dai tu (101)dong dai tu (102)dong dai tu (103)dong dai tu (104)dong dai tu (105)dong dai tu (106)dong dai tu (107)dong dai tu (108)dong dai tu (109)dong dai tu (110)dong dai tu (111)dong dai tu (112)dong dai tu (113)dong dai tu (114)dong dai tu (115)dong dai tu (116)dong dai tu (117)dong dai tu (118)dong dai tu (119)dong dai tu (120)dong dai tu (121)dong dai tu (122)dong dai tu (123)dong dai tu (124)dong dai tu (125)dong dai tu (126)dong dai tu (127)dong dai tu (128)dong dai tu (129)dong dai tu (130)dong dai tu (131)dong dai tu (132)dong dai tu (133)dong dai tu (134)dong dai tu (135)dong dai tu (136)dong dai tu (137)dong dai tu (138)dong dai tu (139)dong dai tu (140)dong dai tu (141)dong dai tu (142)dong dai tu (143)dong dai tu (144)dong dai tu (145)dong dai tu (146)dong dai tu (147)dong dai tu (148)



Tham bái Bình Chùa Đại An, nơi lưu trú tu học của Đại Sư Phật Triết, người VN có công truyền Lễ Nhạc PGVN vào Nhật (17/11/23)

chua dai an (1)chua dai an (2)chua dai an (3)chua dai an (4)chua dai an (5)chua dai an (6)chua dai an (7)chua dai an (8)chua dai an (9)chua dai an (10)chua dai an (11)chua dai an (12)chua dai an (13)chua dai an (14)chua dai an (15)chua dai an (16)chua dai an (17)chua dai an (18)chua dai an (19)chua dai an (20)chua dai an (21)chua dai an (22)chua dai an (23)chua dai an (24)chua dai an (25)chua dai an (26)chua dai an (27)chua dai an (28)chua dai an (29)chua dai an (30)chua dai an (31)chua dai an (32)chua dai an (33)chua dai an (34)chua dai an (35)chua dai an (36)chua dai an (37)chua dai an (38)chua dai an (39)chua dai an (40)chua dai an (41)chua dai an (42)chua dai an (43)chua dai an (44)chua dai an (45)chua dai an (46)chua dai an (47)chua dai an (48)chua dai an (49)chua dai an (50)chua dai an (51)chua dai an (52)chua dai an (53)chua dai an (54)chua dai an (55)chua dai an (56)chua dai an (57)chua dai an (58)chua dai an (59)chua dai an (60)chua dai an (61)chua dai an (62)chua dai an (63)chua dai an (64)chua dai an (65)chua dai an (66)chua dai an (67)chua dai an (68)chua dai an (69)chua dai an (70)chua dai an (71)chua dai an (72)chua dai an (73)chua dai an (74)chua dai an (75)chua dai an (76)chua dai an (77)chua dai an (78)chua dai an (79)chua dai an (80)chua dai an (81)chua dai an (82)chua dai an (83)chua dai an (84)chua dai an (85)chua dai an (86)chua dai an (87)chua dai an (88)chua dai an (89)chua dai an (90)chua dai an (91)chua dai an (92)chua dai an (93)chua dai an (94)chua dai an (95)chua dai an (96)chua dai an (97)chua dai an (98)chua dai an (99)chua dai an (100)chua dai an (101)chua dai an (102)chua dai an (103)chua dai an (104)chua dai an (105)chua dai an (106)chua dai an (107)chua dai an (108)chua dai an (109)chua dai an (110)chua dai an (111)chua dai an (112)chua dai an (113)chua dai an (114)chua dai an (115)chua dai an (116)chua dai an (117)chua dai an (118)chua dai an (119)chua dai an (120)chua dai an (121)chua dai an (122)chua dai an (123)chua dai an (124)chua dai an (125)chua dai an (126)chua dai an (127)chua dai an (128)chua dai an (129)chua dai an (130)chua dai an (131)chua dai an (132)chua dai an (133)chua dai an (134)

****

Nhà sư Phật Triết với Lâm Ấp bát nhạc và quan hệ giữa nhã nhạc Nhật Bản - Việt Nam

Tại Diễn đàn Nghệ thuật Châu Á - Thái Bình Dương (Forum of Asian and Pacific Performing Art) năm 1996 ở Hyogo, Nhật Bản, những nhạc công Nhã nhạc Huế đã có các buổi giao lưu, cùng biểu diễn với Nhã nhạc Nhật Bản; đồng thời một số nhà nghiên cứu Nhã nhạc của hai nước cũng đã có dịp trao đổi về mối quan hệ giữa Nhã nhạc Á Đông (Gagakư Nhật Bản, Ahak Hàn Quốc, Yayue Trung Hoa và Nhã nhạc Việt Nam).

Nhà sư Phật Triết với Lâm Ấp bát nhạc và quan hệ giữa nhã nhạc Nhật Bản - Việt Nam

Họa ảnh Nhạc Lâm Ấp

Điều bất ngờ là các nhà nghiên cứu Nhã nhạc Nhật Bản đã cho biết một nhà sư xuất phát từ vùng đất Lâm Ấp xưa, nay thuộc Việt Nam, là Phật Triết, đã được người Nhật suy tôn là vị Tông sư khai sáng Nhã nhạc Nhật Bản, từ giữa thế kỷ thứ VIII, chính xác là vào năm 752.

Thông tin thú vị này còn cho biết, đến nay trong dàn nhạc khí của Nhã nhạc Gagakư Nhật Bản, ngoài các nhạc khí được xây dựng theo cơ chế “Bát âm” của Trung Hoa, còn có một loại nhạc cụ dùng hơi là Sho, có nguồn gốc xuất phát từ Việt Nam, tương tự loại Khèn truyền thống của người Việt và các dân tộc ở Đông Nam Á. Sho có mặt trong cả ba thể loại của Gagakư Nhật Bản là ca, múa và hòa tấu nhạc. Đây là dấu ấn độc đáo, đã có từ thời nhà sư Phật Triết truyền bá Lâm Ấp nhạc để hình thành Nhã nhạc cung đình Gagakư tại Nhật Bản. Từ những thông tin của các nhà nghiên cứu Nhã nhạc Nhật Bản, chúng tôi đã tiếp cận thêm các trang viết về nhà sư Phật Triết và Lâm Ấp nhạc, để tìm hiểu về quan hệ giao lưu giữa Nhã nhạc Nhật Bản và Việt Nam, vào thời điểm Huế tập trung khôi phục Nhã nhạc cung đình được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Những trang viết về lai lịch và hành trạng của nhà sư Phật Triết được giới học thuật tại Nhật nghiên cứu hơn 100 năm nay. Có lẽ sớm nhất là từ năm 1907, Takakusu Jyunjiro trong công trình nghiên cứu “Bát nhạc Lâm Ấp - Âm nhạc của triều đại Nara” đã căn cứ vào tấm bia cổ năm 770 và tập thông sử Phật giáo Nhật Bản sơ khai, đệ trình lên triều đình vào năm Nguyên Hưởng thứ 2 (1332), để phân tích và khẳng định nhà sư Phật Triết, người truyền bá Lâm Ấp bát nhạc đã xuất phát từ nước Chămpa. Tuy nhiên, do một vài thông tin bị nhầm lẫn về địa danh, năm 1964, Tanaka Otoya trong luận văn “Phật Triết - Nhà sư Lâm Ấp” đã suy đoán nước Lâm Ấp, nơi xuất phát của Phật Triết, chính là Bắc Thiên Trúc ở miền Bắc Ấn Độ. Lập luận này được Tomita Haruo sử dụng lại năm 1984, trong bài khảo luận “Phật Triết trong Nhã nhạc”. Nhưng cả hai giả thuyết này đã được các học giả Nhật Bản, nhất là Onishi Kazuhiko trong tiểu luận “Sự tích về Phật Triết của Lâm Ấp trong tiến trình giao lưu văn hóa Việt - Nhật” phản biện và chứng minh về những điểm sai lầm. Nỗ lực khảo sát về sự tích, lai lịch và di tích, di sản của nhà sư Phật Triết để lại trong Nhã nhạc Gagakư Nhật Bản ngày càng rõ hơn.

Những nghiên cứu về Nhã nhạc Nhật Bản đã cho biết trước khi có sự hình thành của âm nhạc cung đình Gagakư vào thế kỷ thứ VII - VIII, ở Nhật đã xuất hiện những sinh hoạt của âm nhạc tôn giáo bản địa: nhạc Sinto giáo (Thần đạo) với tên gọi Gakura (Thần nhạc). Đến khoảng thế kỷ thứ V, người Nhật bắt đầu tiếp thu âm nhạc cung đình từ bán đảo Triều Tiên. Vào thế kỷ thứ VII, Nhật Bản đã gởi nhiều sứ thần và du học sinh sang Trung Hoa tiếp xúc, học tập về âm nhạc cung đình thời nhà Đường, phát triển thành loại nhạc Togakư của Nhật Bản, chủ yếu là loại hình yến nhạc (Engakư); nhạc nghi lễ Khổng giáo Trung Hoa vẫn không phát triển được, vì người Nhật không thừa nhận Khổng giáo như một tôn giáo.

Phải đến giữa thế kỷ thứ VIII, Phật Triết (tên Nhật là Buttetsu), nhà sư nước Lâm Ấp - một vương quốc chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, từng thoát khỏi sự đô hộ của nhà Hán từ thời Sơ Bình (niên hiệu thứ nhất của vua Hiến Đế, khoảng năm 190 - 193), sau cuộc khởi nghĩa của Khu Liên ở huyện Tượng Lâm quận Nhật Nam (nhiều nhà nghiên cứu về Chămpa xác định đây là xứ Huế hiện nay) - sau một thời gian tu học ở Nam Thiên Trúc, Ấn Độ, nhà sư Phật Triết đã cùng với sư phụ người Ấn Độ là Bồ Đề Tiên Na (Bodhisena) sang Trung Hoa truyền giáo, cả hai nổi tiếng là những vị cao tăng, được đoàn sứ bộ Nhật Bản, gồm Tajitino Mahito Hironari và cao tăng Li Kyo ngưỡng mộ, mời đến kinh đô Nara (Nại Lương) của Nhật Bản truyền đạo.


Chùa Đông Đại ngày nay

Năm 736, Phật Triết và Bồ Đề Tiên Na cùng Đạo Nhược (người Trung Hoa) sang Kinh đô Nara của Nhật Bản, trú ở chùa Đại An. Tại đây, nhà sư Phật Triết đã truyền giảng về kinh điển Mật tông, dạy tiếng Phạn và để lại một phần bộ “Sittan chương”, với một số câu trích dẫn có liệt kê những bảng chữ cái tiếng Phạn, làm cơ sở để hình thành hệ thống 50 âm chữ Kana tiếng Nhật sau này. Thời kỳ nhà sư Phật Triết và Bồ Đề Tiên Na sống ở Kinh đô Nara là lúc Hoàng đế Shomu trị vì (724 - 749), vị hoàng đế này đã thực hiện chính sách dùng Phật giáo làm nền tảng để củng cố chế độ tập quyền quân chủ. Ông đã từng ban chiếu chỉ năm 741 cho xây dựng các ngôi chùa có quy mô lớn trên khắp các tỉnh thành; trong số các ngôi chùa được xây, Đông Đại Tự ở Kinh đô Nara là ngôi chùa lớn nhất, vừa là tổng hành dinh quốc gia, vừa là trung tâm tôn giáo và cũng là trung tâm chính trị của nước Nhật, thể hiện sự hội tụ của giáo quyền và thế quyền Nhật Bản. Toàn bộ chùa được hoàn thiện trong vòng 15 năm, bao gồm cả việc khai quang, san bằng và tái tạo một sườn núi; hơn 2,6 triệu người được huy động tham gia xây dựng. Quần thể chùa có 2 ngôi điện chính bằng gỗ cao 100 mét, với tượng Đại Phật bằng đồng cao 16 mét, có lẽ đến thời điểm đó, ngôi chùa này chỉ đứng sau Kim Tự Tháp của Ai Cập về chiều cao. Sau khi hoàng đế Shomu mất, năm 752, đánh dấu 200 năm Phật giáo du nhập vào Nhật Bản, vị vua kế nghiệp Shoho mới tổ chức Đại hội Khai nhãn tượng Đại Phật Như Lai tại Đông Đại Tự. Để chuẩn bị cho đại lễ nầy, năm 751, nhà vua đã phong Bồ Đề Tiên Na làm Tăng Chính; năm 752, Bồ Đề Tiên Na lại được cử làm Khai nhãn Hướng sư, phụ trách cúng dường tại Đại hội Khai nhãn Đại Phật ở Đông Đại Tự.

Để chuẩn bị cho đại lễ có Hoàng đế, bá quan văn võ và 25.000 tăng lữ tham dự, Bồ Đề Tiên Na đã giao nhà sư Phật Triết xây dựng các vũ điệu Lâm Ấp nhạc để cúng dường chư Phật. Những vũ điệu Bồ Tát, Bạt Đầu, Bội Lư… được nhà sư Phật Triết xây dựng thành những tiết mục công phu, kết hợp cả diễn tấu âm nhạc, múa hát, hóa trang, mang nội dung tư tưởng Phật giáo và âm hưởng nhạc Lâm Ấp, kết hợp với màu sắc cung đình Nhật Bản, đã tạo được hiệu ứng độc đáo, trở thành nền tảng để triển khai thành âm nhạc cung đình Nhật Bản về sau này.

Sau thành tựu của đợt diễn tấu cúng dường Đại Phật, nhà sư Phật Triết đã tiếp tục phát triển Lâm Ấp nhạc thành một hệ thống âm nhạc phục vụ cung đình với 8 điệu múa, được người Nhật gọi là Lâm Ấp bát nhạc, cơ sở để hình thành một trong những loại hình Nhã nhạc Gagakư Nhật Bản. Lâm Ấp bát nhạc là loại hình vũ khúc cung đình hóa trang, diễn xướng trên nền nhạc kết hợp giữa âm nhạc Lâm Ấp và nhạc tế lễ của Thần đạo Nhật Bản, chuyển tải những nội dung tư tưởng Phật giáo Đại thừa, dung hợp với màu sắc Nhật Bản. Qua các đợt cải cách, ngày nay người Nhật vẫn còn lưu giữ được một phần lớn các điệu múa, bao gồm:


Vũ điệu Bồ Tát

1. Vũ điệu Bồ Tát (Bosatsu) là một vũ khúc hí kịch, được trình diễn bởi 25 vũ công, hóa trang thành các vị Bồ Tát mang mặt nạ, đội mũ Bồ Tát, gắn với vòng hào quang bao quanh đầu, múa tiếp dẫn chúng sinh Vãng sanh Tịnh độ. Ngày nay vở múa vẫn còn được các ngôi chùa ở Nara tổ chức diễn trong các lễ rước cúng dường chư Phật.


Vũ điệu Ca Lăng Tần Già

2. Vũ điệu Ca Lăng Tần Già (Karyobin) được trình diễn với 4 thiếu niên hóa trang toàn thân thành chim thần, đeo vòng hoa trên đầu, mang cánh chim và đuôi chim dài, trang phục cách điệu đẹp, vừa nhảy, vừa dậm chân, lắc đuôi chim và đánh cặp chũm chọe, mô phỏng diệu âm của loài chim thần. Hình tượng chim thần trong điệu múa tương tự như những hình ảnh chim thần Ca Lăng Tần Già được điêu khắc trên tháp Mẫm ở Bình Định, hoặc ở chùa Phật Tích thời Lý, chùa Thái Lạc thời Trần của Việt Nam.


Vũ điệu Ryo o
3. Vũ điệu Lăng Vương/Long Vương (Ryo o) là vũ khúc nổi trội, tiêu biểu cho đặc trưng tiết tấu nhanh của nhạc Lâm Ấp, với lối múa độc diễn. Người múa mang mặt nạ rồng, với những nếp nhăn trên khuôn mặt, những gợn tóc khắc trên trán, mũi nhọn, mắt lồi “động nhãn”, hàm răng to có thể cử động, trang phục áo dài rộng, quần chẻn để múa cầu mưa. Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn cho rằng đây là loại hình “Phạn hí” hay kịch nhà chùa của Chămpa đã có từ thế kỷ thứ VIII, từng tạo ảnh hưởng đến vũ đạo tuồng Bình Định của Việt Nam.

4. Vũ điệu An Ma nhị vũ (Anma) là loại hình múa đôi, 2 vũ công mang mặt nạ lụa trắng vẽ mực đen, trang phục rộng, tương tự hình ảnh vị thần A Tu La được thờ trong các đền miếu. Người múa tay cầm hốt, vừa phất tay vừa ngâm xướng.


Vũ điệu Bội Lư

5. Vũ điệu Bội Lư (Bairô) là vũ khúc bộ tứ, thể hiện hình ảnh 4 chiến binh, hóa trang làm 4 vị thần Bairava mang mặt nạ đỏ, xõa tóc. Người múa tay cầm kiếm, múa các động tác diễn tả sự thịnh nộ và hủy diệt của thần Shiva trong Ấn Độ giáo.


Vũ điệu Bạt Đầu

6. Vũ điệu Bạt Đầu (Batô) là vũ khúc múa đơn, vũ công mang mặt nạ rủ tóc, biểu hiện tâm trạng tuyệt vọng, cô độc và u sầu của một người con, quỳ múa khóc cha bị hổ vồ và chuyển sang múa tìm hổ, múa kịch chiến giết được hổ và nhảy mừng chiến thắng trong tiếng trống tưng bừng, thường được người Nhật gọi tên là “cổ nhạc loạn thanh”.

7. Vũ khúc Hồ Ẩm Tửu (Koinju) là vũ điệu say độc diễn, vũ công mang mặt nạ đỏ, mũi to, thể hiện đặc trưng của người Hồ ở Tây Vực, múa theo nhịp điệu của người uống rượu say.


Vũ khúc Vạn Thu Nhạc

8. Vũ khúc Vạn Thu Nhạc (Manjuraku) là một đại khúc, một bi khúc được nhà sư Phật Triết dàn dựng sau đại lễ khai nhãn Đại Phật 10 năm. Vũ công gồm từ 4 hoặc 6 người, tiêu biểu cho lối múa cung đình mang tính kinh điển. Đây là vũ khúc mẫu mực, một bi khúc được bảo lưu, bắt buộc giới quý tộc và cung đình Nhật Bản ngày xưa phải học.

Ngôi chùa Đông Đại, nơi phát xuất các vũ khúc và âm nhạc Lâm Ấp tại Nhật Bản, tiền thân của Nhã nhạc Gagakư đã trải qua nhiều biến động, từng bị chiến tranh và thiên tai hủy hoại nhiều lần vào các năm 1183, 1692,. Ngôi chùa hiện nay được xây dựng lại năm 1709, đã hai lần được tu sửa lớn dưới thời Minh Trị (1868 - 1922) và Taisho (1912 - 1926). Kiến trúc của ngôi chùa chỉ còn bằng hai phần ba so với nguyên thủy, nhưng vẫn gây ấn tượng với kết cấu bằng gỗ đồ sộ, rộng 50 mét, dài 57 mét, cao 48 mét, được xem là ngôi chùa bằng gỗ lớn nhất thế giới. Gần 1.300 năm đã qua, nhưng Lâm Ấp bát nhạc của nhà sư Phật Triết truyền dạy vẫn còn, người Nhật đã suy tôn ông là Tông sư của Nhã nhạc Gagakư. Năm 2010, nhân kỷ niệm 1.250 năm thành lập chùa Đông Đại ở Nara, nhà chùa đã tổ chức lễ hội và có màn hóa trang 3 vị sư tổ có công với Phật giáo Nhật Bản, gồm 1 vị sư Ấn Độ (Bồ Đề Tiên Na), 1 vị sư Nhật Bản, 1 vị sư Việt Nam (nhà sư Thích Đức Thiện đóng vai nhà sư Phật Triết) trong lễ rước từ chùa Đại An đến chùa Đông Đại.

Từ ngày 28 tháng 2 đến 5 tháng 3 năm nay, Nhật hoàng Akihoto và Hoàng hậu Michiko đã đến thăm Việt Nam và đến Cố đô Huế thưởng thức Nhã nhạc, tưởng nhớ nhà sư Phật Triết từ vùng đất Lâm Ấp xưa đã mang Lâm Ấp nhạc đến Nhật, đặt cơ sở hình thành Nhã nhạc Gagakư Nhật Bản từ thế kỷ thứ VIII. Tài liệu “Địa phương chí” của Tòa Thị chính Huế, xuất bản năm 1973, ở trang 49 đã cho biết Huế là thành phố “kết giao thân hữu” với thành phố Nara Nhật Bản. Âm hưởng của mối kết giao thân hữu giữa Cố đô Huế và Cố đô Nara còn vang vọng; biểu tượng của nhà sư Phật Triết và mối quan hệ giữa Nhã nhạc Nhật Bản - Việt Nam đang được làm sống lại.

Nguyễn Xuân Hoa
(TCSH339/05-2017)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]