Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vài cảm nghĩ về bài pháp thoại chủ đề “Trong cái Thấy chỉ là cái Thấy “ vào tối ngày 5, ( thứ sáu 15/7/2022) tại khoá An Cư Kiết Đông tại chùa Pháp Hoa-Nam Úc

16/07/202208:47(Xem: 2702)
Vài cảm nghĩ về bài pháp thoại chủ đề “Trong cái Thấy chỉ là cái Thấy “ vào tối ngày 5, ( thứ sáu 15/7/2022) tại khoá An Cư Kiết Đông tại chùa Pháp Hoa-Nam Úc

Vài cảm nghĩ về bài pháp thoại chủ đề “Trong cái Thấy chỉ là cái Thấy “ vào tối ngày 5, ( thứ sáu 15/7/2022) tại khoá An Cư Kiết Đông tại chùa Pháp Hoa-Nam Úc

Bài của Cư Sĩ Huệ Hương
Do Phật tử Diệu Danh diễn đọc

Nếu như sáng nay không theo bước chân TT Giảng Sư Thích Nguyên Tạng đến Trường Hạ Pháp Hoa Nam Úc từ lúc Hô Canh tọa thiền, đến công phu khuya để rồi trong lời giới thiệu đến học viên TT Thích Nguyên Tạng có đôi lời sách thán khuyên nhủ như lời khai thị của quý Hoà Thương Trưởng Lão. ….TT Thích Viên Trí đã giới thiệu những cái nhất của quý TT đương đại để ghi vào sử sách PGVN TN tại Úc Châu để Phật Tử đời sau biết thêm về hành trạng của quý vị ấy như sau:

-TT Thích Hạnh Minh đệ nhất về tụng kinh .
-TT Thích Thông Hiếu đệ nhất về ngũ ngồi như Hiếp Tôn Giả ( tổ thứ 10 của Thiền Tông Ấn Độ) .
-TT Thích Nguyên Tạng đệ nhất về Phật Pháp online và trang Facebook của TT đã livestream tất cả thời khoá của Khoá An Cư kiết đông tại chùa Pháp Hoa này.

Cũng nhờ thế mà chúng con mới biết được đề tài tối nay là “Đệ nhấTốc chứng hoặc kinh Bahya, người chỉ trong năm phút nhiệm mầu au khi nghe lời dạy của Đức Thế Tôn đã đạt đến cứu cánh giác ngộ và giải thoát và trở thành Bậc A La Hán. Và trong không khí lục hoà của ngày thứ năm của khoá An Cư, TT Nguyên Tạng cũng không quên giới thiệu TT Thích Viên Trí là đệ nhất về Kinh Cổ với đại chúng
Giờ đây ngay lúc này 7:30 pm của giờ địa phương mà Melbourne đã là 8 giờ tối, thính chúng lại một lần nữa được TT Viên Trí giới thiệu về TT Giảng Sư Thích Nguyên Tạng rất hùng tráng trước khi bắt đầu bài pháp thoại .
Vì đã từng học Tổ Sư Thiền với Giảng Sư nên câu chuyện này cũng đã nghe nhắc lại đôi lần nhưng con cũng chưa có thể ghi lại trọn vẹn bài kinh chỉ với đề tài “ Trong cái Thấy chỉ là Cái Thấy” trong suốt một giờ đồng hồ như hôm nay, lại có ý mong chờ vào ngày mai sẽ nghe thêm những câu hỏi về Phật Pháp vấn đáp …nhưng thôi thì việc gì trước cứ làm trước nếu mình có thể …nên kính xin được tóm tắt ghi lại và thêm vài cảm nhận của tự riêng mình qua học hỏi nhiều bậc Thầy đã có lời dạy cho nhiều đệ tử khác đã thắc mắc .


day 5 an cu phap hoa (230)day 5 an cu phap hoa (238)day 5 an cu phap hoa (241)day 5 an cu phap hoa (245)day 5 an cu phap hoa (246)day 5 an cu phap hoa (251)day 5 an cu phap hoa (253)

Kính mong các đạo hữu và Giảng Sư niệm tình tha thứ cho con….

Để bắt đầu bài pháp thoại, Giảng Sư đã giới thiệu về hành trạng của Ngài Bahya và vì sao Ngài đã thấm nhuần lời dạy của Đức Phật chỉ trong năm phút nhiệm mầu trên đường Đức Phật đi khất thực và trở thành A La Hán (bậc Vô Sanh không còn sinh tử luân hồi).

Lời dạy đó như sau: “ Này Bāhiya, như thế thì ngươi nên học tập như vầy: ‘Trong việc thấy sẽ là thuần túy việc thấy, trong việc nghe sẽ là thuần túy việc nghe, trong việc cảm giác sẽ là thuần túy việc cảm giác, trong việc nhận thức sẽ là thuần túy việc nhận thức.’ Này Bāhiya, ngươi nên học tập theo đúng như vậy.

Này Bāhiya, khi nào đối với ngươi, trong việc thấy sẽ là thuần túy việc thấy, trong việc nghe sẽ là thuần túy việc nghe, trong việc cảm giác sẽ là thuần túy việc cảm giác, trong việc nhận thức sẽ là thuần túy việc nhận thức, này Bāhiya, khi ấy ngươi không là với điều ấy. Này Bāhiya, khi nào ngươi không là với điều ấy, này Bāhiya khi ấy ngươi không là trong đó. Này Bāhiya, khi nào ngươi không là trong đó, này Bāhiya khi ấy ngươi đương nhiên không là ở đây, không là ở kia, không là ở khoảng giữa của cả hai. Chính điều này là sự chấm dứt của Khổ.”

Ngài Giảng Sư đã nhắc đến tiền kiếp của Ngài vào khúc cuối bài giảng nhưng con xin trình bày trước để mời thính chúng biết rõ nguyên nhân vì sao mà Ngài đã thi triển thần thông để chỉ trong một đêm mà vượt được 500 km để Kỳ Viên Tịnh xá hầu được nghe bài pháp này …
Trong tiền kiếp, Bāhiya là một vị tỳ kheo trong thời Đức Phật Kassapa. Cùng với 6 vị tỳ kheo khác, ông đã leo lên đỉnh núi, vứt bỏ thang, và quyết tâm ở lại đó cho đến khi giác ngộ hay là chết. Một trong các vị tỳ kheo đó trở thành A La Hán, một vị khác trở thành Bất Lai, năm người còn lại chết trên đỉnh núi. Bāhiya là một trong năm người đó.

Trong kiếp sống cuối cùng của Bahiya, ông là một thủy thủ, vượt biển thành công bẩy lần. Hành trình lần thứ tám tàu bị đắm nhưng ông sống sót. Mất hết cả quần áo, ông lấy vỏ cây tạm che thân và đi khất thực trong thành phố Supparaka. Dân chúng nơi đây rất ấn tượng với phong thái của ông, họ kính trọng, cúng dường đồ ăn và cả một bộ áo đắt tiền. Khi Bāhiya từ chối quần áo mới, dân chúng lại càng kính trọng ông hơn. Bāhiya có một cuộc sống thoải mái và không đi biển nữa. Dân chúng coi Bahiya như một vị A La Hán. Chẳng mấy chốc Bāhiya cũng tưởng mình là A La Hán thật!

Khi đó, có một vị thiên thấy được sự suy nghĩ sai lầm của Bāhiya và, vì lòng từ bi, đã khiển trách ông. Vị thiên này không ai khác hơn là một trong bẩy vị tỳ kheo bạn, người đã trở thành Bất lai. Vị Thiên Bất Lai cho Bahiya biết về một vị A La Hán đích thực, Đức Phật, khi đó đang ở phía bên kia của Ấn Độ, ở Savatthi. Ngay lập tức Bāhiya rời Supparaka và đến Savatti chỉ trong một đêm. Bahiya gặp Đức Phật khi ngài đang đi khất thực và xin ngài một bài pháp. Lần đầu Đức Phật từ chối vì không đúng thời. Nhưng sau lần thứ ba, Đức Phật dừng lại và cho bài pháp nổi tiếng trên đây. Chỉ vài giây sau khi nghe pháp, Bāhiya đã hoàn toàn giác ngộ.
Rồi để cho thính chúng hiểu rõ hơn Giảng Sư đã giải thích năm cấp độ của hiểu biết và thế nào là Sắc thọ tưởng hành thức để tạo nên thân ngũ uẩn gồm THÂN ( sắc với 5 giác quan) và TÂM (gồm Thọ, Tưởng, Hành, Thức).và thế nào để thấy
ngũ uẩn không phải là Ta, không phải của Ta, không phải là Tự Ngã của ta.
Hai là tập. Tu tập thế nào? Chặn đứng đưa đến viễn ly mắc xích của Tập khởi trong 12 nhân duyên.
Sanh khởi ở đâu thì xả ly ở đó, xả ly ở đâu thì diệt trừ ở đó.
Trú ở đâu thì xả ly ở đó, xả ly ở đâu thì diệt trừ ở đó.

Ở đây cái gì phải chặn đứng đưa đến viễn ly?
Hành được chặn đứng.
- Khi thấy, không duyên với nhãn thức, hành câu hội nhãn thức được đình chỉ. Vì hành bị chặn đứng như vậy, thọ tưởng thức không lập thành, đưa đến không có chứa giữ, không có chấp thủ.
- Khi nghe, không duyên với nhĩ thức, hành câu hội nhĩ thức được đình chỉ. Vì hành bị chặn đứng như vậy, thọ tưởng thức không lập thành, đưa đến không có chứa giữ, không có chấp thủ.
- Với thọ tưởng, không duyên với thức, hành câu hội thức được đình chỉ. Vì hành được chặn đứng như vậy, thức không lập thành, đưa đến không có chứa giữ, không có chấp thủ.
- Với thức tri, không duyên với hành, hành câu hội thức được đình chỉ. Vì hành được chặn đứng như vậy, mọi thức không lập thành, đưa đến không có chứa giữ, không có chấp thủ, không có sanh khởi.

Ở đây, với hành được chặn đứng, được đình chỉ như vậy, mọi mắc xích đưa đến tái sanh bị phá vỡ, sự tập khởi không còn tồn tại. Như vậy, mọi khổ uẩn được đoạn tận.

Cũng như Giảng Sư đã nhắc lại làm thế nào để bước vào dòng Thánh, từ Tư Đà Hoàn với diệt trừ 3 kiết sử ( thân kiến, giới cấm thủ, hoài nghi ) rồi đến Tư Đà Hàm ( thêm Dục Ái và Sân đã làm nhẹ ) để rồi A Na Hàm (trừ sạch sẽ 5 hạ phần kiết sử) và cuối cùng A La Hán ( Vô Sanh) khi đoạn trừ thêm 5 thượng phần kiết sử và sẽ không còn tái sanh nữa.
 
Lời kết

Kính bạch TT Giảng Sư Thích Nguyên Tạng,
Đây chỉ là những gì con có Phước duyên đã học từ Giảng Sư mà nay vẫn còn hằn in trong tâm thức, vì thế chỉ kính ghi lại tóm tắt đồng thời trình bày thêm những điều được học hỏi trong mục giải đáp của HT Viên Minh rất trùng hợp với bài giảng hôm nay .
Kính mạn phép được mượn làm lời kết cho những cảm nghĩ của con….

-Tuệ giác giống như mặt trời tự soi sáng, nên tuệ giác tự đến, không phải do ai nỗ lực tạo tác ra được.

Tuy nhiên phiền não như những đám mây che khuất mặt trời, mây  càng dày mặt trời càng tối, nhưng thực ra mặt trời vẫn vậy.
Muốn mặt trời tuệ giác soi sáng thì phải không còn mây phiền não che lấp nữa mới được.

Tu không phải là để tạo ra mặt trời tuệ giác, mà để loại trừ  phiền não, thì lập tức mặt trời tuệ giác chiếu sáng ngay thôi.
Nhưng phiền não phát xuất từ cái ta ảo tưởng, nên diệt trừ phiền não chỉ là diệt trừ cái ngọn, phải diệt trừ tận gốc cái ta ảo tưởng thì phiền não mới không còn, tuệ giác tự hiện.
Khi tuệ giác tự nhiên xuất hiện thì quá ngạc nhiên bất ngờ nên mới gọi là "hoát nhiên giác ngộ"!  Tất nhiên mặt trời chiếu sáng không phải là quả của nhân diệt trừ cái ta ảo tưởng. Quả của diệt trừ này là không còn mây phiền não che lấp nữa mà thôi.

Tuy nhiên, phá trừ cái ta ảo tưởng cũng chính là việc của tuệ giác chứ không phải là ai khác cả. Đó là lý do tại sao Tổ Lục Năng nói "Chân giác vô công" vậy.

-Và một câu hỏi Tại sao Ngài Bahiya nghe Phật nói "trong thấy chỉ có cái Thấy và trong nghe chỉ có nghe,..." ngài Bahiya liền ngộ,

Trả lời:
  • Tại vì tâm của ngài Bāhiya lúc đó tương ứng với lời Phật dạy nên khi được chỉ ra liền chứng ngộ. Như một người đang cầm trong tay viên kim cương nhưng không biết đó là gì nên đi hỏi, có người rành rẽ cho biết đó là viên kim cương anh ta liền trực nhận. Còn người chưa có viên kim cương trong tay thì dù có hiểu cũng đành phải tìm kiếm thôi.

Thực ra chẳng phải đốn ngộ tiệm tu gì như người ta thường tưởng tượng mà chỉ là ai đã từng trải nghiệm sự thật thì dễ dàng thấy ra sự thật thôi. Trải nghiệm sự thật chính là tiệm tu, thấy ra sự thật gọi là đốn ngộ. Bàhiya đã từng trải nghiệm sự thật nhưng chưa biết đó là gì nên khi được Phật chỉ thẳng cho thì ngay đó ông liền thấy ra. 

Và con nay đã hiểu và rất tâm đắc khi biết được tiền kiếp của Ngài …
Thông thường, kinh không ghi lại hết tất cả mọi chuyện mà chỉ ghi lại những điểm chính. Cũng giống như ảnh cưới không ghi lại lần gặp gỡ đầu tiên, những hẹn hò và những tranh luận, nhiều bài kinh cũng không ghi lại tất cả những gì xảy ra trước khi đến đoạn kết. Vậy toàn bộ câu chuyện của Bāhiya là như thế nào? Làm sao chúng ta có thể đem đoạn kết, cho hậu thế nhận biết bài kinh Udana, trong toàn bối cảnh của câu chuyện? May mắn thay, cả câu chuyện được ghi lại trong Apadana (tiền thân các vị A La Hán) và trong chú giải.
-Cần hiểu rõ thọ (vedanà) chỉ để dùng cho những cảm giác về thân và cảm xúc về tâm thôi. Năm thức giác quan mà thầy tạm tách ra khỏi thức tri và gọi là giác tri để phân biết với ý thức. Còn thọ và tưởng đến sau giác tri này nên không dùng từ cảm thọ được.
Được gọi là giác tri vì 5 thức này cũng thuộc trực giác giác quan,
-Chỉ lắng nghe, quan sát hay cảm nhận dòng chảy không ngừng ấy thôi, không cần phải phê phán hay kết luận gì cả. Đừng nhìn với cái nhìn bi quan hay lạc quan mà chỉ thấy nó như nó đang là, dù nó thế nào thì nó vẫn là bài học giác ngộ nhiệm mầu cho tất cả chúng ta. Vì vậy tốt nhất là trở về trọn vẹn tỉnh thức với dòng chảy này của sự sống để thấy ra Sự Thật..
Kính đa tạ Giảng Sư trên bước đường hoằng hoá độ sinh, trộm nghĩ hẳn Thày đã có Tứ thần túc nên đã đến mọi nơi có những khoá tu để ban cho những bài pháp thoại tuyệt vời, và đồng thời loan báo thêm chi tiết về khoá tu của Giáo Hội sẽ được tổ chức tại Thiền Lâm Pháp Bảo vào cuối năm nay.

Kính chúc Ngài Giảng Sư luôn pháp thể khinh an, pháp duyên vô ngại, Phước trí nhị nghiêm hầu làm Hải đăng cho hàng hậu học.
Kính trân trọng,


Vẫn từng được dạy:
“Trong cái Thấy chỉ là cái Thấy”
Bài học chứng ngộ trong năm phút nhiệm mầu
Đệ nhất Tốc Chứng Bahya
chắc chắn tiền kiếp căn cơ sâu
Vì mấy ai khi Thấy mà không bóp méo dữ liệu !!

Bởi những định kiến, ham muỗn…luôn chính yếu
Thường ra trước nhận thức ..giản dị đơn thuần
Phải dẹp bỏ được 3 kiết sử hạ phần
Sự vật không phải là vậy mà chỉ dường như là vậy.

Kính đa tạ Giảng Sư …bài pháp thoại về Cái Thấy
Chỉ lắng nghe,, chỉ thấy nó như nó đang là
Luôn trọn vẹn tỉnh thức, chánh niệm mỗi sát na
Không vội phê phán, chẳng kết luận gì cả !!

Nguyện hiểu rõ lời Thầy dạy …buông hết chấp ngã !!

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Công Đức Lâm Bồ tát

Huệ Hương
Melbourne 16/7/2022



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]