Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

05_Pháp Sư Huyền Trang

02/04/202212:54(Xem: 10055)
05_Pháp Sư Huyền Trang

Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang

(Kính xin mạn phép được gọi Ngài là Tam tạng Pháp sư vì Ngài là vị thông hiểu cả Tam tạng Kinh, Luật, Luận)
Bài pháp thoại 5 trong Nghi thức đảnh lễ Tam Bảo của HT Thích Trí Thủ được TT Giảng Sư Thích Nguyên Tạng livestream ngày 27/6/2020 trong mùa đại dịch


Phật tại thế thời ngã đẳng trầm luân, kim đắc nhơn thân Phật dĩ diệt độ.
Khả lân mẫn giả nghiệp trọng phước khinh, nhất niệm chí thành cầu ai sám hối.
HÒA: Vãng tích sở tạo chư ác nghiệp
Giai do vô thỉ tham sân si
Tùng thân ngã ý chi sở sanh
Nhất thiết ngã kim giai sám hối. (1 lạy)
Thời Phật đang tại thế

Chúng con còn trầm luân,
Nay được sinh làm người
Thì Phật đã diệt độ!
Đáng thương cho chúng con
Nghiệp dầy mà phước mỏng,
Nên xin đem một niệm
Chí thành cầu sám hối.

Với câu XƯỚNG thứ 5 trong nghi thức đảnh lễ Tam Bảo trên, Giảng Sư cho biết 4 câu kệ được Hoà Thương ghi chép lại từ lời tự than trách của Pháp Sư Huyền Trang khi Ngài đến đỉnh Linh Thứu Sơn bái lạy Đức Thế Tôn …Thế mà từ lâu tôi đã nghe rất nhiều từ trong các lời giảng nhưng chưa hiểu nguồn gốc đích xác và cũng từ đấy Giảng Sư đã nhắc lại Bộ Tây Du Ký của tác giả Ngô Thừa Ân được phóng tác theo bộ Đại Đường Tây Vực ký, do Ngài Huyền Trang tự thuật lại những điều mắt thấy tai nghe trong chuyến thỉnh kinh qua 128 nước gồm tất cả 12 tập .

Tôi đã đọc tiểu thuyết Tây Du Ký từ những ngày còn nhỏ vì Cha tôi là chủ bút một tờ nhật báo nên lúc đó khi người dịch văn bản này được đoạn nào thì cho in lên báo và đọc giả theo dõi từng đoạn rồi thích theo dõi thì mua báo tiếp tục xem thêm nên không hề nghĩ gì đến Vị Đường Tăng Tam Tạng đó lại là là Pháp Sư Huyền Trang …..vì lúc ấy tôi chỉ biết đọc là đọc như chuyện kiếm hiệp.
Lúc đó Tập sách Tây Du Ký của tác giả Ngô Thừa Ân vừa mới ra lò tại Bắc kinh năm 1957 nhưng mãi đến 1960 mới được dịch ra tiếng Việt vì nó dài lắm có đến 100 hồi và chia làm 4 tập .

Các nhật báo thời ấy nhờ một dịch giả chuyên dịch tiếng Hán ra tiếng Việt rất hay Hàn Giang Nhạn ( ông là ba của cô bạn tôi tên Lý Tuyết Hoa ) rồi mãi đến 1986 nữ đạo diễn Dương Khiết đã cho trình làng bộ phim rất ăn khách mang tên Tây Du Ký đã chiếu trên màn ảnh hàng chục ngàn lần mà mỗi xuất đều không còn vé .

Năm 1989 em tôi gửi cho tôi 4 tập Tây Du Ký được nhà xuất bản Văn Học phát hành năm 1988 và cũng được gọi là best seller vì lời nói đầu về đời sống tư tưởng của tác giả Ngô Thừa Ân và nguồn gốc Tây Du Ký quá đặc sắc được nhà văn Tế Xuyên dịch lại đến 30 trang rất tuyệt vời …

Sở dĩ tôi phải dài dòng như thế là vì ai cũng cho rằng Ngài Huyền Trang là một nhân vật có một không hai trong lịch sử nhân loại vì việc một dân tộc Trung Hoa đã thần kỳ hóa cuộc đi thỉnh Kinh của ông, truyền miệng cho nhau, rồi sao chép từ bộ Đại Đường Tây Vực ký, do Ngài tự thuật lại trong hành trình một người một ngựa vượt suối trèo non, băng sa mạc, rừng sâu đi đến xứ Ấn Độ huyền bí xa xăm,…đó cũng là một cái vinh dự mà từ xưa đến nay chưa ai được nhận nữa!
Hơn thế nữa đọc xong tiểu sử của Ngài Huyền Trang ta mới thấy tấm gương của Ngài để lại cho ta soi không có một chút vết, suốt đời thanh đạm, can đảm, cần cù, hiếu học, lễ độ, khiêm tốn, trong sạch và hy sinh.
Nào …bây giờ chúng ta theo lời giảng của Giảng Sư để đi vào chi tiết nhé vì trọn cả bài pháp này chỉ để tuyên dương công trạng vị Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang ( một vĩ nhân với tinh thần nghị lực không ai sánh được ) và với 77 bộ kinh đã được Ngài phiên dịch từ chữ Phạn sang chữ Hán trong đó những bộ nổi tiếng đã được chư Tôn Đức Hoà Thượng miệt mài nhiều năm dịch ra Việt ngữ để chúng ta liến bước vào biển pháp mênh mông và có thể giải thoát khỏi luân hồi khổ đau …

Kính xin tri ân công đức quý Ngài và một lần nữa xin khấu đầu sám hối vì không hiểu được giá trị quý báu của Bộ Đại Bát Nhã 26 tập do Trưởng Lão H T Thích Trí Nghiêm cả đời phiên dịch cũng như Bộ Đại Trí Độ Luận của Hoà Thượng Thích Thiện Siêu biên tập đều xuất phát trong 77 bộ Kinh của Ngài Huyền Trang
Với thời gian đi về giữa Trung Hoa và Ấn Độ suốt 17 năm bên Tây phương, gồm 2 năm đi, 2 năm về và 13 năm ở lại du học tại Ấn Độ. (Đi từ năm 629 mãi đến năm 645 (sau TL) mới về đến thành Trường an (Trung quốc). Tính ra Ngài đã đi trên năm vạn dặm đường, qua 128 quốc gia lớn nhỏ, thật là một ý chí sắt đá
Ngoài ra khi về lại Trung Hoa , Ngài đã mang về:
- 150 Xá Lợi tử (Tinh cốt của Như Lai).
- 2 tượng Phật gỗ đàn tô ngân cao 4 thước
- 3 tượng Phật bằng đàn hương : Cao 3th5, 2th9, 2th3
- 657 bộ Kinh, chia làm 520 hiệp
- Cùng một số bảo vật khác nữa, và phải dùng voi, lạc đà và 24 con ngựa mới chở hết.
Chúng ta những người được phước duyên học kinh sách được dịch ra từ lời Phật dạy kính nghiêng mình đánh lễ bậc vĩ nhân mà tên thế danh của Ngài như đã được định sẵn …
Kính xin mượn lời khen ngợi của một học giả để đi vào chi tiết như lời giảng của Giảng Sư   [Huyền Trang (tiếng Pháp là Hiuan – tsang) không phải là một triết nhân, chẳng phát huy được thêm cái gì cho đạo, ông cũng không phải là một văn hào hay một nhà khoa học, lại càng không phải là một nhà thám hiểm như Christophe Colomb, Magellan, ông chỉ là một Pháp sư đi hành hương ở đất Phật; vậy mà sự nghiệp của ông đối với đạo Phật quan trọng hơn sự nghiệp của Chu Hi đối với đạo Khổng, ông lại tặng dân tộc Trung Hoa 77 bộ sách, gồm trên ngàn quyển, làm giàu cho Hoa ngữ được trên vạn tiếng; và lưu lại cho nhân loại vô số tài liệu rất quí về phong tục, khí hậu, sông núi, cỏ cây, di tích của những miền hoang vu, huyền bí ở Trung bộ Á Châu, nhất là Ấn Độ, những tài liệu mà các nhà thám hiểm phương Tây tới sau ông đều phải khen là rất đích xác, rất quí báu.

Ngài Huyền Trang tên thật là Trần Vỹ, sanh vào năm thứ 16 đời Tùy Văn Đế Dương Kiên (596 sau TL) tại huyện Câu Thi (hiện là Huyện Yêm Sư) Tỉnh Hà Nam.cha mẹ mất sớm…hồi tám tuổi đã thích lễ nghi, tính tình nghiêm cẩn. Ít năm sau, một người anh là Tố quy y, Huyền Trang được nghe anh thỉnh thoảng giảng đạo Phật cho nghe, ham mê cũng muốn theo anh. Năm 13 tuổi, ông lại chùa Tịnh Độ ở Lạc Dương xin quy y …mới đầu, nhà chùa còn do dự, chê ông nhỏ tuổi quá, sau thấy ông thành tâm và thông minh lạ thường, nên chấp thuận.

Lúc bấy giờ ở ngôi chùa Tịnh Độ được phép của nhà vua tuyển chọn thêm 27 vị tăng. Trong khi đó người xin vô làm Tăng có cả 100. Người đại diện Triều đình đến tuyển chọn tên là Trịnh Thiện Quả. Ngài Huyền Trang tuổi nhỏ nên không được đưa vào danh sách tuyển chọn. Nhưng Ngài cứ đứng lấp ló ngoài cửa lắng nghe. Trịnh Thiện Quả thấy vậy liền hỏi về tuổi tác, quê quán, sở thích... Đặc biệt khi khỏi vì sao ngài muốn đi xuất gia? Ngài trả lời: Tôi xin xuất gia là xa thì nối Phật, Như Lai, gần thì làm sáng như Pháp (Viên thiệu Như Lai, cận quan như pháp). Câu này có ý nói: Tôi xuất gia ý nhìn về xa, về trước, về đức Phật, tôi muốn nối dõi giòng giống của Phật. Nhìn về gần trong hiện tại tôi muốn là sáng giáo pháp đang di truyền của ngài vậy. Xuất gia là vì mục đích đó. Trong khi tuổi đang còn nhỏ, chỗ Triều đình tuyển Tăng, vì tuổi nhỏ không được tuyển, cũng không chịu về nhà cứ đứng thơ thẩn lấp ló để mà nghe ngóng, ham thích cái chuyện xuất gia đó, cho nên khi trả lời câu nói đó thì ông Trịnh Thiện Quả đặc cách cho Ngài được vào làm Tăng".
Hồi đó là cuối đời Tùy, đầu đời Đường, trong nước loạn lạc. Khi đô thành một ổ đạo tặc, mà miền Hồ nam thành cái hang mãnh thú, đường phố Lạc Dương đầy thây người.

Phải lánh đi nơi khác, Huyền Trang bàn với anh qua Thành Đô (Tứ Xuyên), ngụ chùa Không Túc trong 2, 3 năm, tiếp tục học hết kinh của các giáo phái.
Năm 20 tuổi, nội loạn đã chấm dứt, ông về Trường An, kinh đô nhà Đường. Trường An là đất Phật đầu tiên ở Trung Hoa. Từ 5 thế kỷ trước, những vị tu hành ở Ấn Độ qua cất chùa tại đó và dịch những kinh tiểu thừa, Đại thừa từ Phạn ngữ qua Hoa ngữ.
Ở Trường An, Huyền Trang ráng đọc hết những kinh đã dịch, tìm những Hòa thượng có danh tiếng để học đạo, nhưng ông nhận thấy rằng họ cũng thờ đức Thích Ca Mâu Ni mà giáo thuyết của họ khác nhau xa quá.

Bất mãn, ông xin phép anh đi học đạo ở khắp miền Bắc tại các vùng Xuyên Đông (đông đô tỉnh Tứ Xuyên), qua Hồ Bắc, Hà Nam, Sơn Đông, Hà Bắc. Càng tìm hiểu, ông càng nảy ra nhiều nghi vấn, đã không tin được các vị Hòa thượng mà ngay trong những bản dịch kinh Phật ông cũng thấy nhiều chỗ lờ mờ mâu thuẫn, hoặc dịch sai. Vậy muốn hiểu rõ đạo thì chỉ còn một cách là đến nơi phát tích của đạo Phật, tức Ấn Độ, để học tiếng Phạn rồi nghiên cứu tại chỗ những kinh điển cổ nhất. Ý "Tây du" của ông phát sinh từ đó."
Từ đó chúng ta biết rằng, ngài cố tìm cách đi tìm học đạo ở Ấn Độ.
Một đêm năm 629, ông nằm mộng thấy một ngọn linh sơn ở giữa biển, bèn nhảy xuống nước để lội qua thì vừa lúc đó, một bông sen xuất hiện, đỡ ông, đưa ông tới chân núi. Núi dựng đứng, leo không được, ông chưa biết tính sao thì một ngọn cuồng phong bí mật nâng bổng ông lên tới ngọn núi. Đứng trên núi nhìn chung quanh thây cảnh bao la, rực rõ. Ông thích quá, tỉnh dậy."
Sau đó Ông cùng với vài vị Hòa thượng nữa dâng biểu lên nhà vua xin phép qua Ấn du học. Đợi mãi không được phép, các vị Hòa thượng cùng dâng biểu với ông ngã lòng bỏ đi. Ông kiên nhẫn ở lại Trường An, học hết tiếng Ấn Độ
Ít bữa sau, nhân miền chung quanh Trường An bị nạn mưa đá mất mùa, triều đình xuống chiếu cho phép dân ở kinh đô được đi nơi khác làm ăn, ông theo nhóm người di cư, tiến về phương Tây, mở đầu cuộc du hành vạn lý.
Sau những gian khổ cuối cùng Ông đã đến chùa Na lan Đà
Vị sư trụ trì là Giới Hiền pháp sư (Silabhadra), một nhà học giả uyên bác, nhất thời đó. Năm đó đã 106 mà óc vẫn sáng suốt. Hay tin Huyền Trang tới, Pháp sư sai 200 tăng lữ và hàng ngàn tín đồ cầm cờ phướn, dù đem hương hoa tới đón rước. Tới chùa, Huyền Trang lại chào Pháp sư; theo tục trong miền, cũng quì gối, dập đầu vào sàn, lạy, xin nhận làm môn đệ. Giới Hiền pháp sư cảm động đến sa lệ: “Ít tháng trước, ta đau nặng, chỉ mong được mau giải thoát. Một đêm ta nằm mộng thấy 3 vị ra lệnh cho ta phải sống để đón một Hòa thượng Trung Hoa tới mà truyền đạo cho. Bây giờ con tới đây, hợp với mộng đó lắm.”]
Ngài Giới Hiền là pháp chủ và 106 tuổi thọ. Thân tứ đại đang hành hạ và Ngài muốn giải thoát, nhưng đêm nằm mộng thấy 3 vị thần nhân bảo phải đợi một vị sư Trung Hoa đến rồi truyền đạo cho họ mới giải thoát thì ngài Huyền Trang tới.
[Vì quá già, từ lâu Giới Hiền pháp sư không giảng kinh nữa, lần này mới ráng giảng cho Huyền Trang bộ luận trọng yếu nhất là bộ Du Già Luận.Du Già – là luận Duy thức học, 100 cuốn.
 Ông ở chùa 15 ngày (634 sau C.N.) học hết bộ Du Già Luận và học thêm triết Bà-la-môn và Phạn ngữ, soạn được một cuốn ngữ pháp tiếng Phạn giản lược
 Ông xin phép Giới Hiền pháp sư đi chu du Ấn Độ để tìm hiểu thêm các giáo phái khác, nhất là tình hình Phật giáo ở mỗi nơi.
Và từ đó chuẩn bị cho ngày về lại quê hương
Huyền Trang nghỉ ở Bilsar (phía bắc Kansuj) hai tháng trong mùa mưa năm 643, rồi đi ngược con đường cũ, qua Jalandhara Taxila. Miền đó đầy kẻ cướp nhưng ông được yên ổn vì họ hiểu công việc thỉnh kinh của ông.
Đầu năm 644, ông qua sông Indus. Tới giữa sông, sóng nổi lên dữ dội, một chiếc thuyền nghiêng ngả, người giữ kinh té xuống nước, cứu được, nhưng mất nhiều cuốn kinh chép tay và nhiều hạt giống.
 Vua nước Kapica hay tin ông tới, lại đón ông ở bờ sông, thấy vậy sai người đi chép ngay những kinh đã mất. Nhiều vua khác cũng đi xa hàng chục dặm để tiển biệt ông vì tới đâu dân chúng cũng tiếp rước ông long trọng. Tính ra ông đã ở Ấn Độ 10 năm, đi về 7 năm.
Ngày 5 tháng 2 năm 644 Pháp Sư Huyền Trang đã gát bút nghìn thu và được vinh danh an táng như một quốc bảo.
Và sau đây là 77 bộ kinh mà Ngài Huyền Trang đã phiên dịch
Đại Bồ Tát Tạng kinh (zh. 大菩薩藏經; sa. bodhisattva-piṭaka-sūtra), 20 quyển, dịch tại Hoằng Phúc tự (zh. 弘褔寺); là một phần của Bảo tích kinh (sa. ratnakūta-sūtra). Phần lớn kinh Bảo tích được dịch bởi Bồ-đề-lưu-chi (sa. bodhiruci, 706) và Trúc Pháp Hộ (sa. dharmarakṣa, 313) mặc dù một số dịch giả khác cũng đã góp phần trích dịch. Theo truyện ký của Huyền Trang thì bộ kinh trọn vẹn cuối cùng Sư được thỉnh dịch chính là kinh Bảo tích này. Sư bắt đầu công trình dịch, nhưng tuổi già và bệnh tật là nguyên nhân cản trở Sư không tiến xa. Vì Đại Bồ Tát tạng kinh là bộ kinh đầu tiên được Huyền Trang dịch sau khi từ Ấn Độ về Trung Hoa nên người ta có thể xem nó mở, và đóng vòng công trình dịch thuật của Sư.
2. Hiển dương thánh giáo luận tụng
3. Phật địa kinh
4. Lục môn đà-la-ni kinh
5. Hiển dương thánh giáo luận
6. Đại thừa A-tì-đạt-ma tạp tập luận
7. Đại Đường Tây Vực ký (zh. 大唐西域記), 12 quyển, hoàn tất tại Hoằng Phúc tự. Tác giả là chính Huyền Trang. Dưới lệnh viết của Hoàng Đế, đây là tác phẩm du ký tả lại hành trình xuyên Trung á và Ấn Độ, đến bây giờ vẫn là một trong những tài liệu quan trọng nhất nói về những vùng đất này trong thế kỉ thứ bảy. Tác phẩm này chứa đựng nhiều tài liệu về truyền thống, sự tích Phật giáo, dân số v.v... "Đại Đường" chỉ nhà Đường, và trong một ý nghĩa rộng hơn thì đây cũng là danh hiệu của nước Trung Hoa thời bấy giờ.
8. Đại thừa ngũ uẩn luận
9. Nhiếp Đại thừa luận Vô Tính thích
10. Du-già sư địa luận (zh. 瑜伽師地論; sa. yogācārabhūmi-śāstra), 100 quyển. Từ 03.07.646 đến 11.06.648 tại Hoằng Phúc và Đại Từ Ân tự. Tác giả: Di-lặc (彌 勒, sa. maitreya). Tác giả của bộ luận vĩ đại này được xem là Bồ Tát Di-lặc theo truyền thống Trung Hoa, và Vô Trước theo truyền thống Tây Tạng. Huyền Trang xem nó như là bộ bách khoa toàn thư của Du-già hành tông, và Sư sang Ấn Độ cũng vì gắng tìm toàn văn của bộ luận này. Chân Đế cũng dịch một phần của bộ luận du-già này.
11. Giải thâm mật kinh
12. Nhân minh nhập chính lý luận
13. Thiên thỉnh vấn kinh
14. Thập cú nghĩa luận
15. Duy thức tam thập luận
16. Kim cương bát-nhã kinh
17. Bách pháp minh môn luận
18. Nhiếp Đại thừa luận Thế Thân thích
19. Nhiếp Đại thừa luận bản
20. Duyên khởi thánh đạo kinh
21. Thức thân túc luận
22. Như Lai thị giáo Thắng Quân vương kinh
23. Thậm hi hữu kinh
24. Bát-nhã tâm kinh (zh. 般若心經; sa. prajñā-pāramitā-hṛdaya-sūtra), 1 quyển. 08.07. tại cung Thuý Vi. Tên đầy đủ của kinh này là Bát-nhã-ba-la-mật-đa tâm kinh (般若波羅密多心經), được dịch nhiều lần sang Hán ngữ. Bản dịch của Huyền Trang trở thành bản dịch tiêu chuẩn, rất được ưa chuộng tại Trung Hoa, Nhật Bản và Triều Tiên (cũng như Việt Nam). Bản này được tụng niệm mỗi ngày bởi Tăng ni, giới cư sĩ khắp Đông á hơn suốt một ngàn năm nay. Có nhiều bản dịch Anh ngữ.
25. Bồ Tát giới yết-ma văn (菩薩戒羯磨文), 1 quyển. 28.08. tại Đại Từ Ân tự. Tác giả: Di-lặc (彌勒). Bản này được trích từ bộ luận Du-già sư địa.
26. Vương pháp chính lý kinh
27. Tối vô tỉ kinh
28. Bồ Tát giới bản (菩薩戒本; sa. bodhisattva-śīla-sūtra), 1 quyển. 03. 09. tại Đại Từ Ân tự (hoặc cung Thuý Vi năm 647). Tác giả: Di-lặc (彌勒). Bồ Tát giới bản này được truyền thống Trung Hoa xem là của Di-lặc, Tây Tạng xem là của Vô Trước. Bản này được xem là giới luật của Du-già hành phái, được sử dụng thực hành nghi lễ cho tăng và ni.
29. Đại thừa chưởng trân luận
30. Phật địa kinh luận
31. Nhân minh chính lý môn luận bản
32. Xưng tán Tịnh độ Phật nhiếp thụ kinh
33. Du-già sư địa luận thích
34. Phân biệt duyên khởi sơ thắng pháp môn kinh
35. Thuyết Vô Cấu Xứng kinh
36. Dược Sư (Lưu Li Quang Như Lai) bản nguyện công đức kinh
37. Đại thừa quảng bách luận bản
38. Đại thừa quảng bách luận thích luận
39. Bản sự kinh
40. Chư Phật tâm đà-la-ni kinh
41. Thụ trì thất Phật danh hiệu (sở sinh) công đức kinh
42. Đại thừa đại tập Địa Tạng thập luân kinh
43. A-tì-đạt-ma tạng hiển tông luận
44. A-tì-đạt-ma câu-xá luận
45. A-tì-đạt-ma câu-xá luận bản tụng
46. Đại thừa thành nghiệp luận
47. Đại thừa a-tì-đạt-ma tập luận
48. Phật lâm niết-bàn ký pháp trú kinh
49. A-tì-đạt-ma thuận chính lý luận
50. Đại A-la-hán Nan-đề Mật-đa-la sở thuyết pháp trú ký
51. Xưng tán Đại thừa công đức kinh
52. Bạt tế khổ nạn đà-la-ni kinh
53. Bát danh phổ mật đà-la-ni kinh
54. Hiển vô biên Phật độ công đức kinh
55. Thắng tràng tí ấn đà-la-ni kinh
56. Trì thế đà-la-ni kinh
57. Thập nhất diện thần chú tâm kinh
58. A-tì-đạt-ma đại tì-bà-sa luận (阿毘達磨大毘婆沙論; sa. [abhidharma-]), 200 quyển. Tác giả: 500 vị A-la-hán. Tác phẩm vĩ đại này rất quan trọng đối với Luận tạng của hệ phái Thuyết Nhất thiết hữu, chiếm giữ trọn một bộ phần của Đại chính tân tu Đại tạng kinh (100 bộ). Luận này bao gồm 8 phần với 43 chương, nguyên là một bài luận giải A-tì-đạt-ma phát trí luận, có lẽ được soạn tại Kashmir. 500 vị A-la-hán – thường được bàn luận trong những bộ kinh như Pháp Hoa, Niết-bàn, và đặc biệt được tôn thờ trong Thiền tông – được xem là những người biên tập bộ luận Đại Tì-bà-sa này 400 năm sau khi Phật nhập niết-bàn, trong một cuộc hội họp kết tập được vua Ca-nị-sắc-ca tổ chức. Có hai bản dịch Hán ngữ khác: Một bản được dịch trong những năm 425-27 bởi Buddhavarmin và những vị khác, bao gồm 110 quyển nhưng 50 quyển đã bị thất lạc trong thời nhà Lương và một bản dịch khác của Tăng-già Bạt-trừng (僧伽跋澄; sa. saṅghabhadra hoặc saṅghadeva), bao gồm 20 quyển.
59. A-tì-đạt-ma phát trí luận
60. Quán sở duyên duyên luận
61. Nhập a-tì-đạt-ma luận
62. Bất không quyên sách thần chú tâm kinh
63. A-tì-đạt-ma pháp uẩn túc luận
64. Thành duy thức luận
65. Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經; sa. mahā-prajñā-pāramitā-sūtra), 600 quyển. 16.02.660 đến 25.11.663, tại Ngọc Hoa cung (玉華宮). Tác phẩm vĩ đại này với tổng cộng 600 quyển chiếm giữ trọn vẹn ba bộ của Đại chính tân tu, bao gồm những bài kinh nổi danh như Kim Cương, và là một trong những bộ kinh hệ Bát-nhã đầy đủ nhất. Huyền Trang có ý định giản lược để tránh trường hợp trùng lặp trong khi dịch nhưng bị một giấc mộng ngăn cản, vì vậy nên Sư dịch bộ kinh Bát-nhã này trọn vẹn.
66. A-tì-đạt-ma phẩm loại túc luận
67. A-tì-đạt-ma tập dị môn túc luận
68. Biện trung biên luận tụng
69. Biện trung biên luận
70. Duy thức nhị thập luận
71. Duyên khởi kinh
72. Dị bộ tông luân luận
73. A-tì-đạt-ma giới thân túc luận
74. Ngũ sự tì-bà-sa luận
75. Tịch chiếu thần biến tam-ma-địa kinh
76. Chú ngũ thủ kinh
77. Bát thức quy củ tụng
Lời kết :

Kính đa tạ Giảng Sư đã đúc kết hành trạng của một vị Tam Tạng Pháp Sư quá tuyệt vời chỉ với 4 câu kệ trong nghi thức đảnh lễ Tam Bảo
Với sự ghi chép và lắng nghe có giới hạn và khuôn khổ bài viết không cho phép nói nhiều đến tác giả Ngô Thừa Ân và bộ truyện Tây Du Ký nhưng trang nhà Quảng Đức do Giảng Sư chủ biên đã có nhiều tài liệu để xem thêm về tâm lý học của các nhân vật trong đó chứa đựng trí tuệ của họ và bài học Pháp vô biên từ các vị danh tăng đương thời như Đức Ngài HT Thích Chơn Thiện, Đức Ngài H T. Thích Thiện Siêu


Con kính xin tri ân Thầy đã giới thiệu và ấn tống Bộ Đại Bát Nhã gồm 26 tập do Ngài Trưởng Lão HT Thích Trí Nghiêm đã dịch và HT Thích Như Điển đã dịch bộ Đại Đường Tây Vực Ký ….hy vọng chúng đệ tử sẽ hiểu được phần nào cốt lõi Phật Pháp mà Đức Thế Tôn đã dùng 21 năm để khai mở tri kiến cho chúng sinh.


Thành tâm kính chúc Giảng Sư được nhiều sức khỏe và luôn viên mãn trên đường hoằng pháp
Kính trân trọng,


Hành trạng Pháp Sư Huyền Trang đã đi vào lịch sử
Hành trình vĩ đại chẳng ngại khó, vượt qua
Hơn ngàn ba trăm năm trước đến được Na lan Đà
Chùa ( Đại học ) nổi tiếng chứa đủ kinh điển tất cả


Từ kinh Đại Thừa, thiên văn, địa lý …nguyện thỏa
Trở thành đệ tử xuất sắc Giới Hiển Cao Tăng
Kính tri ân Giảng Sư …thật quảng kiến đa văn
Nghe Pháp thoại tưởng chừng như xem phim Tây Du Ký


Mọi điều chỉ dạy vẫn nằm trong Sự và Lý
Học từ Giảng Sư …lòng báo ân và tri ân
Sư Phụ , Y Chỉ Giảng Sư …được Ngài nhắc đến trăm lần
Và thực hiện nguyện vọng để tiếp nối con đường tiến bước
Hữu duyên cho những ai đã tìm ra ruộng Phước
Kính mời nghe từ kệ một đến 108 trong nghi thức !


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang Thánh Tăng Bồ Tát


Huệ Hương kính trình pháp





***
 
Mục lục: 108 bài kệ lễ Tam Bảo
cong duc le Phat-thich nguyen tang
***

Mục lục 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn-Hoa


***


Trở về mục lục bài giảng của TT Nguyên Tạng
youtube
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]