Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Xứng Danh Ca Sĩ (bài tưởng niệm Ca Sĩ Phi Nhung) Xứng Danh Ca Sĩ

02/10/202112:31(Xem: 5441)
Xứng Danh Ca Sĩ (bài tưởng niệm Ca Sĩ Phi Nhung) Xứng Danh Ca Sĩ
Ca Si Phi Nhung 2
Xứng Danh Ca Sĩ 


Hương Say Nhã Kiếp Tơ Tầm,
Lời Ca Ru Ngọt, Vừa Tâm Duyên Tài.
Giọng Hò Điệu Lý Miệt Mài,
Xứng Danh Ca Sĩ,Dấu Hài Bay Cao.

Một Đời Hát Giữa Trăng Sao,
Một Đời Thanh Bạch, Bước Vào Mộ Duyên,
Một Đời Gắn Bó Cửa Thiền,
Một Đời Nâng Đỡ, Nổi Niềm Con Thơ.

Trăng Kia Nước Chảy Đôi Bờ,
Thương Nhung Vững Đứng, Đợi Chờ Mẹ Yêu.
Mây Kia Bay Khắp Buổi Chiều,
Thương Nhung Sống Đẹp, Mọi Điều Trái Tim.

Nữa Đời Trọn Kiếp Nhung Tìm,
Neo Thuyền Bến Đậu, Thầm Nhìn Cõi Chơi.
Phi Nhung- Hát Tặng Bao Người,
Sông Quê- Danh Tiếng, Rực Trời Phương Tây.

Chiều Lên Bản Thượng- Hương Say,
Nhạc Cầm Ca Đỉnh, Ngất Ngay Lòng Tình.
Lời Ca Vang Khắp Quê Mình,
Tròn Vai Sân Khấu, Đăng Trình Thong Dong.

Thửa Xưa Nhung Gánh Nuôi Bồng,
Chăm Em Đàn Nhỏ, Nhũ Lòng Quê Hương.
Nghe Đàn Tiếng Nhạc Cung Đường,
Trời Tây Gặp Lại, Tình Thương Cha Già.

Hạnh Thời Trời Phú Tiếng Ca,
Phương Trinh Diều Dắt, Ngôi Nhà Cầm Thanh.
Giữa Làng Băng Dĩa Thuý Anh,
Dòng Nhạc Quê Mẹ, Duyên Thành Danh Ca.

Giới Mộ Điệu, Vọng Hương Xa,
À Ơ Thanh Sắc, Thiên Hà Thế Gian.
Trọn Đời Từ Thiện Muôn Ngàn,
Trọn Đời Nâng Đỡ, Chim Vàng Truyền Nhân.

Phi Nhung Thương Cảnh Cơ Hàn,
Lưu Truyền Tình Nghĩa, Nhẹ Nhàng Thanh Cao.
Xứ Ấn Độ, Niềm Vui Nào,
Tịnh Bình Quy Hướng, Bước Vào Thi Ca.

Xã Buông Về Cảnh Di Đà,
Chấp Tay Nhẹ Gót, Liên Đài Lạc Bang.
Năm Ba Mùa Kiếp Sắc Không,
Hai Mươi Năm Lẻ, Ca Lòng Thương Em.

Tiễn Phi Nhung Vào Cõi Thiền
An Nhiên Tịch Cảnh, Cõi Huyền Liên Hoa.
Nhất Tâm Trì Niệm Phật Đà,
Rong Chơi Kiếp Tịnh, Hằng Hà Phi Nhung.



Nhân Duyên Hội Ngộ:

Năm 2017-2018, mùa Xuân tôi có đến nhà hàng chay Buddha, tại quận 5, Sài Gòn.
Hôm ấy sau khoá dùng cơm thanh tịnh, tôi vô tình gặp Phật Tử Ca Sĩ Phi Nhung, với Pháp Danh: Tịnh Bình.
Nụ Cười trên môi thật hiền hậu, tính tình trang hoà, khuôn mặt luôn luôn nhẹ nhàng như khúc hát mà Phi Nhung thể hiện.
Chị Gặp Tôi đôi tay búp sen vái chào, cung kính thể hiện là một Phật tử thuần thành, rồi Chị hỏi:
“Bạch Thầy, hôm nay thầy dùng có ngon không..? “
Tôi đáp:
“Mô Phật, Thầy hài lòng và rất đậm đà thuần khiết chay tịnh, với lại rất dung dị khi bài trí phòng ăn khá công phu.”
Tôi liền bảo:
“Hôm nay là duyên, một Danh Ca thần tượng nhất mà Thầy quý trọng, vì các bài hát là tuổi đời thanh Xuân dẹp đi tất cả ưu phiền trong đời Thầy.
Chị Phi Nhung biết, mê nhất là bài: Chiều Trên Phà Hậu Giang, Sông Quê, thích nhất là các vai diễn trong phim của Chị.”
Chị bạch rằng:
“Con cảm ơn Thầy, đã cho con những lời dạy xúc tích nhất.”
Chị lại nói tiếp:
Bạch Thầy cho con chút xíu pháp hành tu tập…?
Tôi bảo:
Chị nhớ khởi tâm niệm Phật Di Đà, hay niệm theo danh hiệu mà tâm thiện lành chị mong muốn, ngồi thiền trì niệm đại bi chú, học hát những bài ca Phật giáo, đóng góp những nền tảng tâm linh vào từ thiện, thì phúc lớn sẻ có cho chị Phi Nhung.
Rồi Tôi đọc một lời dạy của Thiền Sư Nhất Hạnh, cho Chị nghe:
“Chúng ta nghĩ về thân mình như nó chính là mình, hay nó thuộc về mình. Thân này là tôi, là của tôi. Nhưng nếu nhìn cho kỹ, bạn sẽ thấy cái thân bạn cũng là cái thân của tổ tiên, cha mẹ, của con và cháu bạn. Vậy nó không phải là tôi hay của tôi! Thân bạn có đầy đủ các yếu tố khác, vô số những thứ không phải là thân, trừ một thứ, đó là cái ngã riêng biệt.
Vô thường cần được nhìn dưới ánh sáng của trống rỗng, tương tức và vô ngã. Những thứ đó không có tính cách tiêu cực. Trống rỗng là một mầu nhiệm. Ngài Long Thọ (Nagarjuna), một vị thầy nổi tiếng của đạo Bụt thế kỷ thứ hai đã nói: “Nhờ Không mà mọi sự đều Có!”
Bạn có thể thấy vô ngã trong vô thường và vô thường trong vô ngã. Bạn có thể nói vô thường là vô ngã nhìn trong bình diện thời gian và vô ngã là vô thường nhìn dưới khía cạnh không gian. Hai thứ đó là một. Vì vậy vô thường và vô ngã tương tức, tương nhập (có liên quan hỗ tương với nhau). Nếu bạn không thấy vô thường trong vô ngã thì đó không phải là vô ngã. Nếu bạn không thấy vô ngã trong vô thường thì đó không thật là vô thường. Chưa hết, bạn cũng phải nhìn thấy Niết bàn trong vô thường và Niết bàn trong vô ngã. Nếu tôi vẽ một đường thẳng, một bên đường là vô thường vô ngã thì bên kia đường là Niết bàn. Đường thẳng đó có ích lợi nhưng nó cũng có thể làm ta hiểu lầm. Niết bàn vượt qua tất cả mọi ý niệm, kể cả ý niệm về vô thường và vô ngã. Nếu ta thấy Niết bàn trong vô thường và vô ngã có nghĩa là ta không bị kẹt vào các ý niệm vô thường và vô ngã.
Nếu bạn lấy ba tế bào từ thân tôi rồi theo phép sinh sản vô tính (cloning), làm ra ba đứa bé từ các tế bào đó, chúng sẽ có các yếu tố di truyền trong máu của gia đình huyết thống và của chính tôi.
Nhưng chúng ta ai cũng có thêm một di sản khác. Chúng ta tự nhiên là thừa kế cái thân từ gia đình. Ta cũng là di sản của môi trường ta sống. Đó là sự nuôi dưỡng. Tưởng tượng nếu ta bỏ ba đứa bé do sinh sản vô tính vào ba môi trường khác nhau. Bé nào sống trong giới cờ bạc, ma túy thì nhiều phần nó cũng sẽ nghiện ngập và ham mê bài bạc. Nó sẽ không trở thành một nhà sư như tôi. Nếu bạn nuôi một đứa khác trong môi trường thương mại và cho nó đi học về thương mại, có lẽ nó sẽ trở thành một thương gia. Chuyện này có thể xảy ra dù cho các em bé ra đời bằng phép vô tính đó mang cùng những cái genes của tôi. Nhưng tôi đã được thấm nhuần giáo pháp của Bụt. Những giáo pháp đó không được tưới tẩm ở trường thương mại mà các hạt giống mua bán và làm thương mại sẽ được tưới tẩm. Chú bé kia sẽ trở thành một thương gia. Dù cho mắt, mũi, tai…coi hệt như tôi, chú ta không có gì giống tôi hết.
Ta hãy giả thiết chú thứ ba do sinh sản vô tính trở thành một tăng sĩ. Ta để chú vào Lộc Uyển và giao cho các tăng ni nuôi dưỡng chú. Mỗi ngày chú nghe kinh kệ và đi thiền hành. Chú bé sẽ là một vị sư còn khá hơn tôi ngày nay nữa.
Nuôi dưỡng là chuyện rất quan trọng. Dù cho bạn sản xuất vô tính ba ‘clones’ hay ba ngàn ‘clones’, thì sự biểu hiện đặc biệt của các ‘clones’ đó tùy vào điều kiện nuôi dưỡng chúng, tùy vào những ý tưởng, tình thương, lòng ghen ghét, tùy vào sự học hỏi và tùy công việc chung quanh. Tưởng tượng có những người sợ mất tôi, hỏi rằng: “Xin cho chúng con một tế bào của Thầy để làm ‘cloning’,” và nếu đồng ý thì tôi sẽ phải nói: “Được, nhưng xin nuôi đứa bé ở một tu viện như Lộc Uyển hay Rừng Phong, nếu không thì nó sẽ đau khổ đó".(1).
Chị lắng nghe chăm chú biết mình Ta là ai để tự thân an trú pháp hành trong việc nấu ăn, quản lý, đam mê nghệ thuật một cách Chánh niệm giữ pháp bảo cõi tâm.
Rồi tôi bảo tiếp:
Thầy thường hay vận dụng lời dạy của Ngài Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, nên giờ trao cho Chị Phi Nhung, để Chị nhớ thực hành ứng dụng:
“Mỗi ngày, khi bạn thức dậy, hãy nghĩ rằng mình thật may mắn vì vẫn còn sống một cuộc sống quý giá của con người và mình sẽ không phí hoài nó.
Mình sẽ dùng toàn bộ năng lượng để phát triển bản thân, yêu thương mọi người và đạt được những thành tựu vì lợi ích của nhân loại.
Mình sẽ luôn nghĩ tốt về người khác và không nổi giận với họ. Mình sẽ cố gắng mang lại lợi ích cho người khác nhiều nhất có thể.”(2).
Chị lắng nghe xong, nở nụ cười tươi như hoa, chấp tay hội ngộ chân thành.
Được duyên là vậy, nên vui khi hội ngộ chân tâm.
Được biết, Nghệ Sĩ Phi Nhung, sinh (1970-2021). Một Nghệ Sĩ đa tài chuyên về các lĩnh vực Ca hát, Phi Nhung còn tham gia nhiều lĩnh vực khác như diễn viên truyền hình, diễn viên điện ảnh, nghệ sĩ cải lương, nghệ sĩ kịch nói, nghệ sĩ hài, MC.
Phi Nhung còn thì âm băng dĩa, từ thời 1990-2021. Ngần ấy thời gian cống hiến khá xuất sắc, với các hãng: Phi Nhung được nhiều trung tâm lớn ở hải ngoại mời tham gia hợp tác biểu diễn, thu âm như:
“ Tình, Thúy Anh, Làng Văn, Vân Sơn, Asia và Thúy Nga (Paris By Night),... Từ năm 2005, cô hợp tác độc quyền với trung tâm băng nhạc Rạng Đông của Việt Nam.”
Phi Nhung có chất giọng ngọt ngào, pha lẫn chất khàn rất đặc biệt, phù hợp với cải lương dân tộc, hồ quảng... cũng như với tài năng diễn xuất tự nhiên đã giúp Phi Nhung thành công trên nhiều lĩnh vực.
Lời nói tâm đắc của Phi Nhung là:
“Phi Nhung Hạnh phúc nhất là được làm từ thiện cho dù ai nói đánh bóng tên tuổi. Nên ai nói gì tôi cũng không quan tâm. Hiện tại bây giờ càng làm từ thiện càng bị oan ức, nhưng tôi lại thích. Sống ngay thẳng thì không có gì phải sợ. Nếu có cơ hội và có thật nhiều tiền, tôi vẫn làm tiếp tục. Mọi người ơi, cho dù không có tiền, thì làm từ thiện bằng sức lao động, nấu ăn với anh em nghệ sĩ cũng thấy hạnh phúc. Đây là sở thích của tôi từ nhỏ đến giờ, thích làm những gì mà mình thích”.
Và lời nhắn khá chân tình trong tâm:
“Đời người quý nhất không phải tiền bạc, cũng không phải địa vị mà là sự chất phác và nhân phẩm. Biết ơn thì nên tìm cách báo đáp, ấy mới là sống có tình có nghĩa. Với người thì hòa hợp thiện lương, với công việc thì giữ gìn chữ tín, như thế mới có thể đứng vững trong trời đất, mới không cô phụ lương tâm” - những lời của chị vẫn còn đây, tôi mong rằng ai đã và đang có ý muốn xúc phạm người nghệ sĩ này hãy dành một phút bình tâm để suy ngẫm.”
Chị đã từng góp mặt trong các thần tượng: Thái Châu, NSƯT Hoài Linh, Chí Tài, Việt Hương, Mạnh Quỳnh, Trường Giang, Phượng Liên, Như Quỳnh, Hồng Vân, Kim Tử Long, Vân Sơn, Tấn Beo, Bảo Khương, Chế Linh, Trường Vũ, Nguyên Khang,Andy Quách, Thanh Tuyền, Nhã Thanh,Diễm Liên, Ngọc Hạ, Cát Tiên, Hương Thủy, Kỳ Phương Uyên, Hoàng Nhung, Hà Thanh Xuân,Tâm Đoan, Loan Châu, Như Ý, Hạ Vy, Lam Anh, Trúc Lam,Trúc Linh, Như Loan, Diễm Sương, Băng Tâm, Mai Thiên Vân,Nguyễn Hồng Nhung, Quỳnh Vi, Ngọc Anh, Minh Tuyết, Phương Trinh, Đan trường…, và nhiều hơn thế nữa.
Ngoài ra Phi Nhung còn tạo những thế hệ nối tiếp theo dòng nhạc Chị từng theo đuổi, các con nuôi dưỡng của Chị ngày càng lớn hơn và có vị trí nhất định. Đồng thời nuôi dưỡng con trưởng thành trong Chánh pháp xuất gia tu học, mong sao sở nguyện ấy sẻ viên mãn.
Chị cống hiến 20 năm ca hát của mình bằng Từ Thiện, trong các lĩnh vực khi đất nước có thiên tai, lũ lụt, hay mùa dịch bệnh viên phổi Vius Corona, chị xông pha tuyến đầu, nấu ăn pháp quà từ thiện, phát khẩu trang, máy thở, máy niệm Phật, làm hết lòng.
Tuổi đời 53 mùa đi qua, 30 năm cống hiến cho khán giả yêu nhạc, ái điệu mộ dung từ lời hát của Chị Phi Nhung, từ trong nước đến Hải ngoại.
Chị Còn có đi qua các nước: Mỹ, Úc Châu, Pháp, Nga, Ấn Độ, Đức, Hàn quốc, Nhật Bản, Singapore, Thụy Sĩ…, nơi nào cần tiếng hát truyền cảm quê hương, dâng cúng từ thiện các chùa, từ nhiều dấu chân đi như áng mây bay thong Dong ba ngàn, như hành giả thiên xứ tình yêu. Khám giả trao cho Chị danh hiệu: Nghệ Sĩ Phi Nhung. Riêng Tôi, chị còn được trong lòng với danh hiệu: “ Nghệ Sĩ Danh Ca Nữ Hoàng Phi Nhung….”
Hôm nay chị đã ra đi, ngày 28-09-2021, hưởng thế dương Trần 53 mùa Xuân thu, 30 năm ca nghiệp cầm ca, sau thời gian Chị bệnh viện phổi Dịch COVID 19. Nhân duyên đến Chị thanh thản, nhân duyên đi Chị tự do, an Nhiên niệm nhiếp Di Đà, tự do trong hơi thở. Để lại cho hàng triệu người mộ điệu Chị tiếng hát : Bông điên điển, Sông quê, Chiều lên bản Thượng, Chiều qua phà Hậu Giang.
Giời đây, Thầy Minh Thế chúc Cố Phật tử: Tịnh Bình xã Buông tất cả nhiếp niệm tâm Phật, an nhiên tự tại.
Thành kính vọng bái: Nghệ Sĩ Danh Ca Phi Nhung- pháp danh: Tịnh Bình, chúc con xã buông tất cả nghiệp Trần, cởi hạt trở về cảnh giới Tịnh độ theo tâm nguyện mà con đã chọn thiện nguyện tái sanh.
Chia buồn cùng gia đình, nén nổi đau thương này, vướng qua chính mình trong kiếp sống nhân sinh này.
Đồng Tâm Cầu Nguyện Tự Tại Sông Quê, Tịnh Độ Bến Thuyền Về tận Hậu Giang, Qua đò Cực lạc Di Đà Tiếp dẫn con đi. Lên đường con nhé.

Tk: Thích Minh Thế
Bút danh: Hỷ Tâm Hải Triều.
Bút hiệu: Tịnh Nhật Vân Quang
Ngày 28-09-2021
Ngày Âm Lịch: 22-08-Tân Sửu.
Viết tại Thiền Thất Phổ Tịnh- Hà nội, nhân mùa Hạ an cư, giữa mùa bệnh viên phổi COVID-19. Từ nơi xa ấy vọng về tâm hương…!
…………..

1: Trích trong sách "Không diệt không sinh đừng sợ hãi" _ Sư Ông Thích Nhất Hạnh.
2: Lời Của Ngài Đạt Lai Lạt Ma thứ 14.




facebook-1
***
youtube
 



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]