Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Covid-19 là Biệt Nghiệp hay Cộng Nghiệp ? (bài viết mới nhất của HT Thích Quảng Ba)

08/04/202017:44(Xem: 6763)
Covid-19 là Biệt Nghiệp hay Cộng Nghiệp ? (bài viết mới nhất của HT Thích Quảng Ba)

covid-19

Covid-19
là Biệt Nghiệp hay Cộng Nghiệp ?

 

Biệt nghiệp như ung thư, nhức răng, té ngã gãy chân, mình đau mình chịu; hay cộng nghiệp như thời tiết, chế độ, văn hóa, kinh tế quốc dân, cả thiên tai như núi lửa, sóng thần, động đất, gió bão, hạn hán ... lẫn nhân tai như cháy rừng, đại dịch ...

 

Chỉ cần chiêm nghiệm sơ, ta liền thấy đây vừa là biệt vừa cộng nghiệp, bởi nguyên nhân là do tập thể chúng sinh, hay nói gần hơn là do quá nhiều người trong nhân loại cùng gây tạo ra; hiện tượng đại dịch xảy ra không thể chỉ do khu biệt một số người trong một vùng nào đó, liên hệ cho một bộ tộc nào đó ... tạo ra thôi. Gần như khắp thế giới, dù nơi nhiều nơi ít.


Vài ví dụ dưới đây nói lên tính tương duyên, tương tác giữa biệt nghiệp và cộng nghiệp:

 

. 90% đồ ăn bán ở siêu thị trong lon, trong gói, trong tủ đá ... đều tẩm khá nhiều đường, chemical hay chất bảo trì ...ăn nhiều ngày sinh ra ung thư!! Khổ nỗi 999% con người thời nay không thể tự sản xuất ra đủ loại thực phẩm cho mình hay gia đình mình được, mà phải dựa vào cơ cấu sản xuất và hệ thống cung cấp [tính toàn cầu] !!!

. Cùng trên con tàu vượt biên máy hư, va đá, người sống được cứu, kẻ chết vô bụng cá...,

. Một chiếc xe khách đổ đèo, hay bị tài xế xe lằn bên kia gấp về xem đá banh, phóng đại qua, tấp vô không kịp nên húc thẳng vô xe mình, người gãy chân, kẻ bể sọ, có người chỉ trầy da và cũng có người bình an vô sự ...

 

Tất cả đều gọi là trong cộng nghiệp có biệt nghiệp ...


Còn trong biệt nghiệp có cộng nghiệp thì như mình đau thì gia đình mình cùng bối rối, bác sỹ của gia đình thêm bận rộn, bệnh viện gần nhà mình chật thêm, công quỹ nước mình hao tốn, cổ đông công ty bào chế dược phẩm lại thu thêm lợi nhuận ... ; ở đời điều gì cũng có hai mặt và đều liên đới nhau …


Chẳng có ông trời, thần ôn dịch nào rảnh rang đến mức, hay lại có quyền có thể tự mình gây ra, tạo ra mọi thứ biến thiên để đọa đày, để hại cả triệu, cả tỷ người thế nầy !!

 

Không qua lý nhân quả, nghiệp báo và nhân duyên sinh, không ai có thể giải thích bất cứ bằng cách nào mọi biến thiên của nhân sinh và vũ trụ.

Đùa tí, lẽ ra luật pháp phải trừng trị hết những ai, nay đã đến 2020 rồi, mà còn cho mọi việc trên đời nầy xảy ra là do ý chúa, ý trời, do Thần Thánh trách phạt con người ...gây ra; vì sao phạt, vì còn quá mê tín dị đoan .... nhất là đám người lợi dụng cái ngơ ngơ của số đông, cất đền xây miếu cho to, mang hia, đội mão xênh xang ... núp phía sau các thuyết duy thần ấy, sau cái vỏ gỗ đá áo mão màu mè đó, để gây áp lực tinh thần những người "là cây sậy ..." đó, để họ phải sợ.... sợ ai? Có thể là sợ:


- Độc thần [Ki tô, Do Thái, Hồi...],

- Đa thần [Lão, Hindu, ...] hay

- Phiếm thần [tín ngưỡng dân gian, ông bà cô cậu đồng bóng ...đủ kiểu] của anh, đùa dai, đặng mà hôi của ...

 

Nhân danh tôn giáo, thần thoại, anh dựng ra đủ thứ hình dạng, tên tuổi, để lung lạc tâm trí, đe dọa tinh thần, hù nhát dân đen vô trí, mù mờ khu khơ, không hiểu sự lý, để mà trục lợi, vì rốt cuộc cũng anh bày bịa ra đủ thứ đó ôm giữ các món dâng cúng, lâu ngày anh tự xưng có quyền năng là trung gian của thần thánh, là đại diện trời chúa để rửa tội cho kia, tự cho có quyền lực khẩn đảo giúp cho kia, hay được đào tạo làm là tế sư để cầu Chúa/Thần/Thánh ...xin tha tội giùm, cầu khẩn giùm cho kia, ...toàn là dối gian, lừa lọc ....

 

Chẳng Thần, Thánh nào, huống chi là anh, có thể nào lật ngược được nhân quả, thay đổi được nghiệp báo cho ai …


Phật pháp dù Nam truyền, Bắc truyền, Tạng truyền, tuyệt không thể ngoa ngụy giải nghĩa hiện tượng nhân sinh theo nghĩa thần quyền khống chế, hóa giải một chiều... nhất là chỉ để hưởng lợi cá nhân hay đoàn nhóm mình, hay bất kể nhân danh cho điều thiện, điều tốt nào .... làm cho Giáo hội, Tăng đoàn, Tam bảo, Đạo sư, Guru, v.v... nào !!

Cũng nên nhớ là thuyết Nhân quả và Nghiệp báo không thể nằm rời hay ngoài lý “Duyên sinh”, tức mọi thứ đều có khả năng hỗ tương tác động ... nên, ông bà mình nói quá đơn giản “trồng dưa được dưa ...”, là đại sai, hay 70% sai, hay nói “đời cha ăn mặn đời con PHẢI khát nước” cũng có thể có trường hợp đúng đến 30-40% ... tất cả phải tùy theo hoàn cảnh cá biệt ... không hề có một vài quy luật chung cho tất cả mọi người, mọi trường hợp...


Vì, nếu không thể vận dụng uy lực từ bi, trí tuệ, giác ngộ ... đã đạt được, để ứng dụng nhiều phương tiện mà chiêu phục, nhiếp hóa, giáo dục .... chúng đệ tử hâm mộ, những ai chí thành tuân hành [Phật pháp chỉ có thể độ “hữu duyên nhân” thôi, Như Lai hóa độ 45 năm cũng từng thú nhận tam/tứ bất năng, rõ nhất là Ngài không thể cưỡng cầu được ai, không thể cản Lưu Ly về Ca Tỳ La tru diệt tộc Thích; Thế Tôn chúng ta cũng cần nương theo nhân tâm, thế tình, mà tạo duyên tương tác, tương trợ, cái nầy có cái kia mới có ... may độ được bao nhiêu hay bấy nhiêu, nếu không vậy, đâu phải Hộ Minh trước khi xuống trần từng nghĩ là phen nầy ta sẽ “độ tận” chúng sinh cõi Nam Diêm kia. [lẽ nào, nếu không độ tận thì không đi ?!?!].


Vác nhà Nam Tạng học sẽ bị bí lối. Một vị giác ngộ mà lại như là “lửa tắt củi hết”... , chẳng phải đó là hình ảnh “ngoan không”,  trống rỗng sao? Mà đã thế, thì chánh pháp, thì chánh niệm, thì những 4 đôi 8 vị, những tatha/ bhagavato/ arahato/ sama sambodhaya kia ... sẽ có nghĩa lý gì? Sẽ có ích lợi gì cho nhân gian nầy?


Nếu ai đó chấp, chỉ có thể công nhận tất cả những lời Phật dạy là chỉ nội trong Nam Tạng thôi, quyết không thể có gì khác hơn nữa, thì hóa ra, nắm lá trong tay Như Lai cũng là tất cả lá rừng sao? Vấn đề không phải là ai, lúc nào, mà làm sao học đồ của Thích Ca phải tạm đủ thông minh, tạm có tinh thần trách nhiệm với cuộc tồn vong sinh tử của mình, và thêm nhiều người khác trên cõi đất nầy, để phải vừa tìm xem “lá trong tay” lẫn “lá trong rừng”, cái lá nào, màu gì, từ cây nào, còn thêm hoa/cánh/quả/rễ ... nữa, là thứ có thể làm phao giúp ta qua được bờ bên kia, một mình mà cũng đồng hành, không ai được kiêu ngạo cho là “tự thắp đuốc’ là đủ đi, vì không thể quên ‘cái lá” Tăng ly chúng Tăng tàn...  [nhớ Tăng chỉ tàn, khi có nhiều Tăng/Ni ly chúng thôi, chứ Tăng/Ni, nhất là các vị cao/lão niên, hay những kẻ không phúc cao tâm, mà cứ vu ngụy “đoàn kết, đồng hành” ... để bám cứng vào đống gạch đá xanh đỏ quanh mình, vào ThS/TS hay bằng khen thủ tướng nầy, huân chương quốc hội kia... thì coi như... cha làm thầy con bán sách ...; đúng là mạt vận, botay.com, rất đáng bỉ nhổ...

 

Ai vũng biết cả Nam/Bắc tạng đều đã từng được biên tập [compiling/ editing...], tức có xào nấu, thêm bớt, sắp xếp lại ... nhiều chục/trăm lần, bởi nhiệt huyết, khả năng của hàng nghìn/vạn nhân sự, nhiều lãnh thổ/văn hóa, ngôn ngữ/thế kỷ ... khác nhau..., vì Như Lai chúng ta làm gì có chuyện ngồi đó chế từng giới, theo thứ tự từ 1 đến 227/250, hay đâu có chuyện Thế Tôn mỗi ngày thuyết 1-2 kinh, đúng theo thứ tự của mấy chục nghìn kinh dài ngắn xếp theo khoa mục mạch lạc của 5 bộ Trường-Trung-Tạp-Tăng chi-Tiểu ... như ta đang thấy đó??


Dù là cả 3 tạng, hay chỉ tạng kinh, thì chẳng những đâu phải đến lần kiết tập 4 [tại 2 địa điểm Tích Lan + Pakistan cách nhau mấy nghìn km, xảy ra trong 2 thời gian cách nhau 1-2 trăm năm] mới thành văn tự, mà mãi từ thuở sơ chuyển ở Vườn Nai, đến tự bây giờ là 2608 năm, không phải hầu hết chúng ta [200 thế hệ Tăng/Ni, vì Tăng Ni độ 10-13 năm là đa số muốn/được làm thầy kẻ khác, nên qua thế hệ khác sao?]. Do không mấy ai tự mình có thể sở hữu/tiếp cận đủ bộ tam tạng trên giấy, nên 99% chúng ta trong giai kỳ còn nhiệt huyết học đạo cầu giải thoát [từ xuất gia đến 3-4 năm sau? Vì sau đó nữa không phải ... đa số đã bắt đầu tìm cầu ...bằng cấp và địa vị, rồi sao??]  vẫn cứ phải tiếp tục ‘nghìn lần chép tay, ức lần truyền miệng”, đã làm cho, cả 3 tạng Pali [rủi ro thay, đến nay vẫn chưa thể tìm thấy đủ 3 tạng Bắc Phạn] đều chịu chung thân phận, chịu qua tiến trình biến thể, diễn thành & tiếp chuyển, unto-being, evolving, progressing, hay “tam sao thất bổn” rồi đó sao??? [nhất là ngày nay quá nhiều kẻ manh động, hay là “lưu manh”, cứ sợ đời không biết mình tài giỏi, nhao nhao “thi hóa”, “thơ hóa”, “ca hóa”,”nhạc hóa” lời Phật dạy .... ngụy cho là dễ/mau đi vô lòng người hơn, kết quả là xúm nhau “thế tục hóa” cái chất giọng của Phật đã cố tình nói kiểu vậy đó, cố tình trùng lặp nhiều lần vậy đó, Thế Tôn không hề vô tình, ngẫu nhiên hay vụng về ... gì cả ...!!]

 

Làm gì trong lịch sử đã có xảy ra chuyện: Bỗng có một số Trưởng lão nào đó, tự nhận mình đây, không thể là ai khác được, mới có thẩm quyền phán quyết/ấn định, là những gì trong ký ức mình lâu nay, nay đọc ra đây, nhất định phải là "chắc thật, không thể hư ngụy", để rồi mọi người khác sẽ ngoan ngoãn ngồi xuống viết ra và để rồi mọi người khác sẽ tuyệt đối phải 'khâm tuân".... phải coi tất cả đó là lời vàng ngọc của đích thân Như Lai từng nói, không thể sai chạy !!!???

 

Chưa kể tạng luật chưa từng cho phép Tăng/Ni sở hữu giấy bút, kho đụn [mà nếu có đi nữa thì làm sao mang vác theo cho nổi suốt 9 tháng mỗi năm, vì ai rồi cũng phải sống theo lối “nhất bát thiên gia”], thì ai là người cứ khư khư ôm đống lá bối dễ mục ấy, giữ kỹ từ chục/trăm năm nầy sang trăm/nghìn năm nọ nhỉ? Nên đâu phải thế kỷ VII-VI BC xứ Ấn chưa có giấy, chưa có bút mực, hay phương tiện ký tải, có quá nhiều đi chứ, mà lần dò hết 3 Tạng hình như không ai trong chúng ta từng thấy chỗ nào ghi rằng Như Lai đã từng bảo, dặn, sai  ... ai đó đem giấy bút ra để ghi chép, ký tả... lời Ngài dạy cả .... sao vậy? Chẳng lẽ đến đây rồi mà ta chưa hiểu được ý Như Lai sao? Nên từ “Tam Tạng Pháp Sư” đúng là con dao 10 lưỡi ....  Lời nào khó hiểu, khó nhớ, Thế Tôn kiên nhẫn nói đi nói lại 3, 7, 10, 20 lần, chắc là chậm rãi, vì sao, vì Ngài thương cho đệ tử đời sau, nếu Ngài chế cho dùng bút/mực/giấy ... thì, có lẽ ngoại trừ 1255 vị đã vào quả Arahat, còn lại mấy chục nghìn Tăng Ni khác [và hàng triệu triệu Tăng Ni suốt 25-30-4-5- thế kỷ sau], sẽ mỗi người ùn ùn chạy đôn đáo khắp Savatthi, Ragir, Vaisali.... để .... đến “báo cô” xin giấy, xin mực, xin bút, xin túi/đãy/rương/tráp... đựng, mà các nhà thí chủ, đại gia thì ít 0.01%, mà “tiểu/thiếu” gia quá nhiều 99.99%, làm sao mà tuyệt đại đa số Phật tử thời đó, và thời nay by the way, ngày ngày lo cho mỗi vị Tăng/Ni một phần cơm trưa là đã .... “hụt hơi” rồi [Y thì mỗi năm thí chủ ráng gần lễ Tự Tứ gom góp cúng cho mỗi vị 1-2 tấm là cạn vốn gia đình họ rồi, nhiều nhà phải hùn nhau 2 hộ mới mua đủ vải cho 1 tấm Y để cúng 1 vị; còn bát thì chưa nứt 6 lằn chưa được thay; cụ thì chưa rách beng chưa được quyên tấm khác; phòng xá thì mấy ai tự có khả năng cúng? Tỳ kheo nào đi quyên để cất thất riêng liền phạm Xả đọa; thuốc men thì trừ ai phát tâm cúng dường cho 1 tháng/mùa/năm thì nhờ, Tăng Ni nào không có thí chủ nào cúng thì “ im lặng mà tự biết”, không ai được đến nhà họ kèo nèo mà xin. Tăng Ni nào không có thí chủ hứa cúng bảo hiểm sức khỏe, nhỡ đau bệnh, thì ...như luật đã dạy, tìm lấy phân bò khô đốt hòa nước sạch mà uống, bệnh hy vọng sẽ giảm ... không giảm mà lâm chung thì sớm sinh thiên càng thích, cõi nầy có gì vui thích mà phải đam luyến chứ? Nếu không thể kham nổi quy củ như vậy thì mau hoàn tục về nhà tu tại gia, xem thử có thể ngồi mát ăn bát ...sọ dừa? Nào có ai ép đi tu đâu nào, Tăng đoàn họ Thích đâu có chuyện buộc Bổn sư hứa lo cho đệ tử đủ thứ rồi mới chịu cạo tóc, ngược lại mới đúng chứ ?! ], giờ mà mỗi vị còn đòi thêm giấy/bút/mực [tương đương đời nay smart phone & broadband wireless wifi], thì đức Phật đâu giải quyết được ?? [có ai nhớ ‘Yết ma học gia’ không nhỉ?]

 

Cứ chiếu theo tinh thần tiểu dục, tri túc, tàm, quý ấy, thì ta sẽ học giới luật Phật tuy chế ngày xưa, ta vẫn biết cách vận dụng vào hoàn cảnh ngày nay để áp dụng ra sao [đó mới là biết cách hái thêm những lá mà Như Lai chưa hái sẵn trong tay; miễn đừng lợi dụng, lạm dụng .... để mà đa dục, bất tri túc, vô tàm, vô quý ... là được; còn đến mức mà chư Tăng yết ma ai đó là làm chuyện xấu đồn truyền khắp xóm, nếu vẫn không chịu đầu thành sám hối, thì dần dần đến mức sẽ tẫn xuất khỏi Tăng đoàn ... thí chủ nào còn tiếp tục ủng hộ Tỳ kheo phạm giới cũng sẽ bị yết ma ‘học gia’ luôn !!]

 

Hãy mở Mahavamsa, xem cái cách quý chư Tăng đảo Sư Tử tự ghi chép về diễn trình mà 2 người con Vua A Dục mang kinh sách, cây Bồ đề từ Ấn độ qua Sri Lanka; còn tự cho có 3 lần Như Lai từng đến viếng thăm đảo quốc nầy. Với bao nhiêu kỳ bí, thần diệu xảy ra, nội dung văn cú ấy còn “thần tiên hóa” nhiều gấp mấy lần hơn Phật Sở Hành Tán của Ngài Mã Minh, hay rất nhiều chục lần “bí hiểm, biểu tượng" hơn các kinh điển gọi là Đại thừa, hay Phát triển đã hành văn [coi chừng, dủ Nam hay Bắc, hãy nhớ y nghĩa đừng y ngữ; thí dụ, đừng ai nói Nam tạng không chứa đầy thần tiên, quỷ thần, ly mị vọng lượng, v.v... khoa học là gì mà các ác TK ngày nay quá mê tín, quá ‘cuồng’ khoa học quá vậy cà?]

 

Nếu có ai đó không thể/muốn mở trí tiến lên thừa nhận những khai thông thâm diệu mà Mã Minh, Long Thọ, Vô Trước, Thế Thân ..., hay thế hệ hơn 500 năm Luận sư Thiên Trúc đưa đường dẫn lối, từng có giá trị mở mang Phật pháp, tồi tà phụ chánh, khiến Chánh pháp rạng rỡ mãi tận ngày nay trên 5 châu 4 biển, thảy đều có nguồn gốc hay đều được ám thị, tiên khải ...  trong những lời dạy tiền kỳ của chính Đức Như Lai ri [chẳng qua lúc ấy Như Lai chưa thấy cần nói đủ rõ ràng thôi, hay lúc đó coi như Ngài và đoàn đệ tử La Hán giàcả hai đang mệt mỏi cần nghỉ ngơi nơi hóa thành vài tuần, chờ mọi người đủ khỏe sẽ đi, ai đâu cần thúc hối, vì trước sau cũng sẽ đến nhà "lửa" để ai nấy đều nhận toàn xe trâu... ngay lúc mệt đó mà không cho nghỉ, thì mấy ai sẽ vâng chịu, hay kham nổiNên thuyết “lửa tắt, củi hết” không phải là quá tuyệt đây sao?], thì xin hỏi: Căn cứ vào đâu mà nên cho/chấp rằng bản Nam, hay bản Bắc [cả 2 đều xuất hiện #400/500 năm sau mahaparanibbana của Thế Tôn] là bản gốc, hay có trước? Mà trước thì đã sao, không phải nội dung chuyển hóa, chuyển phàm thành Thánh, chuyển mê thành ngộ ... mới là trọng yếu hơn sao??

 

Thực ra, chẳng có bản Nam/Bắc tạng nào do Phật hay A Nan viết cả?

 

Mà đã đều là truyền khẩu, và cả Nam/Bắc đều 400-500 năm sau mới có bản chữ viết, thì ai bảo đảm Tạng nào còn giữ được tính “nguyên thủy”?

 

và “nguyên thủy” thì có gì phải nhất định là hay hơn? Trí tuệ của người học để đâu nhỉ? Không biết “trạch pháp” [rút từ 37 phẩm trợ đạo của Nam tạng đấy nhé] thì có đáng là đệ tử của Như Lai không?

 

Thuốc hay phải là thuốc chữa bệnh được lành, đâu nhất thiết phải là thuốc cổ đại hơn, hay thậm chí phải là thuốc của ai chế ra?

 

Một thầy thuốc làm sao đủ sức, đủ thì giờ chế thuốc cho tất cả mọi người bệnh?

 

Không phải Đức Như Lai chỉ cho phép mỗi Tỷ kheo như pháp [không như pháp là không được] mỗi năm chỉ được thế độ một đệ tử xuất gia thôi đấy sao?

 

Và đời có nhiều bệnh, sao lại chỉ hạn chế ít thuốc?

 

Bộ trong Nam tạng Phật/Thánh Tăng không từng nói đến dụ ngón tay không phải là trăng, đấy sao?

 

Nữa, sao lại chỉ có những lời dạy của các Trưởng lão 45 năm thời Phật mới có giá trị học tập cho đời sau [vì nếu không, tại kỳ Kiết tập I có lẽ Trưởng lão Ca Diếp đã yêu cầu bỏ ra ngoài, không được tính/đọc/nghe vô rồi !!] , còn vô số lời khôn ngoan dạy bảo của các Thánh tăng, Hiền Tăng, và cả một số phàm Tăng nữa, suốt 2564 năm qua, lại không thể là có gì đáng để làm gương sáng cho người đương đại và hậu thế tùy duyên noi theo?

 

Nếu quả Đức Phật cố tình không cho ai ngoài Ngài cùng lúc giảng dạy với Ngài, thay cho Ngài, v.v.. thì làm gì đã có danh sách Thập đại Đệ tử Tăng, và Thập đại đệ từ Ni, v.v...?

 

Tại sao lời của Xá Lợi Phất, Tu Bồ Đề ... thì đáng lưu vô Nam/Bắc Tạng, nhưng lời, hay chữ, của Long Thọ, Thế Thân Vô Trước, Giới Hiền, Đạo Tuyên, Khương Tăng Hội, Nguyên Thiều, Tịnh Khiết, Trí Thủ, Huyền Quang, Giới Nghiêm, Bửu Chơn, Hộ Tông ... lại là không đáng học hỏi, lưu truyền kính vâng??

 

Còn việc tại sao khi Đức Như Lai của chúng ta sắp phải rời xa, mà đại đa số quý Ngài Thánh Tăng thời ấy, đồng ý cũng đã quá già rồi [kinh điển PP của chúng ta không cố tình ghi chép theo dòng thời gian, hay cho yếu tố niên đại là quan trọng! Miễn áp dụng mà tu hành giúp được bớt khổ thêm vui, mới là đáng kể thôi], nhưng quý Ngài nghĩ sao, cha già sắp ra đi, mình không chịu/muốn ở lại chèo chống di sản của Từ phụ, nại lý do không nỡ ngồi nhìn Như Lai Niết Bàn, để đòi xin mình phải tự lửa rụi củi tắt”, trước cả Như Lai, thì liệu tinh thần trách nhiệm truyền trì thánh giáo nhiếp độ mọi người, như Đạo sư đã làm suốt 45 năm qua, của mấy trăm Ngài La Hán nầy ở đâu nhỉ? Có đáng noi theo, đáng khâm phục không?


[Vài suy nghĩ vụn, một sáng sớm Trọng Thu Canh Tý , mùa đại dịch Wuhan-Corona, 8/4/2020]
Lão bệnh Tỳ kheo Thích Quảng Ba

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]