Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài 7: Lớp B: Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam quá khứ

14/12/201919:20(Xem: 6613)
Bài 7: Lớp B: Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam quá khứ

 

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi- Tân Tây lan
KHÓA TU HỌC PHẬT PHÁP ÚC CHÂU kỳ 19
được tổ chức tại Capital Country Holiday Park, 47 Bidges Road, Sutton  NSW  2620
(Canberra, từ ngày 27 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019)

***


LỚP B (NGƯỜI LỚN)

Bài 7: Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam quá khứ (phần 2)

Biên soạn: HT Thích Thiện Hoa
Giáo thọ: HT Thích Minh Hiếu

 



A/ Phật giáo dưới đời Nhà Trần ( 1225-1400)

B/Phật giáo dưới đời Nhà Hồ do Nhà Minh đô hộ và Hậu Lê

C/ Phật giáo trong thời Nam-Bắc phân tranh ( Trịnh, Nguyễn)

D/ Phật giáo dưới thời các vị vua đầu Triều Nguyễn.


DẪN  NHẬP: Khi nói đến một dân tộc thì người ta phải nói đến văn hoá và tín ngưỡng của dân tộc ấy vì đây chính là nền tảng định hình và phát triển của 1 dân tộc. Do vậy khi nói đến dân tộc VN người ta đã nghĩ ngay đến đạo Phật, vì Phật giáo là nền tảng đồng hành với dân tộc VN suốt chiều dài dựng nước và giữ nước đồng thời cũng là nền tảng chính của văn hóa dân tộc.

Người dân Việt được biết đến nhiều với 4 Nhà Đinh, Lê, Lý, Trần và triều đại phong kiến cuối cùng là Nguyễn. Đặc biệt, sau thời Lý bắt đầu thế kỷ thứ 12 sự ảnh hưởng Phật giáo của Nhà Trần đã đóng góp cho nền tảng văn học và tín ngưỡng của PGVN rất lớn.


A/ PG đời Trần.( 1225-1400).

1/ Vua Trần Thái Tôn (1225-1258):

Qua mưu chước của Trần Thủ Độ đã chuyển đời Lý từ Hoàng hậu Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh lấy hiệu là Trần Thái Tôn, mở đầu cho Nhà Trần (1225-1258).

Vua Trần Thái Tôn là vị vua Phật tử hiểu đạo rất sâu và đã từng bỏ cung điện lên núi muốn tu hành và Trần Thủ Độ phải dọa dời cung lên núi vua mới trở về làm việc. Tuy là vua nhưng ông cũng giống như 1 Thiền sư cư sĩ. Bên trong lo tu tập và đã viết 2 bộ sách được lưu giữ lại đến ngày nay, đó là quyển Thiền tôn chỉ nam” và quyển “Khoá hư lục” (giải rõ hành tướng của cái khổ sanh già bịnh chết); bên ngoài vua cho lập nhiều tháp chùa thờ Phật và độ Tăng Ni tu hành, khuyến khích đúc chuông và hộ trì Phật pháp.


2/Vua Trần Nhân Tôn ( 1278-1293):
Ông là vị vua thứ ba của đời Trần đã đánh bại quân Mông cổ, một đội quân thiện chiến của thế giới, nhưng điểm đặc biệt là vua đã nhường ngôi lại cho con và đi tu trở thành điểm son của PG VN và được tôn xưng là Thích Ca Đông Phương ( Phật Hoàng), Ngài cũng là người lập ra Thiền phái đầu tiên của VN chính là Trúc Lâm Yên Tử và trở thành Sơ tổ của Thiền phái này. Ngài đã truyền pháp lại cho Tổ thứ hai là Pháp Loa tôn giả trước khi thị tịch tại am Ngọc Vân.



truc lam yen tu                                                    Toàn cảnh Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử tại tỉnh Quảng Ninh ngày nay 


vua tran nhan ton                                                        Tôn tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tôn tại chân núi Trúc Lâm Yên Tử


3/ Trần Anh Tôn ( 1293-1314):
Kế vị vua Trần Nhân Tôn và là đệ tử của Thiền sư Pháp Loa, nên ông cũng hăng hái truyền bá Phật pháp, đặc biệt trong thời này vua đã cho sứ sang Trung hoa để thỉnh Đại tạng kinh về in ấn phiên dịch cho nhân dân tu học, tuy nhiên những năm cuối đời Phật giáo thời Anh Tông đã suy thoái do hướng ngoại và du nhập từ Tàu các hình thức cúng bái cầu đảo. Đây cũng là nguyên nhân chính để PG đời Trần không kéo dài.

Riêng Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử truyền được 3 vị chính đến đời Huyền- Quang Tôn sư là hết. Trong giai đoạn của 3 vị vua và Thiền Phái Trúc Lâm có 1 vị ngoại lệ ảnh hưởng rất lớn đó là Tuệ Trung Thượng sĩ (1 Thiền sư cư sĩ) ông là Thầy của Thiền sư Trần nhân Tông, là con của đại tướng Trần Hưng Đạo, ngoài việc phò vua đánh ngoại xâm, trở về ông lập Dưỡng Chân Trang, thuyết pháp dạy chúng cả ngàn người theo học và là ảnh hưởng chính trong đường lối tu hành của Phật Hoàng Trần Nhân tông.

 

B/ Nhà Hồ (1400-07), Nhà Minh đô hộ (1414-1427):

Đây là thời đại đen tối của PGVN vì Hồ quý Ly chiếm ngôi của Nhà Trần trong 6 năm đã bị Nhà Minh mượn cớ sang đánh chiếm VN đô hộ khốc liệt, Nhà Minh đã tiêu hủy tất cả các Kinh sách văn hoá và hủy phá chùa chiền, những kinh tạng quý thì họ tịch thu đưa về Kim Lăng, đồng thời đưa sang các tín ngưỡng Nho Lão và các hình thức mê tín dị đoan của Tàu, khiến Phật giáo bị mai một và đồng hoá, không còn ai tin tưởng để tu học. Qua đến hậu Lê thì lại chuộng vào Nho học để được công danh thi cử và làm việc quan trường… PG trở thành tôn giáo tiêu cực và không mang lại sự an lành cho nhân dân như đầu thời kỳ Nhà Trần.

C/ Trịnh - Nguyễn phân tranh ( Nam -Bắc) 1528 - 1802.

Trịnh Tráng phò Lê Chiêu Thống làm bình phong nên Nhà Nguyễn chạy vào Trung để hùng cứ lập thành cố đô Huế sau này. Về phía Bắc dưới thời Lê Thế Tôn có phái Bồ đề, PG có sự phát triển do các Tổ sư từ Trung quốc truyền sang bởi nhà Sư tông Tào Động ( Trí Hoá Nhất Cú) Sang đời Lê Hy Tôn 1676-1705) lại có phái Liên Tôn do 2 vị vương gia họ Trịnh là Liên- Giác Thiền sư và Nguyệt- Quang Thiền sư, họ đều là chi phái Lâm Tế từ trung hoa truyền sang. Do các Chúa Trịnh ủng hộ, nên các Cao Tăng từ Tàu sang và cho thành lập chùa tháp thỉnh Kinh tạng dịch thuật tu tập. Trong giai đoạn này có 1 Thiền sư nổi tiếng nhất là Ngài Hương- Hải Thiền sư, Ngài là người miền Nam, thân phụ là công thần của Chúa Nguyễn. Năm 18 tuổi Ngài thi đổ Cử nhân (Hương Cống và được bổ làm chức Tri phủ Triệu Phong ( Q Trị ), 28 tuổi xin từ quan xuất gia và ra đảo Nam Hải tu ở tại đó, đạo hạnh rất cao, Chúa Nguyễn Phúc Chu đã mời Ngài về lập chùa thỉnh làm Trụ trì, nhưng về sau có sự bất đồng, Ngài lên thuyền vượt ra Bắc Hà được vua Lê và Chúa Trinh mến phục, vua Lê Vũ Tôn thường mời Ngài vào cung để hỏi đạo.


D/
 PG Đàng Trong thời các Chúa Nguyễn:
Cũng như phía Bắc từ khi Nguyễn Hoàng vào trấn Thuận Hoá, cho đến khi Nhà Nguyễn thống nhất đất nước thì trong phía Nam có các vị Tổ từ Trung Hoa đi thuyền sang truyền đạo thành công và nổi tiếng như các Ngài Nguyên Thiều, Minh Hải, và đặc biệt có vị Tăng Việt Nam là Tổ Liễu quán làm rực rỡ PGVN Đàng Trong.

Tổ Nguyên Thiều năm 1665 đã đi theo tàu buôn An Nam vào Bình Định lập chùa Thập Tháp Di Đà và mở trường dạy Phật pháp, sau ra Thuận Hoá lập chùa Hà Trung, đến Huế lập chùa Quốc Ân và dựng tháp Phổ Đòng năm (1687-1691) đã phụng mạng Nguyễn Phúc Tráng về lại Tàu thỉnh các Danh Tăng và pháp tượng pháp khí sang VN (trong này có HT Thạch Liêm ) và mở đàn truyền giới chùa Thiên Mụ.

Tổ Liễu Quán Ngài họ Lê, quê làng Bạch Mã, huyện Đồng Xuân, Phú Yên ( sông Cầu ngày nay). Xuất gia với Ngài Tế Viên ( Trung Hoa), ra Huế 1691 học với Ngài Giác-Phong Lão Tổ, sau ra Thuận Hoá thọ Sa di với Ngài Thạch Liêm, năm 1702 Ngài đến Long Sơn cầu pháp tham thiền với Ngài Tử Dung, Hòa Thượng khai sơn chùa Từ Đàm Huế. Ngài luôn tinh tấn không nệ khó nhọc, tiếp chúng độ Tăng, lập đàn truyền giới. Năm 1740 Ngài trở về núi Thiên Thai dựng thảo am tu hành nay là chùa Thiền Tôn. Ngày 22/11 /1742 Ngài thị tịch, Chúa Minh Vương hay tin liền ban Thuỵ hiệu “Đạo Hạnh Thuỵ Chánh Giác Viên Ngộ Hoà Thượng”


Phần kết
: Cuối đời Nguyễn qua chiến tranh với Tây Sơn Nguyễn Huệ, thì PG cũng ảnh hưởng suy thịnh của đất nước mà suy yếu và mất dần ảnh hưởng, nhất là vào đầu thế kỷ 19 nền PGVN cũng bị tan nát và biến tướng như chính quốc gia và dân tộc mà PG đang tồn tại.


____________________________________

Toát yếu theo bộ "Phật Học Phổ Thông", khóa 5 (NXB Đông Phương 2012). HT Thích Thiện Hoa





https://quangduc.com/a67028/bai-6-lop-b-lich-su-phat-giao-viet-nam-qua-khu-phan-1-

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]