Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chuyến Đi Úc Chứng Minh Đại Lễ Khánh Thành Chùa Trúc Lâm – 2018

21/09/201820:12(Xem: 5503)
Chuyến Đi Úc Chứng Minh Đại Lễ Khánh Thành Chùa Trúc Lâm – 2018

ht thich tin nghia

Chuyến Đi Úc Chứng Minh

Đại Lễ Khánh Thành Chùa Trúc Lâm – 2018

Điều ngự tử Tín Nghĩa

        

    Ngày 11 tháng 09 năm nay 2018, là ngày tôi đi Úc châu để vừa chứng minh Đại lễ vừa thuyết giảng trong ngày Khánh thành chùa Trúc Lâm, do Sư đệ của tôi là vị chủ xướng tạo dựng khi mang tâm trạng xa quê với mục đích giữ trọn tấm thân đã phát nguyện theo gót chân Phật. Trong ngày Đại hội đầu xuân của Giáo hội họp tại chùa Bát Nhã, tôi cũng có thưa với Giáo hội và Hòa thượng Thông Hải, là: Năm nay Tín Nghĩa tôi không thể thân lâm tham dự Khóa Tu Học Bắc Mỹ được, lý do như trên.

          Trước khi đi vào phần chính của đề tài, chúng tôi cũng tạm nói qua một vài nét về Thượng tọa Thích Tâm Minh.
          Thượng tọa Tâm Minh khi tu học ở Tổ Đình Trúc Lâm - Cố đô Huế, được Bổn sư cho Pháp danh là Nguyên Tịnh. Trong suốt thời gian tu học, Thầy rất chuyên chú, cần mẫn và cũng thuộc lớp tu sĩ trẻ khá xuất sắc. Thầy được chính chúng tôi (Tín Nghĩa), trực tiếp hướng dẫn bậc Tiểu học mà bản thân chúng tôi là Hiệu trưởng, cho đến khi thi vào lớp Đệ thất trường Quốc Học - Huế. Đặc biệt ngôi trường năm lớp này chỉ dạy bữa trưa từ 10 giờ sáng cho đến 2 giờ chiều, vì trước khi cắp sách đến trường học và sau khi tan trường là lớp học sinh này đa phần phải về giữ trâu hoặc bò, hoặc phụ giúp gia đình. Ngôi trường năm lớp nầy tọa lạc trong khuôn viên Tổ Đình Trúc Lâm. Từ lớp Một đến lớp Ba thì chư Tăng phụ trách, còn lớp Bốn và lớp Năm chúng tôi tuyển giáo viên và có thù lao hẳn hoi. Chính Đại tá Lê Văn Thân, đương kim Tỉnh trưởng kiêm Thị trưởng Thừa Thiên - Huế cũng phải nễ vì. Duy nhất chỉ có Tổ Đình Trúc Lâm mới có hiện tượng khá đặc thù như vậy.

 


Le chan te co hon_Dan Chu TT Thich Tam Minh (23)

Chương trình tu học đang trên đà êm đẹp, thì tháng Tư đen của 1975 đã đưa mỗi người đi một ngã. Thầy Tâm Minh vào Sài Gòn tu học tại Tu viện Già Lam và chùa Vạn Phước.

Năm 1989, vượt biên đến tỵ nạn tại trại Galang, Indonesia và sống ở đây hơn hai năm.

Tháng 10 năm 1991, qua định cư ở Úc Đại Lợi.

Ban đầu sinh hoạt tại chùa Phước Huệ, sau đó ra ngoài sống lang thang một thời gian ngắn để tìm nơi an thân.

a.- Năm 1993, ra khỏi Phước Huệ, thuê được một ngôi nhà tạm để lập chùa sinh hoạt, hướng dẫn Phật tử đã từng quen biết theo Thầy để cùng tu tập.

b.- Năm 1994, dời chùa lần thứ hai.

c.- Năm 2009, mua ngôi nhà thứ nhất và chính thức lập chùa tại địa điểm 13 Winspear Avenue, Bankstown – NSW – 2200, với tên Trúc Lâm cho đến ngày Khánh thành. Lúc ban đầu chùa mới có đơn sơ, nhưng biết baobiến động xảy đến rất khắc nghiệt. Biến động thì nhiều, nhưng chúng tôi chỉ đơn cử một biến động đặc biệt đó là:

Nạn của Văn Phòng 2 đưa đến, tu sĩ Phước Nhơn đã hướng dẫn Viên Lý, Giác Đẳng và một nhóm lâu la mà đầu sỏ là tên Võ Văn Ái đã dùng âm mưu đen tối để bôi nhọ bản thân thầy Tâm Minh đã hướng dẫn phái đoàn Cộng Sản vào tham quan trong Quốc Hội Úc Đại Lợi (Câu chuyện động trời này cũng đã một thời làm náo loạn ở cả nước Úc).Thầy Tâm Minh cũng đã có thư trình lên Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Tại Úc Đại Lợi - Tân Tây Lan ; đồng thời, cũng đã đáp lời trực tiếp đến ông Võ Văn Ái và ông Ái cũng có trả lời chạy tội như là hiểu lầm mà trong đó chúng tôi nhớ nhất là câu “. . . tu hành mà viết thư sân si, . . .”.

Chúng tôi còn nhớ khi qua dự Ngày Về Nguồn 7 do Trưởng Lão Hòa thượng Thích Như Huệ làm Trưởng ban, tổ chức tại chùa Pháp Hoa, thành phố Adelaide, tiểu bang South Australia, Hòa thượng cho ba anh em chúng tôi Nguyên Trí, Nguyên Siêu biết: Trước hai ngày Khai mạc của chúng ta đây, thì nhóm Viên Lý, Giác Đẳng, Phước Nhơn và một số lâu la mướn hội trường gần chùa để tuyên truyền chống phá đủ điều ; thì anh em chúng tôi cười và trả lời với Ngài rằng chuyện đó thường thôi, đã từng xảy ra ở Hoa Kỳ mà đặc biệt chùa Bát Nhã của Hòa thượng Nguyên Trí là nhiều nhất, liên tiếp mỗi thứ Bảy, Chủ nhật trên tám tháng.


le-khanh-thanh-chua-truc-lam-506u

le-khanh-thanh-chua-truc-lam-597



Hiện tại Thượng tọa là Tổng vụ trưởng Tổng vụ Thanh niên Gia đình Phật tử, Hội đồng Điều hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Úc Đại Lợi - Tân Tây Lan; một vị Sám chủ và Gia trì sư có tầm cỡ về những Đại lễ lớn khộng những riêng chỉ cho Giáo hội Úc châu mà cả Hải ngoại nữa. Tất cả những vị Tăng sĩ về Nghi lễ ở hải ngoại không ai mà không biết đến.

Trở lại vấn đề đi Úc lần này cũng có nhiều kỷ niệm khá đặc biệt của riêng tôi. Số là, những lần đi du hóa ở đâu thì tôi dùng tuyến đường đi thẳng, rất ít bị dừng lại một nơi nào đó rồi đi tiếp; ngoại trừ dừng lại là vì tôi muốn thăm một vài vị đồng sự Pháp lữ vong niên cũng mang tâm trạng tỵ nạn, rồi cũng lập chùa như tôi, như : Hòa thượng Trường Sanh ở Tân Tây Lan, Hòa thượng Tánh Thiệt ở chùa Thiện Minh, Lyon, Pháp quốc hay Ngày Về Nguồn 5 tại Tây Đức do Hòa thượng Như Điển làm trưởng ban tổ chức, . . .

Khi đi, không có gì trở ngại. Lên máy bay từ phi trường Dallas, xuống máy bay phi trường Sydney.

Khi về, trong vé có chuyến bay và ngày giờ đã ấn định như vé đã mua; tuy nhiên khi ra đến phi trường, Thượng tọa Tâm Minh nói con đậu xe vào Parking Lot rồi cùng với Ôn vào quày vé,đâu đó xong xuôi, con hãy về. Tôi nói :
-. Thôi, Tâm Minh công việc bề bộn chưa lo xong và còn hai đứa em từ Việt Nam qua phụ giúp trong mấy ngày lễ nữa, dù sao cũng là khách mình phải có bổn phận.

Thầy Tâm Minh ngoan ngoãn lái xe về. Tôi vào nơi quày đổi vé để lấy Boarding Pass, nhân viên bảo máy bay có vấn đề và phát cho tôi một phiếu ăn, một phiếu đi Taxi có địa chỉ do hãng chỉ định đưa về phòng ngủ. tôi nói không cần thiết, vì tôi đã có người nhà đưa đón.

Thầy Tâm Minh từ giã, chạy chưa được nửa giờ, tôi gọi điện thoại nói:

-. Tâm Minh ơi, Thầy quay lại đón Ôn về, vì không có máy bay, họ nói ngày mai trở lại.

-. Thầy Tâm Minh nói, Ôn ngồi đợi con.

Thế là, Thầy quay lại đón. Khổ nỗi khi đi thì chỉ bốn mươi lăm phút, khi về mới hai mươi phút; tìm cách trở lại vô cùng khó khăn vì đã vào đường hầm. Quay xe trở lại, chốc chốc Tâm Minh lại gọi và nói:

-. Ôn gắng đợi con, đừng đi đâu hết, cứ ở ngay địa điểm Qantas cho dễ tìm. Thế mà, tôi ngồi đợi mất một tiếng rưỡi đồng hồ, vì lượng xe ra vào phi trường mỗi lúc một đông.

Thầy Tâm Minh vừa tới, hai huynh đệ ra Parking Lot lấy xe về lại chùa. Từ đây về chùa phải nói là bò chứ không phải chạy nữa đâu. Về đến chùa là mười một giờ hai mươi sáng, và cũng là giờ ngọ trai của chúng.

Qua ngày sau, hai huynh đệ dậy thật sớm và đi liền ra phi trường lúc bốn giờ rưỡi sáng, xe chạy bon bon chưa tới 40 phút. Kinh nghiệm ngày trước, chúng tôi đưa xe vào Parking Lot và đủng đỉnh song đôi vào quày vé. Vì đi quá sớm nên nhân viên chưa làm việc. Xách hành lý đi tới đi lui trong phi trường đợi giờ lấy Boarding Pass.

Bây giờ hoàn cảnh lại khác đi. Không bay trực tiếp từ Sydney về Dallas mà phải qua đổi chuyến bay ở phi trường San Francisco với hãng American Air Line. Trong giấy thì cho biết khởi hành lúc tám giờ rưỡi sáng, thế mà phải ngồi miết cho đến bốn giờ rưỡi chiều máy bay mới cất cánh.

Về đến phi trường San Francisco là 11giờ sáng cũng cùng ngày thứ Sáu. Bước ra khỏi máy bay, nhân viên đưa một mảnh giấy nhỏ bảo tới quày vé để đổi lại Boarding Pass mới, vì cái cũ cấp ở Úc không còn chỗ ngồi. Tay xách hành lý chạy lon ton theo mọi người cùng đi trong nội địa.

Đến đây đổi xong Boarding Pass, lại phải sắp hàng vào cổng một lần nữa. Khi vừa đến cổng đợi số 45A, nhân viên cho biết máy bay trục trặc, lại phải ngồi đợi thêm ba giờ đồng hồ nữa. Tội cho cặp vợ chồng trạc tuổi độ 45 trở lại có bốn đứa con dại, hai trai, hai gái. Mỗi đứa ở sau lưng có buộc một sợi dây y như mấy người dẫn chó đi bộ. Vì phi trường náo nhiệt, người lui tới chen chúc sợ con dại bị thất lạc.

Trong vé cho biết máy bay sắp cất cánh thì lại đổi cổng ra vào. Chúng tôi phải xách hành lý chạy một lần nữa đến cổng số 50 cũng mất mười lăm phút. Đôi vợ chồng ấy tay xách nách mang hành lý,lại phải mỗi người cầm thêm hai sợi dây của bốn đứa con. Tuy thế, họ vẫn kịp giờ để vào máy bay.

Thông thường thì tôi không bao giờ gởi hành lý, ngoại trừ những lúc đi gần, máy bay quá nhỏ thì được gởi ngay nơi vào máy bay và khi ra nhận rất dễ dàng. Lần này máy bay lớn, hành khách quá đông nên chỗ để hành lý bị hạn chế. Tôi bị bắt buộc phải gởi hành lý ở quày vé.

Máy bay, bay đến địa phận tiểu bang New Mexico, phi công bảo thiếu nhiên liệu, bắt buộc phải đáp xuống phi trường Albuquerque. Máy bay mới đáp, phi công cho biết sau khi lấy xong nhiên liệu thì phải đợi thêm một giờ rưỡi nữa, vì ở phi trường Dallas bị mưa to gió lớn không đáp xuống được. Thế là toàn bộ ở lại phi trường hơn hai giờ.

Khi về đến Dallas, nước ngập không vào được, phải ở ngoài phi đạo thêm gần một giờ nữa.

Máy bay vào tới cổng, hành khách đều xuống hết và ra ngồi nơi chỗ lấy hành lý; khổ nỗi nhân viên hết nhiệm vụ đã ra về, phần nhân viên đến làm nối tiếp thì chậm, vì trời mưa to. Ba chuyến máy bay cùng đổ dồn về một chỗ, hành khách kẻ đứng người ngồi, bản thân tôi cũng vậy.

Tội nghiệp cho Ni sư Hạnh Thanh trông đợi tôi về, lái xe đi đón. Tôi bảo :

-. Ni sư đừng có đi, mưa to mà Thầy chưa lấy được hành lý; Ni sư vẫn lái xe ra phi trường đón tôi. Chạy cách chùa chưa tới hai cây số, mưa to gió lớn; xe nhỏ xe lớn sắp hàng một đầy đường, chỉ đứng chứ không đi được, Ni sư cho biết.

-. Thầy đã nói, Ni sư đừng có đi đón; cũng may Ni sư tìm cách quay trở lại chùa và gọi phone cho tôi hay:

-. Thầy lấy được hành lý, thuê Taxi mà về, bây giờ con đã về lại chùa rồi.

Tôi cùng hành khách ngồi đợi thêm gần hai giờ nữa mới lấy được hành lý. Ai lấy trước về trước, ai lấy sau về sau. Còn những vị chuyển máy bay để về nhà thì tạm ngủ gà ngủ gật tại phi trường. Cả trong lẫn ngoài đều chật ních cả người là người.

Tội cho cặp vợ chồng kia, tôi lại gần hỏi:

-. Mấy vị ở đây hay ngoài tiểu bang ?

-. Chúng tôi ở Oklahoma City.
Tôi đùa với họ cho vui :

-. Thêm một cặp nữa để kéo dây cho vui.

Họ cười và giã biệt. Tôi ra đường kiếm Taxi để về chùa. Về tận chùa mở cửa bước vào, Ni sư vẫn chưa ngủ vì còn trông đợi tôi về. Đồng hồ chỉ đúng 5 giờ, tôi đi tắm và chuẩn bị đi tụng công phu sáng vì Phật tử cũng đã có một vài vị đến rồi.

Đây là lần đầu tiên tôi gặp phải hoàn cảnh này và cũng là một kỷ niệm khó quên kể từ khi định cư tại Hoa Kỳ vào ngày 19 tháng 09 năm 1979.

Quý thu Mậu tuất – Sept. 23th, 2018

      

 

 

 






le-khanh-thanh-chua-truc-lam-494le-khanh-thanh-chua-truc-lam-492



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]