- Phần 1: Lễ khai mạc cuộc Hội thảo Giáo dục Phật giáo Quốc tế Biên soạn Giáo trình Phật học song ngữ Anh – Việt
- Phần 2: Hội Thảo: Xây Dựng Đại Học PG tại Hoa Kỳ: Cơ Hội và Thách Thức
- Phần 3: Hội thảo đề tài: Nhị Đế và Giáo Dục Phật Giáo
- Phần 4: Hội thảo Chủ đề: Giáo dục và sự thay đổi trong xã hội
- Phần 5: Hội thảo chủ đề: Giáo trình và Nguyện vọng của Giáo sư và Học viên
- Phần 6: Buổi nói chuyện của Giáo sư Lê Mạnh Thát
- Phần 7: Giáo sư Lê Mạnh Thát chủ tọa thảo luận mở rộng và Tổng kết Hội thảo
- Lễ Khai Giảng năm 3 và ra mắt Ban biên soạn lâm thời Giáo trình Phật học Anh Việt
Phần 4: Hội thảo Chủ đề: Giáo dục và sự thay đổi trong xã hội
Chiều 2:30 ngày 8 tháng 6 năm 2018 tại Viện Phật Học Bồ Đề Phật Quốc tiếp tục cuộc hội thảo ngày thứ 2. Đầu tiên với Buổi nói chuyện của Ven. SHUMYO KOJMA, Head Minister of the Zenshuji Soto Mission.
Diễn giả giới thiệu mình là một tu sĩ Thiền tông Nhật bản thuộc dòng Tào Động tên là Tiền Đạo Cự Minh đang trụ trì một ngôi chùa ở Los Angeles thời gian 26 năm. Hơn nửa đời người sống ở ngôi chùa này. Xuất thân từ một ngôi chùa quê ở Nhật, sinh ra trong chùa. Diễn giả kể lại quãng thời gian khó khăn của mình hồi nhỏ và thời gian sống tu tập ở Vĩnh Bình tự. Và vượt qua sự khó khăn ấy bằng cách tự đặt ra câu hỏi cho chính mình là: Mình là gì ở đây? Và làm gì ở đây? Từ đó rút ra kết luận: Phải thay đổi và nỗ lực trên con đường tu tập – một mình thì khó, nhưng đông người thì khó nào cũng vượt qua được.
Sau khi diễn giả trình bài tham luận xong có một vài câu hỏi trao đổi, đóng góp ý kiên chung quanh đề tài để diễn giả trả lời.
Phật tử Phước Ngọc hỏi: Theo Phật dạy thì làm gì phải chú tâm việc làm ấy. Vậy trong lúc làm việc và đọc kinh cùng lúc thì có phân tâm không?
Trả lời: Khi quen rồi thì mọi việc tự nhiên vận hành. Ví dụ như lái xe, mình không nghĩ lái thế nào nhưng khi cần quẹo thì quẹo.
Câu hỏi 2 của một Phật tử: Ở Nhật có thọ giới Tỳ kheo không?
Trả lời: Có.
Tiếp theo sau đó là bài Tham luận của Hòa thượng Thích Ân Giáo, Viện Chủ Trung Tâm Thiền Thiên Ân, Lucerne Valley, CA với Đề tài: Chùa Không, Chuông Tịnh.
Bài tham luận đủ dài và thật ý nghĩa thực tế cho xã hội ngày nay. Lấy kinh nghiệm từ những người đi trước, Thầy khuyên nên chú trọng vào trẻ em ở xứ sở này và cần có lớp học dành cho các em bằng tiếng Anh, điều đó đòi hỏi người dạy phải học tiếng Anh. Nếu không, một ngày không xa bạn sẽ thức dậy trong ngôi chùa và nó sẽ trống vắng, giới trẻ sẽ đi theo hướng khác. Nó có thể không đồng ý với tôn giáo nó đang thực hành, nhưng ít ra nó sẽ hiểu người đó đang nói gì. Nó sẽ không đồng ý với bài kinh nó đọc, hay nó không muốn theo một tôn giáo khác với ba mẹ, ông bà nó, nhưng nó có thể đọc được chân lý bằng tiếng Anh. Viễn cảnh sẽ không còn tiếng chuông nào vang lên vì chúng ta không có người kế thừa và sẽ rơi vào những ngôi chùa trống không.
Sau khi diễn giả trình bày bài tham luận xong có một vài câu hỏi trao đổi, đóng góp ý kiên chung quanh đề tài để diễn giả trả lời.
Câu hỏi 1: Làm thế nào có thể hấp dẫn giới trẻ?
Trả lời: Nhiều cách, trẻ con dùng đồ ăn – lớn thì dạy giáo lý chút ít mỗi ngày.
Câu hỏi 2: Hòa thượng băn khoăn, vậy Hòa thượng có hướng giải quyết chưa?
Trả lời: Cũng đã cố gắng, nhưng một người không làm được. Nếu tất cả chung sức thì đều sẽ được. Nên nghĩ Chùa Không, Chuông Lặng là trách nhiệm của mỗi người, mỗi gia đình, mỗi chùa.
Lời khuyên: Nên bỏ những gì không thực tế, làm sao cho các em thấy Đức Phật là thực tế, phù hợp khoa học, đáp ứng nhu cầu sở thích các em. Chùa không nên tạo không khí nghiêm trọng, làm sao các em thấy thoải mái.
Tiếp theo sau đó là bài Tham luận của Diễn giả Jordan Baskerville, đến từ trường University of Wisconsin-Madison, WI với đề tài: Giáo dục và sự Thay đổi trong xã hội: Những mục tiêu của Chương trình tại Học Viện Quốc Tế Liên Mạng của Phật Giáo Tiếp Hiện
Trọng tâm của bài tham luận giới thiệu chương trình Phật giáo dấn thân tại Viện INEB để đạt được mục đích của Phật giáo là khắc phục đau khổ bằng cách nhận ra phần lớn những đau khổ trên thế giới là do các thế lực đối lập trong xã hội tạo ra và điều này có thể thay đổi. Cách tiếp cận để học tập mà Viện INEB cung cấp, kết hợp hướng dẫn thiền để chuyển đổi cá nhân cùng với các bài học về kinh tế toàn cầu và hệ thống chính trị. Nói chung Viện INEB cung cấp một cách dễ hiểu những lời Phật dạy trong tương quan thế giới hiện đại và nhấn mạnh vào các giải pháp cá nhân và tập thể để giải quyết sự đau khổ như lời Phật dạy.
Sau khi diễn giả trình bài tham luận xong có một vài câu hỏi trao đổi, đóng góp ý kiên chung quanh đề tài để diễn giả trả lời.
Câu hỏi 1: Giáo viên của viện INEB là ai? Có thể làm cầu nối với Viện Phật Học Bồ Đề Phật Quốc vì trường cần cho giới trẻ ở đây.
Trả lời: Viện INEB muốn kết nối.
Câu hỏi 2: Theo diễn giả thì tương lai người Mỹ có thể tiếp nhận đạo Phật không?