Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 2: Hội Thảo: Xây Dựng Đại Học PG tại Hoa Kỳ: Cơ Hội và Thách Thức

15/06/201808:00(Xem: 5445)
Phần 2: Hội Thảo: Xây Dựng Đại Học PG tại Hoa Kỳ: Cơ Hội và Thách Thức
PHẦN 2: HÌNH ẢNH HỘI THẢO CHỦ ĐỀ
XÂY DỰNG ĐẠI HỌC PHẬT GIÁO TẠI HOA KỲ – CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC


Sau chương trình Khai mạc Hội thảo tại Viện Phật Học Bồ Đề Phật Quốc, vào buổi chiều ngày 7/6/2018, mở đầu cho phần Hội thảo đầu tiên là bài tham luận của Thầy Thích Minh Trọng với đề tài: “TÌM HIỂU VỀ NỀN GIÁO DỤC PHẬT GIÁO CỔ XƯA TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NALANDA”. Ngoài phần dẫn nhập và kết luận, bài tham luận được trình bày chi tiết với 4 phần chính, bao gồm:

I-Tìm hiểu về các nền giáo dục Phật giáo trong quá khứ, bao gồm:

1.Nền giáo dục Phật giáo trong quá khứ từ những Tinh xá, Tu viện

2.Nền giáo dục Phật giáo ở Ấn Độ.

3.Nền giáo dục Phật giáo tại các nước theo truyền thống Nguyên Thủy (Theravada)

4.Nền giáo dục Phật giáo tại các nước theo truyền thống Đại thừa (Mahayana)

II-Giới thiệu về trường Đại học Phật giáo Nalanda (427 – 1197)

III-Phương pháp Giáo dục tại trường Đại học Nalanda xưa.

IV-Vài Phương pháp Giáo dục Phật giáo tại Hải Ngoại hiện nay.

Ôn cố tri tân. Với một Hội Thảo về Giáo Dục Phật Giáo Quốc tế, thì bài tham luận này là vô cùng cần thiết để tất cả chúng ta cùng có một cái nhìn lạc quan và gợi mở. Lạc quan vì, từ thế kỷ thứ 5 với hoàn cảnh điều kiện còn thô sơ, lạc hậu, vậy mà đã có một ngôi trường quy tụ cả trên chục ngàn sinh viên và Giáo sư. Hướng gợi mở của bài tham luận này là cho phép chúng ta tin tưởng rằng Giáo dục nói chung, nền Giáo dục Phật giáo nói riêng bao giờ cũng là tiền đề tiên quyết để phát triển mọi mặt.

Với bài tham luận này, thật thú vị khi diễn giả nhận được câu hỏi của cử tọa, mà ở đây là từ Thầy Giám Viện, Viện Phật học Bồ Đề Phật Quốc, trưởng ban Tổ Chức Hội thảo: “Với một ngôi trường quy mô như thế thì đời sống kinh tế được lo như thế nào?” Một câu hỏi quá thực tế mà tưởng sẽ không dành cho câu trả lời từ quá khứ của Đại Học Nalanda, bởi đơn giản là ngôi trường Đại Học Phật giáo nổi tiếng này được sự bảo trợ của các triều đại vua chúa đương thời. Theo chúng tôi, có lẽ thầy Giám Viện không chỉ đặt câu hỏi này cho diễn giả bài tham luận, mà đặt ra cho tất cả chúng ta, và cho ngôi trường Đại học Phật hiáo tại Hoa Kỳ trong tương lai.

Tham luận tiếp theo là đề tài: “GIÁO TRÌNH PHẬT GIÁO XƯA VÀ NAY” của Ni sư Tịnh Quang. Trong bài tham luận này, với tư cách là một Giáo thọ sư đang tham gia giảng dạy tại Viện Phật học Bồ Đề Phật Quốc, Ni sư trình bày 2 ý chính:

Một là sự trăn trở cho một đường hướng hoằng pháp, giáo dục Phật học mới, phù hợp với căn cơ, hoàn cảnh, phương tiện ngày nay.

Hai là giới thiệu sơ lược quá trình Giáo dục Phật giáo từ du nhập đến nay tại Việt Nam.

Với tham luận này, trong phạm vi hạn hẹp của thời lượng cho phép, Ni sư đã cố gắng cô đọng lại cho chúng ta một cái nhìn tổng quát về sự liên tục và kế thừa trong quá trình Giáo Dục Phật Giáo tại Việt Nam; nhất là sự phát triển đỉnh cao của Đại Học Vạn Hạnh vào thập niên 60 của thế kỷ trước, với hy vọng Hội Thảo hôm nay sẽ rút ra được những bài học bổ ích cho quá trình biên soạn giáo trình cho Viện Phật Học sau này.

Chúng tôi lại ghi nhận một ý kiến thảo luận từ Thầy Thanh Nguyên dành cho bài tham luận này như sau: “Chương trình giáo dục Phật giáo ngày xưa và ngày nay khác nhau như thế nào mà chư Tăng ngày xưa tài năng hơn ngày nay?” Rất tiếc, chúng tôi đã không nghe rõ được câu trả lời của Diễn giả vì Ni sư nói quá nhỏ. Về mặt chủ quan, theo thiển kiến của chúng tôi thì đây là một câu hỏi rất hay, nhưng cũng rất bao quát quá nhiều vấn đề liên hệ. Để có câu trả lời xác đáng cho câu hỏi này, thiết tưởng chúng ta phải dành một khoảng thời gian thật nhiều, khảo sát nhiều mặt của vấn đề, tác động của hoàn cảnh xã hội, v.v…

Sau Ni sư Tịnh Quang, Thầy Thanh Nguyên trình bày đề tài: “BA NGUYÊN TẮC CỦA GIÁO DỤC PHẬT GIÁO”. Theo Thầy, một nền giáo dục thành công phải được đặt trên ba nguyên tắc cơ bản:

1) Who are my Students? (Trình độ của sinh viên như thế nào?)

2) What do they need? (Họ cần gì?)

3) What do We want them to learn? (Ta nên trang bị cho họ những gì?)

Là một vị Tăng trẻ, hoằng pháp tại hải ngoại, Thầy Thanh nguyên đã có một cái nhìn khá mới mẻ về vấn đề giáo dục Phật giáo trong tương lai. Thiết tưởng, đây cũng là một tham luận rất công phu và sáng tạo mà Thầy đã đem đến cho Hội thảo với mong muốn những người làm công tác giáo dục Phật giáo hiện nay cần quán xét và định hướng cho xu thế của đại chúng theo đúng Chánh Pháp. Chúng ta phải trao được những điều lợi lạc và thiết thực cho con người của thời hiện tại. Khi 3 nguyên tắc này được áp dụng triệt để thì nhất định chúng ta sẽ đưa được nền giáo dục Phật giáo đến đỉnh cao của thời đại.

Với tham luận này, Ni sư Tiến Liên đặt vấn đề: “Thầy dùng phương pháp so sánh giữa đời và đạo? Thầy đã có nghiên cứu nào tìm hiểu được giới trẻ cần gì để chư Tăng Ni có thể áp dụng?”

Với câu hỏi này, Thầy Thanh Nguyên trả lời như sau: “Đây là một câu hỏi lớn, vì có một khoảng cách thế hệ. Thầy chưa có tìm hiểu. Để làm việc này, cần một công trình nghiên cứu với sự cộng tác của nhiều người”.

Theo thiển ý của chúng tôi, trong bài tham luận dài 10 trang, Thầy cũng đã trả lời được ý này của Ni sư một cách tổng quát trong đó rồi.

Theo như chương trình thì thầy Hạnh Tuệ đến từ Chùa Phật Đà cũng đóng góp một tham luận với đề tài: “Vài gợi ý hướng đi cho một nền Giáo Dục Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ”. Nhưng rất tiếc, Thầy bận Phật sự ở xa nên không về tham dự Hội Thảo được, đã gửi bài tham luận này và Sư Minh Hạnh thay mặt Thầy để trình bày trước hội chúng. Nói “một vài gợi ý”chứ thật ra tham luận là một văn bản hoàn chỉnh để làm cơ sở thiết lập môi trường Giáo dục hoàn thiện. Bởi tham luận của Thầy Hạnh Tuệ đã đặt ra 5 vấn đề căn bản sau:

1. Đối tượng tiếp cận

2. Mục đích.

3. Nội dung Giáo trình.

4. Lợi ích của người tham gia.

5. Môi trường học tập.

Đây là những gợi ý vô cùng cần thiết cho quý thầy trong Ban Giám Viện nghiên cứu áp dụng cho mô hình giáo dục Phật giáo trong tương lai.

Tham luận tiếp theo được trình bày tại Hội Thảo ngày hôm nay là Sư Minh Khánh với đề tài: “ĐÂU LÀ LỜI PHẬT DẠY?” Vấn đề Sư đặt ra cho hội chúng hôm nay là chúng ta phải y cứ vào đâu để nhận chân rõ đâu là lời Phật dạy, tránh những nhầm lẫn, ngộ nhận dẫn đến sai lạc trong nhận thức và hành trì tu tập. Theo Sư, có 6 đặc tính của giáo Pháp để nhận biết chính xác lời Phật dạy như sau:

1. Pháp khéo thuyết giảng.

2. Thiết thực ở hiện tại.

3. Vượt thời gian.

4. Đến để mà thấy

5. Có khả năng hướng thượng.

6. Được người trí tự mình giác hiểu.

Với câu hỏi thảo luận rằng: “Theo Sư thì trong 6 đặc tính đó, đặc tính nào phù hợp với thời đại ngày nay nhất?”

Sư Minh Khánh trả lời rằng: “Chúng ta xác định lời đức Phật dạy là từ Kinh đi ra với cuộc đời, chứ không nên lấy cuộc đời đi vào Kinh.”

Tất nhiên, đi xa hơn ở vấn đề này lại là một cuộc đại kết tập Kinh tạng theo ước nguyện của Thầy Giám Viện trong tương lai.

Diễn giả cuối cùng và cũng là quan trọng nhất của ngày hội thảo đầu tiên hôm nay là thầy Giám Viện Viện Phật học Bồ Đề Phật Quốc, trưởng ban tổ chức hội thảo với đề tài: “XÂY DỰNG ĐẠI HỌC PHẬT GIÁO TẠI MỸ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC”. Tham luận thể hiện trước tiên là sự tâm huyết, quyết tâm của Thầy Giám Viện trong công tác giáo dục Phật giáo tại xứ người. Trong tham luận này, Thầy nêu ra 5 Cơ hội và 6 thách thức cần phải vượt qua để từ 6 đến 10 năm đến, Phật Giáo Việt Nam có một ngôi trường Đại Học Phật Giáo theo tiêu chuẩn America. Điều làm cho cả hội chúng vô cùng xúc động là thầy Giám viện tuyên bố sẵn sàng xả bỏ báo thân này chứ không thể lùi bước trước mọi khó khăn, trở ngại. Sự quyết liệt thực hành tâm nguyện vì sự nghiệp giáo dục Phật giáo của Thầy Giám Viện khởi đầu bằng chương trình: HỘI THẢO GIÁO DỤC PHẬT GIÁO QUỐC TẾ mà sự tham dự đông đảo của thính chúng ngày đầu tiên hôm nay cho chúng tôi niềm tin vào hiện thực trong tương lai.

Ban thư ký


Hoithao_giao duc Phat giao_dot 2 (1)Hoithao_giao duc Phat giao_dot 2 (2)Hoithao_giao duc Phat giao_dot 2 (3)Hoithao_giao duc Phat giao_dot 2 (4)Hoithao_giao duc Phat giao_dot 2 (5)Hoithao_giao duc Phat giao_dot 2 (6)Hoithao_giao duc Phat giao_dot 2 (7)Hoithao_giao duc Phat giao_dot 2 (8)Hoithao_giao duc Phat giao_dot 2 (9)Hoithao_giao duc Phat giao_dot 2 (10)Hoithao_giao duc Phat giao_dot 2 (11)Hoithao_giao duc Phat giao_dot 2 (12)Hoithao_giao duc Phat giao_dot 2 (13)Hoithao_giao duc Phat giao_dot 2 (14)Hoithao_giao duc Phat giao_dot 2 (15)Hoithao_giao duc Phat giao_dot 2 (16)Hoithao_giao duc Phat giao_dot 2 (17)Hoithao_giao duc Phat giao_dot 2 (18)Hoithao_giao duc Phat giao_dot 2 (19)Hoithao_giao duc Phat giao_dot 2 (20)Hoithao_giao duc Phat giao_dot 2 (21)Hoithao_giao duc Phat giao_dot 2 (22)Hoithao_giao duc Phat giao_dot 2 (23)Hoithao_giao duc Phat giao_dot 2 (24)Hoithao_giao duc Phat giao_dot 2 (25)Hoithao_giao duc Phat giao_dot 2 (26)Hoithao_giao duc Phat giao_dot 2 (27)Hoithao_giao duc Phat giao_dot 2 (28)Hoithao_giao duc Phat giao_dot 2 (29)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]