Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

khoa-tu-hoc-ky17-day2-hoi thao (4)khoa-tu-hoc-ky17-day2-hoi thao (9)khoa-tu-hoc-ky17-day2-hoi thao (7)
Phật Pháp
 Vấn Đáp 1
Monday, 25/12/2017

HT Tăng Giáo Trưởng
HT Nhật Tân
TT Tâm Phương
TT Phổ Hương
TT Phổ Huân
TT Hạnh Hiếu
TT Viên Tịnh
TT Minh Hội








Câu 1:

Ở trên không nóc, dưới không nền

Tả hữu hai đầu chẳng vách phên

Quân tử tới lui không vướng mắc

Tiểu nhân lui tới chẳng cồn cơn

Đói ăn khát uống buồn thì nghỉ

Mắt thấy tai nghe miệng rền

Càn khôn vũ trụ mang một túi

Không hiệu không tên danh không chẳng tiểu tên

Nhược hoài bất thiện chi tâm

Niệm Phật vãng sanh e nan đáo

 

Câu 2:

Kính bạch Thầy hoan hỷ giảng giải giúp:

  1. Đức Phật A Di Đà và Đức Phật Thích Ca giống hay khác nhau?
  2. Việc cầu siêu/cầu an cho thân nhân có hiệu quả cho người thân hay không?
  3. Làm thế nào để chúng con giữ được không nói chuyện, khởi tâm vọng động trong khóa tu vì dù quý Thầy đã từ bi nhắc nhở nhưng con thấy quá khó thực hiện. Thực tế, vừa buông ra khóa lễ là con đã muốn nói chuyện, chỉ hỏi những chuyện thế gian như khỏe không? Cháu đi làm chưa?

Con biết là vi phạm nội quy nhưng con vẫn không tự chủ không nói chuyện được?

  1. Xin góp ý với Ban Trật Tự hay quý vị trưởng phòng là xin kiên quyết tắt đèn vào lúc 10 giờ khuya và nhắc nhở quý học viên giữ im lặng tuyệt đối hoặc niệm Phật hoặc theo dõi hơi thở để quý học viên khác nghỉ ngơi, giữ gìn sức khoẻ để tránh bị ngủ gục trong giờ học.

Xin nêu rõ yêu cầu thực hiện đúng nội quy của quý Thầy quy định và mọi học viên đều có bổn phận thực hiện.

Sau 10 giờ khuya, nếu phòng nào còn ánh đèn thì vị trưởng phòng sẽ chịu trách nhiệm trước quý Thầy. Còn ai đi ở ngoài giờ đó sẽ mời tập trung về một phòng nào đó trong 15 phút để sám hối rồi mới được về phòng mình.

Sáng sớm cũng vậy, yêu cầu chỉ mở đèn sau 5 giờ, phải đồng loạt áp dụng như vậy vì có nhiều học viên quá mệt mỏi, khổ sở vì những vị học viên chung phòng không ý thức chấp hành nội quy. Xin nhớ ta đến đây để tu, không phải để du lịch, hưởng thụ hay để bàn chuyện thế sự, phiếm luận, thị phi vì có quá ít thời gian để tu. Con cám ơn quý Thầy.

 

Câu 3:

From Minh Bảo, Melbourne

Mô Phật, nếu chúng con Phật tử tại gia muốn xin xuất gia, mà đang (1) đi làm, (2) có gia đình, (3) sở hữu tài sản (bank account, xe, nhà, v.v…), (4) sản vật (sách, máy, quần áo, đồ đạc, …) nhiều quá, thì quý Ngài  dạy chúng con phải xử lý làm sao với các thứ này? Có được mang vô chùa để dành dùng từ từ không? Hay phải bố thí tất cả để vô chùa tay không? Tu không được về lấy gì sống?

 

Câu 4:

Kính bạch Thầy, con thấy nhiều tên gọi như Chùa, Tu Viện, Niệm Phật Đường. Kính xin Thầy giải thích cho con rõ sự khác nhau và sự tu tập có khác nhau không ?

 

Câu 5:

Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật, kính thưa quý Thầy Cô, tại sao Chú Đại Bi theo ngài Tuyên Hoá giảng dạy có thêm Na Ma Bà Tát Đa thành ra khi tụng chung trong chúng, đến chỗ này nếu con tụng theo Ngày Tuyên Hoá thì lại có sự lọng cọng. Mong quý Thầy Cô từ bi chỉ giáo.

 

Câu 6:

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, kính thưa quý Thầy Cô.

  1. Hoà thượng Như Điển cho hay Bát Nhã Tâm Kinh “… vô hữu khủng bố, viễn ly nhất thiết điên đảo mộng tưởng” (các kinh thiếu hai chữ “nhất thiết”). Con có thắc mắc: Nếu có thêm hai chữ này thì ý nghĩa như thế nào, xin quý Thầy Cô từ bi chỉ dạy cho con.
  2. Trong Tâm Kinh có đoạn “vô trí diệc vô đắc”. Vậy vô trí ở đây là trí nào? Trí huệ, bốn trí (Duy Thức)?
  3. Con thấy đã có các sự ngộ nhận rất lớn về “ngũ uẩn giai không”. Cho nên có người vin chỗ này mà cho là không có thân Trung Ấm, không cúng 7, 49, 100 ngày, tiểu tường, đại tường, không cầu siêu, không kỳ an, cho rằng lúc Phật giảng (các cõi Trời, điạ ngục, ngạ quỷ) chỉ là dụ cho răn nhắc người ác, chứ không có thật.

Câu 7:

Kính xin quý chư Tăng Ni hoan hỉ cho con được biết:

  1. Thường thường cuối buổi lễ hay đọc câu “nguyện đem công đức này, hướng về khắp tất cả”. Con không biết mình có công đức gì có được để hướng về khắp tất cả.
  2. Thường khi phục nguyện có câu, “hữu vị vô danh, hữu danh vô vị”, con không hiểu.

 

Câu 8:

  • Xin Thầy giải nghĩa chữ Pháp.
  • Con thực tập thiền tọa được trong 3 tháng nhưng con bị chứng đau cột sống rất nặng, mong Thầy hướng dẫn con ngồi thiền đúng cách.

 

Câu 9:

Nam Mô A Di Đà Phật, kính bạch quý ngài, con xin quý Ngài giảng giải cho con công đức và phước như thế nào, cái nào hơn? Xin cho con biết. Nam Mô A Di Đà Phật.

 

Câu 10:

Nam Mô A Di Đà Phật, trong 14 điều dạy của Đức Phật, điều số 11 có câu “Món nợ lớn nhất của đời người là tình cảm. Con xin hỏi tại sao, người có tình cảm lại là “món nợ”? Vì con thấy hầu hết những người có tình cảm thường là người tốt, rất hiểu biết, đối nhân xử thế, sống biết người, biết ta, thì tại sao lại là “nợ”?

 

Câu 11:

Nam Mô Bụt Thích Ca Mâu Ni, kính thưa quý Sư, Cô,

  1. Câu chuyện truyền y bát của Ngũ Tổ cho ngài Huệ Năng đã kinh động Phật lâm. Vậy làm sao tổ Ca Diếp nhập Kê Túc Sơn có y bát để trao cho ngài Di Lặc. Chẳng lẽ y bát lại có hai.
  2. Tự truyện ngài Hư Vân nói ngài đi tham bái Kê túc Sơn ở Trung Hoa, con không hiểu, Kê Túc Sơn có hai: một ở Ấn Độ, một ở Trung Hoa. Và nếu Kê Túc (chân gà) là khác với Linh Thứu Sơn (kênh kênh) hay đồng? Con rất xin quý Sư, Cô từ bi chỉ dạy cho con rõ.

Kính chúc quý Tăng Ni thân tâm thường lạc

 

Câu 12:

Nam Mô Phật Thích Ca, xin quý Thầy Cô cho chúng con được rõ, Phật tử chúng con có nhận xét như thế nào đối với đề nghị thay đổi chữ Việt, tiếng Việt của phó giáo sư tiến sĩ Bùi Hiền.

 

Câu 13:

Định là gì? Tu tập như thế nào để được định trong Thất Bồ Đề Phần?

 

Câu 14:

Thế nào là tịnh tài? Tài như thế nào thì “tịnh”?

Nếu Phật tử vì muốn cúng dường và xây cất tự viện mà hùn nhau mua vé số, khi nào trúng thì cúng dường, như thế có đúng chánh pháp không?

 

Câu 15:

Trong bài giảng Thất Giác Chi, Thầy có dạy “Khi tạp niệm phát sinh, ta phải vỗ về nó”.

  1. Tại sao ta phải vỗ về tạp niệm?
  2. Vỗ về tạp niệm bằng cách nào?

Xin quý Thầy Cô chỉ dạy thêm.

 

Câu 16:

Nam Mô A Di Đà Phật, kính xin quý ngài hoan hỉ giải thích cho con câu hỏi, pháp tu lục độ Ba La Mật, tại sao Bố thí lại đứng đầu? A Di Đà Phật.

 

Câu 17:

Nam Mô A Di Đà Phật, con xin hỏi, những người con có hiếu đạo thường thì bậc sinh thành, cha mẹ lại ít thương yêu hơn những người con thường làm khổ cha, khổ mẹ. Tại sao?

 

Câu 18:

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, xin các Thầy Cô cho con được biết chữ Án trong cái đay màu vàng là gì, ý nghĩa ra sao?

 

Câu 19:

Nam mô Vô Thủ Địa Tạng Vương Bồ Tát, Nam Mô Kim Kiều Giác Bồ Tát, cúi xin Hoà Thượng thượng Huyền hạ Tôn cho con rõ việc con đề thính như thế nào, hoà thượng đã giảng hai năm trước, con nghe không rõ, cúi xin ngài từ bi chỉ dạy cho con.

 

Câu 20:

Nam Mô Phật Thích Ca Mâu Ni, Con có đôi điều xin quý Thầy, quý Cô chỉ rõ, các tổ thiền thứ 12 Mã Minh, 14 Long Thọ phát huy Tịnh Độ, cả tổ 21 Thế Thân. Theo lịch sử các tổ Thiền của Hoà Thượng Thanh Từ cho biết tổ thứ 26 là ngài PUNYAMITRA Bất Như Mật Đa là : “đồng tử này là hóa thân của Bồ Tát Đại Thế Chí” mà con không thấy có tài liệu nói Tổ tu Tịnh Độ thế nào.

Chúng con được biết Kinh Lăng Nghiêm, phẩm Đại Thế Chí, hoá thân của Ngài là Pháp Nhiên Thượng Nhân (Nhật Bản), Ấn Quang (Trung Hoa lục địa). Rất cảm ơn quý Thầy, quý Cô, trân trọng.

 

Câu 21:

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, kính bạch quý Thầy hoan hỉ cho con hỏi, hiện nay con nhận thấy chùa càng ngày càng nhiều, con thật là hạnh phúc khi thấy đạo Phật mỗi ngày mỗi phát triển, nhưng ngược lại thì Phật tử không có bao nhiêu. Vì vậy đây là một việc đáng lo.

Mong quý Thầy từ bi có phương pháp nào giúp cho Tăng đoàn hòa hợp, xây dựng Phật Pháp vững mạnh hơn. Nam Mô A Di Đà Phật.

 

Câu 22:

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, con kính bạch quý Thầy giải đáp cho con biết, tại vì sao cái mõ mà để đầu con cá. Xin quý ngài giảng dạy cho chúng con biết. Nam Mô A Di Đà Phật.

 

Câu 23:

Nam Mô A Di Đà Phật. Kính chư Thầy và Ni Sư, xin giải thích sự khác nhau thế nào của Chùa , Tu Viện, Tịnh Xá, Niệm Phật Đường. A Di Đà Phật.

 

Câu 24:

Kính bạch quý Thầy giáo thọ cho con được hỏi, đạo Phật tu tập để đạt đến giác ngộ và giải thoát. Vậy muốn đạt đến 2 mục đích này thì phải dùng pháp nào mà phát huy cao nhất và hiệu quả nhất?

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]