Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nụ cười Việt Nam trên báo nước ngoài

18/09/201003:20(Xem: 5593)
Nụ cười Việt Nam trên báo nước ngoài
Trang Boredpanda vừa đăng tải những hình ảnh tuyệt đẹp về con người Việt Nam với nụ cười bí ẩn trong bộ ảnh mang tên 'Hidden Smiles' của nhiếp ảnh gia người Pháp.

Là một nhiếp ảnh gia, Réhahn dành nhiều năm để đi du lịch khắp Việt Nam. Sự tự nhiên, thân thiện của con người nơi đây trở thành đề tài hướng đến trong các bộ ảnh của anh.

 

Trên hành trình, Réhahn nhận thấy nhiều người có thói quen lấy tay che miệng cười mỗi khi anh đưa máy lên chụp. Đó là lý do anh đặt cho những tác phẩm của mình tên gọi "Hidden Smiles".

 

Từ đàn ông đến phụ nữ, những cụ già móm mém đến các em bé ngây thơ đều xuất hiện một cách bẽn lẽn dưới ống kính của nhiếp ảnh gia người Pháp này.

 

Đây là tấm hình đầu tiên Réhahn chụp tại Hội An năm 2007 và được anh dùng làm ảnh bìa trên các trang cá nhân như Facebook, Flickr...

 

Réhahn cho biết: "Tôi gặp người phụ nữ lớn tuổi này gần Mù Cang Chải ở phía Bắc Việt Nam".

 

Chú thích của bức ảnh trên trang Flickr của Réhahn: "Phụ nữ Dao Đỏ với bàn tay màu xanh tại Tả Phìn, Sa Pa".

 

Còn đây là người phụ nữ anh gặp tại Quản Bạ, Hà Giang.

 

Đây là một trong những bức ảnh Réhahn yêu thích. Anh chia sẻ: "Trong hình là một phụ nữ H'rê đang xẻ gỗ trên đường. Bà không nhớ tên cũng như tuổi của mình. Chồng đã mất nên hiện bà sống một mình. Bà ấy không thể ngừng cười và đúng là người mẫu hoàn hảo".

 

Phụ nữ dân tộc Cơ Tu.

 

Réhahn vẫn đang tiếp tục thực hiện hành trình đến vùng đất của những nụ cười và chuẩn bị cho cuộc triển lãm 100 bức ảnh chân dung về nụ cười bí ẩn. Réhahn cho là anh đã tìm ra ý nghĩa đích thực của hai chữ "hạnh phúc" ở Việt Nam.

 

Vy An (theo Boredpanda)


Nụ cười Việt rạng rỡ qua ống kính nhiếp ảnh gia

Dù là những đứa trẻ vùng cao, cặp đôi mới cưới hay anh chàng thợ mỏ, tất cả họ đều có chung một nụ cười tỏa nắng.

Hồn nhiên. Tác giả: Nguyễn Hồng Quang Phương

Cô bé người dân tộc Ê Đê cười hồn nhiên khi nhìn thấy ống kính. Sử dụng phông nền đen trắng chủ đạo, nhưng nụ cười của cô bé vẫn đủ sức làm sáng bừng bức ảnh. 

 

Bố và Mẹ. Tác giả: Tăng Tiến Đô

Bức ảnh đưa ra hai cá thể tưởng chừng đối lập nhau nhưng lại tạo nên sự gắn kết bền chặt. Tất cả khó khăn, niềm hạnh phúc, lo toan cuộc đời đều được gói gọn trong nụ cười của người mẹ và bàn tay của người bố. 

 

Nụ cười phố Cáo. Tác giả: Nguyễn Anh Tuấn

Một chiều trên đường đến thị trấn Đồng Văn, Hà Giang, khi cả đoàn người nghỉ chân tại phố Cáo. Bọn trẻ con chạy ra đón đoàn người lạ với ánh mắt tò mò xen kẽ mừng rỡ... Và em bé này đã cười rất tươi khi người trưởng nhóm pha trò. 

 

Ngày cưới. Tác giả: Nguyễn Phong Phú

Bức ảnh được chụp tại nhà cô dâu nhân ngày cưới. Vì vội vã và hồi hộp nên chú rể đã đi giày mà quên mang tất. Khoảnh khắc nhận ra sai sót đầy bất chợt nhưng cô dâu chú rể vẫn hí hửng cười tươi tràn đầy nhựa sống. 

 

Ông. Tác giả: Trịnh Minh Khôi

Một cụ già người H'Mông nghỉ ngơi sau khi bán được bó củi khô. Nụ cười hiền của ông đã ánh lên niềm vui nhỏ nhoi trong cuộc sống. 

 

Những nụ cười. Tác giả: Đinh Xuân Đại

Gương mặt của những đứa trẻ ở Y Tý, Lào Cai dù nhọ nhem, nhưng lúc nào các em cũng hồn nhiên và tươi vui. Bốn đứa trẻ riêng biệt nhưng cùng chung một nụ cười. 

 

Duyên Việt. Tác giả: Hoàng Bích Nhung

Với chiếc nón lá trên đầu, cô gái Việt Nam nổi bật rạng rỡ bên hoa sen. Nụ cười lẫn ánh mắt của cô đều đủ sức cuốn hút bất cứ ai nhìn thấy. 

 

Tôi là người thợ lò. Tác giả: Trần Thế Hùng

Sau ca làm việc ở mỏ than Mạo Khê, Quảng Ninh, người thợ mỏ vẫn không để lộ sự mệt mỏi, thay vào đó anh nở một nụ cười thật tươi trên khuôn mặt lấm lem.  

 

Tuổi thơ hồn nhiên. Tác giả: Nguyễn Bá Quang

Hai em bé người dân tộc ở Quản Bạ, Hà Giang. Các bé tự nhiên leo lên hàng rào, tự làm dáng để chụp hình. Phía sau hàng rào là khoảng không cao đến 3 mét, nhưng các em không chút sợ hãi, vẫn thể nhoẻn miệng cười. 

 

Cười lên nào. Tác giả: Trần Minh

Các em học sinh tiểu học ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội cười sảng khoái, tranh nhau nhìn vào khung máy ảnh để có được bức hình hoành tráng. 

 

Thiếu nữ H'Mông. Tác giả: Nguyễn Ngọc Thành

Thiếu nữ với vẻ mặt tươi tắn đi chơi ngày hội xuân trong dịp tết của người H'Mông. Sự háo hức thể hiện rõ qua khuôn mặt và nụ cười của cô gái. 

 

Hớn hở. Tác giả: Bảo Hưng

Sự tinh nghịch của bé gái trong bức ảnh này đã vô tình tạo nên khoảnh khắc quý giá của hai mẹ con. Niềm hân hoan của cô bé cũng chính là niềm hạnh phúc vô bờ của người mẹ. 

Cuộc thi Ảnh Nghệ thuật VnExpress 2014, do báo VnExpress phối hợp với Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch tổ chức, nhận ảnh dự thi từ 28/8 đến 27/10. Lễ trao giải diễn ra vào cuối tháng 11.

 

Thảo Nghi

Ảnh: VnExpress Photo Contest


Việt Nam hiền hậu qua góc nhìn nhiếp ảnh gia Mỹ

3 lần đến Việt Nam, gần đây nhất trở lại sau 8 năm, nhiếp ảnh gia tự do người Mỹ Chuck Kuhn vẫn luôn mang trong mình một tình yêu với mảnh đất hình chữ S và muốn sống ở đây.

Xuất phát là một người làm trong ngành kiến trúc, nhưng Chuck Kuhn đến từ San Francisco đã gắn bó với chiếc máy ảnh từ 15 năm trước và trở thành một nhiếp ảnh gia tự do. Ông đã tới Việt Nam 3 lần, lần đầu tiên vào năm 2005 khi đăng ký làm nhiếp ảnh gia cho Emeraude Cruise, một du thuyền hạng sang phục vụ khách du lịch ở vịnh Hạ Long, Quảng Ninh.

Trong thời gian 3 tuần làm việc tại Việt Nam, Chuck Kuhn kết thân với nhiều bạn mới và trở thành nhiếp ảnh gia người Mỹ đầu tiên tham gia Photo.vn (diễn đàn của các nhiếp ảnh gia và người yêu nhiếp ảnh ở Việt Nam). Sau buổi trò chuyện vui vẻ cùng các thành viên của diễn đàn, ông và Lê Bích, một nhà báo ảnh, đã trở thành những người bạn thân thiết vẫn còn liên lạc đến bây giờ. Trong chuyến đầu tiên đến Việt Nam làm việc Chuck Kuhn đã được đi qua rất nhiều nơi như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Huế, Nha Trang và Mỹ Tho.

6_1415248683.jpg

Cuộc gặp gỡ vui vẻ giữa Chuck Kuhn và những người bạn Việt Nam.

Một năm sau ông quay lại Việt Nam trong 2 tuần. Lần này không chỉ chụp ảnh du thuyền trên vịnh Hạ Long mà ông còn có cơ hội đến một số nơi ở Lào Cai như Sa Pa, Bắc Hà. Mới đây nhất vào tháng 8/2014, ông trở lại Việt Nam sau 8 năm và dành nguyên một tháng để khám phá cũng như trải nghiệm đất nước hình chữ S nhiều hơn bao giờ hết.

Chuyến đi Việt Nam dài hơi này ông đã chụp ảnh ở các nhà thờ cổ Nam Định, đi thuyền trên đầm Vân Long (Ninh Bình), quay trở lại Sa Pa đúng mùa lúa chín cùng rất nhiều địa điểm khác. Tuy vậy phần lớn thời gian Chuck Kuhn ở và làm việc tại Hà Nội, cùng một số nhà báo đến các làng nghề thủ công truyền thống gần thủ đô như làng nghề mỹ nghệ Sơn Đồng, huyện Hoài Đức để tìm hiểu về công việc và cuộc sống của các nghệ nhân.

9-JPG_1415250640.jpg

Nghệ nhân làng mỹ nghệ Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội.

Nhắc về những ấn tượng mà Việt Nam để lại trong lòng mình, Chuck Kuhn nhớ đến hình ảnh của người phụ nữ tảo tần sớm hôm mua bán trên phố, người đàn ông khắc khổ làm việc hay các cô bé cậu bé tan học về nhà... tất cả đều nở nụ cười tươi rạng rỡ. Lúc Chuck Kuhn đưa ống kính lên ghi lại các khoảnh khắc đó ông cảm nhận được sự tuyệt vời khi được là một nhiếp ảnh gia.

Chuck Kuhn chia sẻ, chính những người bạn và người dân của mảnh đất hiền hậu này đã làm ông yêu mến đất nước Việt Nam. Khi ông đưa các bức ảnh mình chụp lên các trang cộng đồng làm cho rất nhiều người nước ngoài hứng thú và tò mò về những vẻ đẹp bình dị đó. Để miêu tả Việt Nam, Chuck Kuhn dùng từ "raw", nghĩa là "nguyên bản", là luôn giữ được tính chất ban đầu và không bị các tác động làm thay đổi. Vẻ đẹp "nguyên bản" nằm trong ánh mắt, nụ cười vô tư của người Việt Nam làm cho ông, một người nghệ sỹ già, cảm thấy mình trẻ ra đến vài chục tuổi.

5_1415258783.jpg

Nụ cười hiền hậu của những người phụ nữ Việt Nam qua con mắt nhiếp ảnh gia Mỹ.

Nói về những thay đổi sau 8 năm trở lại Việt Nam, khi có thời gian quan sát ông thấy người Việt dùng điện thoại, xe ô tô và đội mũ bảo hiểm nhiều hơn trước kia. Còn những công trình như khu phố cổ Hà Nội, các tòa nhà xây theo kiểu Pháp cũ, những chợ hoa quả, thực phẩm... vẫn còn như xưa.

Chuck Kuhn quyết định quay lại Việt Nam nhiều lần bởi vì mảnh đất và con người nơi này giúp ông tìm thấy niềm hạnh phúc. Dù là khách đi du lịch một mình nhưng đến Việt Nam ông không hề cảm thấy cô đơn vì được cười đùa, trò chuyện thoải mái, gặp gỡ những người bạn mới và cũ. Nếu có dịp ở lại Việt Nam ông chắc chắn rằng mình có thể sống trong một thời gian dài. Chuck Kuhn cho biết có thể năm 2015 ông sẽ quay lại Việt Nam làm việc với một số công ty trong lĩnh vực truyền thông.

 

Hương Chi
(Ảnh nhân vật cung cấp)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567