Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trúc mai

19/10/201016:09(Xem: 1243)
Trúc mai

 mai-7

Trong tác phẩm "Đoạn trường tân thanh" của cụ Nguyễn Du, đoạn diễn tả lúc nàng Kiều bán mình chuộc cha, đành lỗi ước với Kim Trọng, nàng than thở có câu:

Tái sinh chưa dứt hương thề,
Làm thân trâu ngựa đền nghì trúc mai.

Và, đoạn diễn tả cảnh của Kiều lúc sống đầm ấm với Thúc Sinh:

Một nhà xum họp trúc mai,
Càng sâu nghĩa bể, càng dài tình sông.

"Trúc mai" là cây trúc và cây bương.

Trúc thuộc một loại tre nhỏ. Bương là một giống tre to ở rừng. Lá to có thể dùng gói bánh. Thân to dùng làm cột nhà. Cây bương già có hoa, gần giống bông lau nhưng dài hơn, người ta gọi là bông mai, thường bó làm chổi, gọi là chổi bông mai. Mai này không phải cây mơ, nở hoa trắng về mùa xuân.

Măng bương to và mập, người ta gọi là măng mai. Trong ca dao "Lính thú ngày xưa" có câu:

Miệng ăn măng trúc măng mai,

Những giang cùng nứa lấy ai bạn cùng.

"Trúc mai" ở đây chỉ người bạn tình chung thủy. Vì trúc và mai là giống cây có đốt thẳng lóng ngay (tiết thẳng); và suốt đời không thay đổi đốt, lóng ấỵ Người ta mượn "trúc mai" để chỉ người bạn suốt đời \giữ được trọn tiết (tiết nghĩa đen là đốt, như đốt trúc), không thay lòng đổi dạ, không nghĩ quanh co (tre bao giờ cũng thẳng) tức là người giữ trọn được lời thề.

Hai người thề bồi với nhau, người này không giữ được lời thề, tức là mang nợ (lời thền) với người kia. Và, theo thuyết luân hồi của đạo Phật: người mắc nợ kiếp này thì kiếp sau phải làm trâu ngựa để trả cái nợ cho người chủ nợ, như thế là tức là người giữ trọn lời thề.

Hình dung bằng cây trúc, cây mai là những người trọn đời giữ vững lòng ngay tiết thẳng.

Nhưng "Trúc mai" còn có một nghĩa khác hơn.

Đây không phải là cây tre và cây mơ (bamboo et abricotier), cũng không phải là cây tre và cây bương. Mà chính do tiếng "Mai trúc" đảo ngược. Nghĩa là Tre làm mai mối.

"Mai trúc" do điển tích chép trong sách "Lưỡng ban thu vũ am tùy bút":

Ở cửa sông Liêu Khê, huyện Long Môn, tỉnh Quảng Đông có một cái đầm (hồ), tên là "Đỗ Phụ đàm" (nghĩa là đầm đánh đố được vợ).

Tương truyền ngày xưa có một cậu và một cô bé trạc tuổi nhau, thường ngồi chơi bên mé đầm. Hai trẻ rất thân. Một hôm cả hai bảo nhau:

- Chúng ta bây giờ chơi thân nhau nhưng không biết có được thân với nhau mãi chăng? Đây rồi khi lớn lên, kẻ nơi người ngả.

Hai trẻ đều buồn. Nhưng rồi lại nghĩ ra một cách đánh đố nhau, chẻ một lóng tre ra làm đôi, mỗi người cầm một mảnh liệng xuống giòng nước, nguyền với nhau rằng: hễ hai thanh tre ấy mà trôi khép lại làm một thì hai bên kết làm vợ chồng. Có thế mối tình thân mật, gần gũi nhau được mãi mãi.

Cả hai thực hành, quả nhiên hai mảnh tre trôi xuôi và khép liền nhau như lóng tre chưa chẻ.

Thế là cô cậu lấy nhau làm vợ chồng. Và, đầm ấy có tên là "Đỗ Phụ đàm". Giống tre mọc ở trên bờ đầm gọi là "Mai trúc" nghĩa là giống tre làm mai mối.

Đời Thanh (1644-1909), thi hào Khuất Ông Sơn có thơ vịnh trúc mai:

Một đôi thanh trúc khép như in
Thanh trúc xe nên duyên bách niên.
Mai trúc trên đầm nay vẫn tốt,
Rườm rà cành nhánh cháu con hiền.

(Bản dịch của Vân Hạc Lê Văn Hòe.)

Nguyên văn:

Lưỡng biên sinh trúc hợp vô ngần,
Sinh trúc năng thành phu phụ ân.
Đàm thượng chí kim mai trúc mỹ,
Chi chi từ hiếu cánh đa tôn.

"Một nhà xum họp trúc mai" là mai trúc ở chung nhau tức là vợ chồng xum họp, căn cứ vào điển cố trên.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/05/2012(Xem: 9527)
Đạo đức kinh tế theo quan điểm của Phật giáo, tác giả: Peter Harvey, Đỗ Kim Thêm dịch
28/04/2012(Xem: 4494)
Tự do là điều có thể. Chúng ta không phải bị nhốt trong đau khổ. Có con đường để thoát khổ. Và con đường đó không gì khác là thực hành bát chánh đạo.
12/02/2012(Xem: 1522)
Vài năm trước đây, trường đại học the University of Wisconsin–Madison có tổ chức một cuộc thử nghiệm khoa học có liên quan đến vấn đề đo lường hạnh phúc. Các bác sĩ chuyên khoa về thần kinh não bộ dùng những bộ máy tinh xảo để đo lường những làn sóng trong bộ não của vài trăm tình nguyện viên, thuộc mọi giới, tham gia cuộc thử nghiệm nghiên cứu về mức độ hạnh phúc của con người. Với khám phá của khoa học ngày nay thì khi một người cảm thấy hạnh phúc, những làn sóng trong phần não phía trước bên trái của họ, left prefrontal cortex, hoạt động rất mạnh.
19/07/2011(Xem: 2538)
Phật học và Y học là một trong những loạt bài nói chuyện cùng các giáo sư và bác sĩ của bác sĩ Quách Huệ Trân tại Học Viện Y Dược Trung Quốc, được cư sĩ Lý Nghi Linh ghi lại thành sách. Là một bác sĩ chuyên khoa ung thư, bà rất tận tâm và hết mình trong công việc. Do ngày hàng công tác trong bệnh viện, được tận mắt chứng kiến nỗi đau khổ của bệnh nhân, cũng như chứng kiến được nỗi thống khổ của cảnh sinh ly tử biệt kiếp người mà ai phải gánh chịu. Bình thường lại là người có tu học Phật pháp, nên khi tiếp xúc được với cảnh khổ đau thực tế của bệnh nhân, bà mới thật sự tin sâu nhân quả và cảm nhận sâu sắc lời Phật dạy là một sự thật, không có bi quan và yếm thế, như người đời thường nghĩ.
27/04/2011(Xem: 1533)
Ngày nào cũng vậy, lúc nào con cũng mong sẽ nhìn thấy đôi mát, nụ cười, dáng ngồi tĩnh tại của Người. Nhìn đôi mắt ấy, con có thể mỉm cười hay bật khóc mà không cần cố gắng.
26/03/2011(Xem: 2152)
Mùa xuân thế gian thì đến rồi đi, nở rồi tàn, còn mùa xuân tâm linh không dễ dàng chảy trôi theo định luật tự nhiên của vạn hữu.
27/02/2011(Xem: 6216)
Bạn có bao giờ ý thức được rằng, bi quan hay sầu muộn tức là tự mình đang lãng phí những ngày tháng quý giá của cuộc đời mình?
18/02/2011(Xem: 12162)
Chúng ta đang rất cần chú ý đến những mối quan hệ gia đình trong môi trường mới, nhằm có thể duy trì và phát triển được hạnh phúc ngay cả trong những điều kiện khó khăn nhất mà cuộc sống đòi hỏi.
30/01/2011(Xem: 1295)
Trong những năm vừa qua đã có nhiều cuộc nghiên cứu ủng hộ ý kiến cho rằng phát triển từ bi và vị tha đã có một tác động tích cực về sức khỏe thể chất và cảm xúc.
28/12/2010(Xem: 1745)
Những con số tròn trịa 10, 20, 30……vẫn luôn được dùng như cái mốc thời gian để đánh dấu một kỷ niệm, một sự kiện …….. trong cuộc đời chúng ta, trong lịch sử của dân tộc……..Đêm nay cũng không ngoại lệ, là một đêm văn nghệ có giá trị đặc biệt để đánh dấu kỷ niệm đêm văn nghệ thiền trà lần thứ 10 của khoá tu học Phật pháp Úc Châu, Tân Tây Lan được tổ chức tại Barossa, Nam Úc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567