Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hũ tiền tiết kiệm

28/05/201314:26(Xem: 1621)
Hũ tiền tiết kiệm
Hũ tiền tiết kiệm
Nhị Tường dịch

---o0o---

Tôi còn nhớ mãi, đó là một cái hũ đặt trên sàn nhà bên cạnh tủ áo trong phòng ngủ của bố mẹ tôi. Khi bố chuẩn bị đi ngủ, Bố luôn dốc hết túi tiền và thả những đồng tiền lẻ vào bên trong hũ. Khi còn là một cậu bé, tôi luôn bị mê hoặc bởi âm thanh của những đồng tiền cắc khi chúng rơi vào trong hũ. Những đồng tiền rơi xuống tạo ra những âm thanh thật vui tai khi cái hũ còn trống. Thế rồi những âm thanh ấy dần dần bớt vang và kém trong trẻo hơn khi hũ tiền đã đầy. Tôi thường ngồi chồm hỗm trên sàn trước cái hũ và say sưa ngắm nghía. Những đồng bạc lấp lánh giống như kho báu của một tên cướp biển khi mặt trời rọi ánh sáng qua cửa sổ phòng ngủ.


Khi hũ tiền đã đầy, bố ngồi ở ngay bàn ăn và cuộn những đồng bạc trước khi đem đến ngân hàng. Ðem những đồng xu đến ngân hàng bao giờ cũng là một kỳ công. Những đồng xu được sắp xếp gọn gàng trong một chiếc hộp cứng, đặt giữa bố và tôi trên ghế ngồi của chiếc xe chở hàng cũ kỹ của bố. Mỗi lần cũng như mọi lần, khi chúng tôi đến ngân hàng, bố đều nhìn tôi một cách hoan hỉ. “Những đồng tiền này sẽ giữ cho con tránh được những nỗi vất vả gian nan, con trai ạ. Con sẽ thực hiện mọi điều tốt hơn bố. Cái thị trấn cơ cực nghèo nàn này sẽ không níu giữ cuộc sống của con. Cứ như thế, mỗi lần như mọi lần, khi bố dốc chiếc hộp đựng những đồng xu trên quầy thu tiền trước mặt viên thủ quỹ, bố luôn mỉm cười tự hào. “Ðây là món tiền dành cho con trai tôi đi học đại học đấy. Nó sẽ không bao giờ phải chịu cực nhọc suốt đời như tôi”


Chúng tôi luôn ăn mừng mỗi lần gởi tiền bằng cách dừng lại ăn một ly kem. Tôi luôn được ăn kem sô cô la đặc biệt, nhưng bố thì luôn dùng một ly kem thường. Khi người bán kem thối lại tiền thừa, bố chìa cho tôi thấy vài đồng xu lẻ nằm trong lòng bàn tay và nói: “Khi về đến nhà, chúng ta sẽ lại bắt đầu bỏ tiền vào hũ”.


Bố luôn dành cho tôi bỏ những đồng xu đầu tiên vào hũ. Khi nó lăn vòng và vang lên những tiếng kêu lanh canh vui tai, chúng tôi cười với nhau. “Con sẽ vào đại học bằng những đồng xu, đồng hào này đấy” bố nói “Nhưng con sẽ vào được đại học, bố tin chắc rằng sẽ thấy được điều đó”


Nhiều năm trôi qua, tôi đã tốt nghiệp đại học và kiếm được việc làm ở một thành phố khác. Một lần, khi về thăm bố mẹ, tôi vào phòng để gọi điện thoại, và chợt nhận thấy rằng cái hũ tiết kiệm đã không còn nữa. Nó đã thực hiện xong sứ mệnh của nó và đã được cất đi. Một nỗi nghẹn ngào dâng lên trong cổ khi tôi nhìn vào cái chỗ trống bên cạnh chiếc tủ áo, nơi cái hũ tiền đã luôn đứng đó. Bố là người ít chữ nghĩa, và không bao giờ lên lớp cho tôi về sự quyết tâm, sự kiên nhẫn cũng như việc giữ gìn chữ tín. Chiếc hũ đã dạy cho tôi tất cả những bài học về đạo đức ấy một cách thuyết phục hơn bất cứ những lời lẽ hoa mỹ nào.


Khi lập gia đình, tôi kể cho Susan vợ tôi nghe ý nghĩa cao cả của một chiếc hũ nhỏ bé tầm thường đã đóng vai trò quan trọng trong đời tôi khi tôi còn là một đứa trẻ. Trong trí óc tôi, cái hũ đã giúp tôi hiểu rằng, hơn bất cứ thứ gì trên đời này, bố đã yêu thương tôi biết bao. Bất chấp những khó khăn cam go, bố vẫn tiếp tục kiên trì bỏ những đồng xu vào hũ. Thậm chí trong mùa hè bố phải nghỉ việc, và mẹ cứ phải dọn món đậu khô vài lần một tuần, nhưng không một đồng xu nào được lấy ra khỏi hũ. Ngược lại, lúc bố chan thêm xốt cà chua vào đĩa đậu của tôi cho dễ ăn, bố trở nên cương quyết hơn bao giờ hết khi vạch lối cho tôi: “Khi con tốt nghiệp đại học, con trai ạ” bố nói với đôi mắt sáng lấp lánh, “con sẽ không bao giờ phải ăn đậu khô nữa trừ khi nào con muốn”.


Giáng sinh đầu tiên sau khi con gái Jessica ra đời, chúng tôi nghỉ lễ cùng với bố mẹ. Sau bữa cơm tối, Mẹ và Bố đang nựng nịu đứa cháu nội. Jessica bắt đầu khóc thút thít, Susan ẵm Jessica từ tay bố. “Có thể cháu cần thay tã” cô nói và mang cháu vào phòng bố mẹ tôi.


Khi Susan trở lại phòng khách, có một màn sương mờ che phủ mắt vợ tôi. Cô trao Jessica cho bố và kéo tay tôi lặng lẽ dắt vào phòng . “Nhìn kìa” vợ tôi nói khẽ khàng, mắt cô hướng về một nơi trên sàn nhà bên cạnh chiếc tủ áo. Trước sự sững sờ của tôi, ở đó, như thể chưa bao giờ được cất đi, cái hũ cũ kỹ đang đứng đó, ở dưới đáy hũ đã có những đồng tiền cắc.


Tôi bước đến cái hũ, lục lọi trong ví và lấy ra một nắm đồng xu. Với tất cả tình cảm đang dào dạt trong lòng, tôi thả những đồng xu vào hũ. Tôi ngước lên và nhìn thấy, bố_ đang bế Jessica, lặng lẽ vào phòng tự bao giờ. Aùnh mắt chúng tôi gắn chặt vào nhau, tôi biết bố cũng đang dạt dào những cảm xúc như tôi. Không ai trong chúng tôi có thể nói nên lời.



(Dịch từ Chicken Soup for the Parent's Soul)


--- o0o ---
Vi tính: Cát Tường - Diệu Tường
Trình bày: Nhân Văn - Linh Thoại
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/04/2012(Xem: 5597)
Tự do là điều có thể. Chúng ta không phải bị nhốt trong đau khổ. Có con đường để thoát khổ. Và con đường đó không gì khác là thực hành bát chánh đạo.
12/02/2012(Xem: 1781)
Vài năm trước đây, trường đại học the University of Wisconsin–Madison có tổ chức một cuộc thử nghiệm khoa học có liên quan đến vấn đề đo lường hạnh phúc. Các bác sĩ chuyên khoa về thần kinh não bộ dùng những bộ máy tinh xảo để đo lường những làn sóng trong bộ não của vài trăm tình nguyện viên, thuộc mọi giới, tham gia cuộc thử nghiệm nghiên cứu về mức độ hạnh phúc của con người. Với khám phá của khoa học ngày nay thì khi một người cảm thấy hạnh phúc, những làn sóng trong phần não phía trước bên trái của họ, left prefrontal cortex, hoạt động rất mạnh.
19/07/2011(Xem: 2836)
Phật học và Y học là một trong những loạt bài nói chuyện cùng các giáo sư và bác sĩ của bác sĩ Quách Huệ Trân tại Học Viện Y Dược Trung Quốc, được cư sĩ Lý Nghi Linh ghi lại thành sách. Là một bác sĩ chuyên khoa ung thư, bà rất tận tâm và hết mình trong công việc. Do ngày hàng công tác trong bệnh viện, được tận mắt chứng kiến nỗi đau khổ của bệnh nhân, cũng như chứng kiến được nỗi thống khổ của cảnh sinh ly tử biệt kiếp người mà ai phải gánh chịu. Bình thường lại là người có tu học Phật pháp, nên khi tiếp xúc được với cảnh khổ đau thực tế của bệnh nhân, bà mới thật sự tin sâu nhân quả và cảm nhận sâu sắc lời Phật dạy là một sự thật, không có bi quan và yếm thế, như người đời thường nghĩ.
27/04/2011(Xem: 1753)
Ngày nào cũng vậy, lúc nào con cũng mong sẽ nhìn thấy đôi mát, nụ cười, dáng ngồi tĩnh tại của Người. Nhìn đôi mắt ấy, con có thể mỉm cười hay bật khóc mà không cần cố gắng.
26/03/2011(Xem: 2373)
Mùa xuân thế gian thì đến rồi đi, nở rồi tàn, còn mùa xuân tâm linh không dễ dàng chảy trôi theo định luật tự nhiên của vạn hữu.
27/02/2011(Xem: 7933)
Bạn có bao giờ ý thức được rằng, bi quan hay sầu muộn tức là tự mình đang lãng phí những ngày tháng quý giá của cuộc đời mình?
18/02/2011(Xem: 14362)
Chúng ta đang rất cần chú ý đến những mối quan hệ gia đình trong môi trường mới, nhằm có thể duy trì và phát triển được hạnh phúc ngay cả trong những điều kiện khó khăn nhất mà cuộc sống đòi hỏi.
30/01/2011(Xem: 1498)
Trong những năm vừa qua đã có nhiều cuộc nghiên cứu ủng hộ ý kiến cho rằng phát triển từ bi và vị tha đã có một tác động tích cực về sức khỏe thể chất và cảm xúc.
28/12/2010(Xem: 1941)
Những con số tròn trịa 10, 20, 30……vẫn luôn được dùng như cái mốc thời gian để đánh dấu một kỷ niệm, một sự kiện …….. trong cuộc đời chúng ta, trong lịch sử của dân tộc……..Đêm nay cũng không ngoại lệ, là một đêm văn nghệ có giá trị đặc biệt để đánh dấu kỷ niệm đêm văn nghệ thiền trà lần thứ 10 của khoá tu học Phật pháp Úc Châu, Tân Tây Lan được tổ chức tại Barossa, Nam Úc.
08/12/2010(Xem: 10071)
Ngày nay đã qua, đời sống ngắn lại, Hãy nhìn cho kỹ, ta đã làm gì? Hãy cùng tinh tấn, thiền tập hết lòng, Đừng để tháng ngày trôi đi oan uổng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]