Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cảm nghĩ khi đọc một số bài thơ của Sư trưởng Như Thanh

01/04/201320:49(Xem: 13210)
Cảm nghĩ khi đọc một số bài thơ của Sư trưởng Như Thanh

Su_Ba_Nhu_Thanh


Cảm Nghĩ Khi Đọc Một Số Bài Thơ Chữ Hán
Của Sư Trưởng Như Thanh

Trần Tuấn Mẫn


Sư trưởng Như Thanh đã sáng tác, biên soạn và dịch thuật khoảng 20 tác phẩm Phật học. Riêng về thơ, Sư trưởng cũng có ít nhất 8 tập với các đề tài về đạo, về khuyến tu, về sự cảm nhận thực tại của một nhà tu sĩ đã thấm nhuần và thể nghiệm giáo pháp của Đức Thích Ca. Thơ của Sư trưởng gồm nhiều thể loại: thơ bốn chữ, năm chữ, sáu chữ, bảy chữ, tám chữ, lục bát, song thất, Đường luật. Đặc biệt mới đây tôi có được đọc tập thơ chữ Hán, gồm 25 bài mà tôi rất tâm đắc. Trong khuôn khổ bài này, tôi chỉ xin nói đến một đề tài khá đậm nét trong tập thơ, đó là sự thể nghiệm sâu sắc về cái thực tại rất mực cụ thể, rất mực sinh động, hồn nhiên lại vô cùng vi diệu của nhất như, bất nhị, bình đẳng, "ngay ở đây và bây giờ" và vẫn như thế từ vô thỉ đến vô chung.

Trước hết, là một vũ trụ quan của tính Không (Sunyata) làm căn bản cho cái nhìn về thế giới duyên sinh, hữu vi đầy những chuyển biến, đầy tính đa thức của vọng tình phân biệt. Chỉ có đứng trên quan điểm tính Không, tức cái thực tướng của Chân không, cái Không tuyệt đối và vô cùng mầu nhiệm, bất khả tư nghì rồi thì mới thấy cái ảo hóa của Có, Không đối đãi để rồi hợp nhất đúng vào tổng thể Chân như:

Chân không thực tướng lộ nguyên hình,

Sắc sắc, không không liễu liễu mình.

Tức sắc, tức không, chân thể hiện,

Phi không, phi sắc, vạn duyên trình.

(Thực tướng)

Vì Không tính là pháp tính, vì tính của pháp là Không thì tướng của pháp dù có muôn hình vạn trạng vẫn chỉ là biểu hiện của cái Không tuyệt đối, tức là mọi sự vật chỉ hình thành do duyên mà thôi:

Pháp tướng vô biên vạn sự thành,

Trùng trùng vật sắc tự duyên sanh.

(Pháp tướng)

Cái thế giới vô lượng vô biên của pháp tướng mà ta quan niệm đối đãi bao gồm tâm - cảnh, ta - người luôn luôn chuyển biến được gọi là thế giới tâm vật lý hay thế giối hiện tượng. Nó được gán vào bao nhiêu là ý niệm, bao nhiêu là tên gọi khởi từ những cảm thọ của ta. Nó là thế giới của phân biệt (vikalpa) như kinh Lăng Già tuyên bố "Tam hữu duy phân biệt".

Do kết quả tu tập lâu dài, tác giả lĩnh hội, thể nghiệm về một cái nhìn vượt qua thế giới của phân biệt và đề nghị ta nên có cái nhìn ấy. Chỉ có như thế ta mới thấy được "thế giới đúng như nó là". Như thị, như như, nhất như, chân như, chân thực đều là những từ Hán dịch từ Phạn ngữ Tatwam, hay Tathà, hay Tathàta. Vì là Chân như nên thế giới dù mang vẻ đa phức, vẫn là thể hiện của cái chân tính nhất như, bất dị hay bất nhị (Advaita, Advaiya) và bình đẳng (Sama), bất sinh (Anutpanna):

Pháp phá nguyên lai bổn thể đồng,

Bất sinh bất diệt vạn duyên thông.

Như như bình đẳng vô nhân ngã,

Thị thị chơn thường, tuyệt sắc không.

(Pháp tính)

Chỉ bằng bốn câu thơ trên, Sư trưởng Như Thanh đã khẳng định một thế giới quan đúng đắn chân thực: Một sự vật đều cùng một bản thể, thỉ chung vẫn như thế, không sinh diệt, luôn bình đẳng không hề có phân biệt ta với người, sắc với không, hay nói một cách khác là bất nhị. Đó là Pháp tính (Dharmata) vậy. Vậy, tất cả mọi việc đều như thị, như thế, là đồng là bình đẳng, vô phân biệt.

Tâm cảnh, sắc không đồng nhất thể,

Chân không thực tướng lô nguyên hình

(Thực tướng)

Một khi đã thông hội với thực tướng của chân không thì lý bình đẳng bất sinh lại càng được hiển lộ: tất cả đều hòa đồng, đều thuận hợp. Vì pháp tính vốn là Không nên không cảnh, không tâm, không đây, không đó, chỉ có sự khế hợp mà thôi vậy. Ý niệm về hạnh phúc, khổ đau, về phàm, thánh, về Niết bàn, trần thế chỉ còn lại sự tịch lặng trong diệu dụng của nhất như:

Phi cảnh, phi tâm, phi bỉ thử,

Khế thời, khế sự, khế tây đông.

(Pháp tính)

Hay:

Nhân tâm, vật cảnh vô sai biệt,

Thành ý, phàm tình tự giả không.

(Diệu dụng)

Và:

Cực lạc, Ta bà đồng nhất phẩm.

Pháp thân thanh tịnh thể an nhiên.

(Pháp thân)

Chính vì không phân biệt, hành giả đạt được tự tại, thong dong của sự thể hiện Đạo viên mãn, dứt triệt mọi ranh giới chia cách của nhị biên, điều mà tác giả gọi là tính vô ngại của sự dung hợp viên mãn:

Viên đạo dung thông vạn pháp thành,

Ngã nhân, tâm pháp bất tương tranh.

Đề huề khế hợp Không hòa Sắc,

Tương tức tùy duyên nhiễm hóa thanh.

(Viên dung vô ngại)

Vô ngại là diệu dụng của một quá trình công phu tu tập để thâm nhập thực tại. Chân như bàng bạc khắp thời gian và không gian nằm sâu kín bên trong, lại bao trùm cả vạn pháp hữu vi. Cho nên, sự tùy nghi là một thuộc tính của tự tại giải thoát. Tâm này là Phật, Phật ấy là tâm, gặp duyên là lập tông chỉ, gặp chỗ là làm chủ nhân, đâu cũng là nơi để mình làm người điều ngự, đâu cũng là chân lý, ngay đây là đúng, ngay đây là an lập:

Đương tâm tức Phật, thị tâm thị Phật,

Ngộ duyên tức tông, tùy xứ tác chủ.

Tuỳ xứ tác chủ, lập xứ giai chân,

Đương xứ tức chân, tùy xứ an lập.

(Danh ngôn danh lý)

Đoạn thơ hùng hồn, mãnh liệt, lại thong dong thoải mái nghe như bản tuyên ngôn về một thái độ sống đạo, tự do và giải thoát tâm linh. Chính trên lập trường này mà hành giả càng lúc càng thấy ra cái ý nghĩa kỳ diệu của Chân như tịch mịch vốn dĩ vô cùng tha thiết thâm trầm, vốn tự bao giờ đã hiện hữu, lừng lựng và từ đó hành giả nhận ra rằng: Khổ đau là do sự phân biệt của một cái tâm điên đảo chứ thực tại có làm gì đâu! Hoa nở, chim về, gió thổi, mây bay, trăng sáng, nước trôi thực là nhẹ nhàng, thi vị, đâu có ý nào, đâu có lời nào! Tất cả là những bóng dáng của nhất như, rất tự nhiên, rất cụ thể, lại vô cùng linh diệu:

Nhạn tự vô tâm khứ

Phong nguyên bất trước lại.

(Thiền đạo)

Hay:

Thuỷ tại hải trung vô ý thuyết,

Nguyệt lưu thiên thượng bất ngôn trang.

Xuân lai đông khứ uyên nguyên lộ,

Nhạn ngữ hoa ngôn ảo diệu tràng.

(Ngộ đạo)

Từ đó, niềm vui sống đạo của hành giả trở nên trong sáng, hành giả thể nhập lý Không, tức là tâm cảnh vô phân biệt trong thái độ vô chấp

Thiền duyệt an tâm lạc cảnh đồng,

Liễu tri vạn sự tất giai không.

Chân linh nhất phiến vong nhân ngã,

Diệu thể vô ngôn tuyệt tổ tông.

(Thiền duyệt)

Nhưng để có được niềm vui Thiền, để có được cái chân linh, thông hội được cái diệu thể của vô ngôn trong lòng cái thế giới hữu vi vô thường (Nhàn khan thế giới tùy duyên hiện) thực không phải dễ dàng. Sư trưởng Như Thanh, gần suốt một đời, với gần 70 hạ lạp đã trăn trở, thao thức, đã nghiền ngẫm kinh luận, đã thực hành giới hạnh và thiền định trong nỗ lực tinh tấn liên tục. Quá trình này đã được Sư trưởng bày tỏ qua nhiều pháp ngữ thiền thi:

Học nghiệp tinh thần tự đảm đương,

Thời thời ôn cố trí tư lương.

Thân tâm tĩnh định trí nhân lực,

Trí huệ minh khai ngộ phước hương.

(Cảm đề)

Bốn câu thơ trên là cả một quyết tâm hạ thủ công phu, thực hành Giới Định, Huệ làm tư lương cho cuộc hành trình tìm về thực tại. Sư trưởng nhấn mạnh đến nguyện, đến hạnh, đến sự xả bỏ tham dục, đến quyết tâm tinh tấn, nuôi dưỡng thần khí:

Nguyện thâm, hạnh đại, khí tịnh, thần thanh.

Hay:

Ly dục tịch mịch, đoạn hoặc chứng chân,

Nội thủ công thâm, thần minh khí tịnh.

(Danh ngôn chân lý)

Quá trình tu tập như trên là một kinh nghiệm thâm sâu và cụ thể của Sư trưởng, cũng là pháp ngữ về sự tiến tu cho mọi người nhất là cho hàng lậu học. Đây là cái công phu mà mỗi người phải thực hiện bằng chính tự mình, xa rời hai cực đoan của sự chạy rông truy tìm chân lý bên ngoài và của sự kiêu mạn xem mình là bậc tu chứng tự tri, để rồi kiếp kiếp phải lang thang qua những đau thương mịt mùng trong cuộc mê du vô tận.

Trên đây, là những dòng ngẫu cảm qua một số bài thơ trong tập thơ chữ Hán của Sư trưởng Như Thanh. Cái khí vị lưu lại trong tôi ngoài nội dung súc tích của tập thơ là những lời lẽ trang nghiêm thuần hậu, thâm trầm như một tỏ bày tâm sự, tự nhiên, tự tại như tiếng nói của mây, nước, đất, trời; lại thâm thiết như lời giáo huấn của bậc Tôn sư đầy bi nguyện. Cao quý, chân thực và đẹp đẽ thay những bài thơ chữ Hán của Sư trưởng Như Thanh !

---o0o---


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/09/2021(Xem: 6689)
Nghe Pháp thoại Online trong mùa dịch Covid Kính tặng TT Giảng Sư Thích Nguyên Tạng cùng quý Phật tử nghe pháp thoại online trên Trang Nhà Quảng Đức Sáu chín tuổi hưu trí dưỡng già Vì “cô vi” nên chỉ ở nhà Thời gian rảnh, chẳng chi làm cả Điện thoại cầm, “Phây Bút” lướt qua Đời đủ chuyện xem sao cho hết Chuyện vui buồn, sướng khổ... gần xa... Ngẫm lại nghĩa Ta bà thế sự Chẳng việc nào không thể xảy ra Bỗng chợt thấy trang nhà Quảng Đức Lớp online Phật học hiển bày Mở ra xem, đã nhận liền ngay Thầy Nguyên Tạng, Giảng-sư nơi ấy Lòng bỗng cảm Phật tâm thúc đẩy Tuổi sáu chín, từ đây thềm tựa Qui y Phật, mười năm có lẽ Lòng dặn lòng, gắng dựa vào đây Vì “cô vi” chùa không được đến Bảo Vương Tự, mìnhThầy nơi đó! Chỉ hướng lòng, tâm kính biết sao?! Ngày ngày học Phật lớp online Lý, sự nghe giảng hiểu cả hai Rõ tâm ý Thiền Sư chư Tổ Tự quán chiếu soi tâm Phật tánh Giác ngộ rồi giải thoát tử sanh.
13/09/2021(Xem: 6945)
Kình ngư trong biển Pháp ! ( Kính tặng quý Giảng Sư đang miệt mài trao truyền Chánh Pháp Đức Như Lai dù đại dịch vẫn tiếp tục hoành hành ) Kính dâng Thầy bài thơ đặc biệt để tán thán quý Ngài Kình Ngư trong biển Pháp đang miệt mài gìn giữ gia sản Pháp Bảo của Như Lai bằng những pháp thoại tuyệt vời và những bài tham khảo bình giải xuất chúng đang được online trên Hội Đồng Hoằng Pháp và Thư viện Phật Việt nhiều tháng qua .. Kính đảnh lễ Thầy và tri ân Thầy với 284 bài pháp thoại đã giúp con tự soi sáng để thoát dần những ảo tưởng đã che lấp và trói buộc mình trong nhiều năm qua . Kính chúc sức khỏe Thầy, HH Thế kỷ hai một ... ...giúp nhận ra nhiều kình ngư trong biển Pháp Biện tài nhạo thuyết giáo truyền lời dạy Như Lai Gia sản Pháp Bảo gìn giữ hỗ trợ triển khai Kính tán thán xưng tụng Bậc Hiền Triết giới đức!
13/09/2021(Xem: 5899)
Biến đổi từng giây ở cõi trần Gây đau tạo khổ - có nguyên nhân Ham quyền tích tụ sinh thù hận Đoạt lợi chứa nhiều những giận sân Lập nhóm tranh nhau sinh tệ hại Kết bè giành giật - lại siêng cần Tàn đông lá rụng - chờ xuân đến Mặc ý tĩnh tâm - dưỡng cốt thần 4 g ngày 16. canh tý TT.Thích Như Giải
13/09/2021(Xem: 5845)
Giày cỏ êm chân dạo cảnh đồng Gió lùa hương lúa ngát trời không Vườn Chùa tĩnh lặng trong sương sớm Hoa kiểng xanh mơn giữa ánh hồng Tránh dịch rỗi nhàn vui với sách Ngừa tai tịnh lạc nhấp trà nồng Thị - phi buông nhẹ theo làn gió " Quy Tức " tứ thời vạn sự thông
13/09/2021(Xem: 8112)
Chẳng phải đợi lúc đại dịch .. .........mới thấy lời dạy trên là ... thật ! Làm sao ...Trân quý từng phút giây có mặt bên nhau? Con đường hạnh phúc ...đừng tìm kiếm nơi nao Phương tiện, cứu cánh ... ......nhờ năng lượng Niệm , Định , Tuệ Không vướng mắc sẽ hỷ lạc trong quan hệ giao tế Suối nguồn hạnh phúc ...khi được HIỂU và THƯƠNG Chuyển hoá khổ đau sẽ thay đổi cách dị thường Thương tiếc đến ...biết vô thường nên chấp nhận !
09/09/2021(Xem: 5736)
Đức trọng quỷ thần kinh ! Kính dâng Thầy bài thơ khi nhận được email trong nhóm bạn nói về những điều không thể giải đoán được trong cơn đại dịch này ...Và con tự chiêm nghiệm phải chăng chỉ có một lối thoát duy nhất cho chúng ta là tạo thêm nhiều công Đức và bồi dưỡng Phước hơn bằng cách hãy gia tăng bố thí và cúng dường , cùng tự tịnh kỳ ý ...thì may ra ....Kính chúc sức khỏe Thầy, HH Chuyện dài đại dịch thế kỷ nằm trên mọi thảo luận Nhân bản tin từ giới bác sĩ ... điều lạ kỳ (1) Dù lập trình ... chống lại vi rút khá tinh vi Nay... nên áp dụng đạo lý thánh hiền mà đối phó Có phải chỉ “Đức trọng....quỷ thần kinh “ mới khó ! Con vi rút này không thể chạm thánh hiền Gây tang thương đổ vỡ mặc ai có nhiều tiền Thử ngẫm xem ... mình nuôi dưỡng, đã kiệm bao Phước, Đức ?
05/09/2021(Xem: 7219)
Lung linh ngọn nến hồng Cảm tác sau lễ cầu siêu Hương linh Phật tử Quảng Thanh Phạm Thiện Sơn tại Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu Lung linh ngọn nến hồng Quyện theo khói trầm hương Hòa theo lời kinh tụng Thầy dẫn em về đây Cảnh chùa vui thanh tịnh Trên xứ Úc châu này Ngôi chùa tên Bồ Tát Vị Quảng Đức thiêu thân Giữ giềng mối Đạo Pháp Trái tim Ngài bất diệt Hương linh em thanh thoát Quyện theo từng lời kinh Cùng tiếng mõ nhịp đều Đưa người thoát trầm luân Em nghe đâu tiếng vọng Thầy giảng pháp vô thường Thế gian là huyễn mộng Thân tứ đại hợp tan Đất trở về với đất Lửa trở về với lửa Gió theo đường mây bay
04/09/2021(Xem: 7918)
Thầy kính, con cám ơn Thầy đã giảng " Bản môn + Tích môn" cho con nghe, hiện con đang đi Kur khi về con sẽ đọc. Thầy đã gợi lại hình ảnh ngôi chùa Quán Âm Ngài Quảng Đức trụ trì, khoảng thời gian 1978 con thường đến chùa Quán Âm nghe HT Thông Bửu thuyết Pháp Hoa kinh, cứ mỗi rằm, 30 con thường tới chùa tụng sám hối và phụ nấu cơm cúng dường trai tăng , con thích nhất vào những buổi sau giờ ăn được phát cơm cho những người ăn mày. HT TB thường bảo con " Mai là Danh, là khỉ" vui lắm! HT chỉ dùng cơm với rau muống luộc và có giọng trì mật tông "UM" rất trầm hùng
03/09/2021(Xem: 5990)
Ngày lễ mừng Cha lại về trên quê hương Nước Úc Kỳ diệu mỗi năm đều trùng hợp mùa báo hiếu Vu Lan Ấm áp tâm linh niềm hạnh phúc miên man Hướng về Cha thế tục, cùng quý Sư Cha đầy tâm Đạo! Kính dâng trọn lòng thành đảnh lễ ngôi vị trân báu Cõi Ta Bà hội nhập làm lợi khắp quần sanh Rất giản đơn chỉ quan tâm chăm sóc sự an lành Với tất cả năng lực hy sinh vô điều kiện !
02/09/2021(Xem: 5654)
Mẹ hát đưa tiễn ta đi, Mang theo tiếng mẹ ta đi vào đời. Dù đi trọn kiếp con người, Vẫn chưa quên hết những lời mẹ ru.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]