Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cung Tán Công Hạnh Hoà Thượng Thiệt Dinh- Ân Triêm ( (1712 – 1796)

20/10/202407:18(Xem: 660)
Cung Tán Công Hạnh Hoà Thượng Thiệt Dinh- Ân Triêm ( (1712 – 1796)



thien su-1



Cung Tán Công Hạnh Hoà Thượng Thiệt Dinh- Ân Triêm 
(Bát vĩ đồng âm)


Thiệt Dinh-Chánh Hiển bậc Cao Tăng 
Kiến lập Phước Lâm Phật đạo hoằng 
Giới đức chu toàn đèn tuệ sáng 
Tông phong vĩnh chấn thể tâm an 
Quảng Nam vạn thuở trăng huyền rạng 
Chúc Thánh bao thu pháp diệu tràn 
Phố Hội êm đềm gương hạnh dẫn 
Ân Triêm Hoà Thượng ánh từ quang…! 

Sài Thành, 12 giờ khuya, 20-10-2024 
Hậu Học-Thích Chúc Hiền ( Khể thủ Kính đề)



****************









hoa_sen


Hòa Thượng Thiệt Dinh-Ân Triêm
( 1712-1796)



Hòa thượng thế danh Lê Hiển, sinh năm Nhâm Thìn (1712) tại xã Bến Đền, phủ Điện Bàn, dinh Quảng Nam. (nay là xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam).

Tương truyền rằng mẹ Khi mẫu thân hoài thai Ngài, đang đêm bà thường thấy con Bạch Ngưu từ trời cao sa xuống ủi vào bụng bà. Đem điềm lạ ấy hỏi những vị tướng sư, ai ai cũng tiên đoán rằng bà sẽ sanh con quý tử. Đứa con ấy mai sau sẽ là đấng danh tăng thạc đức trong thiền lâm. Ngài khánh sanh trong buổi bính minh thật quang đãng, cả nhà ai nấy tự thấy vui thích sung sướng hơn bao giờ. Thuở bé đến lớn Ngài chỉ bú sữa mẹ và dùng những chất không phải cá thịt. Thiên hạ quanh vùng Điện Bàn rất ngạc nhiên. Còn cha mẹ Ngài thấy rất đúng theo lời tiên đoán của hàng tướng sĩ. Từ khi mang thai, bà cảm thấy nhàm chán những thức ăn thịt cá, chỉ dùng toàn chay tịnh và sau đó sanh ra Ngài.

Chủng tử Phật tánh của Ngài sâu dày đã hiện rõ ngay thuở thiếu thời, từ khi lọt lòng mẹ cho đến tuổi đồng ấu Ngài chỉ ăn chay. Mẹ có cho món ăn mặn thì Ngài đều từ chối. Có hôm, mẹ Ngài thương con gắp thịt để dưới chén rồi bới cơm lên trên và đưa cho Ngài ăn. Nhưng với linh tính nên Ngài không dùng chén cơm ấy. Biết con có duyên với cửa Thiền nên khi vừa tròn 10 tuổi, cha mẹ đã đưa Ngài đến chùa Chúc Thánh thọ giáo với thiền sư Minh Hải-Pháp Bảo. Thấy Ngài đỉnh ngộ khác người, Tổ biết là người có đạo cốt, tương lai có thể làm rạng rỡ cho Phật pháp nên thâu nhận làm đồ đệ.

Ngài tính tình ôn hòa, trí căn nhạy bén cộng thêm sự tinh tấn tu học nên không bao lâu đã nhận được lẽ huyền vi của đạo. Đến năm 20 tuổi, Ngài được tổ Minh Hải cho thọ giới Cụ túc với pháp danh Thiệt Dinh, tự Chánh Hiển, hiệu Ân Triêm. Như vậy, Ngài nối pháp đời 35 dòng Lâm Tế và thế hệ thứ 2 của pháp phái Chúc Thánh.

Năm 25 tuổi, Ngài xin tổ Minh Hải ra lập thảo am Phước Lâm tại ấp Trảng Kèo, xã Thanh Hà, phủ Điện Bàn (Nay là phường Thanh Hà-Thị xã Hội An) để tiện việc tu niệm.

Năm Bính Dần (1746) vào ngày mồng 7 tháng 11, tổ sư Minh Hải viên tịch. Trước lúc viên tịch, Tổ đã ân cần phó chúc, truyền trao y bát ấn chứng cho Ngài làm tổ kế thừa đời thứ 2 dòng thiền Chúc Thánh.

Với sự ấn chứng của Bổn sư cũng như sự nổ lực tự thân, không bao lâu, hương thơm giới hạnh của Ngài lan khắp mười phương và đồ chúng theo về tu học ngày càng đông đảo, dần dần tịnh thất Phước Lâm trở thành một Tùng Lâm nguy nga tại Xứ Quảng.

Sau hơn 50 năm khai sáng và hành đạo tại Phước Lâm, Ngài thấy cơ duyên đến đây đã mãn nên tập họp đồ chúng cũng như thân hào xã Bến Đền và thân tộc đến rồi hỏi:

– Sau khi tôi viên tịch, hài cốt của tôi giao cho ai?

Đại diện thân hào xã Bến Đền thưa:

– Ngài là người của bản xã, nhưng đã xuất gia theo đạo Phật, nay Ngài trở thành người của đạo thì nên giao linh cốt của Ngài cho môn đồ đệ tử là đúng.

Đại diện tộc Lê cũng đồng nhất quan điểm như vậy.

Sau khi thu xếp mọi việc và ấn chứng cho đệ tử Pháp Ấn kế thế trụ trì Phước Lâm, Ngài viên tịch vào ngày mồng 24 tháng 4 năm Bính Thìn (1796) thọ 85 tuổi. Đồ chúng xây bảo tháp tại phía Tây Nam chùa Phước Lâm để phụng thờ linh cốt của Ngài.

Nhìn lại cuộc đời của Ngài thì quả thật là hy hữu. Hơn 60 năm tu hành và hoằng dương Phật pháp, Ngài đã kế thừa nghiệp Tổ thắp sáng ngọn đèn chánh pháp và làm cho Phật giáo Quảng Nam ngày một hưng thịnh. Trong lịch sử phát triển và truyền thừa của dòng thiền Chúc Thánh thì tổ đình Phước Lâm dưới sự hướng dẫn hoằng hóa của Ngài đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nếu tổ đình Chúc Thánh là cái nôi của môn phái thì Phước Lâm là trung tâm truyền giáo chính thức. Bởi lẽ nơi đây Ngài đã đào tạo một thế hệ kế thừa như các ngài: Pháp Ấn Tường Quang Quảng Độ: trụ trì chùa Phước Lâm-Hội An và Viên Tôn tại Bình Sơn-Quảng Ngãi; Pháp Chuyên Luật Truyền Diệu Nghiêm: khai sơn chùa Từ Quang-Phú Yên; Pháp Kiêm Luật Oai Minh Giác còn gọi là tổ Bình Man Tảo Thị: trụ trì chùa Phước Lâm-Hội An; Pháp Tịnh Luật Phong Viên Quang: khai sơn chùa Thiên Hòa-Tuy Phước-Bình Định v.v…đã làm rạng danh Phật giáo xứ Quảng và thiền phái Chúc Thánh. Từ Phước Lâm, các Sứ giả Như Lai đã lên đường đem ánh sáng của chánh pháp đến với các tỉnh ở Đàng Trong như Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên… và những hạt giống ấy ngày càng lên xanh tốt đúng như ý nghĩa Phước Lâm mà Ngài đã chọn.




 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/08/2015(Xem: 7799)
Hãy sống Như hoa Thơm ngát Một vùng trời. Hãy yêu Như suối thác Chảy mãi Về muôn nơi Ôi năm tháng Không còn dấu vết Những buồn đau xưa cũ. Vì chúng ta Đã sống Như hoa nở
19/08/2015(Xem: 9989)
Tôi về nương bóng Dược Sư Không tìm sức khỏe dôi dư dồi dào Không cầu năng lực nhiệm mầu Không xin thoát khỏi bệnh đau thân này Không khấn nguyện được hên may Không lạy lục để được đầy bình an Không thì thầm, không hỏi han
13/08/2015(Xem: 9741)
Mong sao chớ hóa thành mây, Lang thang mấy nẻo đường bay cuối trời. Chỉ mơ hóa kiếp con người, Ngả vào tay mẹ thuở ngày ấu thơ. Lớn khôn biết tự bao giờ?
06/08/2015(Xem: 10848)
Khi mà bạn có Mẹ hiền Chăm lo cho bạn ngày đêm an phần Những gì bạn muốn bạn cần Mẹ hoan hỉ giúp, xả thân chẳng phiền.
06/08/2015(Xem: 10118)
Hôn lên tóc Mẹ bạc nhòa Chín mươi năm lẻ chưa già với Thơ Bóng chiều hương đậm nắng mưa Cho con nguồn sống giữa bờ tử sinh Hôn lên tóc Mẹ yên bình Thơm hương ân nghĩa sinh thành mênh mông
06/08/2015(Xem: 10608)
Tới giờ con phải đi rồi Mẹ ơi con phải đi thôi mẹ à. Khi trong bóng tối nhạt nhòa Bình minh cô tịch hiện ra dịu hiền Mẹ vươn tay xuống giường bên Tìm con bé bỏng. Con bèn thưa mau: “Bé nào còn ở đó đâu!” Mẹ ơi Con phải đi nào còn đây.
30/07/2015(Xem: 7967)
Thơ tôi chết biến làm thân rác mục Đốt thành tro bón lại cỏ bên đường Để ngày ngày tro quyện với hơi sương Cho cỏ tốt dưới chân đi của bạn
29/07/2015(Xem: 9619)
Trước bàn thờ Phật Bóng Từ soi chiếu vô minh Diệu âm Bát Nhã Chúng sinh hồi đầu Chấp tay sen nở nguyện cầu An vui cảnh giới Nhiệm mầu độ sinh
24/07/2015(Xem: 9959)
Mỉm cười không phải là khinh Mỉm cười là để tự mình hiểu thôi Mỉm cười là hiểu xa xôi Mỉm cười là biết nhưng rồi bỏ qua Mỉm cười chấp nhận thứ tha Mỉm cười thông cảm chứ la làm gì Mỉm cười biểu hiện từ bi Mỉm cười như Phật sân si đâu còn Mỉm cười nét đẹp sắt son
24/07/2015(Xem: 9494)
Núi rừng đùa với mây ngàn Chim chao cánh đậu trên tàng cây xanh Mùa về thơm ngát hương lành Ngại ngùng khép mở mấy cành mẩu đơn Ráng chiều đỏ tựa màu son Ngoài vườn tiếng gió từng cơn thổi dài Nắng vàng đón bước chân ai Về đây vui với mấy ngày “Niệm Thân” (2)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]